Xem mẫu

  1. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ VŨ THỊ NINH Khoa Tâm lý - Giáo dục Tóm tắt: Giáo dục kĩ năng sống là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm hình thành cho thế hệ trẻ năng lực hành động thích ứng và làm chủ các tình huống trong cuộc sống. Các trường phổ thông, các cơ sở đào tạo, các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam gần đây cho thấy đã quan tâm đến hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho cho sinh viên ở trường ĐHSP, ĐH Huế Từ khóa: Kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng sống, sinh viên. 1. MỞ ĐẦU Giáo dục trong xu hướng hiện nay không chỉ hướng vào mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, mà còn hướng đến mục tiêu phát triển đầy đủ và tự do giá trị của mỗi cá nhân giúp cho con người có năng lực để cống hiến, đồng thời có năng lực để sống một cuộc sống có chất lượng và hạnh phúc. Ngày nay, các nhà xã hội học, giáo dục học đánh giá rất cao tầm quan trọng của kĩ năng sống (KNS) đối với việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống, giáo dục phải mang lại cho mọi người không chỉ kiến thức mà cả KNS để sống trong xã hội dựa vào năng lực (Competence- based societies). Giáo dục KNS cho học sinh-sinh viên là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là quá trình xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp học sinh-sinh viên có cả kiến thức, giá trị, thái độ và những kỹ năng thích hợp. Đây chính là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục một cách có khoa học của nhà giáo dục nhằm giúp học sinh-sinh viên thay đổi hành vi từ thói quen thụ động có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng của cuộc sống cá nhân và góp phần bền vững cho xã hội, như vậy, có thể nhận định, học KNS trở thành quyền của người học và chất lượng giáo dục phải được thể hiện cả trong kỹ năng sống của người học. Xét về lứa tuổi, đại bộ phận sinh viên có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi, dưới góc độ nhân cách, sinh viên là những người đang ở giai đoạn quá độ của việc hình thành nhân cách mà cận dưới là sự chín muồi về mặt sinh lý và cận trên là sự ổn định trong tâm thế về mặt định hướng nghề nghiệp cũng như chuẩn bị bước vào phạm vi hoạt động lao động mới ở trình độ cao; xét về mặt tinh thần, giai đoạn này là giai đoạn hình thành thế giới quan, nắm vững các tiêu chuẩn giá trị và các tiêu chuẩn ý thức khác của nghề nghiệp. Sinh viên lấy hoạt động học tập – nghiên cứu làm hoạt động chủ đạo. Trong quá trình học tập của mình, sinh viên sư phạm vừa phát triển các đặc điểm của lứa tuổi thanh 275
  2. VŨ THỊ NINH xuân chuẩn bị vào đời, vừa hình thành những đặc trưng của nghề giáo. Đó là những năng lực và phẩm chất theo mô hình nhân cách của người giảng viên với những nét phẩm chất đạo đức, ý chí, hệ thống giá trị nghề dạy học, các năng lực dạy học và giáo dục học sinh, thế giới quan và nhân sinh quan mô phạm… Vì vậy, ngoài việc trang bị hệ thống kĩ năng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm thì kĩ năng sống là một hoạt động giáo dục cần được quan tâm chú trọng trong hoạt động giáo dục, đào tạo sinh viên ở nhà trường Sư phạm. Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã sử dụng phối hợp nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài; nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn (bao gồm phương pháp điều tra, phỏng vấn, quan sát, lấy ý kiến chuyên gia nhằm tham khảo sát thực trạng); phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu đã thu thập. Đề tài giới hạn đối tượng khảo sát bao gồm 50 giảng viên và 180 sinh viên Trường ĐHSP, ĐH Huế. 2. NỘI DUNG 2.1. Giáo dục kĩ năng sống 2.1.1. Kĩ năng sống Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây đã có nhiều quan niệm về KNS, KNS là năng lực tâm lý – xã hội của mỗi cá nhân, giúp con người có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống [1,tr.8; 2, tr.33-34]. Kĩ năng sống là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày, mà đặc biệt, tuổi học sinh rất cần để vào đời [3; tr.48; 2,tr.33-34]. Từ đó, có thể hiểu KNS là năng lực tâm lý - xã hội giúp cá nhân có những hành vi ứng phó tích cực đối với các tình huống của cuộc sống. 2.1.2. Giáo dục kĩ năng sống Hoạt động giáo dục KNS là hoạt động trong đó dưới tác động chủ đạo của nhà giáo dục, người được giáo dục chủ động tự giáo dục nhằm hình thành và phát triển những khả năng, hành vi thích hợp và tích cực để ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống [2, tr.45]. Đối với sinh viên đại học, hoạt động giáo dục KNS cho sinh viên là hoạt động trong đó dưới tác động chủ đạo của nhà giáo dục, người sinh viên chủ động, tự giáo dục nhằm hình thành và phát triển những khả năng, hành vi thích hợp và tích cực để ứng xử hiệu qủa trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống. 276
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên ở Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 2.2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên Câu hỏi trưng cầu ý kiến được đặt ra cho giảng viên và sinh viên:“Đánh giá như thế nào về mức độ quan trọng của hoạt động giáo dục KNS cho sinh viên?” Kết quả khảo sát cho thấy: đa số giảng viên và sinh viên nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục KNS cho sinh viên. Về phía giảng viên, ( X = 4,36), tỉ lệ “Rất quan trọng” chiếm 38%, “Quan trọng” chiếm 60% và “Bình thường” chiếm 2%. Về phía sinh viên, ( X = 4,63), tỉ lệ “Rất quan trọng” chiếm 68,3%, “Quan trọng” chiếm 26,7% và “Bình thường” chiếm 5%. Số liệu khảo sát cũng cho thấy, giảng viên và sinh viên đánh giá mức độ quan trọng khác nhau ở từng KNS cụ thể: sinh viên cho rằng giáo dục“KN tự nhận thức” ( X = 4.36), “KN giải quyết vấn đề - ra quyết định” ( X = 4.31), “KN tư duy sáng tạo” và “KN giao tiếp” ( X = 4.30) là “Rất quan trọng”. Các kỹ năng như: kỹ năng xác định giá trị ( X = 4.02), kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ ( X =4.03), kỹ năng kiên định ( X =4.11), kỹ năng kiểm soát cảm xúc ( X = 4.13), không nhận được nhiều sự lựa chọn. Với số đông giảng viên và sinh viên đánh giá cao tầm quan trọng của giáo dục KNS cho sinh viên là một dấu hiệu tích cực, bởi nếu giảng viên, sinh viên có đươc nhận thức đúng đắn sẽ là cơ sở để hình thành thái độ và hành vi đối với giáo dục KNS cho sinh viên. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một tỉ lệ giảng viên (2%) và sinh viên (5%) đánh giá tầm quan trọng của giáo dục KNS cho sinh viên ở mức độ bình thường. Điều này cho thấy, cần thiết phải có một sự thay đổi về mặt nhận thức, làm cơ sở hình thành thái độ và rèn luyện hành vi tích cực tham gia vào quá trình giáo dục cũng như tự rèn luyện để hình thành hệ thống KNS cho bản thân sinh viên. Bảng 1. Nhận thức của GV và SV về tầm quan trọng của giáo dục KNS cho sinh viên Mức Không Ít quan Bình Quan trọng Rất quan X SD độ quan trọng thường trọng trọng N % N % N % N % N % Đối tượng Sinh 9 5.0 48 26.7 123 68.3 4.63 0.578 viên Giảng 1 2.0 30 60.0 19 38.0 4.36 0.525 viên Ghi chú: X : giá trị trung bình SD: độ lệch chuẩn 1≤ X ≤5 277
  4. VŨ THỊ NINH 2.2.2. Mức độ thực hiện các nội dung giáo dục trong hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên Chúng tôi tập trung khảo sát mức độ thực hiện nội dung giáo dục KNS cho sinh viên ở trường ĐHSP, ĐH Huế, kết quả khảo sát thu được thể hiện qua bảng 2. Từ kết quả bảng 2 có thể thấy rằng, giảng viên trường ĐHSP, thường chú trọng các nội dung“Kỹ năng ứng phó với căng thẳng” ( X = 3.92), “Kỹ năng sống an toàn, lành mạnh” ( X = 3.90), “Kỹ năng thuyết phục và gây ảnh hưởng” ( X = 3.70) và “Kỹ năng tự nhận thức” ( X = 3.68). Bảng 2. Nội dung giáo dục và mức độ thực hiện các nội dung giáo dục KNS Giảng viên Sinh viên Mức độ Hiệu quả Mức độ Hiệu quả STT Nội dung thường xuyên giáo dục thường xuyên giáo dục X SD X SD X SD X SD KN xác định 1 3.34 0.626 2.82 0.629 2.61 0.802 2.59 0.782 giá trị KN kiểm soát 2 3.36 0.525 3.02 0.589 2.69 0.880 2.69 0.764 cảm xúc KN thể hiện sự 3 3.64 0.525 3.54 0.542 3.01 0.791 2.87 0.740 tự tin KN tự nhận 4 3.68 0.513 3.24 0.625 2.88 0.830 2.83 0.689 thức KN ứng phó 5 3.92 0.340 3.30 0.580 2.72 0.886 2.66 0.854 với căng thẳng 6 KN kiên định 3.20 0.606 2.74 0.527 2.79 0.872 2.63 0.838 7 KN giao tiếp 3.54 0.579 3.04 0.638 3.10 0.704 2.97 0.724 8 KN hợp tác 3.62 0.530 3.10 0.544 3.03 0.716 2.98 0.724 9 KN giải quyết 3.46 0.579 3.04 0.669 2.98 0.805 2.79 0.824 mâu thuẫn 10 KN cảm thông 3.36 0.485 2.96 0.570 2.80 0.881 2.87 0.821 11 KN tìm kiếm 3.46 0.503 3.12 0.627 2.84 0.904 2.73 0.864 sự hỗ trợ 12 KN sống an toàn lành 3.90 0.303 3.56 0.501 2.92 0.881 2.91 0.800 mạnh 13 KN thuyết phục và gây 3.70 0.544 3.30 0.678 2.80 0.848 2.76 0.821 ảnh hưởng 14 KN tìm kiếm việc làm và chinh phục 3.46 0.503 2.90 0.647 2.83 0.802 2.64 0.863 nhà tuyển dụng 278
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 15 KN tư duy 3.62 0.490 3.08 0.566 2.93 0.740 2.89 0.759 sáng tạo 16 KN tư duy tích 3.56 0.501 2.94 0.470 3.08 0.811 2.86 0.831 cực 17 KN quản lý 3.44 0.541 3.10 0.678 2.94 0.771 2.88 0.814 thời gian 18 KN xác định 3.48 0.505 3.08 0.566 2.95 0.800 2.86 0.792 mục tiêu 19 KN giải quyết vấn đề- ra 3.24 0.555 3.02 0.622 2.83 0.761 2.87 0.772 quyết định 20 KN tìm kiếm, 3.18 0.629 2.80 0.495 2.87 0.784 2.79 0.803 xử lý thông tin 21 KN đảm nhiệm trách 2.96 0.638 3.04 0.605 2.94 0.847 2.74 0.860 nhiệm Ghi chú: 1 ≤ X ≤ 5 Đối với sinh viên, 5 nội dung giáo dục được chú trọng thực hiện nhất là: “Kỹ năng giao tiếp” xếp thứ 1, “Kỹ năng tư duy tích cực” xếp thứ 2, “Kỹ năng hợp tác” xếp thứ 3, “Kỹ năng thể hiện sự tự tin” xếp thứ 4 và “Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn” xếp thứ 5. Bên cạnh đó, các nội dung KNS như: “KN xác định giá trị” ( X = 2.61), “KN kiểm soát cảm xúc” ( X = 2.69), “KN ứng phó với căng thẳng” ( X = 2.72), chưa được chú trọng giáo dục cao. Có kết quả trên có thể lý giải rằng, sinh viên của trường ĐHSP với chuyên ngành chính là giảng dạy tại các trường học đã ý thức được các nội dung KNS sống này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy sau này. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng học tập của sinh viên, chất lượng đào tạo của nhà trường. 2.2.3. Mức độ thực hiện và tính hiệu quả của phương pháp giáo dục KNS cho sinh viên Bảng 3. Mức độ thực hiện và hiệu quả sử dụng các phương pháp giáo dục KNS STT Phương pháp Giảng viên Sinh viên Mức độ Hiệu quả Mức độ Hiệu quả thường xuyên sử dụng thường xuyên sử dụng X SD X SD X SD X SD 1 Phương pháp thuyết trình 3.88 0.328 2.98 0.553 3.15 0.683 2.89 0.713 (giải, kể chuyện) 2 Phương pháp đàm thoại (hỏi 3.58 0.499 3.14 0.670 3.14 0.678 3.01 0.693 đáp, trao đổi) 3 Phương pháp 3.48 0.505 3.22 0.648 2.98 0.769 2.98 0.744 trực quan (sử 279
  6. VŨ THỊ NINH dụng phương tiện trực quan) 4 Phương pháp thực hành 3.60 0.495 3.48 0.707 3.02 0.717 3.14 0.667 (luyện tập, rèn luyện) 5 Phương pháp làm việc nhóm (thảo luận 3.62 0.490 3.28 0.671 3.06 0.641 2.99 0.664 nhóm, hợp tác nhóm) 6 Phương pháp giải quyết vấn đề (động não, 3.28 0.573 2.68 0.844 3.13 0.755 2.94 0.756 xử lý tình huống) 7 Phương pháp 3.08 0.528 2.50 0.580 2.69 0.792 2.72 0.772 đóng vai 8 Phương pháp 2.74 0.694 2.14 0.700 2.64 0.782 2.61 0.750 trò chuyện 9 Phương pháp 2.30 0.544 2.08 0.778 2.21 0.846 2.24 0.856 dự án Ghi chú: 1 ≤ X ≤ 5 Giảng viên trường ĐHSP thường áp dụng “Phương pháp thuyết trình” ( X = 3.88), “Phương pháp làm việc nhóm” ( X = 3.62), “Phương pháp thực hành” ( X = 3.60). trong quá trình giáo dục KNS cho sinh viên. “Phương pháp làm việc nhóm”, “Phương pháp thực hành” phát huy hiệu quả cao với giá trị trung bình X = 3.48 và X = 3.28. Tuy nhiên, hiệu quả của “Phương pháp thuyết trình” trong giáo dục KNS còn ở mức thấp X =2.98. Về phía sinh viên,“Phương pháp thuyết trình”, “Phương pháp đàm thoại”, “Phương pháp giải quyết vấn đề” là các phương pháp được nhận định là thường xuyên sử dụng, có giá trị trung bình giảm dần với X = 3.15, X = 3.14, X = 3.13. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng mà các phương pháp đem lại không đồng nhất với mức độ thường xuyên. Các phương pháp đem lại hiệu quả sử dụng cao là: “Phương pháp thực hành” ( X = 3.01), “Phương pháp làm việc nhóm” ( X = 2.99), “Phương pháp đàm thoại” ( X = 2.98). Do vậy, cần chú ý đến sự cân bằng giữa mức độ thường xuyên và hiệu quả sử dụng của các phương pháp giáo dục KNS để đạt chất lượng cao. 280
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 2.2.4. Mức độ thực hiện các hình thức giáo dục kỹ năng sống Giáo dục KNS có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau. Nó có thể diễn ra trong giờ học hoặc ngoài giờ lên lớp. Trên cơ sở thực tế, chúng tôi tập trung đánh giá 8 hình thức giáo dục KNS và kết quả được thể hiện ở bảng 4. Số liệu thống kê ở bảng 4 cho thấy rằng, giảng viên thường xuyên sử dụng các hình thức “Giảng dạy như môn học độc lập”( X = 3.92), “Tích hợp, lồng ghép vào tiết dạy”( X = 3.84), “Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”( X = 3.76). Đối với sinh viên, các hình thức “Thông qua hình thức nghiêp vụ sư phạm”( X = 2.96),“Tích hợp, lồng ghép vào tiết dạy” ( X = 2.93), “Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”( X = 2.91) được sử dụng khá thường xuyên. Đồng thời các hình thức này có hiệu quả sử dụng khá cao trong giáo dục KNS với giá trị trung bình lần lượt là X = 3.04, X = 2.87, X = 2.92. Có kết quả này là do đặc điểm chuyên ngành đào tạo của trường ĐHSP và do chính môi trường ĐHSP. Với các môn học hỗ trợ và chuyên ngành khác nhau, thầy cô luôn tạo điều kiện để sinh viên có thể học tập, rèn luyện kỹ năng sống thông qua các tiết học. Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể với các quy mô khác nhau cùng việc tổ chức Hội thi Nghiệp vụ sư phạm định kỳ đã giúp tạo ra các sân chơi bổ ích cho sinh viên. Kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng các hình thức như “Thông qua hoạt động trải nghiệm”, “Thông qua tham vấn, tư vấn”, “Giảng dạy như môn học độc lập”, “Hiếm khi” chiếm tỉ lệ cao. Điều này chứng tỏ ở trường ĐHSP, hình thức này chưa được đẩy mạnh. Nguyên nhân là ở trường, các khoa có khá nhiều hình thức trao đổi, học tập, thông tin khác diễn ra khá hiệu quả. Chính vì vậy, các hình thức này không được sử dụng thường xuyên. Bảng 4. Mức độ thực hiện và hiệu quả sử dụng các hình thức giáo dục KNS STT Hình thức Giảng viên Sinh viên Mức độ Hiệu quả Mức độ Hiệu quả thường xuyên sử dụng thường xuyên sử dụng X SD X SD X SD X SD 1 Giảng dạy như môn học độc 3.92 0.274 3.36 0.631 2.46 0.893 2.58 0.769 lập 2 Tích hợp, lồng ghép vào tiết 3.86 0.405 2.72 0.784 2.93 0.767 2.87 0.777 dạy 3 Thông qua hình thức thi 3.28 0.640 3.48 0.580 2.96 0.720 3.04 0.700 nghiệp vụ sư phạm 281
  8. VŨ THỊ NINH 4 Thông qua hoạt động giáo 3.74 0.487 3.40 0.700 2.91 0.767 2.92 0.801 dục ngoài giờ lên lớp 5 Thông qua hoạt động trải 3.66 0.479 3.42 0.673 2.61 0.845 2.67 0.755 nghiệm 6 Lồng ghép vào trong tiết sinh 2.88 0.872 2.34 0.717 2.73 0.809 2.65 0.855 hoạt hàng tuần của GVHD 7 Tổ chức các chuyên đề giáo 2.76 0.687 2.50 0.789 2.73 0.700 2.64 0.803 dục KNS cho sinh viên 8 GD KNS thông qua tư 2.54 0.762 2.40 0.857 2.62 0.834 2.53 0.874 vấn, tham vấn Ghi chú: 1 ≤ X ≤ 5 2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNS cho sinh viên Quá trình giáo dục kỹ năng sống có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố ảnh hưởng. Sau khi xem xét tất cả các yếu tố, chúng tôi phân thành yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Về phía giảng viên, các yếu tố “Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường”, “Đặc điểm tâm- sinh lý của sinh viên”, “Thiếu sự chỉ đạo thống nhất về nội dung, chương trình, kế hoạch” và “Thái độ, nhận thức, năng lực của giảng viên” có ảnh hưởng lớn đến giáo dục KNS, có giá trị trung bình giảm dần với X = 4,96, X = 4.90, X = 4.86, X = 4.84. Về phía sinh viên, các yếu tố “Đặc điểm tâm- sinh lý của sinh viên”, “Thái độ, nhận thức, năng lực của giảng viên”, “Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường” và “Việc kiểm tra, đánh giá về kỹ năng sống của sinh viên chưa tốt, chưa chặt chẽ” có ảnh hưởng lớn đến giáo dục KNS, có giá trị trung bình giảm dần với X = 4,01, X = 3.98, X = 3.81, X = 3.78. Từ đây, chúng ta nhận thấy rằng việc chú trọng đến sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường là rất quan trọng. Điều này góp phần tạo môi trường lành mạnh, sinh viên có nhiều cơ hội để giáo dục KNS. Đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình giáo dục KNS. Bởi hiểu được đặc điểm của sinh viên, chúng ta sẽ định hướng được các nội dung, phương pháp, hình thức phù hợp để đạt hiệu quả giáo dục cao. Bên cạnh đó, nhận thức, trình độ, năng lực của giảng viên cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giáo dục nói chung và giáo dục KNS nói riêng. Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên sẽ định hướng được bản thân sẽ làm gì và 282
  9. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 làm như thế nào để giáo dục KNS đạt hiệu quả cao. Với đội ngũ giảng viên có năng lực và trình độ cao như trường ĐHSP thì đây thực sự là điều hết sức thuận lợi cho sinh viên trong quá trình giáo dục KNS. 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 3.1. Kết luận Đại đa số giảng viên và sinh viên trường ĐHSP, ĐH Huế đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục KNS, điều này được biểu hiện hết sức tích cực qua quá trình giảng dạy của giảng viên và quá trình học tập của sinh viên. Bên cạnh đó, việc giáo dục KNS ngày càng được các giảng viên sử dụng thường xuyên với nhiều phương pháp, hình thức khác nhau cả trong và ngoài giờ lên lớp, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục cho người học. Tuy nhiên, một bộ phận giảng viên, sinh viên còn chưa hiểu được tầm quan trọng của giáo dục KNS và đa số sinh viên vẫn chưa biết cách giáo dục KNS như thế nào cho đạt hiệu quả. 3.2. Đề xuất Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho sinh viên: Tăng cường các môn học KNS, trong đó có sự kết hợp logic giữa các kỹ năng, chú trọng các kỹ năng phù hợp với chuyên ngành. Phát huy vai trò chủ đạo của sinh viên và nâng cao năng lực, trình độ của giảng viên trong việc giáo dục KNS. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các cơ quan, tổ chức trong tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho sinh viên. Tăng cường sử dụng phương pháp thực hành, đàm thoại, làm việc nhóm kết hợp cùng các hình thức như: Thi nghiệp vụ sư phạm, hoạt động ngoài giờ lên lớp, tích hợp, lồng ghép vào tiết dạy để giáo dục KNS cho sinh viên đạt hiệu quả cao… TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thanh Bình (2008), Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống, Bộ Giáo dục và Đào tạo trường ĐHSP Hà Nội. [2] Nguyễn Thanh Bình (2013), Sử dụng một số hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, đề tài NCKH mã số: SPHN- 12-230 VNCSP, Trường ĐHSP Hà Nội. [3] Huỳnh Lâm Anh Chương (2015), Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý giáo dục, Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh. [4] Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa (2012), Giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống, tài liệu tập huấn cán bộ quản lý và giáo viên Trung tâm giáo dục hướng nghiệp thường xuyên, Vụ giáo dục thường xuyên, Hà Nội. VŨ THỊ NINH, ĐT: 0978772530, Email: vuthininh1704@gmail.com SV lớp TLGD 4, khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 283
nguon tai.lieu . vn