Xem mẫu

  1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 643 THỰC TRÄNG THỰC THI CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHÔ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÂI PHÒNG ThS. Nguyễn Thị Hường Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt: Hải Phòng hiện hơn 40 nghìn doanh nghiệp, trong đó đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực tư nhân. UBND thành phố chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện một số nhiệm vụ, cơ chế, chinh sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ; tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra phối hợp của cấp ủy đảng, nâng cao vai trò của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã có một số bất cập, hạn chế. Từ khóa: doanh nghiệp nhỏ và vừa CURRENT SITUATION OF IMPLEMENTATION OF THE MECHANISM AND POLICY FOR DEVELOPING SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN HAI PHONG CITY Abstract: Hai Phong currently has approximately 20 thousand enterprises, most of which are small and medium enterprises in the private sector. The City People's Committee directs Departments, branches, localities and units to carry out a number of tasks, mechanisms and policies for developing small and medium-sized enterprises; creating a favorable investment and business environment for SME development; assisting small and medium-sized enterprises in innovating, modernizing technologies and developing human resources, raising labor productivity; strengthen leadership, direction, inspection coordination of party committees, improve the role of party grassroots organizations in businesses. However, in the process of implementing mechanisms and policies for developing small and medium-sized enterprises in Hai Phong city, there were some shortcomings and limitations. Keywords: small and medium enterprises I. ĐẶT VÇN ĐỀ Đảng ta đã khẳng định vai trò quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng chủ yếu trong thành phần kinh tế tư nhân. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế tư
  2. 644 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP nhân, Nhà nước đã thể chế hóa, ban hành các luật liên quan để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đã từng bước đi vào cuộc sống. Việc thực thi chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của các bộ, ngành giúp cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa nỗ lực vượt khó khăn để phát triển bền vững. Ngày 12/6/2017, Quốc hội ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018, có thể nói đây là đòn bảy hết sức quan trọng nhằm củng cố, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng . Trong đề tài, tác giả đánh giá tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Phòng, thực trạng thực thi cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vửa ở Hải Phòng, để từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm tạo ra một môi trường pháp lý, chính sách thuận lợi giúp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói chung hay ở Hải Phòng nói riêng phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Khái quát chung doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Hải Phòng 1.1. Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải phòng năm 2018 – 2019 Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là thành phố lớn thứ 3 Việt Nam, lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội và là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương tại Việt Nam, là đô thị loại I, trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Hải Phòng là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong hai trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Trong những năm gần đây, Hải Phòng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 ước đạt 16,25%, cao nhất từ trước đến nay, gấp 2,4 lần bình quân chung cả nước, phản ánh sự phát triển đột phá của nền kinh tế thành phố. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 25,01%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 8,19 tỷ USD, tăng 25,55%. Vốn đầu tư toàn xã hội 96.435,9 tỷ đồng, tăng 28,08% bằng 117,46% kế hoạch. Sản lượng hàng qua cảng ước đạt 109 triệu tấn, tăng 18,43% bằng 101,88% kế hoạch. Thu hút khách du lịch tăng đột biến, ước đạt trên 7,79% triệu lượt, tăng 16,18% vượt mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016 – 2020 (mục tiêu đến năm 2020 đạt 7,5 triệu lượt khách). Thu nội địa ước đạt 24.365,6 tỷ đồng, tăng 11,88%
  3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 645 so với cùng kỳ năm 2017 bằng 107% dự toán pháp lệnh Trung ương giao, bằng 98,5% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao [tr1, 7]. 1.2. Đánh giá chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Hải Phòng Giai đoạn 2011-2015, trong khi số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm dần theo từng năm thì số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tạm đóng mã số thuế lại tăng (lũy kế đến hết Quý I/2015, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 29.778, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tạm đóng mã số thuế là 16.518 doanh nghiệp) [tr2, 5]. Trong giai đoạn 2011-2015, doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn trong hoạt động về thị trường đầu ra sản phẩm, năng lực công nghệ-kỹ thuật, trình độ quản lý, năng lực cạnh tranh… Đến nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã từng bước vượt qua, phục hồi, ổn định sản xuất kinh doanh, đóng góp chung vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế toàn Thành phố. Thành ủy, Hội đồng nhân dân Thành phố đã tích cực chỉ đạo điều hành, đưa ra chính sách, chương trình hành động hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thành phố Hải Phòng nhận định trong số các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thì chỉ có chính sách về phát triển nguồn nhân lực là chính sách dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên Thành phố. Các chính sách còn lại là hỗ trợ chung phát triển doanh nghiệp. Nguồn ngân sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ làm công tác phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thiếu, chủ yếu là làm kiêm nhiệm. còn tình trạng doanh nghiệp thờ ơ, không phối hợp hoặc phối hợp chưa thực sự hiệu quả khi tham gia các chương trình, hoạt động hỗ trợ của Thành phố. Do vậy, giai đoạn 2016-2020, Thành phố Hải Phòng xác định mục tiêu đẩy nhanh tốc độ và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, lành mạnh để các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập kinh tế. Trong năm 2018 số doanh nghiệp thành lập mới tăng cả về số lượng và quy mô vốn, có 1.559 chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập mới; 6.006 doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (bao gồm chuyển đổi); 137 doanh nghiệp giải thể và 1.246 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Số lượng hồ sơ đăng ký trực tuyến tiếp tục tăng, cụ thể là hồ sơ đăng ký thành lập mới doanh nghiệp trực tuyến đạt 85,76% so với tổng số hồ sơ đã thực hiện, hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trực tuyến là 67,75% so với tổng số hồ sơ đã thực hiện [9]. Có thể nói, đây là những con số đáng mừng sau giai đoạn khó khăn, nhiều doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, phá sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 2. thực trạng thực thi cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Hải Phòng 2.1. Những kết quả đạt được Ngày 12 tháng 06 năm 2017, Quốc hội ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Ngày 11 tháng 03 năm 2018,
  4. 646 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Chính phủ ban hành Nghị định 39 quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó quy định trách nhiệm của HĐND cấp tỉnh trên cơ sở căn cứ điều kiên thực tế tại địa phương để quyết định một số cơ chế, chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn. Đây là bước đi cụ thể nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách bài bản, rõ ràng và dài hơi hơn. UBND thành phố Hải Phòng cho biết, để triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng và ổn định, thành phố vừa đưa ra kế hoạch hỗ trợ. Theo đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được tiếp cận tín dụng; thuế, kế toán; mặt bằng sản xuất; mở rộng thị trường; thông tin, tư vấn và pháp lý; phát triển nguồn nhân lực; khởi nghiệp sáng tạo; chuyển đổi hộ kinh doanh; tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị… UBND thành phố Hải Phòng giao Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hải Phòng tổ chức thực hiện các chính sách của Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về chính sách tín dụng nhằm tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; tham mưu cho thành phố những giải pháp nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Cục Thuế thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật thuế, các thủ tục hành chính thuế, đặc biệt các chính sách về ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; kịp thời triển khai, hướng dẫn các doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng chính sách thuế khi có sự thay đổi. Sở Tài chính triển khai công tác hướng dẫn chế độ kế toán đơn giản cho doanh nghiệp siêu nhỏ; việc thực hiện các chính sách phí, lệ phí đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng đề án bố trí quỹ đất để hình thành, phát triển các cụm công nghiệp, khu chế biến nông lâm thủy hải sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu cho UBND thành phố thành lập hoặc tham gia thành lập chuỗi phân phối sản phẩm theo hình thức đối tác công tư; khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp và tổ chức đầu tư, kinh doanh khác thành lập các chuỗi phân phối sản phẩm có ít nhất 80% doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia trong chuỗi theo quy định. Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu....Đặc biệt về hỗ trợ nguồn nhân lực, UBND thành phố Hải Phòng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như các khóa đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa [10]. Tổ chức đối thoại, gặp gỡ doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất phôi thép, thép, dệt may, da giày, vận tải hàng hóa… Phối hợp Cục Phát triển doanh
  5. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 647 nghiệp và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm và kết quả đạt được khi áp dụng phương pháp quản lý hiện đại của Nhật Bản” [10]. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng trong các khu, cụm công nghiệp dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo thêm quỹ đất và mặt bằng sạch cho các dự án đầu tư. Lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, xây dựng quy hoạch các khu, cụm công nghệ đến năm 2020 [10]. Tổ chức khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản trị, khởi sự cho doanh nghiệp. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp, tổ chức các hội chợ, phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, hải đảo… Thực hiện một số chương trình cụ thể như Chương trình đổi mới công nghệ Thành phố, Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, Chương trình hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn, Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu…[10]. 2.2. Những hạn chế, bất cập Thời gian qua, công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn được thành phố quan tâm. Chiếm 97% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập trên địa bàn thành phố, đây là lực lượng quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế- xã hội [tr1, 5]. Tuy được quan tâm, tạo điều kiện nhưng phần nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn khó khăn, vướng mắc trong hoạt động, cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ đồng bộ, bài bản và dài hơi hơn. Các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố đạt một số kết quả đáng ghi nhận, có tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, công tác hỗ trợ còn manh mún, rời rạc, dàn trải và không rõ nét, chủ yếu được lồng ghép vào chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nói chung, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế cần hỗ trợ từ phía doanh nghiệp. Cụ thể, tới thời điểm này, thành phố chưa lập được quỹ bảo lãnh tín dụng để phục vụ nhu cầu vay vốn nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh nhưng việc tiếp cận vốn ngân hàng khó khăn là rào cản khó vượt qua nhất; khi đã vượt qua thì gánh nặng lãi suất tiếp tục là nỗi lo. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp mong có được quỹ bảo lãnh tín dụng để có thể vay vốn thuận lợi hơn . Một sự hỗ trợ tài chính khác là quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập theo quyết định 601 ngày 17 tháng 04 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ Kế hoạch- Đầu tư. Ngay sau khi quỹ được hình thành, thành phố chủ động phối hợp với quỹ để giới thiệu, tạo điều kiện các doanh nghiệp tiếp cận. Tuy nhiên, để vay được vốn lãi suất thấp của quỹ phụ thuộc nhiều yếu tố và quy định khá ngặt nghèo. Vì thế, theo Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố, có rất ít doanh nghiệp được vay vốn trực tiếp từ quỹ này.
  6. 648 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Chính sách vườn ươm doanh nghiệp được coi là sẽ có tác động khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp và sáng tạo. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010- 2017, thành phố không thành lập được vườn ươm doanh nghiệp trong lĩnh vực, ngành nào. Riêng Sở Khoa học- Công nghệ chủ trì phối hợp các ngành liên quan thực hiện đề án “Ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ” mới, được nghiệm thu năm 2016, triển khai thực hiện trong năm 2017- 2018 nhưng kết quả hạn chế [tr4, 6]. Còn với doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhìn chung chưa có chính sách cụ thể nào. Theo Sở Kế hoạch - Đầu tư, thời gian qua, mặc dù có nhiều quy định, chính sách của Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng quy định mang tính khuyến khích, mức độ ưu đãi không rõ ràng nên khi triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc, khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Đơn cử như chính sách trợ giúp về mặt bằng sản xuất; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia kế hoạch mua sắm cung ứng dịch vụ công; ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa… nên kết quả hỗ trợ hạn chế. Một số chương trình mới chỉ được thực hiện ở số ít doanh nghiệp nhỏ và vừa do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ, hỗ trợ đổi mới công nghệ nhưng kinh phí hạn hẹp, hoạt động không thường xuyên… 3. Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thành phố Hải Phòng Trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW 10 về “Tiếp tục hoàn thiện môi trường phát triển kinh tế tư nhân", thành phố đặt ra mục tiêu tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân tại Hải Phòng theo hướng lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần đưa kinh tế - xã hội thành phố phát triển nhanh, bền vững, tạo sự phát triển đột phá, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại. Hải Phòng hiện có hơn 40 nghìn doanh nghiệp, trong đó đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực tư nhân. Do vậy, việc cấp thiết hiện nay là thành phố Hải Phòng phải có những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, lành mạnh để các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế tư nhân. Dưới đây, là một số giải pháp cụ thể: Thứ nhất, bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng Thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã đề ra tại các Nghị quyết của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo chuyển biến rõ nét, nhất là các nhóm chỉ tiêu xếp hạng thấp, trong đó tập trung hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Triển khai Nghị quyết của HĐND thành phố về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố. Tiếp tục thực hiện Luật doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội…giảm tối đa
  7. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 649 các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán gây chồng chéo, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp [tr21, 7]. Thứ hai, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực phát triển giáo dục. Nâng cao tỷ lệ và chất lượng lao động qua đào tạo. Tăng cường giáo dục kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, đào tạo nghề đáp ứng các xu thế công nghệ sản xuất mới [tr24, 7]. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng, nhất là trong phát triển nông nghiệp an toàn, nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, công nghệ thông tin, cơ khí, tự động hóa phục vụ phát triển công nghệ hỗ trợ. Thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất; áp dụng hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng; hỗ trợ quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ của địa phương. Thứ ba, bản thân mỗi doanh nghiệp nhỏ và vừa phải nêu cao ý thức vươn lên, phát huy lợi thế, nâng cao sức cạnh tranh của mình Doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển thông qua các kế hoạch, chiến lược, tầm nhìn, sứ mệnh hoạt động cụ thể. Một giải pháp cũng được áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đó là xây dựng tầm nhìn trong sự phát triển của doanh nghiệp mình bằng việc xác định rõ các vấn đề về kinh tế, khách hàng, sự cạnh tranh, định hướng tương lai, triển vọng của doanh nghiệp, tính chuyên môn hóa cao trong tiếp xúc với khách hàng, uy tín, thương hiệu và giá trị cốt lõi mà mỗi doanh nghiệp cung cấp cho thị trường, xã hội... Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần có chiến lược phù hợp trong việc lựa chọn thị trường, phân khúc thị trường để khai thác, kinh doanh. Thứ tư, để khuyến khích đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, rất cần tạo các trung tâm vườn ươm. Vì vậy, trong thời gian tới, thành phố phải thành lập được vườn ươm doanh nghiệp, cần có hệ thống chính sách thúc đẩy thành lập doanh nghiệp mới và khả năng làm chủ doanh nghiệp trong các lĩnh vực này bao gồm tài trợ, nhân sự, thông tin và các dịch vụ hỗ trợ để thành lập doanh nghiệp. Thứ năm, Tiếp tục tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và huy động các nguồn lực hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có giải pháp hỗ trợ tài chính đẩy mạnh việc thành lập và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đẩy mạnh hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. III. KẾT LUẬN Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những lực lượng chủ yếu khu vực kinh tế tư nhân, vì thế muốn phát triển kinh tế tư nhân cần phải có những cơ chế, chính sách phù hợp làm đòn bẩy thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Từ những thực trạng thực
  8. 650 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP thi cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng, thành phố Hải Phòng đã đưa ra một số giải pháp cụ thể theo tinh thần Nghị quyết số10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã khẳng định “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Do vậy, trong thời gian tới thành phố Hải Phòng cần phải tích cực triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đưa ra nhằm hạn chế những bất cập về thực thi cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố; tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, ổn định để các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp ngày càng cao vào sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÂO 1. Luật doanh nghiệp 2014 2. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 3. Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 và Chỉ thị số 26/CT-TTg về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 4. Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân. 5. Tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Phòng giai đoạn 2011-2015, định hướng 2016-2020. 6. Kế hoạch số 230/KH-UBND của UBND thành phố Hải Phòng, ngày 03 tháng 11 năm 2017 về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hải Phòng đến năm 2020. 7. Báo cáo số 311/BC-UBND của UBND thành phố Hải Phòng, ngày 15 tháng 11 năm 2018 về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2018; Mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2019. 8. TS Nguyễn Thị Việt Nga, “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh mới”, Tạp chí tài chính, 2019. 9. https://baomoi.com/so-ke-hoach-va-dau-tu-hai-phong-cai-thien-manh-me-moi-truong-dau-tu- kinh-doanh/c/29199637.epi 10. http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2017-11-16/hai-phong-ho-tro-doanh- nghiep-nho-va-vua-den-nam-2020-50455.aspx
nguon tai.lieu . vn