Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 THỰC TRẠNG THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP CHO TRẺ 5-6 TUỔI KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM MÁY TÍNH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON Ở THÀNH PHỐ HUẾ NGUYỄN THỊ HOÀN* NGUYỄN THỊ NGỌC , TRẦN THỊ OANH*** ** Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: thanhhoanteresa2014@gmail.com ** Email: annabichngoc96@gmail.com *** Email: teresatranthioanh@gmail.com Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra thực trạng thiết kế và nhu cầu xây dựng hệ thống trò chơi học tập (TCHT) cho trẻ 5-6 tuổi (MG) KPKH với sự hỗ trợ của phần mềm máy tính ở một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Huế. Khảo sát thực trạng trên 30 giáo viên cho thấy mặc dù giáo viên nhận thức được sự cần thiết của việc thiết kế loại trò chơi này cho trẻ, họ vẫn chưa thường xuyên thiết kế mà chủ yếu sử dụng từ các nguồn sẵn có do hạn chế ý tưởng và kỹ thuật sử dụng phần mềm máy tính. Bên cạnh đó, hầu hết giáo viên mong muốn có một hệ thống các TCHT cho trẻ KPKH trên phần mềm máy tính (PMMT) để tham khảo và sử dụng một cách dễ dàng và hiệu quả. Từ khóa: Trò chơi học tập, trẻ mẫu giáo, khám phá khoa học, phần mềm máy tính. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đối với trẻ độ tuổi mẫu giáo, “học bằng chơi – chơi mà học” là phương châm xuyên suốt để tổ chức các hoạt động hằng ngày của trẻ ở trường MN mà hoạt động KPKH cũng không ngoại lệ. Các học giả vĩ đại như F. Phroebel, M. Montessori, O. Decroly, E.I Chikhieve, R.I. Giukovxkaia, A.P. Uxova, A.I. Xorokina, Dorothy D.Sullivan, Beth Davey... đều cho rằng trò chơi vừa là phương tiện và là phương pháp giáo dục hiệu quả đối với trẻ em lứa tuổi MN, đặc biệt là trẻ mẫu giáo – giai đoạn mà hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi (dẫn theo Đinh Văn Vang, 2012). Các trò chơi, trong đó có TCHT là một trong những phương tiện giáo dục hiệu quả đối với trẻ. Theo Đinh Văn vang (2012), TCHT là loại trò chơi có luật, thường do người lớn nghĩ ra cho trẻ chơi. Đó là loại trò chơi đòi hỏi trẻ phải thực hiện một quá trình hoạt động trí tuệ để giải quyết nhiệm vụ học tập được đặt ra như nhiệm vụ chơi, qua đó mà trí tuệ của trẻ được phát triển” [7]. Trong hoạt động KPKH ở trường mầm non, các TCHT giúp trẻ thăm dò, tìm hiểu thế giới xung quanh một cách thú vị và hấp dẫn, qua đó hình thành các biểu tượng về các đối tượng trong môi trường, rèn luyện các kỹ năng nhận thức như quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, dự đoán, suy luận, giải quyết vấn đề, đưa ra kết luận và và hình thành thái độ hành vi phù hợp đối với con người và môi trường. Các nghiên cứu của Belinda Gimbert, Dean Cristol (2004), I Chen Hsu (2007), Sameerchand Pudaruth và Bibi Rushda Bahadoor (2011), Karl F. Wheatley (2003), Rita Brito (2010), Tamer Kutluca (2011), Anjali Khirwadkar (2007) cũng như ấn phẩm “Recognizing the Potential of ICT in Earlychildhood Education” do Unesco IITE xuất bản đã chứng minh tiềm năng và lợi ích của công nghệ thông tin, đặc biệt là các phần mềm máy tính trong giáo dục trẻ mầm non. Ở Việt Nam, kể từ khi Bộ Giáo dục & Đào tạo ký quyết định số 3382/QĐ-BGD&ĐT_GDMN về việc phê duyệt dự án “Ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non” vào ngày 5/7/2006, việc ứng dụng CNTT trong GDMN, đặc biệt là ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế và tổ chức các trò chơi đã và đang được các trường mầm non thực hiện. Những hiệu quả bước đầu cho thấy vấn đề thiết kế TCHT cho trẻ MG 5-6 tuổi KPKH với sự hỗ trợ của phần mềm máy tính là vấn đề cần được quan tâm. 143
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 Điều này cho thấy việc tìm hiểu, đánh giá nhận thức của GV về sự cần thiết của việc thiết kế TCHT cho trẻ 5-6 tuổi KPKH với sự hỗ trợ của phần mềm máy tính, nguồn trò chơi GV thường xuyên sử dụng, quá trình thiết kế và những khó khăn của giáo viên trong quá trình thiết kế cũng như nhu cầu xây dựng hệ thống trò chơi của GV là việc làm cần thiết nhằm định hướng cho việc thiết kế và sử dụng loại trò chơi này một cách hiệu quả trong tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. 2. KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khách thể nghiên cứu Khách thể khảo sát là 30 giáo viên đang phụ trách lớp MG 5-6 tuổi ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Huế, gồm trường MN Phú Cát (8 GV), trường MN Sơn Ca (6 GV), trường MN Hương Lưu (8 GV), trường mầm non Hương Long (8 GV). Các GV được điều tra có tuổi trung bình là 31 (thấp nhất là 25, cao nhất là 45), thâm niên công tác trong ngành cao nhất là 22 năm, trung bình 08 năm, thấp nhất là 1 năm. Đa số các GV đều được đào tạo chuyên ngành Giáo dục mầm non, cụ thể như sau: 14 người có trình độ Đại học (46,7%), 9 người có trình độ Cao đẳng (30%) và 7 người có trình độ Trung cấp (23,3%). 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu trên GV chủ yếu là điều tra bằng bảng hỏi, với 1 bảng hỏi dành cho đối tượng là GVMN. Bảng hỏi được thiết kế gồm 14 câu hỏi câu hỏi đóng với các đáp án cho sẵn biểu hiện ở 5 mức độ, được quy thành điểm từ 1-5. Độ tin cậy của bảng hỏi là đảm bảo với hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,888. Phần mềm SPSS 23.0 đã được sử dụng để xử lý các số liệu thu thập được. Bên cạnh đó, phương pháp quan sát sư phạm được sử dụng để hỗ trợ cho việc khảo sát thực trạng. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc thiết kế trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổi khám phá khoa học với sự hỗ trợ của phần mềm máy tính Kết quả khảo sát nhận thức của GV về mức độ cần thiết của việc thiết kế và sử dụng TCHT cho trẻ MG 5-6 tuổi KPKH được trình bày ở bảng 1 như sau: Bảng 1. Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc thiết kế trò chơi STT MỨC ĐỘ CẦN THIẾT SỐ LƯỢNG TỈ LỆ (%) 1 Hoàn toàn không cần thiết 0 0 2 Không cần thiết lắm 0 0 3 Bình thường 5 16,7 4 Cần thiết 20 66,6 5 Rất cần thiết 5 16,7 Dữ liệu ở bảng 1 cho thấy, có đến 83,3% GV cho rằng việc thiết kế và sử dụng TCHT cho trẻ 5-6 tuổi KPKH dựa vào sự hỗ trợ của PMMT là “cần thiết” và “rất cần thiết”. Bên cạnh đó, có 16,7% GV đánh giá sự cần thiết của việc thiết kế loại trò chơi này ở mức bình thường. Đáng chú ý là không có GV nào cho rằng điều này là không cần thiết. Từ đó, có thể thấy hầu hết tất cả các GV đều ý thức được vai trò và sự cần thiết của việc thiết kế và tổ chức TCHT cho trẻ 5-6 tuổi KPKH với sự hỗ trợ của PMMT đối với sự phát triển của trẻ. Đặc biệt đối với trẻ MG 5-6 tuổi, độ tuổi mà hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo thì việc giáo viên tăng cường thiết kế và tổ chức trò chơi, trong đó có TCHTKPKH là việc làm cần được quan tâm. 144
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 3.2. Thực trạng thiết kế trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổi khám phá khoa học với sự hỗ trợ của phần mềm máy tính 3.2.1. Mục đích thiết kế Việc thiết kế mỗi TCHT cho trẻ MG 5-6 tuổi KPKH với sự hỗ trợ của PMMT nhằm thực hiện các mục đích khác nhau. Nếu nắm xác định các mục đích này một cách rõ ràng và đầy đủ, GV sẽ định hướng tốt hơn cho quá trình thiết kế. Kết quả khảo sát mục đích thiết kế loại trò chơi này của GV thể hiện ở bảng 2 dưới đây: Bảng 2. Mục đích thiết kế trò chơi của giáo viên Stt MỤC ĐÍCH ĐTB ĐLC Củng cố tri thức, mở rộng hiểu biết của trẻ về môi trường xung 1 3,9 0,40 quanh 2 Rèn luyện và phát triển khả năng cảm giác, tri giác cho trẻ 4,1 0,60 3 Rèn luyện và phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định 4,2 0,55 Rèn luyện và phát triển các kĩ năng nhận thức (quan sát, so sánh, 4 4,0 0,77 phân loại, đo lường, suy luận ...) Kích thích hứng thú và phát triển tính ham hiểu biết về môi trường 5 4,2 0,53 xung quanh 6 Giáo dục hành vi, thái độ ứng xử đối với môi trường xung quanh 4,0 0,50 Ghi chú: 1< ĐTB < 5; n = 30 Có thể thấy, hầu hết giáo viên đều hướng tới 6 mục đích được đưa ra ở mức thường xuyên. Điều này chứng tỏ GV đã bám sát các mục đích và nhiệm vụ của hoạt động KPKH để định hướng cho việc thiết kế TCHT cho trẻ MG 5-6 tuổi KPKH. Thực tế khảo sát cũng cho thấy, phần lớn GV có quan tấm đến việc thiết kế loại trò chơi này, cụ thể có đến 33,3% GV được khảo sát cho rằng họ thường xuyên thiết kế, trong khi đó có 66,7% GV thỉnh thoảng thiết kế. Mặc dù vậy, khảo sát các trò chơi do GV thiết kế đã chỉ ra rằng số lượng các trò chơi mà GV thiết kế được là rất hạn chế. Thêm vào đó, việc xác định các mục tiêu cụ thể trong quá trình thiết kế các trò chơi vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ nên dẫn đến chưa có sự phong phú và đa dạng trong cách tiếp cận trò chơi. 3.2.2. Nguyên tắc thiết kế Để thấy được mức độ các GV thực hiện và tuân thủ các nguyên tắc như thế nào trong khi thiết kế TCHT, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và phỏng vấn, kết quả được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 3. Nguyên tắc thiết kế trò chơi của giáo viên STT NGUYÊN TẮC ĐTB ĐLC 1 Đảm bảo mục tiêu giáo dục 4,1 0,60 2 Đảm bảo tính trực quan, thẩm mỹ 4,2 0,50 3 Đảm bảo tính chính xác 4,4 0,67 4 Đảm bảo tính vừa sức 4,2 0,57 5 Đảm bảo tính tích cực hoạt động 4,2 0,57 Ghi chú: 1< ĐTB < 5; n = 30 Hầu hết tất cả các GV rất chú trọng đến các nguyên tắc khi thiết kế TCHT cho trẻ KPKH. Như vậy, thiết kế TCHT trên máy tính cho trẻ KPKH, GV cần xác định mục đích thiết kế một 145
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 cách rõ ràng; cần khai thác các yếu tố âm thanh, hình ảnh, video một cách sinh động để kích thích, hấp dẫn trẻ; bên cạnh đó cần quan tâm đến tính chính xác về nội dung, khả năng nhận thức của trẻ ở độ tuổi này cũng như lưu ý cách thức sử dụng trò chơi để có định hướng đúng đắn. Điều này không những góp phần nâng cao hiệu quả quá trình thiết kế mà có hướng đến hiệu quả sử dụng của các trò chơi được thiết kế. Thực tế quan sát cho thấy, mặc dù hầu hết các GV đã hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ các nguyên tắc trong quá trình thiết kế trò chơi, tính hiệu quả của các trò chơi được GV thiết kế vẫn chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là ý tưởng thiết kế trò chơi và kỹ thuật thiết kế của phần lớn GV vẫn còn khá hạn chế. Một số vấn đề GV gặp phải đó là lựa chọn hình ảnh, video, âm thanh đảm bảo tính đặc trưng của đối tượng và định hướng các hành động tương tác của trẻ trong quá trình chơi. 3.2.3. Các phần mềm giáo viên sử dụng Mức độ sử dụng các phần mềm máy tính của các GVMN khi thiết kế TCHT cho trẻ KPKH được thể hiện qua bảng số liệu sau đây: Bảng 4. Phần mềm giáo viên sử dụng để thiết kế trò chơi STT CÁC PHẦN MỀM ĐTB ĐLC 1 Microsoft Powerpoint 4,3 0,65 2 ActivInspire 2,0 1,41 3 Cool Edit Pro 1,8 0,92 4 Adobe Photoshop 1,9 1,24 5 Camtasia Studio 1,6 0,92 Ghi chú: 1< ĐTB < 5; n = 30 Số liệu của bảng 4 cho thấy, phần mềm Microsoft Powerpoint được đại đa số GV sử dụng trong quá trình thiết kế trò chơi trong khi các phần mềm như ActivInspire, Cooledit Pro, Adobe Photoshop, Camtasia Studio ít được các GV sử dụng. Sở dĩ họ lựa chọn phần mềm Microsoft Powerpoint là vì phần mềm này khá quen thuộc và dễ sử dụng trong khi các phần mềm khác khá xa lạ đối với họ. Bên cạnh đó, Microsoft Powerpoint cũng có những thế mạnh nhất định trong việc khai thác các hiệu ứng, âm thanh, hình ảnh, video để có thể tạo ra các trò chơi sinh động, hấp dẫn. Tuy vậy, điều này cũng chỉ ra rằng GVMN cần cải thiện kỹ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong việc biên tập, xử lí âm thanh, hình ảnh để thực hiện việc thiết kế các TCHT cho trẻ 5-6 tuổi KPKH một cách hiệu quả hơn. 3.2.4. Quy trình thiết kế Để tìm hiểu quy trình thiết kế TCHT cho trẻ 5-6 tuổi KPKH trên phần mềm máy tính của GV, chúng tôi đưa ra 5 bước để GV lựa chọn thứ tự thiết kế. Kết quả thu được như sau: Có 21/30 GV (70%) ý kiến cho biết quy trình thiết kế TCHT cho trẻ theo các bước sau: Xác định mục tiêu trò chơi → Xác định nội dung chơi, nhiệm vụ chơi, hành động chơi → Lựa chọn phần mềm → Xây dựng thư viện dữ liệu (hình ảnh, âm thanh, …) → Thao tác, hoàn chỉnh trò chơi trên phần mềm. Trong khi đó, 9 GV còn lại (30%) ý kiến cho rằng việc thiết kế trò chơi này gồm các bước sau: Lựa chọn phần mềm → Xác định mục tiêu trò chơi → Xác định nội dung chơi, nhiệm vụ chơi, hành động chơi → Xây dựng thư viện dữ liệu (hình ảnh, âm thanh, …) → Thao tác, hoàn chỉnh trò chơi trên phần mềm. Điều này cho thấy, mặc dù hầu hết GV đã thực hiện được các bước cơ bản trong quá trình thiết kế, vẫn chưa có sự thống nhất về mặt quy trình thiết kế giữa các GV. Thực tế cho thấy, GV cần xác định rõ mục tiêu của trò chơi trước khi lựa chọn phần mềm thiết kế bởi lẽ tất cả các 146
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 bước còn lại trong khâu thiết kế đều phải được căn cứ trên mục đích, ý tưởng ban đầu của trò chơi, kể cả việc lựa chọn phần mềm thiết kế cũng không ngoại lệ. 3.2.5. Thuận lợi, khó khăn trong thiết kế trò chơi và nhu cầu xây dựng thư viện trò chơi hoạc tập cho trẻ 5-6 tuổi khám phá khoa học của giáo viên Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết 10 lựa chọn được đưa ra đều được Gv xác định ở mức bình thường và thuận lợi. Theo GV, thuận lời đầu tiên của họ là sự ủng hộ, khích lệ của Ban Giám hiệu, Phòng GD (96,7% thuận lợi và rất thuận lợi). GV cũng cho rằng họ không gặp quá nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm nguồn tài nguyên (phim, ảnh, âm thanh…) hay nắm bắt nội dung KPKH để thiết kế. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc thiết kế loại trò chơi này ở nhà trường cũng đảm bảo. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với GV đó là ý tưởng thiết kế trò chơi và nguồn tài liệu tham khảo về kỹ thuật thiết kế. Mặc dù thể hiện sự hài lòng đối với các TCHT cho trẻ 5-6 tuổi KPKH mà chính bản thân đã thiết kế và sử dụng, hầu hết các GV đều cho rằng cần thiết phải xây dựng thư viện TCHT cho trẻ MG 5-6 tuổi KPKH được thiết kế trên phần mềm máy tính. Họ cho rằng việt xây dựng thư viện TCHT cho trẻ 5-6 tuổi KPKH giúp đa dạng hóa nguồn trò chơi, giáo viên dễ lựa chọn và sử dụng, bổ sung ý tưởng thiết kế cho giáo viên, tiết kiệm thời gian, công sức cho GV trong quá trình sưu tầm, thiết kế và nâng cao hiệu quả sử dụng các trò chơi này trong hoạt động KPKH của trẻ. Trên cơ sở nắm bắt nguyện vọng của GV về việc xây dựng thư viện trò chơi, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của GV về các dạng trò chơi cần tăng cường thiết kế. Kết quả thu được ở bảng 5 dưới đây: Bảng 5. Các dạng trò chơi giáo viên có nhu cầu tăng cường thiết kế Stt DẠNG TRÒ CHƠI ĐTB ĐLC Nhận biết đối tượng (tìm đối tượng không cùng nhóm, tìm vật 1 4,0 0,77 biến mất, tìm đối tượng theo đặc điểm cụ thể) So sánh - ghép đôi (tìm bóng, tìm bộ phận, nơi sống/hoạt 2 4,1 0,45 động...) Sắp xếp thứ tự (theo quy trình, theo kích thước, trật tự không 3 4,3 0,60 gian...) 4 Phân nhóm 4,1 0,75 Bảng 5 cho thấy đại đa số GV cho rằng cần thiết phải thiết kế 4 dạng trò chơi nói trên để bổ sung vào thư viện TCHT trên phần mềm máy tính cho trẻ MG 5-6 tuổi KPKH. Việc thiết kế các trò chơi theo các dạng như trên sẽ giúp GV dễ dàng trong việc lựa chọn và sử dụng trò chơi phù hợp với mục đích sử dụng, các hình thức hoạt động KPKH cũng như phối hợp với các loại trò chơi và hoạt động khác để nâng cao hiệu quả hoạt động. Hơn thế nữa, đây còn lại một kho tư liệu tham khảo cho GV trong việc thiết kế các trò chơi theo hướng đa dạng để phù hợp các nội dung, chủ đề, đề tài KPKH ở trường mầm non. 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, tính khả thi và hiệu quả của việc thiết kế và sử dụng TCHT cho trẻ 5-6 tuổi KPKH trên PMMT đã được chứng minh qua các nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Thực tế cho thấy, hầu hết GV nhận thức được sự cần thiết của việc thiết kế loại trò chơi này nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức cho trẻ KPKH ở trường mầm non. Tuy vậy, trong quá trình thiết kế và sử dụng trò chơi, GV vẫn chưa thực sự khai thác được tiềm năng, lợi thế của loại trò chơi này, dẫn đến các trò chơi vẫn còn hạn chế về số lượng lẫn chất 147
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 lượng. Nguyên nhân chính của thực trạng này là do GV chưa tích luỹ đủ kỹ năng sử dụng phần mềm, hạn chế về mặt ý tưởng thiết kế và không có nhiều thời gian dành cho việc thiết kế. Kết quả nghiên cứu thực trạng cũng chỉ ra rằng, GV có nhu cầu trong việc xây dựng nguồn thư viện TCHT cho trẻ 5-6 tuổi KPKH trên PMMT để tham khảo nhằm thiết kế và lựa chọn cũng như sử dụng một cách dễ dàng và hiệu quả. Điều này cho thấy cách tiếp cận của bài báo có ý nghĩa về cả mặt lí luận và thực tiễn. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cần tập trung đến việc đưa ra các nguyên tắc, quy trình thiết kế cũng như xây dựng một hệ thống trò chơi hấp dẫn, tin cậy để giúp GV phát huy hiệu quả lựa chọn và sử dụng loại trò chơi này trong hoạt động KPKH của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói chung, trẻ mầm non nói riêng. Điều này sẽ khẳng định một lần nữa về tính khả thi và giá trị ứng dụng của đề tài nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016). Chương trình giáo dục mầm non, NXB Giáo dục. [2] Nguyễn Thị Hòa (2012). Phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi học tập, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [3] Nguyễn Thiều Dạ Hương (2014). Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt đọng khám phá môi trường xung quanh, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội. [4] Trần Thị Huyền (2016). Thiết kế trò học tập trên máy tính hướng dẫn trẻ mầm non khám phá thế giới động vật, khóa luận tốt nghiệp. [5] Hoàng Thị Phương (2006). Giáo trình Lý luận và phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [6] Nguyễn Thị Thanh Tâm (2013). Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm củng cố biểu tượng về động vật cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ ở trường mầm non, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP TPHCM. [7] Đinh Văn Vang (2009). Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục. 148
nguon tai.lieu . vn