Xem mẫu

  1. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |455 THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO NHẰM KHAI THÁC TIỀM NĂNG, THẾ MẠNH, BIẾN ĐỔI CUỘC SỐNG CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH PGS.TS. Nguyễn Đức Vƣợng, ThS. Lê Trọng Đại Trường Đại học Quảng Bình Tóm tắt: Trên cơ sở khải quát những thuận lợi, khó khăn của Quảng Bình trong việc phát triển khoa học công nghệ, bài viết đi sâu giới thiệu thực trạng, thành tựu đạt đƣợc trong việc phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Quảng Bình trong hơn 32năm từ ngày tái lập tỉnh đến nay (1989 - 2022). Mặt khác, bài viết chỉ ra mặt hạn chế và phân tích nguyên nhân hạn chế. Trên cơ sở đó bài viết phác thảo một số giải pháp để phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm khai thác thế mạnh, tiềm năng biến đổi cuộc sống của tỉnh Quảng Bình. Từ khóa: Thực trạng, giải pháp, đổi mới sáng tạo, khai thác tiềm năng, thế mạnh. 1. MỞ DẦU Hiện nay nếu xét về tiềm năng thì không ai có thể phủ nhận Quảng Bình là tỉnh có tiềm năng lớn và khá đa dạng, tuy nhiên suốt một thời gian dài trƣớc khi tiến hành công cuộc đổi mới thì Quảng Bình vẫn là một trong số những tỉnh nghèo nhất cả nƣớc. Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xƣớng và lãnh đạo đã làm cho đất nƣớc và tỉnh Quảng Bình phát triển và thay đổi nhanh chóng. Thành công của công cuộc đổi mới đất nƣớc, quê hƣơng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó có vai trò quan trọng của việc phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng. 2. NỘI DUNG NGHIEN CỨU 2.1. Thực trạng phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm khai thác tiềm năn , t ế mạnh của tỉnh Quản Bìn tron ơn 32 năm từ ngày tái lập tỉn đến nay (1989 - 2022) Năm đầu tái lập tỉnh Quảng Bình đứng trƣớc những thuận lợi nhất định song phải đối mặt với không ít khó khăn. Thuận lợi Quảng Bình là tỉnh có tiềm năng kinh tế lớn, đa dạng, phong phú cảc về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và khoáng sản. Đặc biệt, Quảng Bình có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội, phát triển giao thông. Quảng Bình có nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng nhƣ Phong Nha - Kẻ Bàng, các bãi biển: Đá Nhảy, Nhật Lệ, Bão Ninh; suối nƣớc nóng Bang,… Quảng Bình
  2. 456| Phần III. Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong giáo dục và các lĩnh vực khác cũng là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa thu hút du khách trong và ngoài nƣớc đến tham quan tìm hiểu và nghiên cứu. Mặt khác, các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa là tiềm năng lớn để phát triển, đƣa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Quảng Bình có nguồn nhân lực dồi dào với đội ngũ cán bộ có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cao, có lòng yêu thiết tha quê hƣơng, đất nƣớc. Bên cạnh những thuận lợi bên trong quá trình đổi mới, phát triển của Quảng Bình cũng tranh thủ đƣợc những thuận lợi bên ngoài để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đó là khi Quảng Bình tái lập tỉnh cũng là lúc Đảng và Nhà nƣớc ta đang tiến hành công cuộc đổi mới nên có nhiều chủ trƣơng, chính sách đổi mới tác động mạnh mẽ, nhiều mặt của đất nƣớc và địa phƣơng trong đó có lĩnh vực khoa học, công nghệ. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, khẳng định: “Khoa học và công nghệ, giáo dục và ào tạo nh m nâng cao dân trí, ào tạo nhân lực, bồi ưỡng nhân tài. Các ngành khoa học xã hội nhân văn, hoa học tự nhiên và công nghệ phải ược quan tâm ầu tư ph t triển, chú trọng nghiên cứu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các thành tự khoa học công nghệ của nhân loại ẻ góp phần vào hoạch ịnh ường lối chủ trương, chính s ch ế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, bồi ưỡng phát huy nguồn lực con người…. Gi o ục ào tạo cùng v i khoa học công nghệ ược x c ịnh là quốc s ch hàng ầu…”[10; 461] Từ cuối thế kỷ XX đến nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, mang lại cơ hội thuận lợi cho quá trình phát triển và đổi mới sáng tạo nếu chúng ta kịp thời tiếp thu, nắm bắt và vận dụng vào thực tiễn. Khó hăn Quảng Bình tái lập tỉnh và đi lên trong điều kiện là địa phƣơng có điều kiện tự nhiên phức tạp, địa hình khá dài lại bị chia cắt mạnh bởi hình thế núi, đồi và các con sông chia thành 4 vùng: vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển; các vùng không liền mạch, diện tích manh mún khó cho việc quy hoạch kinh tế. Khí hậu, thời tiết Quảng Bình khắc nghiệt, thất thƣờng. Thiên tai, hạn hán, bão tố, lũ lụt thƣờng xuyên xảy ra gây khó khăn, tổn thất cho sản xuất và cuộc sống của nhân dân. Những ngày đầu chia tỉnh số cán bộ từ Huế chuyển ra rất lớn trong khi đó bộ máy tổ chức đòi hỏi phải sắp xếp tinh gọn, giảm biên chế, nên một số cán bộ, công nhân viên dôi dƣ ra, không sắp xếp hết. Các cơ quan cấp tỉnh chƣa có trụ sở làm việc. Số con em cán bộ từ Huế chuyển ra khá đông đòi hỏi phải có thêm trƣờng lớp cho các cháu học tập. Quảng Bình buổi đầu mới tái lập chƣa có các cơ sở công nghiệp lớn. Nguồn ngân sách từ Bình Trị Thiên chia ra rất hạn hẹp không đủ để trả lƣơng và chi thƣờng xuyên cho hoạt động của khối hành chính sự nghiệp. Nhiều chính sách xã hội chƣa thực hiện đƣợc vì chƣa có nguồn. Hậu quả của chiến tranh ở Quảng Bình vẫn còn rất nặng nề, cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu thốn, nghèo nàn, lạc hậu thiếu đồng bộ. Đời sống vật chất và cả tinh thần, giao thông đi lại khó khăn. Tài nguyên chƣa đƣợc bảo vệ, khai thác còn lãng phí. Về mặt quản lý, ảnh hƣởng của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp còn tồn tại, tƣ tƣởng ỷ lại, bảo thủ, trì trệ còn khá nặng nề. Trình độ, năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý kinh tế xã hội. Thực trạng nền kinh tế của Quảng Bình vẫn mang tính tự cung, tự cấp, nông nghiệp độc canh. Sản xuất phát triển chậm, kỹ thuật lạc hậu, năng suất lao động thấp, chƣa có tích lũy và mất cân đối lớn [5].
  3. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |457 Trong khi đó tình hình trong nƣớc có nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh, sự bao vây cấm vận của các thế lực thù địch và thời kỳ bao cấp. Sự khủng hoảng sụp đổ của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên xô là cơ hội cho các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đẩy mạnh hoạt động nhằm thực hiện âm mƣu diễn biến hòa bình đối với những nƣớc xã hội chủ nghĩa còn lại (có nƣớc ta). Tại Quảng Bình các tổ chức phản động ở nƣớc ngoài sử dụng địa bàn Thái Lan làm nơi tập hợp, huấn luyện lực lƣợng tung gián điệp, biệt kích xâm nhập Lào rồi vào Quảng Bình. Chúng đƣa các tài liệu xuyên tạc đƣờng lối chính sách của Đảng, tấn công vào nền tảng lý luận của Đảng, tung các sản phẩm văn hóa phẩm độc hại nhằm đầu độc nhân dân và thế hệ trẻ, làm lung lay niềm tin của nhân dân và một bộ phận cán bộ đảng viên đối với sự nghiệp đổi mới [5]. Lĩnh vực khoa học và công nghệ cũng đứng trƣớc nhiều khó khăn, với điểm xuất phát thấp hơn so với đội ngũ cán bộ khoa học chung của cả nƣớc; cán bộ làm công tác quản lý, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thiếu nhiều [6]. 2.2. Thực trạng phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm khai thác tiềm năn , t ế mạnh tỉnh Quản Bìn tron 30 năm từ ngày tái lập tỉnh đến nay Về tăng cường tiềm lực hoạt ộng khoa học công nghệ của tỉnh Quảng Bình Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ đang làm việc tại các cơ quan, Đảng, Chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp trên địa bàn có trình độ từ công nhân kỹ thuật (không tính lực lƣợng vũ trang) trở lên tính đến 2016 có 78.461 ngƣời, tăng 3 lần so với năm 1989 và chiếm 8,98% dân số toàn tỉnh. Trong đó có trên 33.000 ngƣời có trình độ từ đại học trở lên với 66 tiến sỹ (4 ngƣời có học hàm phó giáo sƣ), 2013 thạc sỹ, 69 bác sỹ chuyên khoa II, 168 bác sỹ chuyên khoa I. Từ năm 2006, Quảng Bình có 1 trƣờng đại học là nơi tập trung đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao nhất của tỉnh. Hiện nay, riêng trƣờng Đại học Quảng Bình đã có 3 Phó Giáo sƣ, 52 Tiến sỹ, 118 Thạc sỹ. đây là một đội ngũ các nhà khoa học đông đảo và có hoạt động khoa học mạnh mẽ góp phần giải quyết nhiều vấn đề quan trọng cho việc phát triển kinh tế- xã hội của địa phƣơng. “Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, hệ thống các phòng thí nghiệm, phân tích kiểm nghiệm chất lƣợng và kiểm định hiệu chỉnh và đo lƣờng đƣợc đầu tƣ tƣơng đối lớn, đáp ứng khoảng 80% yêu cầu của công tác quản lý, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội trên địa bàn” [6; 363]. Về nghiên cứu và ứng dụng Khoa học và công nghệ Trong 32 năm (1989 - 2021), Quảng Bình đã triển khai trên 500 đề tài, dự án, mô hình trong đó có trên 350 đề tài, dự án khoa học cấp tỉnh; 15 dự án thuộc chƣơng trình nông thôn và miền núi, và 59 dự án mô hình đƣợc hỗ trợ . Trong lĩnh vực điều tra cơ bản và bảo vệ môi trƣờng, đã điều tra, nghiên cứu và hoàn thiện cơ sở dữ liệu khoa học về hiện trạng: địa chất, tài nguyên khoáng sản, điều kiện tự nhiên thiên nhiên, đa dạng sinh học, khí tƣợng thủy văn, nƣớc dƣới đất, chất lƣợng nƣớc biển ven bờ, chất lƣợng nƣớc ăn uống, sinh hoạt, hệ sinh thái nƣớc ngọt và lợ phục vụ nuôi trồng thủy sản, phông môi trƣờng không khí, phông bức xạ, chất lƣợng không khí và các điều kiện vi khí hậu trong các hang động. Đặc biệt đã cung cấp đầy đủ các luận cứ khoa học về quá trình địa chất và đa dạng sinh học về vƣờn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng để UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới 2 lần. Trong số các đề tài nghiên cứu đó tiêu biểu có các đề tài: Nghiên cứu điều tra các đặc
  4. 458| Phần III. Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong giáo dục và các lĩnh vực khác điểm địa chất, địa mạo và đa dạng sinh học khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng; Điều tra nghiên cứu tổng hợp địa chất và khoáng sản phục vụ quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng tỉnh Quảng Bình. Về các nhiệm vụ thuộc ĩnh vực công nghiệp và xây dựng Quảng Bình đã tập trung vào việc triển khai thử nghiệm, cải tiến kỹ thuật đổi mới công nghệ, thiết bị, kiểm toán và tiết kiệm năng lƣợng, phát triển các dạng năng lƣợng sạch nhƣ điện gió, điện mặt trời, thu và sử dụng khí các bon níc ở các nhà máy xi măng. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tƣ mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ tạo ra sản phẩm có chất lƣợng và khả năng cạnh tranh cao… Một số dự án tiêu biểu mang lại hiệu quả nhƣ: Dự án cải tạo thiết bị tháp sấy phun và đổi mới công nghệ từ in lụa sang in kỹ thuật số của công ty Cổ phần Gốm sứ và Xây dựng Coseco; Nhiệm vụ kiểm toán năng lƣợng và đề xuất giải pháp đổi mới công nghệ đảm bảo quản lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Quảng Bình. Về khoa học và công nghệ và i m i sáng tạo trong ĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản Quảng Bình tập trung nghiên cứu, khảo nghiệm, chọn các loại giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất cao, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học, ứng dụng các kỹ thuật, qui trình mới trong sản xuất, bảo quản và chế biến góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất đa dạng sản phẩm, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, tăng hiệu quả đầu tƣ giải quyết việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo; nổi bật có các đề tài nghiên cứu khảo nghiệm các giống lúa Xi23, X21, … giống ngô LVN 1, HN 88; Giống lạc MD 7, L14, L18; Giống cao sƣ RRIM 712, các chủng nấm ăn và các loại cây dƣợc liệu (nấm rơm, nấm sò, nấm linh chi, cà gai leo, sâm Bố Chính,… ). Thời gian gần đây ở Quảng Bình nhiều mô hình về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã đƣợc cơ quan khuyến nông tỉnh thử nghiệm thành công đã đƣợc chuyển giao cho nông dân. Về khoa học và công nghệ trong ĩnh vực giáo dục ào tạo Quảng Bình tập trung nghiên cứu nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đổi mới phƣơng pháp nâng cao chất lƣợng dạy học, chất lƣợng giáo dục, các chƣơng trình phần mềm quản lý văn bằng, chứng chỉ đào tạo nhƣ: Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý văn bằng chứng chỉ ngành giáo dục đào tạo Quảng Bình, nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý công tác tuyển sinh xét tốt nghiệp và tổ chức các kỳ thi phổ thông ở Quảng Bình. Trong ĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông Tập trung nghiên cứu và ứng dụng các chƣơng trình phần mềm phục vụ quản lý điều hành của UBND tỉnh và các sở, ngành địa phƣơng. Nổi bật có đề tài: Nghiên cứu xây dựng từ điển điện tử phƣơng ngữ Bru Vân Kiều - Việt; Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống các cơ quan Đảng của tỉnh Quảng Bình…. Trong ĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân Tập trung nghiên cứu nhiều lĩnh vực và chuyên khoa điều trị với các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao chất lƣợng về dự phòng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số đề tài đƣợc đánh giá có giá trị khoa học cao trong điều trị bệnh nhƣ: Nghiên cứu điều tra yếu tố môi trƣờng tại các địa phƣơng có tỷ lệ ngƣời mắc bệnh ung thƣ cao trên địa bàn tỉnh; Đánh giá tình trạng dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi và tìm hiểu các yếu tố liên quan,….
  5. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |459 Trong ĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn Tập trung nghiên cứu giải quyết các vấn đề cấp bách về khoa học quản lý, cung cấp luận cứ khoa học cho việc ban hành các chủ trƣơng, chính sách của tỉnh; nghiên cứu xác định rõ giá trị lịch sử, văn hóa xã hội, truyền thống cách mạng… làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách bảo tồn và phát huy giá trị phục vụ giáo dục và phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Nổi bật có các đề tài: Địa chí Quảng Bình, Điều tra sƣu tầm các tài liệu lịch sử, văn hóa Quảng Bình trƣớc năm 1975; Nghiên cứu biến đổi văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Quảng Bình,... Hoạt ộng i m i sáng tạo và sở hữu trí tuệ Đây là hoạt động đƣợc chú trọng và ngày càng đi vào chiều sâu nhƣ: xây dựng, ban hành, hƣớng dẫn, xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp của tổ chức, cá nhân. Nhằm thúc đẩy hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong các tầng lớp lao động, UBND tỉnh ban hành “Điều lệ sáng kiến tỉnh Quảng Bình” và hàng năm tổ chức Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh. Trong 7 năm tổ chức hội thi đã có 339 giải pháp tham dự, có 2 giải pháp đƣợc Cục sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền sáng chế, 1 giải pháp đạt giải nhì Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc [6]. Hoạt ộng hội nghị hội thảo khoa học công nghệ Tỉnh Quảng Bình và Đại học Quảng Bình đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo quốc gia và xuất bản các ấn phẩm quan trọng. Tiêu biểu là các hội thảo về: Di sản thiên nhiên thế gi i Vườn quốc gia Phonng Nha - Kẻ Bàng, c ịnh ngày thành lập tỉnh, Danh nhân Quảng Bình, Quảng Bình 410 năm hình thành và ph t triển, Kỷ niệm 100 năm ngày B c Hồ ra i tìm ường cứu nư c, Đại tư ng Võ Nguyên Gi p và 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trƣờng Đại học Quảng Bình còn đăng cai hoặc đồng tổ chức nhiều hội nghị khoa học, hội thảo quốc tế, hợp tác với các trƣờng đại học Thái Lan, Ba Lan, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về vật lý, tin học, hội thi olimpia toán học toàn quốc,… 2.3. Hạn chế trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm khai thác tiềm năn , t ế mạnh của tỉnh Quảng Bình, nguyên nhân thành công và hạn chế Hạn chế trong phát triển khoa học, công nghệ và i m i sáng tạo nh m khai thác tiềm năng, thế mạnh của Quảng Bình Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc song nhìn chung hoạt động phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của Quảng Bình vẫn còn một số mặt hạn chế chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nền tảng và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Đó là tiềm lực khoa học, công nghệ chƣa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng phát triển quê hƣơng. Năng lực đội ngũ khoa học kỹ thuật vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu các nhà khoa học đầu ngành ở nhiều lĩnh vực nhất là các ngành khoa học tự nhiên, nông nghiệp, y tế, công nghệ sinh học, công nghệ điện - điện tử,… Đầu tƣ cho khoa học, công nghệ và cải tiến kỹ thuật của xã hội còn thấp, nhất là khu vực doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Chất lƣợng một số đề tài nghiên cứu khoa học và khả năng ứng dụng vào thực tiễn chƣa cao. Cơ chế tài chính và cơ chế quản lý các tổ chức khoa học, công nghệ chƣa phù hợp với đặc thù lao động sáng tạo; việc nghiên cứu đề xuất đặt hàng chƣa sâu sát với thị trƣờng đặc biệt là việc nghiên cứu những vấn đề có tính đột phá để khai thác tiềm năng thế mạnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Chƣa tạo đƣợc liên kết 4
  6. 460| Phần III. Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong giáo dục và các lĩnh vực khác nhà: Nhà khoa học - Nhà nƣớc - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông, nên sản phẩm hoạt động khoa học - công nghệ chƣa thực sự đi sâu vào thực tiễn đời sống và sản xuất. Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, các ngành, các doanh nghiệp chƣa chú trọng đầu tƣ thích đáng cho nghiên cứu khoa học, đổi mới, cải tiến, phát minh, sáng chế và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào đời sống và sản xuất. Cơ chế quản lý khoa học - công nghệ còn nhiều bất cập thiếu cơ chế chính sách hữu hiệu để gắn kết khoa học- công nghệ với sản xuất - kinh doanh. Chính sách đào tạo, bồi dƣỡng, thu hút đãi ngộ cán bộ khoa học còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất, kỹ thuật tuy đã đƣợc đầu tƣ những vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình. Năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trình độ cao của tỉnh vẫn còn những hạn chế nhƣ thiếu cán bộ đầu đàn, phần lớn còn trẻ mới đƣợc đào tạo còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Một bộ phận khá lớn cán bộ công chức, viên chức có trình độ cao làm việc chƣa đúng chuyên môn, chủ yếu làm công tác quản lý hành chính, ít có thời gian đầu tƣ cho nghiên cứu. 2.4. Một số giải pháp phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm khai thác tiềm năn , t ế mạnh biến đổi cuộc sống của tỉnh Quảng Bình trong trong thời gian tới Để hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh thời gian tới, Quảng Bình cần triển khai các giải pháp chủ yếu sau: 1. Tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khoa học và công nghệ. 2. Xây dựng phát triển tiềm lực khoa học - công nghệ có tính chiến lƣợc trong đó đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao nguồn nhân lực khoa học - công nghệ của tỉnh Quảng Bình. Tăng cƣờng đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại phục vụ nghiên cứu và sản xuất. Thực hiện xã hội hóa một số hoạt động khoa học - công nghệ nhằm tăng kinh phí cho nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. 3. Khi xét duyệt các đề tài khoa học công nghệ các hội đồng cần ƣu tiên các đề tài gắn với thực tiễn sản xuất và đời sống phục vụ thiết thực chƣơng trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. 4. Cần định hƣớng cho các hoạt động khoa học - công nghệ tới việc hỗ trợ các doanh nghiệp hội nhập, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng. Các cơ quan tổ chức khoa học - công nghệ trong tỉnh phải có trách nhiệm hƣớng dẫn giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp trong đổi mới, chuyển giao công nghệ, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, xác lập quyền sở hữu trí tuệ, khai thác thông tin khoa học - công nghệ và áp dụng các hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế. 5. Tăng cƣờng mở rộng hợp tác với các tổ chức khoa học - công nghệ ở trung ƣơng và các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ để tranh thủ chuyển giao, ứng dụng những thành tựu khoa học mới, qua đó nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khoa học của địa phƣơng.
  7. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |461 6. Thúc đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động sáng tạo trong cán bộ công chức, viên chức và ngƣời lao động; phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào sản xuất và đời sống./. 3. KẾT LUẬN Nhìn lại những thành tựu đã đạt đƣợc và những tồn tại hạn chế trong hơn 3 năm qua chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: Một là, lãnh đạo đảng chính quyền các cấp ở Quảng Bình cần quán triệt sâu sắc vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong việc khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng tạo tích cực chủ động tron việc tiếp thu triển khai và ứng dụng các thành tựu của nó vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Hai là, chú trọng việc đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với đặc thù của địa phƣơng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Ba là, cần đầy mạnh xã hội hóa các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tƣ cho hoạt động này, đặc biệt là từ các doanh nghiệp. Bốn là, quan tâm đầu tƣ phát triển không ngừng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ viên chức hoạt động trên lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Xuân Tuyến Nguyễn Đức Lý (2012), Tài nguyên khoáng sản Quảng Bình, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. [2]. Tỉnh Quảng Bình (2019), Báo cáo Hội thảo khoa học ”Quảng Bình 30 năm đổi mới và phát triển”, Nxb Hồng Đức, Hà nội. [3]. Tỉnh ủy Quảng Bình (2019), Quảng Bình 30 năm i m i và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội. [4]. BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (2019), Văn iện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. [5]. Trần Quốc Lợi (2019), Quảng Bình - Những ngày ầu tái lập tỉnh(1/7/1989), Báo cáo hội thảo khoa học “Quảng Bình 30 năm đổi mới và phát triển”, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. [6]. Nguyễn Đức Lý (2019), Hoạt ộng khoa học - công nghệ tỉnh Quảng Bình - 30 năm i m i và phát triển (1989 - 2019), Báo cáo hội thảo khoa học “Quảng Bình 30 năm đổi mới và phát triển”, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. [7]. Đinh Hữu Thành (2019), Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tỉnh Quảng Bình ến năm 2030 tầm nhìn 2050, Báo cáo hội thảo khoa học “Quảng Bình 30 năm đổi mới và phát triển”, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. [8]. Trần Vũ Khiêm (2019), Một số ịnh hư ng trên ĩnh vực văn hóa- xã hội tỉnh Quảng Bình thời gian t i, Báo cáo hội thảo khoa học “Quảng Bình 30 năm đổi mới và phát triển”, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. [9]. Trần Bá Đệ (2000), Lịch sử Việt Nam từ 1858 ến nay, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
nguon tai.lieu . vn