Xem mẫu

  1. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA GIÁO DỤC MẦM NON, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Trần Thị Thủy Thương Ngọc Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế tranthuythuongngoc@dhsphue.edu.vn Tóm tắt: Bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng lập kế hoạch học tập của sinh viên mầm non. Khảo sát trên 200 sinh viên Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Huế cho thấy sinh viên gặp nhiều khó khăn khi thực hiện kỹ năng này. Từ đó, chúng tôi đề xuất biện pháp nhằm giảm thiểu khó khăn, nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên Từ khóa: Kỹ năng lập kế hoạch học tập, sinh viên giáo dục mầm non, Trường Đại học Sư phạm Huế. 1. MỞ ĐẦU Lập kế hoạch học tập trong đào taọ tín chỉ là quá trình người học chủ động thiết kế một kế hoạch học tập với tư cách một chương trình hành động cá nhân trên cơ sở phân tích, giải quyết vấn đề đa mục tiêu và ra quyết định, xác lập các mục tiêu học tập, nội dung học tập và các biện pháp thực hiện phù hợp với các nguồn lực, điều kiện của bản thân và các yêu cầu của đào tạo tín chỉ để đạt được mục tiêu học tập với hiệu quả cao nhất (Bùi Ngọc Lâm, 2014). Trong quá trình học tập, sinh viên đứng trước hàng loạt vấn đề cần giải quyết, từ những vấn đề đặt ra đối với bản thân trong quá trình học tập, từ thực tiễn hoạt động của cá nhân, sinh viên cần kế hoạch hóa các hoạt động của mình thể hiện qua bản kế hoạch học tập. Đối với sinh viên sư phạm, lập kế hoạch không chỉ giúp họ đạt được kết quả học tập tốt mà còn là phương cách giúp sinh viên rèn luyện tính tự giác, ý thức kỷ luật, tinh thần tuân thủ kế hoạch, khả năng thích ứng nhanh nhạy với những thay đổi của hoàn cảnh xung quanh. Đó là những phẩm chất cần thiết của người giáo viên. Hiện nay, trường Đại học Sư phạm- Đại học Huế đang thực hiện hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Với hình thức này, việc lập kế hoạch học tập là bắt buộc. Tuy nhiên, sinh viên gặp nhiều khó khăn như chưa biết cách lựa chọn số tín chỉ và học phần phù hợp, chưa biết lập kế hoạch học tập cho bản thân trong từng khóa học, từng học kỳ. Sinh viên chưa biết đặt ra mục tiêu cụ thể cho từng môn học và liệt kê các công việc cần làm để thực hiện mục tiêu học tập. Đồng thời, những khó khăn khi xác định các tác nhân hỗ trợ quá trình học tập, khó khăn trong việc kiểm tra tính hợp lý, khả thi của kế hoạch học tâp, khả năng điều chỉnh kế hoạch học tập khiến sinh viên lúng túng trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập. Do vậy, sinh viên khoa Giáo dục Mầm non chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo, chất lượng học tập chưa cao gây ảnh hưởng đến hoạt động dạy học của giảng viên cũng như công việc của sinh viên sau khi ra trường. 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA GIÁO DỤC MẦM NON, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Để tìm hiểu kỹ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên Khoa Giáo dục Mầm non, chúng tôi tiến hành điều tra 200 sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ tư. Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đó là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với chỉ số Cronbach’s Alpha của bảng hỏi là 0,812. Với chỉ số này cho thấy bảng hỏi có độ tin cậy tốt. Xử lý số liệu bằng SPSS 20.0 cho kết quả như sau: 122
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 Bảng 1. Kỹ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên STT Kĩ năng lập kế hoạch học tập ĐTB ĐLC 1 Băn khoăn khi phải lựa chọn, đăng ký các học phần phù hợp theo học kỳ 3,83 1,03 2 Khó khăn khi lên kế hoạch học tập cho toàn bộ khóa học, từng học kỳ 3,23 0,88 3 Chưa biết cách sắp xếp các tín chỉ cần tích lũy theo thứ tự ưu tiên 3,25 1,09 4 Chưa biết đặt các mục tiêu cụ thể cho từng môn học 3,59 1,03 5 Không liệt kê được các công việc cần làm để đạt các mục tiêu học tập 3,25 1,00 6 Chưa biết phân phối thời gian hợp lý cho từng nhiệm vụ học tập 3,11 1,05 Khó khăn trong việc xác định mức độ ưu tiên cho các công việc để đạt mục 7 3,27 0,90 tiêu học tập 8 Chưa xác định rõ các tác nhân hỗ trợ quá trình thực hiện kế hoạch học tập 3,14 0,88 9 Chưa biết cách kiểm tra tính hợp lý và khả thi của kế hoạch học tập 3,05 1,03 Khó khăn trong điều chỉnh kế hoạch học tập cho phù hợp khi phát hiện 10 3,50 0,94 thực hiện hoạt động tự học chưa hiệu quả Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; 1 < ĐTB Đối với phương thức đào tạo tín chỉ, lập kế hoạch học tập thể hiện đầu tiên ở việc “lựa chọn, đăng ký các học phần phù hợp theo học kỳ”(ĐTB=3,83). Thế nhưng, sinh viên khoa Giáo dục mầm non lại cảm thấy băn khoăn khi phải lựa chọn, đăng ký học phần phù hợp theo học kỳ. Khó khăn trong việc lựa chọn, đăng ký các học phần kéo theo “khó khăn trong việc đặt ra mục tiêu cụ thể cho từng môn học”(ĐTB= 3,59), việc xác định mục tiêu cụ thể định hướng quá trình tự học. Kết quả ở bảng trên cho thấy, sinh viên khoa Giáo dục Mầm non gặp nhiều khó khăn để điều chỉnh kế hoạch học tập cho phù hợp khi phát hiện việc thực hiện hoạt động tự học chưa hiệu quả. Bởi vì trong thực tế, tỷ lệ sinh viên gặp khó khăn khi thực hiện hành động “Kiểm tra tính hợp lý và khả thi của kế hoạch học tập ”(ĐTB= 3,05) là khá cao, đó cũng là lý do khiến sinh viên gặp “khó khăn điều chỉnh kế hoạch học tập cho phù hợp khi phát hiện thực hiện hoạt động tự học chưa hiệu quả” (ĐTB= 3,50). Ngoài ra, sinh viên khoa Giáo dục Mầm non còn gặp khó khăn với việc “phân phối thời gian hợp lý cho từng nhiệm vụ học tập”; “sắp xếp các tín chỉ cần tích lũy theo thứ tự ưu tiên”, “lên kế hoạch học tập cho toàn bộ khóa học, từng học kỳ ; “Không liệt kê được các công việc cần làm để đạt các mục tiêu học tập”(ĐTB lần lượt = 3,11; 3,25; 3,23; 3,25),“xác định mức độ ưu tiên cho các công việc để đạt mục tiêu học tập”, “xác định các tác nhân hỗ trợ quá trình thực hiện kế hoạch học tập” ( ĐTB lần lượt = 3,27; 3,14). Từ phân tích trên, có thể thấy rằng, số lượng sinh viên gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch tự học rất lớn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả học tập của sinh viên tại trường Đại học. Ngoài ra, thiếu kỹ năng lập kế hoạch còn khiến sinh viên rơi vào thế bị động, không có cơ sở kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của bản thân. 3. BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP CHO SINH VIÊN GIÁO DỤC MẦM NON 3.1. Giáo dục cho sinh viên nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và ý thức rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch học tập. Việc giáo dục cho sinh viên khoa Giáo dục Mầm non nhận thức đúng đắn, đầy đủ về sự cần thiết và lợi ích của việc lập kế hoạch là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, việc nhận thức đúng đắn sẽ có tác dụng định hướng hành động lập kế hoạch học tập của sinh viên. Khi hiểu rõ sự cần 123
  3. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA thiết và lợi ích của việc lập kế hoạch học tập với việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập sẽ giúp cho sinh viên thực sự tự giác, tích cực, tự lực, tự học có hiệu quả. Nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của việc lập lế hoạch học tập giúp sinh viên rèn luyện ý chí nghị lực vượt khó, phấn đấu vươn lên, nâng cao kết quả học tập, đạt tới mục tiêu học tập đã định ra từ trước. Đồng thời, tìm kiếm phương pháp lập kế hoạch học tập hiệu quả nhất cho chính bản thân mình. Việc giáo dục cho sinh viên nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và lợi ích của lập kế hoạch học tập ở bậc đại học cần được định hướng, triển khai ngay từ khi sinh viên mới bước vào năm thứ nhất thông qua các hoạt động như sau: Mục tiêu: Sau khi kết thúc hoạt động: Sinh viên có khả năng nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và ý thức rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch học tập. Thiết bị văn phòng phẩm: Tài liệu: Những tài liệu về kỹ năng lập kế hoạch học tập: Máy projector, laptop; bút sáp nhiều màu để tô, vẽ; bút dạ màu xanh, đen, đỏ; giấy đủ màu, giấy A0 (mỗi nhóm 1 tờ A0); băng dính 2 mặt hoặc hồ dán... đủ dùng theo số nhóm cúa lớp (mỗi nhóm từ 6-8 sinh viên). Câu hỏi: (1) Bạn có quan tâm đến việc lập kế hoạch học tập không? (2) Theo bạn, việc lập kế hoạch học tập có ý nghĩa gì đối với sinh viên khoa Giáo dục Mầm non? (3) Bạn có định hướng gì cho bản thân về việc rèn luyện kỹ năng này? Cách thực hiện Bước 1: Giảng viên hướng dẫn cách sử dụng bản đồ tư duy theo chủ đề. Đưa câu hỏi cho các nhóm. Bước 2: Sinh viên làm việc theo nhóm từ 6-8 người, hoàn thành phiếu học tập cho hoạt động và biểu thị kết quả trên giấy A0). Bước 3: Lần lượt đại diện các nhóm lên trình bày kết quả hoạt động của nhóm, các nhóm khác lắng nghe và phản hồi tích cực. Đại diện của nhóm tiếp thu ý kiến hoặc tranh luận bảo vệ quan điểm của nhóm khi cần thiết. Đánh giá: Có thể cho từng nhóm chấm điểm chéo nhau thông qua trình bày chung của nhóm và kết hợp vói các ý kiến phản biện, bảo vệ, tranh luận… Những lưu ý khi tổ chức hoạt động: Cần chú ý bám sát thời gian thảo luận và thiết kế bản đồ vì hoạt động này dễ bị quá thời gian dự kiến. Lưu ý sử dụng màu và biểu tượng đặc trưng, tránh nhầm lẫn sang phương pháp grap hóa hoặc sơ đồ hóa. 3.2. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lập kế hoạch học tập, về chương trình đào tạo giáo viên mầm non trình độ đại học Giúp sinh viên nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của việc lập kế hoạch học tập rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở nhận thức thì việc lập kế hoạch học tập của sinh viên chỉ mang tính lý thuyết. Do vậy, trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết, cơ bản về lập kế hoạch học tập, về khung chương trình đào tạo từ khi họ bước chân vào đại học là vô cùng cấp thiết. Được trang bị kiến thức về lập kế hoạch cách bài bản, khoa học sẽ là nền tảng quan trọng giúp sinh viên vận dụng cách phù hợp nhất để xây dựng kế hoạch học tập cho riêng mình, là cơ sở để hình thành, phát triển kỹ năng lập kế hoạch, tạo ra hiệu quả cho hoạt động học tập và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Thực hiện biện pháp này theo các nội dung sau: - Thành lập đội ngũ cố vấn học tập mang tính chuyên nghiệp, có hiểu biết đúng đắn, đầy đủ về chương trình, về lập kế hoạch học tập đội ngũ cố vấn học tập tại các trường đại học thường 124
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 là giảng viên hướng dẫn các lớp. Điều này sẽ tạo cơ hội giúp giảng viên có nhiều cơ hội tiếp cận với sinh viên của lớp mình. Ngoài ra, sự hỗ trợ của chuyên viên phòng đào tạo, các đoàn thể trong nhà trường cũng là những tác nhân hỗ trợ tích cực cho sinh viên trong việc rèn luyện kỹ năng này. - Soạn thảo tài liệu về lập kế hoạch học tập, về khung chương trình đào tạo cụ thể cho mỗi khóa học. - Tổ chức tư vấn cho sinh viên theo định kỳ (Vào đầu năm thứ nhất, đầu các học kỳ), cần thông báo công khai thời gian để sinh viên biết và tham gia đông đủ. Ngoài ra, đội ngũ cố vấn học tập cần phân công để tư vấn đột xuất cho sinh viên lúc cần thiết. - Thường xuyên tổ chức thảo luận, hội ý giữa các thành viên của đội ngũ cố vấn học tập nhằm hỗ trợ nhau, rút kinh nghiệm trong công tác tư vấn lập kế hoạch học tập cho SV 3.3. Bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp lập kế hoạch học tập khoa học và hiệu quả. Lập kế hoạch học tập có ý nghĩa to lớn đối với bản thân sinh viên để hoàn thành nhiệm vụ học tập của họ. Lập kế hoạch học tập khoa học, phù hợp với mục tiêu sẽ tạo ra chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học - đào tạo trong nhà trường. Để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình, sinh viên cần tự rèn luyện phương pháp lập kế hoạch học tập cho riêng mình dựa trên năng lực, sở thích, hứng thú của bản thân. Do vậy, đây không chỉ là phương pháp nâng cao hiệu quả học tập mà còn là một mục tiêu quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ học tập tại giảng đường đại học. Bồi dưỡng phương pháp lập kế hoạch đúng đắn và khoa học cho sinh viên là điều rất quan trọng và cần thiết. Để bồi dưỡng nội dung này cho sinh viên, có thể tổ chức xemina, sinh hoạt lớp, hoạt động ngoại khóa dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giảng viên cố vấn học tập với các bước như sau: - Bước 1: Đặt câu hỏi: (1) Làm thế nào để việc lập kế hoạch học tập có hiệu quả? (2) Phương pháp lập kế hoạch học tập đúng đắn và khoa học là như thế nào? - Bước 2: Thu thập và phân tích tổng hợp thông tin. Sinh viên dựa vào nguồn tư liệu đã có hoặc tri thức, kinh nghiệm của họ và phân tích tổng hợp thông tin có liên quan đến vấn đề vừa đặt ra. - Bước 3: Trên cơ sở phân tích, tổng hợp thông tin, cố vấn học tập giải thích và cung cấp những tri thức cơ bản về phương pháp lập kế hoạch đúng đắn và khoa học nhằm giúp sinh viên nhận thức và nắm vững phương pháp tự học đúng đắn và khoa học, giúp sinh viên có khả năng vận dụng vào hoạt động học tập của mình. - Bước 4: Cho sinh viên so sánh giữa tri thức về phương pháp lập kế hoạch học tập đúng đắn và khoa học vừa nắm được với thực trạng áp dụng cách lập kế hoạch học tập mà sinh viên đã thực hiện cách tự phát trước đó. Nhận xét ưu và nhược điểm, từ đó rút ra những kết luận sư phạm về lập kế hoạch học tập. - Bước 5: Cho sinh viên vận dụng tri thức về phương pháp lập kế hoạch học tập đúng đắn và khoa học vào việc: Lập kế hoạch và thời gian biểu tự học của học kỳ, của cả năm học. - Bước 6: Thực hiện áp dụng phương pháp lập kế hoạch học tập trong thời gian học tập học phần: Giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non. Giảng viên thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, điều chỉnh, bổ sung… - Bước 7: Giảng viên giúp sinh viên kiểm tra, đánh giá khả năng vận dụng phương pháp lập kế hoạch học tập đúng đắn và khoa học vào hoạt động học tập. Đồng thời, hỗ trợ sinh viên điều chỉnh kế hoạch học tập phù hợp nhất dựa trên kết quả học tập học phần của sinh viên. 125
  5. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 4. KẾT LUẬN Phát huy hiệu quả hoạt động học tập cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế nói riêng là trách nhiệm quan trọng của mỗi giảng viên. Trong đó, việc rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch học tập “chìa khóa vàng” giúp sinh viên nâng cao kết quả học tập và rèn luyện tay nghề. Qua điều tra cho thấy, sinh viên khoa Giáo dục Mầm non vẫn còn thụ động trong học tập, chỉ quen với việc tiếp thu kiến thức được truyền đạt, nên không thấy được vai trò to lớn của việc lập kế hoạch học tập. Vì vậy, đề xuất biện pháp nhằm giúp đỡ cho sinh viên nhằm giảm thiểu khó khăn và phát huy hiệu quả hoạt động học tập cho sinh viên, để họ trở thành những giáo viên mầm non “vừa hồng, vừa chuyên” thật sự có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Vũ Hoạt - Hà Thị Đức (2004). Lý luận dạy học Đại học. NXB Đại học Sư phạm. [2] Phan Trọng Luận (1995). Tự học - một chìa khóa vàng của giáo dục. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục. Số 2. [3] Bùi Ngọc Lâm (2014). Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ, Luận án Tiến sĩ, Đại học Thái Nguyên. Title: REALITY AND SOLUTIONS TO PRACTICE LEARNING PLANNING SKILL FOR STUDENTS AT FACULTY OF PRESCHOOL EDUCATION, UNIVERSITY OF EDUCATION, HUE UNIVERSITY Tran Thi Thuy Thuong Ngoc University of Education, Hue University tranthuythuongngoc@dhsphue.edu.vn Abstract: The paper focused on the learning planning skill of preschool education students. A survey on 200 students at Faculty of Preschool Education, Hue University of Education showed that those students have many difficulties in this thee skills. From that, we proposed the solutions to reduce the challenges and improve the learning planning skills for students. Keywords: Preschool education students, learning planning skill, Hue University of Education. 126
nguon tai.lieu . vn