Xem mẫu

  1. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU NGUYỄN DƯƠNG NHẬT HÙNG Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Hoạt động học tập (HĐHT) là hoạt động chủ đạo của học sinh trung học phổ thông (THPT) với nhiều hình thức như: học chính khóa, tự học, học nhóm, ngoại khóa,... Công tác quản lý nhà trường (công tác quản lý hoạt động dạy, quản lý hoạt động học, quản lý giáo dục học sinh, quản lý nhân sự, tài chính cơ sở vật chất,…) có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục. Có thể nhận thấy rằng, quản lý HĐHT của học sinh là khâu đặc biệt, trực tiếp góp phần quyết định chất lượng học tập của các em, nó có mối quan hệ chặt chẽ với các mặt quản lý khác trong nhà trường. Nếu hiệu trưởng quản lý tốt nội dung này thì sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học. Bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả HĐHT của học sinh THPT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT) đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Từ khóa: hoạt động học tập, học sinh THPT, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay công tác quản lý ở nhiều trường THPT trên cả nước nói chung và tỉnh BRVT nói riêng còn một số hạn chế về tổ chức quản lý giáo dục học sinh, nhất là quản lý HĐHT của học sinh. Nhiều hiệu trưởng chỉ đạo và quản lý HĐHT của học sinh chủ yếu bằng kinh nghiệm, chưa có kế hoạch, biện pháp cụ thể. Nhiều học sinh chưa có phương pháp học tập đúng đắn, không biết cách tự học nên dẫn đến mất căn bản trầm trọng, thiếu ý chí và hứng thú học tập, không gắn bó với thầy cô, bạn bè, trường lớp, lười biếng, chán nản, bỏ học và nhiều tiêu cực khác,… gây ra hậu quả cho bản thân học sinh, gia đình, nhà trường, xã hội ở hiện tại và tương lai. Bản thân học sinh, nhà trường, gia đình và xã hội đều mong muốn học sinh được phát triển toàn diện về nhân cách, trong đó cụ thể là chất lượng học tập, nhưng thực tế nhiều trường hợp những mong muốn này không được thoả mãn. Nhà trường, nhất là giáo viên bộ môn (GVBM), giáo viên chủ nhiệm (GVCN) có lúc lúng túng, gia đình lo lắng, nhà quản lý chưa tìm được được giải pháp hữu hiệu, đôi khi sử dụng một số biện pháp gây phản tác dụng. Để đáp ứng nhu cầu mới của thời đại, mỗi quốc gia phải đổi mới toàn diện và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Nước ta cũng ở trong quá trình đó. Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nêu rõ nhiệm vụ “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức...”. Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 nêu mục tiêu cụ thể của giáo dục phổ thông là: “Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học” [1]. Đề án đổi mới chương trình giáo dục của Bộ giáo dục và đào tạo xác định: “...tập trung thể hiện tinh thần đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học nhằm phát triển khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, năng lực tự học của học sinh” và “đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học”. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 631-642
  2. 632 NGUYỄN DƯƠNG NHẬT HÙNG Trong các năm qua chất lượng giáo dục ở THPT đã có những tiến bộ và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục ở THPT đã được cải thiện, tuy nhiên những tiến bộ này vẫn chưa đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của thực tế giáo dục ở cấp THPT. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng và tìm biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý HĐHT của học sinh là vấn đề do thực tiễn giáo dục THPT đặt ra rất cấp thiết ở mỗi nhà trường, mỗi gia đình và toàn xã hội. Nhà trường có những giải pháp quản lý học tập tốt sẽ có ý nghĩa quyết định nâng cao chất lượng học tập, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết xây dựng cơ sở lý luận, các phương pháp: Điều tra bằng Anket; Phỏng vấn; Nghiên cứu sản phẩm hoạt động học tập; Toán thống kê;… để tìm hiểu thực trạng và xử lý kết quả điều tra. Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 52 cán bộ quản lý (CBQL) và 608 giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường THPT tỉnh BRVT. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng về hoạt động học tập của học sinh THPT tỉnh BRVT 3.1.1. Về động cơ, thái độ học tập Bảng 1. Động cơ học tập của học sinh Mức độ Đồng ý Phân vân Không đồng ý TT Nội dung SL % SL % SL % 1 Học để thi đỗ đại học 3141 86 512 14 - - 2 Học để khẳng định mình 2922 80 731 20 - - 3 Học để vừa lòng cha mẹ 2228 61 1424 39 - - Nhận xét: 80% ý kiến học sinh đồng ý là học để tự khẳng định bản thân, học để thi đỗ vào đại học thống nhất với 86% ý kiến đồng ý, trong khi học để vừa lòng cha mẹ chỉ có 61% ý kiến đồng ý. Có thể nói thi đỗ vào đại học là động cơ chính của các em học sinh. 3.1.2. Nội dung, phương pháp, hình thức học tập Bảng 2. Nội dung học tập Mức độ (%) Thường Không Không TT Nội dung học tập xuyên thường xuyên thực hiện 1 Học lý thuyết 85 12 3 2 Làm bài tập trong sách giáo khoa 69 22 9 3 Làm bài tập nâng cao 35 53 12 4 Đọc sách, tài liệu nâng cao 19 23 58 Nhận xét: Qua bảng trên có thể thấy việc học lý thuyết chỉ có 85% học sinh coi trọng; việc làm bài tập trong sách giáo khoa (SGK) còn bị học sinh xem nhẹ, chỉ có 69% học sinh thực hiện thường xuyên; việc làm bài tập nâng cao chỉ có 35% học sinh thực hiện thường xuyên; việc đọc sách, tài liệu nâng cao càng ít thực hiện (có đến 58%). Điều đó cho thấy việc tự học ít được học sinh thực hiện.
  3. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG... 633 Bảng 3. Phương pháp học tập Mức độ (%) Thường Không Không TT Phương pháp học tập xuyên thường xuyên thực hiện 1 Thực hiện thời khóa biểu do mình lập sẵn 81 19 - 2 Học kỹ lý thuyết trước khi giải bài tập 74 22 4 3 Thường xuyên nghiên cứu sách bài tập để 85 15 - học cách giải 4 Tự giải bài tập, chỉ khi nào bài quá khó 31 43 26 mới tham khảo sách giải 5 Học nguyên văn bài giảng của thầy cô 65 35 - 6 Học theo cách hiểu của mình 35 55 10 7 Kết hợp bài giảng của thầy cô với các tài 48 35 17 liệu học tập và liên hệ thực tế Nhận xét: Từ bảng khảo sát cho thấy: 81% học sinh thực hiện tốt thời khóa biểu học tập do tự mình xây dựng; 74% học sinh thực hiện việc học vững lý thuyết trước khi giải bài tập; 85% học sinh thường xuyên nghiên cứu sách giải bài tập, việc này có thể sẽ dẫn đến hậu quả là chỉ chép lại bài giải trong sách. Việc tự giải bài ít được các em coi trọng; 65% học sinh học nguyên văn lời thầy cô giảng. Bảng 4. Hình thức học tập Mức độ (%) Thường Không Không TT Nội dung học tập xuyên thườngxuyên thực hiện 1 Học một mình 80 20 - 2 Học với thầy cô dạy kèm 9 15 76 3 Học có sự giúp đỡ của cha, mẹ, anh, chị,… 13 70 17 4 Học với bạn cùng lớp 19 14 67 5 Học thêm ngoài nhà trường 85 8 7 Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy phần lớn các em tự học một mình (80%); có đến 76% học sinh không thực hiện việc học kèm; các bậc cha mẹ, anh chị thường xuyên giúp đỡ các em trong học tập chỉ chiếm 13%, 70% không thường xuyên, 17% không thực hiện; đặc biệt việc học thêm ngoài nhà trường khá phổ biến (chiếm 85%). 3.2. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh 3.2.1. Quản lý việc học chính khóa - Hiệu trưởng các trường đều thường xuyên quan tâm đến việc xây dựng nề nếp, kỷ cương học tập trên lớp của học sinh. Mức độ theo đánh giá của hiệu trưởng là 84%, giáo viên đánh giá là 70%. - Hiệu trưởng thường xuyên theo dõi sự học tập chuyên cần của học sinh, theo tự đánh giá của hiệu trưởng mức độ thường xuyên là 80%, kết quả thực hiện tốt là 78%; đánh giá của giáo viên về mức độ thường xuyên là 74%, kết quả thực hiện tốt là 71%. - Việc đánh giá chất lượng đầu vào ở học sinh lớp 10 được nhà trường quan tâm đúng mức. Theo đánh giá của CBQL và giáo viên mức độ thường xuyên là 80%, kết quả thực hiện tốt là 20%. - Việc chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập thông qua kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ được CBQL và giáo viên thực hiện thường xuyên với mức độ 73%, kết quả thực hiện tốt đạt 70%.
  4. 634 NGUYỄN DƯƠNG NHẬT HÙNG - Hiệu trưởng các trường tự đánh giá thường xuyên chỉ đạo công tác quản lý của GVCN mức độ thường xuyên là 85%, kết quả thực hiện tốt là 80%. Nhìn chung, các hiệu trưởng vẫn chưa có biện pháp quản lý HĐHT của học sinh một cách chặt chẽ; chưa chú ý chỉ đạo hoạt động của GVCN, GVBM để xây dựng cho học sinh có phương pháp học tập tốt nhằm tăng cường chất lượng giáo dục. Trên lớp có 98% học sinh chú ý nghe thầy cô giảng bài nhưng chỉ có 16% học sinh hăng hái tham gia phát biểu, điều đó cho thấy học sinh vẫn còn thụ động trong học tập. Có đến 69% học sinh không được thực hành thí nghiệm, điều này cho thấy việc tổ chức thực hành thí nghiệm rất ít được các hiệu trưởng quan tâm chỉ đạo. Bảng 5. Quản lý hoạt động học của học sinh Mức độ-kết quả thực hiện Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện (%) BGH-TTCM (GV) BGH-TTCM (GV) Thường Không Không Tốt Trung Chưa TT xuyên thường thực bình tốt Nội dung xuyên hiện 1 Xây dựng và thực hiện nghiêm 84-70 15-30 - 84-70 14-26 2-4 túc nề nếp học tập 2 Theo dõi việc học tập chuyên 80-74 20-26 - 78-71 20-28 2-1 cần của học sinh 3 Đánh giá chất lượng học tập của học sinh mới vào lớp 10 đầu 80-80 20-20 - 79-79 18-15 3-6 năm học 4 Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi 55-55 21-21 24-24 50-48 17-17 33-35 5 Tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém 35-46 37-42 28-12 31-38 26-35 43-27 6 Tổ chức và chỉ đạo việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh a. Chỉ đạo giáo viên tổ chức 73-76 27-24 - 70-68 28-27 2-5 kiểm tra 15 phút, 1 tiết. b. Kiểm tra chất lượng, kiểm tra 100-98 0-2 - 98-95 2-5 - học kỳ 7 Quản lý hoạt động của GVCN 85-86 15-14 - 80-83 18-13 2-4 8 Tổ chức cho GVCN, GVBM và các đoàn thể tìm hiểu, kiểm tra 42-54 33-35 25-11 40-48 28-30 32-22 điều kiện học tập và việc học tập ở nhà của học sinh 3.2.2. Quản lý việc học tập ngoài giờ, tự học ở nhà - Việc bồi dưỡng học sinh giỏi được CBQL và giáo viên đánh giá mức độ thường xuyên là 55%, kết quả thực hiện tốt là 50%, công tác phụ đạo học sinh yếu kém theo đánh giá của CBQL và giáo viên là không thường xuyên và chỉ đạt ở mức độ 35%, kết quả thực hiện tốt chỉ là 31%. Việc dạy thêm học thêm ở địa phương còn khá phổ biến, 85% học sinh được hỏi có học thêm ngoài nhà trường. - 100% học sinh có nhận thức việc học ở nhà là rất cần thiết. Tuy nhiên, mức độ thực hiện thường xuyên là khá thấp: Có đến 48% học sinh học ở nhà từ 1-2 giờ/ngày, 25% học sinh học ở nhà 3 giờ/ngày, chỉ có 14% học sinh học ở nhà trên 3 giờ/ngày và có đến 13% học sinh không học ở nhà mà chủ yếu học thêm ở nhà riêng của các thầy cô giáo hay các trung tâm
  5. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG... 635 luyện thi. Phần lớn học sinh có học bài, chuẩn bị bài, làm bài trước khi đến lớp nhưng không được chu đáo mà chỉ làm với tính cách đối phó với thầy cô nên chất lượng học thấp. - Việc hiệu trưởng chỉ đạo GVCN, GVBM phối hợp với các đoàn thể kiểm tra việc học ở nhà của học sinh hầu như chưa có trừ vài trường hợp đặc biệt. 3.3. Thực trạng về kết quả học tập của học sinh Chất lượng học tập của học sinh được trình bày ở bảng 6 sau đây. Bảng 6. Kết quả học tập của học sinh các trường THPT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm học 2012-2013 (trong đó 14 trường đầu bảng được chọn để khảo sát) Xếp loại học lực Trường THPT Giỏi (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Kém (%) Xuyên Mộc 11,6 53,9 32,2 2,3 0 Hòa Bình 4,6 41,3 48,8 5,3 0 Dương Bạch Mai 13,6 41 35,6 9,4 0,3 Võ Thị Sáu-ĐĐ 13,8 31,6 36,9 16,9 0,8 Long Hải Phước Tỉnh 14,1 52,5 30,9 2,5 0 Trần Quang Khải 2,7 19,9 57,8 18,9 0,7 Châu Thành 19,5 62,5 17,2 0,8 0 Nguyễn Bỉnh Khiêm 1,4 11 50,4 33,3 3,9 Hắc Dịch 2,4 22,7 44,4 26,4 4,1 Trần Hưng Đạo 6,6 50,1 41,1 2,1 0,1 Vũng Tàu 50 45,4 3,6 1 0 Nguyễn Huệ 6,1 42,8 46,1 4,9 0,1 Ngô Quyền 6,9 41,8 47,9 3,4 0 Nguyễn Văn Cừ 6,7 29,6 53,1 10,5 0,1 Nguyễn Thị Minh Khai 0,2 15,4 57,6 25,6 1,2 Bà Rịa 9,7 56,4 31,2 2,7 0 Bưng Riềng 6,3 38,1 44 12,7 0,1 Chuyên Lê Quý Đôn 71,9 27,8 0,3 0 0 Đinh Tiên Hoàng 7 50,6 40,1 2,3 0 Hòa Hội 1,2 31,9 55,4 11,3 0,2 Minh Đạm 6,1 25,5 58,8 9,4 0,2 Nguyễn Du 5,1 50,7 40,9 3,1 0,2 Nguyễn Trãi 4,8 28,2 59,9 6,9 0,2 Phú Mỹ 5,6 30 49,9 13,4 0,1 Phước Bửu 0,3 27,1 53,4 16,9 2,3 Trần Nguyên Hãn 2,5 41 49,6 6,7 0,2 Trần Phú 2,7 26,1 54,7 16,2 0,3 Nguồn: Sở GD&ĐT Bà Rịa-Vũng Tàu Nhận xét: Tỷ lệ học sinh khá giỏi còn thấp, đặc biệt là học sinh giỏi (trừ trường chuyên và các trường ở thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa) trong khi đó tỷ lệ học sinh yếu kém còn quá cao. Điều đó đòi hỏi hiệu trưởng các trường còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa trong công tác quản lý của mình để nâng cao chất lượng giáo dục của các trường. Để hiểu rõ hơn về quá trình học tập của học sinh cũng như kết quả học tập của học sinh, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến đánh giá của GVBM, GVCN. Kết quả được thể hiện ở bảng 7.
  6. 636 NGUYỄN DƯƠNG NHẬT HÙNG Bảng 7. Đánh giá của giáo viên về hoạt động học tập của học sinh Nội dung đánh giá quá trình học tập của học sinh THPT Tốt Khá Chưa STT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (%) (%) tốt (%) 1 Ý thức chấp hành nội quy của nhà trường, của lớp 44 51 5 2 Đi học đúng giờ và tham gia học tập đầy đủ ở trường 50 40 10 3 Học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp 35 38 27 4 Có đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập 33 56 11 5 Động cơ và thái độ học tập đúng đắn, ý thức xây dựng bài 29 32 39 6 Có tinh thần giúp đỡ và tôn trọng bạn bè, thầy cô giáo 40 57 3 7 Tích cực tham gia công tác Đoàn, sinh hoạt tập thể, ý thức xây 42 56 2 dựng tập thể 8 Khả năng tư duy và năng lực tiếp thu bài 30 41 29 9 Ý chí vươn lên và mưu cầu sự tiến bộ 35 32 33 10 Phương pháp học tập 36 44 20 Đánh giá chung: Từ kết quả trao đổi trực tiếp với CBQL, giáo viên, học sinh, phiếu trưng cầu ý kiến, nghiên cứu hồ sơ, quan sát trực tiếp hoạt động dạy và học ở các trường THPT,… chúng tôi rút ra nhận xét chung về thực trạng công tác quản lý HĐHT của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh BRVT như sau: - Thế mạnh: Hiệu trưởng các trường THPT đã có sự quan tâm đến việc giáo dục động cơ, ý thức, thái độ học tập cho học sinh và việc xây dựng, phổ biến nội quy học tập, tổ chức theo dõi nề nếp học tập của học sinh. Từ đó làm biến chuyển tốt kết quả học tập của học sinh, đồng thời hạn chế được các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường. Hiệu trưởng đã chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng, hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Phối hợp tốt với các tổ chức trong và ngoài nhà trường tăng cường kiểm tra giám sát HĐHT và rèn luyện của học sinh. Quan tâm công tác GVCN, công tác Đoàn thể, công tác phối hợp với gia đình thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS) trong đó chú ý đến nội dung thúc đẩy học tập và rèn luyện nhân cách, phần nào đã tác động lên việc hình thành năng lực học tập cho học sinh. - Hạn chế: Hiệu trưởng các trường chỉ thiên về quản lý nề nếp, quản lý bằng nội quy; trong thi đua chưa nêu được gương tốt, gương điển hình về học tập có tính thuyết phục. Việc chỉ đạo giáo viên hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh kết quả thực hiện chưa cao. Sự kết hợp giữa HĐHT chính khóa và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thiếu sự đồng bộ, không cân đối. Công tác phối hợp với các tổ chức, lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cũng như sự phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tự học của học sinh chưa đạt hiệu quả. Việc thông tin kết quả học tập của học sinh cho gia đình chưa được thường xuyên, hiệu trưởng thiếu kiểm tra đôn đốc nhắc nhở GVCN. Việc tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém thường tập trung vào một số thời điểm (có trường còn không quan tâm đến nội dung này mà phó mặc cho GVCN) chưa được thường xuyên trong suốt năm học, do đó chất lượng học tập của học sinh tuy có nâng lên nhưng không được bền vững và đồng đều cho các khối lớp. - Nguyên nhân của hạn chế: Một số hiệu trưởng tuổi đời cao nên năng lực quản lý hoạt động dạy và học tập chủ yếu dựa trên kinh nghiệm vốn có. Dù đã được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ quản lý nhưng thiếu năng động, sáng tạo, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới trong công tác quản lý hoạt động dạy và hoạt động học hiện nay. Thời gian hiệu trưởng dành cho quản lý HĐHT của học sinh chưa hợp lý. Hiệu trưởng bị chi phối bởi công tác hành chính sự vụ, sự việc, hội họp hay chỉ dừng ở hoạt động dạy của thầy,
  7. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG... 637 còn lại giao phó cho các phó hiệu trưởng giúp việc, GVCN và GVBM. Trong khi đó, GVCN ít được bồi dưỡng năng lực quản lý, chưa đủ nội lực để tác động mạnh mẽ, có hiệu quả làm thay đổi nhận thức trong học tập của học sinh nhất là khâu phối hợp giáo dục việc học chính khóa, tự học ở nhà. GVBM phần lớn vẫn nặng nề phương pháp giảng dạy truyền thống, chưa kết hợp được phương pháp dạy truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại, ngại khó khi đổi mới, chưa ứng dụng tốt CNTT để tác động vào học sinh đạt hiệu quả. Một số hiệu trưởng chỉ tập trung nâng cao chất lượng học tập của học sinh khối 12 mà thiếu sự quan tâm đến học sinh khối 11, 10 nên ngay từ năm đầu cấp học các em đã không được giáo dục tốt về ý thức, thái độ và động cơ học tập, thiếu phương pháp học tập, thiếu khả năng tự học và tự rèn. Hiệu trưởng thiếu kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở một số giáo viên ít đầu tư soạn giảng, chưa nghiên cứu phương pháp dạy phù hợp đối tượng học sinh, việc sử dụng TBDH còn manh tính hình thức, đối phó cho có không phát huy hiệu quả. Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng chưa vươn tới phụ huynh để CMHS có ý thức được việc cộng tác với nhà trường trong quá trình giảng dạy và giáo dục là cần thiết, để họ phối hợp với nhà trường và tạo điều kiện thời gian, vật chất, tinh thần cho các em học tập, rèn luyện. 4. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HĐHT CỦA HỌC SINH THPT TỈNH BRVT Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động học tập của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh BRVT. Biện pháp 1. Xây dựng động cơ, thái độ học tập của học sinh - Động cơ học tập là xu hướng của học sinh muốn nắm lấy những phương thức hành động mới. Vì vậy, giáo viên cần quan tâm đến vấn đề làm thế nào để hình thành được ở học sinh động cơ nhận thức-học tập; đồng thời cần phải làm cho học sinh ý thức được tầm quan trọng của động cơ đó, biến nó thành một trong các động cơ chủ đạo. - Xây dựng cho học sinh động cơ học tập theo bốn trụ cột của giáo dục: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định mình. Đối với nước ta, còn phải học để đuổi kịp các nước trên thế giới. - Hình thành thái độ học tập tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo; ý chí khắc phục khó khăn trong học tập để vươn lên. Biện pháp 2. Bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng học tập cho học sinh - Kĩ năng học tập giữ vị trí quan trọng trong hoạt động học tập của học sinh. Bởi lẽ, nó ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các hành động học tập, nhịp điệu xử lý và lĩnh hội các thông tin khoa học, chất lượng kiến thức của học sinh. Nói cách khác, kĩ năng học tập vừa là điều kiện để học tập có hiệu quả vừa là mục đích, kết quả của HĐHT. - Chất lượng học tập của học sinh phụ thuộc vào sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan trong đó chủ thể học sinh đóng vai trò quyết định. Trên thực tế, trong những điều kiện như nhau, chất lượng học tập của học sinh lại không giống nhau. Điều này được lý giải bởi phương pháp, kĩ năng học tập của học sinh là không giống nhau. Vì vậy, việc bồi dưỡng cho học sinh phương pháp và kĩ năng học tập tích cực, phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu trong quá trình học tập cần phải đặc biệt chú trọng. - Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ đề cập đến những kĩ năng học tập cơ bản và chung nhất cần hình thành cho học sinh THPT. Hệ thống kĩ năng tự học cơ bản của học sinh THPT gồm các nhóm kĩ năng nhận thức học tập, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng quản lý việc tự học. Cụ thể là:
  8. 638 NGUYỄN DƯƠNG NHẬT HÙNG + Nhóm kĩ năng nhận thức học tập. Nhóm này bao gồm các kĩ năng sau:  Các kĩ năng tìm kiếm, khai thác các nguồn thông tin học tập như kĩ năng làm việc với SGK và tài liệu dạng in; kĩ năng nghe – ghi chép và ghi nhớ thông tin học tập; kĩ năng tiến hành quan sát, điều tra, thu thập sự kiện bằng thí nghiệm, thực nghiệm và các cấu trúc, công cụ logic khác; kĩ năng tra cứu, khai thác và sử dụng dữ liệu điện tử hay dữ liệu số; kĩ năng sử dụng, tra cứu mục lục và các tài liệu thư viện bằng công cụ truyền thống và công cụ điện tử;  Các kĩ năng xử lí, tổ chức, đánh giá thông tin và nội dung học tập, gồm kĩ năng khái quát hóa nội dung học tập; kĩ năng nêu câu hỏi, đặt vấn đề, nêu giả thuyết, phán đoán và lập luận; kĩ năng định hướng trong các tình huống học tập, phát hiện vấn đề, xác định nhiệm vụ và ra quyết định về cách giải quyết vấn đề; kĩ năng hệ thống hóa các sự kiện, các vấn đề; kĩ năng kết hợp và sử dụng các hành động, các thao tác trí tuệ khác nhau theo chiến lược tổng thể để hiểu, áp dụng và phát triển nội dung học tập…;  Các kĩ năng áp dụng, biến đổi, phát triển kết quả nhận thức và học tập, gồm kĩ năng áp dụng kết quả nhận thức để đánh giá các sự kiện khoa học và thực tiễn đời sống hàng ngày; kĩ năng chuẩn bị kiểm tra, thi và tiến hành làm bài kiểm tra, bài thi; kĩ năng áp dụng kết quả nhận thức để tổ chức thí nghiệm, thực nghiệm, thực hành kiểm chứng và mở rộng các sự kiện; kĩ năng biến đổi và áp dụng các kết quả nhận thức để hình thành những tri thức và kĩ năng liên môn; kĩ năng áp dụng các kết quả nhận thức bộ môn để tạo lập cơ sở của văn hóa học tập; kĩ năng áp dụng và chuyển hóa tri thức, kĩ năng bộ môn thành nhu cầu và kĩ năng hành vi, hành động xã hội, năng lực thực tiễn hay năng lực xã hội. + Nhóm kĩ năng giao tiếp và quan hệ xã hội trong tự học:  Các kĩ năng trình bày ngôn ngữ giao tiếp bằng văn bản, lời nói với giáo viên, lớp, trường về những vấn đề tự học, gồm kĩ năng viết và trình bày báo cáo cá nhân về việc tự học; kĩ năng phát biểu ý kiến trước nhiều người; kĩ năng tham gia, trao đổi ý kiến trong tự học dưới hình thức thảo luận, thực hành theo nhóm, tham quan; kĩ năng đối thoại, thương lượng và giải quyết các bất đồng, xung đột về quan điểm và hành vi tự học; kĩ năng biểu đạt bằng ngôn ngữ và hành vi sự thông cảm, đồng cảm và hiểu biết quan điểm, ý tưởng, tình cảm của người khác;  Các kĩ năng giao tiếp học tập thông qua các hình thức tương tác và quan hệ, gồm kĩ năng hành vi giao tiếp khi kèm cặp, giúp đỡ người khác trong tự học; kĩ năng ứng xử; kĩ năng biểu thị tính thân thiện và ân cần với người khác; kĩ năng thực hiện phê bình và tự phê bình trong tự học và thực hiện nhiệm vụ tự học; kĩ năng làm việc cùng nhau trong nhóm hợp tác với tư cách thành viên có nhiệm vụ được phân công riêng; kĩ năng tổ chức và tham gia các sinh hoạt tập thể;  Các kĩ năng giao tiếp đặc biệt nhờ sử dụng các phương tiện viễn thông và CNTT, gồm kĩ năng sử dụng internet hay điện thoại chỉ dẫn và tư vấn tự học; kĩ năng giao tiếp và khai thác tài nguyên học tập qua các phần mềm giáo dục phù hợp; kĩ năng sử dụng máy tính cá nhân để giao tiếp và khai thác tài nguyên học tập. + Nhóm kĩ năng quản lí tự học. Nhóm này bao gồm các kĩ năng:  Các kĩ năng tổ chức môi trường tự học cá nhân, gồm kĩ năng chuẩn bị và tổ chức các phương tiện tự học; kĩ năng tổ chức, sắp xếp chỗ làm việc cá nhân; kĩ năng bảo quản và giữ gìn phương tiện, học liệu và điều kiện tự học; kĩ năng khởi xướng và thành lập nhóm tự học hoặc kèm cặp lẫn nhau trong nhóm; kĩ năng bảo quản, lưu trữ các hồ sơ tự học cá nhân;
  9. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG... 639  Các kĩ năng hoạch định quá trình và các hoạt động tự học, gồm kĩ năng quản lí thời gian học và nghỉ ngơi; kĩ năng lập kế hoạch ôn tập, luyện tập cá nhân; kĩ năng lập kế hoạch học độc lập và nâng cao; kĩ năng lập kế hoạch học thi và thực hiện kế hoạch; kĩ năng xác định các mục tiêu và phương pháp tự học; kĩ năng lập kế hoạch rèn luyện và phát triển các phong cách tự học thích hợp với nhiệm vụ tự học;  Các kĩ năng kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả tự học, gồm kĩ năng xem xét các kết quả kiểm tra và phân tích, đánh giá ưu nhược điểm; kĩ năng đánh giá thường xuyên hành vi cá nhân của mình và của người khác; kĩ năng kiểm tra thường xuyên học lực của mình thông qua các hình thức trắc nghiệm khác nhau; kĩ năng kiểm tra thường xuyên sức khỏe và vệ sinh cá nhân trong học tập; kĩ năng sử dụng các tình huống khác nhau để tiếp nhận sự đánh giá từ người khác; kĩ năng đánh giá, so sánh kết quả tự học giữa các môn, giữa các thời kỳ, giữa mình và các bạn. - Để có thể hình thành ở học sinh những kĩ năng trên, hiệu trưởng phải chỉ đạo giáo viên thực hiện các nội dung sau: + Rèn luyện kĩ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch học tập cho ngày, tuần, tháng, học kỳ và cả năm: Để có thể hoàn thành tốt các nội dung học tập, vui chơi, giải trí, giúp đỡ cha mẹ… mỗi học sinh phải biết xây dựng kế hoạch, thời gian biểu học tập hợp lý cho riêng mình. CBQL và giáo viên có vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng này. + Rèn luyện kĩ năng, phương pháp học tập qua hoạt động dạy học trên lớp và hoạt động tự học ở nhà:  Qua hoạt động dạy - học trên lớp và tự học ở nhà, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh các phương pháp tự học trong việc hình thành khả năng phân tích, tổng hợp. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết cách tóm tắt bài học, nắm ý chính trước khi học thuộc, cách ghi nhớ những nội dung trừu tượng, tái hiện khái niệm và định lý chính xác, yêu cầu thực hiện bài tập, áp dụng lý thuyết để thực hành, biết chứng minh một vấn đề. Cần tạo điều kiện cho học sinh thể hiện tư duy một cách độc lập, rèn luyện khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa, kĩ năng so sánh, liên tưởng;  Hiệu trưởng cần chỉ đạo giáo viên rèn luyện kĩ năng đọc sách, tra cứu sách ở thư viện cho học sinh. Đây là một kĩ năng vô cùng quan trọng trong quá trình học tập suốt đời của học sinh góp phần nâng cao năng lực tự học ở học sinh. + Hình thành phương pháp, kĩ năng tự học qua các hoạt động giáo dục khác:  Giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng kiểm tra các kết quả đã được giải quyết dưới nhiều góc độ khác nhau;  Rèn cho học sinh biết cách quan sát, phân tích các hiện tượng, các sự việc không ngừng biến đổi trong tự nhiên và trong cuộc sống xã hội;  Rèn cho học sinh biết cách trình bày vấn đề mà mình được hỏi;  Khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập thể như viết tham luận, tham gia các hội thảo, các buổi ngoại khóa. Biện pháp 3. Nâng cao quản lý hoạt động học chính khóa trên lớp - Việc học tập trên lớp là HĐHT chủ yếu cần phải được quản lý chặt chẽ để thúc đẩy hoạt động dạy - học của cả thầy cô và trò nhằm nâng cao chất lượng dạy - học.
  10. 640 NGUYỄN DƯƠNG NHẬT HÙNG - Hiệu trưởng quản lý việc học trên lớp của học sinh tập trung qua các công việc sau đây: + Chỉ đạo giáo viên sử dụng sổ gọi tên, ghi điểm hàng ngày và sổ đầu bài trên lớp học. Việc học tập chuyên cần, kiểm tra, đánh giá của giáo viên phải được cập nhật vào sổ. Hiệu trưởng kiểm tra và ghi nhận xét vào sổ lớp 1 lần/tháng. + Hiệu trưởng thường xuyên dự giờ, thăm lớp để trực tiếp nắm bắt thực tế giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Việc hiệu trưởng thường xuyên dự giờ, thăm lớp có tác động rất lớn đến chất lượng dạy và học bởi khi có hiệu trưởng hoặc giáo viên khác dự giờ, thăm lớp sẽ giúp cho giáo viên luôn có sự chuẩn bị tiết dạy chu đáo, học sinh có sự chuẩn bị ở nhà và học tập trên lớp với tinh thần tích cực hơn. Biện pháp 4. Tăng cường quản lý hoạt động tự học của học sinh Ngay từ đầu năm, hiệu trưởng cần thống nhất trong toàn thể giáo viên về các vấn đề sau: - Nội dung hướng dẫn học sinh tự học. Giao nhiệm vụ tự học vừa sức, bồi dưỡng động cơ tự học đúng đắn, hướng dẫn các kĩ năng tự học cho học sinh, phối hợp chặt chẽ với gia đình và cộng đồng trong việc tổ chức tự học cho học sinh… - Thống nhất về yêu cầu và khối lượng nhiệm vụ tự học giao cho học sinh: + Các nhiệm vụ tự học: Ôn lại bài vừa học, giải quyết các bài tập nhận thức và thực hành, chuẩn bị cho bài mới. Có những nhiệm vụ cho từng đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu. + Khối lượng nhiệm vụ phải vừa sức với học sinh, đảm bảo sao cho học sinh có thể hoàn thành trong khoảng 2-3 giờ. Như vậy, tương ứng với một tiết trên lớp, học sinh phải thực hiện các nhiệm vụ tự học trong 30 phút. Đối với các môn Toán, Ngữ văn thời gian tự học có thể nhiều hơn một chút. Điều này đòi hỏi giáo viên phải tính toán số lượng, mức độ khó của các bài tập cho phù hợp với thời gian. Để quản lý HĐHT ở nhà của học sinh, hiệu trưởng cần thực tốt các nội dung sau: - Chỉ đạo GVCN hướng dẫn học sinh xây dựng thời gian biểu học tập ở nhà, đồng thời phối hợp gia đình theo dõi, kiểm tra việc thực hiện thời gian biểu của học sinh. Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc tạo điều kiện về thời gian và vật chất cho học sinh: phụ huynh kiểm tra giờ giấc học tập, lịch học, tạo góc học tập và điều kiện học tập cho học sinh ở nhà,… thường xuyên thông tin đến GVCN về tình hình học tập và rèn luyện của con em mình. - Chỉ đạo GVBM sau mỗi bài dạy phải hướng dẫn, định hướng thật cụ thể những việc học sinh cần phải thực hiện ở nhà. Đối với những nhà trường có điều kiện tốt hơn thì có thể đưa các hướng dẫn, dặn dò sau từng bài học, hướng dẫn làm bài tập lên kho học liệu của website nhà trường để học sinh có thể ở nhà truy cập khi cần thiết. Có thể tổ chức hỗ trợ học tập online định kỳ một vài ngày trong tuần,.. - Hiệu trưởng cần tổ chức hội nghị cho CMHS để trao đổi kinh nghiệm, báo cáo điển hình về phương pháp giúp con học tốt. Biện pháp 5. Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học có tính tự nguyện được tiến hành ngoài giờ lên lớp. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh hoạt động theo hứng thú, sở thích của mình, nhờ đó giúp học sinh củng cố, mở rộng, khơi sâu thêm tri thức về một số lĩnh vực nhất định, gắn lý luận với thực tế, phát huy tác dụng của học tập đối với đời sống; tạo điều kiện cho học
  11. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG... 641 sinh tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng kiến thức…; bồi dưỡng được nhanh chóng năng lực riêng của từng học sinh; tạo thêm hứng thú học tập, góp phần hướng nghiệp cho học sinh. - Về nội dung, có hoạt động ngoại khóa của các môn học - Về hình thức, hoạt động ngoại khóa có thể được tiến hành theo nhóm, tổ, lớp hoặc toàn trường. Đối với học sinh trung học, hình thức hoạt động ngoại khóa rất đa dạng như: Nghiên cứu sưu tầm, tổ chức thực nghiệm khoa học, tham quan…; câu lạc bộ khoa học, hội các nhà khoa học trẻ tuổi, dạ hội khoa học nghệ thuật; Hội thi đố vui, hội thi “Rung chuông vàng”, hoạt cảnh, tiểu phẩm,… Biện pháp 6. Tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém là công tác nhằm ngăn ngừa tình trạng có những học sinh chậm tiến bộ không theo kịp trình độ chung của lớp và giúp học sinh có năng khiếu phát huy, phát triển sở trường của mình. - Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, hiệu trưởng cần phải: + Chỉ đạo giáo viên dạy học sát đối tượng, mang tính vừa sức cho các em có niềm tin, hứng thú và có nhu cầu học tập vươn lên. Hiệu trưởng cần phải yêu cầu các GVBM phát hiện những học sinh thông minh, nổi trội trong học tập bộ môn để có kế hoạch bồi dưỡng. + Việc tuyển chọn học sinh giỏi phải thực hiện ngay từ đầu cấp học. Đối với những học sinh này, ngoài việc học tập theo chương trình quy định, cần phải có câu hỏi và bài tập nâng cao, có kế hoạch chương trình riêng, hướng dẫn sách tham khảo, các chuyên đề nâng cao để học sinh nghiên cứu thêm. + Chọn những giáo viên giỏi, có kinh nghiệm và chịu khó nghiên cứu dạy các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi. Nên phân chia chuyên đề cho giáo viên dạy để giáo viên có điều kiện nghiên cứu sâu, rộng chuyên đề mình phụ trách. - Trong công tác phụ đạo học sinh yếu kém: + Phụ đạo học sinh yếu kém là nhiệm vụ không kém phần quan trọng trong công tác quản lý nhà trường. Tổ chức tốt công tác này sẽ tạo được mặt bằng vững chắc cho trình độ học tập của học sinh, giúp các em khôi phục các kiến thức và kỹ năng cơ bản, từ đó mà tự tin trong học tập. + Hiệu trưởng chỉ đạo GVBM tìm ra đúng nguyên nhân học kém để có biện pháp xử lý thích hợp nhất, phải kiên trì giúp đỡ, không nên nôn nóng, đặc biệt phải chú ý bồi dưỡng phương pháp học tập, phương pháp suy nghĩ, quan tâm phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh chứ không làm thay cho các em. Ngoài ra, hiệu trưởng cũng chỉ đạo GVCN tìm hiểu xem có còn những nguyên nhân nào khác như từ phía gia đình hay xã hội làm cho học sinh học yếu kém để tìm cách khắc phục. Biện pháp 7. Tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Thông qua kiểm tra, đánh giá, hiệu trưởng thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng, kết quả học tập của học sinh, về những tác động và nguyên nhân của kết quả đó, tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và quản lý của hiệu trưởng, cho bản thân học sinh để học tập ngày càng tốt hơn, chất lượng học tập được nâng cao hơn. Tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh nghiêm túc và chính xác sẽ tạo động lực trong học tập, trong giảng dạy. 6. KẾT LUẬN HĐHT của học sinh ở trường THPT là nhân tố có tính quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường. HĐHT của học sinh có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động giảng dạy của
  12. 642 NGUYỄN DƯƠNG NHẬT HÙNG giáo viên, với công tác quản lý của hiệu trưởng, với cơ sở vật chất - kỹ thuật và thiết bị dạy học,… của nhà trường. Chất lượng học tập chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó tự học, tự nghiên cứu dưới sự tổ chức điều khiển của giáo viên là yếu tố quyết định. Chất lượng và hiệu quả học tập của học sinh phụ thuộc vào phương pháp học tập, kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, thời gian tự học, nội dung tự học, điều kiện, cơ sở vật chất dành cho học tập. Mặt khác, chất lượng và hiệu quả học tập của học sinh còn phụ thuộc vào năng lực và phương pháp giảng dạy của GVBM, vào công tác giáo dục của GVCN, và đặc biệt là công tác quản lý của CBQL nhà trường. Thực trạng hoạt động dạy-học và công tác quản lý hoạt động dạy-học ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh BRVT, bên cạnh những thành tựu còn có những hạn chế, tồn tại về công tác quản lý hoạt động dạy-học của giáo viên, quản lý HĐHT của học sinh, quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động dạy-học, quản lý việc phối hợp các lực lượng giáo dục. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã đề xuất 7 biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả học tập của hoc sinh. Các biện pháp đã được khảo nghiệm trên các CBQL và giáo viên ở các trường THPT tỉnh BRVT và đã nhận được sự đồng tình của hầu hết ý kến được hỏi. Chứng tỏ, chúng có tính hợp lý và khả thi. Các biện pháp đề xuất cần phải được thực hiện đồng bộ để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003). Đại cương về quản lý, Trường CBQL- GD&ĐT ĐHQG, Hà Nội. Title: REALITY AND MEASURES TO THE MANAGEMENT OF PRINCIPALS FOR STUDENTS’ LEARNING ACTIVITIES IN BA RIA-VUNGTAU PROVINCE Abstract: Learning activities are the leading activities of high school students in various forms such as formal education, self-learning, group learning, extra-curricular, ... The management of the school (management of teaching activities, management of learning activities, management of educating students, personnel management, financial, infrastructure, ...) have important implications for improving the quality of education. It can be seen that the operational management of student learning is specifically important, directly contributes to determine the quality of learning of children, it has close relation with other aspects of school management. If principals manage them better, they will enhance the effectiveness of teaching and learning activities. This paper attempts to survey and assess the situation and find measures to improve the efficiency of school management activities of high school students so as to meet the demand of innovating education. Key words: active learning, high school students, Ba Ria - Vung Tau NGUYỄN DƯƠNG NHẬT HÙNG Học viên Cao học, chuyên ngành Quản lý giáo dục, khóa 21 (2012-2014), Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
nguon tai.lieu . vn