Xem mẫu

  1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ ĐINH THỊ HOÀNG Khoa Tâm lý - Giáo dục 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Học tập không chỉ đem lại cho người học kinh nghiệm cá nhân mà còn giúp người học lĩnh hội được các tri thức khoa học, đã được loài người thực nghiệm và khái quát hóa thành những chân lý phổ biến. Vì vậy, xã hội càng hiện đại, khoa học càng phát triển thì học tập càng đóng vai trò quyết định trong sự phát triển cá nhân và xã hội. Quá trình học tập của sinh viên ở các trường đại học về bản chất là quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu. Trong quá trình học tập, mỗi sinh viên tự mình chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kỹ năng, phải nắm vững những cơ sở của nghề nghiệp tương lai và có tiềm năng vươn lên thích ứng với những yêu cầu trước mắt và lâu dài do thực tiễn xã hội đặt ra. Muốn vậy, khi tiến hành hoạt động học tập, sinh viên không chỉ phải có năng lực nhận thức thông thường mà cần tiến hành hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở khả năng tư duy độc lập, sáng tạo phát triển ở mức độ cao. Điều đó có nghĩa là, dưới vai trò chủ đạo của thầy, sinh viên không chỉ nhận thức một cách máy móc chân lý có sẵn mà còn đào sâu hoặc mở rộng kiến thức... Ngày nay, quan điểm dạy học “lấy học sinh làm trọng tâm” được đặt ra như một nhu cầu cấp thiết, hoạt động học đề cao nhu cầu chủ động, tích cực, tự giác của người học. Người học cần phải có phương pháp học tập phù hợp nhằm thực hiện nhiệm vụ, mục đích học tập đề ra. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một bộ phận không nhỏ sinh viên đang thực sự gặp khó khăn khi lựa chọn phương pháp học tập. Những khó khăn này có thể là do sinh viên đứng trước quá nhiều sự lựa chọn về phương pháp học tập, hoặc sinh viên chưa tự mình xác định được phương pháp nào là phù hợp với chính bản thân mình. Vì vậy, làm như thế nào để tìm ra phương pháp học tập có hiệu quả theo phương thức đào tạo tín chỉ đang là băn khoăn của không ít sinh viên hiện nay. Vậy làm thế nào để có phương pháp học tập tốt cho sinh viên nói chung và sinh viên khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế nói riêng nhằm mang lại hiệu quả học tập cao. Đặc biệt, sinh viên Khoa Tâm lý - Giáo dục với đặc trưng các môn học nhiều tri thức lý thuyết mang tính chất trừu tượng, sinh viên luôn mong muốn có được phương pháp học tập khoa học, khắc phục được những hạn chế của lối học vẹt, học thuộc, giảm áp lực học tập, tăng tính hứng thú và phát huy tính tích cực trong nhận thức. Xuất phát từ các lý do do trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu thực trạng sử dụng phương pháp học tập của sinh viên khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. Trong bài viết này, tôi trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng sử dụng phương pháp học tập của các em, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014 Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 295-301
  2. 296 ĐINH THỊ HOÀNG sinh viên. Nghiên cứu được thực hiện trên 55 sinh viên khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, ĐH Huế. Phương pháp chủ đạo là sử dụng phiếu điều tra, được xây dựng trên cơ sở các tài liệu có liên quan. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của phương pháp học tập Phương pháp học tập có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình học tập. Khi học tập có phương pháp giúp sinh viên lĩnh hội được tri thức, kinh nghiệm một cách khoa học góp phần hoàn thiện cho vốn tri thức của mình, đồng thời trau dồi thêm nhưng kỹ năng nghề nghiệp cho bản thân. Để có được kết quả học tập tốt thì trước hết bản thân mỗi sinh viên phải nhận thức đúng đắn về phương pháp học tập của mình và việc học tập có phương pháp khoa học, phù hợp sẽ quyết định đến kết quả học tập của sinh viên. Nhìn chung, sinh viên đã đánh giá cao tầm quan trọng của việc có phương pháp học tập phù hợp, có 50,9% ý kiến cho rằng phương pháp học tập phù hợp là rất quan trọng, 29,1% ý kiến sinh viên cho rằng phương pháp học tập phù hợp là quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa có sự nhận thức đúng đắn khi cho rằng việc học tập có phương pháp phù hợp ở mức độ bình thường (20%). Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát thêm nhận thức về cách thức thực hiện phương pháp học tập của sinh viên. Theo sinh viên, để phương pháp học tập phát huy được hiệu quả, cần phải tiến hành thực hiện phương pháp một cách khoa học. Tuy nhiên khi tiến hành khảo sát thực tế chúng tôi nhìn nhận, đối với sinh viên khoa Tâm lý - Giáo dục vẫn còn một bộ phận sinh viên đang thực sự gặp khó khăn khi lựa chọn và thực hiện phương pháp học tập. Những khó khăn này có thể là do sinh viên đứng trước quá nhiều sự lựa chọn về phương pháp học tập, hoặc sinh viên chưa tự mình xác định được phương pháp nào là phù hợp với chính bản thân mình. 2.2. Mức độ sử dụng các phương pháp học tập của sinh viên Qua khảo sát thực tế cho thấy, mức độ sử dụng các phương pháp học tập của sinh viên khoa Tâm lý - Giáo dục có sự khác nhau giữa các sinh viên, và ở mỗi sinh viên có mức độ sử dụng các phương pháp học tập cũng khác nhau. Điều này cũng dễ hiểu bởi đặc điểm của sinh viên khoa Tâm lý - Giáo dục là thiên về khối xã hội, cách học của các em rất khác so với các khối tự nhiên. Các em phải giải quyết các bài tập lý thuyết có khả năng vận dụng vào thực tiễn cao, nên sinh viên thường lựa chọn phương pháp làm việc nhóm để có thể đưa ra những phương án hợp lý và có hiệu quả, điều này được chứng tỏ qua 72,9% sinh viên cho rằng rất thường xuyên sử dụng phương pháp học tập theo nhóm. Cũng giống với sinh viên các khoa khác, sinh viên khoa Tâm lý - Giáo dục rất thường xuyên luyện tập, ôn tập để cũng cố lại kiến thức cũng như vận dụng chúng vào các tình huống, trường hợp cụ thể nhằm hiểu bài sâu sắc hơn, nhớ lâu hơn. Tuy nhiên, ở phương pháp sắp xếp khái niệm sinh viên khoa Tâm lý - Giáo dục chỉ sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng (45,5%), trong khi đó việc học đòi hỏi sự xâu chuỗi các kiến thức với nhau để làm sáng tỏ vấn đề và giúp sinh viên hiểu rõ bản chất của vấn đề hơn.
  3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÚA SINH VIÊN... 297 Như vậy tùy vào điều kiện và trình độ riêng của mỗi sinh viên mà khả năng sử dụng các phương pháp học tập của các em cũng khác nhau. 2.3. Mức độ thành thạo và hiệu quả sử dụng các phương pháp học tập Ở cấp phổ thông, một số học sinh đã được tiếp thu và đã từng sử dụng một vài phương pháp học tập mới, tuy nhiên rất nhiều em chưa từng được tiếp cận về các phương pháp đó. Như vậy, mức độ thành thạo các phương pháp học tập của các sinh viên là khá chênh lệch nhau, đặc biệt là đối với sinh viên năm nhất. Khi tiến hành điều tra, tôi nhận thấy rằng khả năng thành thạo các phương pháp học tập cũng có mối tương quan với hiệu quả sử dụng phương pháp học tập. Có nghĩa, khi sinh viên đã biết sử dụng thành thạo phương pháp học tập thì hiệu quả của phương pháp mang lại sẽ tốt hơn những phương pháp mà sinh viên chưa thành thạo hoặc không thành thạo. Bảng 1. Các phương pháp và mức độ thành thạo, tính hiệu quả của các phương pháp học tập Mức độ thành thạo (%) Hiệu quả sử dụng (%) Phương pháp 1 2 3 4 5 a b C d 1. Nhóm PP thu thập thông tin Đọc sách, nghiên cứu 65.5 18 7.3 9.1 0 52 30 18 0 tài liệu Nghe giảng, thông hiểu 23 30 17 30 0 32 52 16 0 và ghi chép ở lớp Sử dụng nhiều kênh 14.3 32.7 25.5 27.3 0 22 48 30 thông tin: Internet, giáo Quan sát thực tế 27 38.2 29.1 5.5 0 25 28 42 05 2. Nhóm PP xử lí thông tin Tiếp cận hệ thống 20 11 40 29 0 0 63 32 05 Đặt câu hỏi, diễn đạt ý 14.3 16.4 41.3 5.5 0 16 42 42 0 kiến Lập sơ đồ, mô hình 21.3 30.9 41.3 5.5 0 05 48 47 0 Viết đoạn văn 11 41.3 18 29 0 10 35 52 03 Sắp xếp khái niệm 12.7 5.5 38.2 43.6 0 06 47 44 03 Viết tóm tắt từ các bảng 12.8 47.3 40 12.8 0 17 40 43 0 ghi chép (từ khóa) Luyện tập, ôn tập, làm 18 21,3 32 28 0 04 48 32 24 bài tập thực hành 3. PP nghiên cứu khoa 16.4 41.3 36.4 5.5 0 0 56 37 07 học: bài tập nghiên cứu, khóa luận, luận văn tốt nghiệp 4. PP học tập theo 7.3 9.1 18 65.5 0 49 07 37 07 nhóm 5. PP học tập độc lập 29 41.3 11 18 32 08 22 38 6. PP tự kiểm tra, tự 14.3 21.3 32.7 30.9 0 22 44 17 17 đánh giá
  4. 298 ĐINH THỊ HOÀNG Cụ thể, qua điều tra tôi nhận thấy rằng sinh viên khoa Tâm lý - Giáo dục có khả năng rất thành thạo với phương pháp đọc sách, nghiên cứu tài liệu (65,5% rất thành thạo) với phương pháp này, hiệu quả mang lại rất cao. Như vậy, khi các em rất thành thạo với phương pháp đọc sách nghiên cứu tài liệu cũng đồng nghĩa với việc các em đã biết cách làm sao cho việc học tập của mình đạt hiệu quả nhất. Đứng thứ hai là khả năng rất thành thạo khi sử dụng phương pháp học tập độc lập (tự học) (chiếm 29%). Điều này phù hợp với thực tiễn cuộc sống, để có thể đi đến thành công mỗi con người cần phải tự mình vận động để tích lũy cho mình các kinh nghiệm cần thiết. Hiệu quả phương pháp này mang lại cũng không kém phần quan trọng. Từ việc tự học, sinh viên đã phát huy khả năng năng động, sáng tạo, tự giác của bản thân, giúp bản thân tự tích lũy kinh nghiệm cho bản thân mình. Tuy nhiên, qua điều tra tôi thấy khả năng thành thạo khi sử dụng phương pháp viết đoạn văn của sinh viên là rất thấp (11%) điều này cho thấy sinh viên khoa Tâm lý - Giáo dục rất ít khi luyện tập diễn đạt ý kiến của mình thành đoạn văn, từ đó mà hiệu quả khi sử dụng phương pháp này cũng rất thấp (10%). Theo kết quả điều tra cho thấy phương pháp học tập đem lại hiệu quả cho sinh viên được sinh viên đánh giá cao là các phương pháp: Phương pháp đọc sách, nghiên cứu tài liệu 52%. Môi trường học tập ở trường Đại học, hơn nữa với phương thức đào tạo theo thể chế tín chỉ hiện này yêu cầu ở sinh viên tính chủ động cao, SV là người lựa chọn và tự quyết định quá trình học tập của mình. Và để có thể đạt được những lợi thế đó thì đòi hỏi ở khả năng đọc sách, tài liệu tham khảo thật nhiều để bổ sung thêm nguồn kiến thức cho mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường Đại học. Có 49% ý kiến cho rằng cần phải thảo luận và làm việc nhóm. Học theo nhóm là mô hình học tập, làm việc theo rất hiệu quả và phù hợp với chương trình học hiện nay. Mỗi sinh viên sẽ khó lòng tiếp tục duy trì kiểu học thụ động. Khi làm việc theo nhóm, ý thức tự giác và sự nỗ lực của các thành viên đóng vai trò quyết định 32% ý kiến sinh viên cho rằng phương pháp nghe giảng, ghi chép tích cực trên lớp; 32% ý kiến sinh viên cho rằng nên làm việc độc lập. Ngoài nguồn kiến thức người học thu nhận được từ giáo viên qua phương pháp nghe giảng, ghi chép tích cực trên lớp thì nhu cầu về kiến thức của người học là vô tận và rất đa dạng, trong khi nội dung chương trình học là hữu hạn. Vì vậy, để thỏa mãn nhu cầu học đa dạng và phong phú đó, người học không chỉ học trên lớp, học từ người dạy mà còn tự học, tự làm việc độc lập, học từ nhiều kênh thông tin khác nhau Phương pháp SV lựa chọn ít nhất là phương pháp học theo sơ đồ hóa (0.5%). Có thể nói phương pháp sơ đồ hóa là một phương pháp rất quan trọng và khá cần thiết trong quá trình học tập của sinh viên, góp phần giúp sinh viên hệ thống hoá kiến thức một cách khái quát, khoa học nhất, dễ học, dễ nhớ hơn… Thế nhưng mức độ sử dụng phương pháp này chưa nhiều và mức độ hiệu quả chưa cao. Phương pháp làm thí nghiệm, thực nghiệm cũng được sinh viên lựa chọn rất ít (0.4%), điều này cho thấy rằng, do đặc điểm
  5. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÚA SINH VIÊN... 299 của khoa Tâm lý - Giáo dục nên các bạn ít sử dụng phương pháp này hơn các phương pháp khác: nghe giảng, thông hiểu, ghi chép; đọc sách và nghiên cứu tài liệu. Như vậy, kết quả khảo sát vấn đề nêu trên đã cho chúng tôi thấy rằng ở mỗi sinh viên đều có phương pháp học tập riêng phù hợp với bản thân và hơn nữa là phù hợp yêu cầu học tập cụ thể, nội dung bài học thì mới mang lại hiệu quả học tập cao. 2.5. Những thuận lợi và khó khăn của sinh viên trong quá trình thực hiện phương pháp học tập Chúng tôi tiến hành khảo sát về những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện các phương pháp học tập của sinh viên. Sinh viên đã nêu ra những thuận lợi và khó khăn thể hiện qua bảng số liệu sau. Những thuận lợi và khó khăn được xếp theo thứ bậc, thứ bậc ở đây được xếp từ bậc cao nhất đến bậc thấp nhất theo chiều giảm dần sự lựa chọn Bảng 2. Những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành các phương pháp học tập của sinh viên TT A. Thuận lợi B. Khó khăn 1 Có sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè Không có thời gian 2 Các kỹ thuật tương đối đơn giản Điều kiện vật chất chưa đảm bảo Tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ Chưa nắm vững kỹ thuật của các phương 3 những người đi trước pháp Đã từng làm quen với các phương Chưa được làm quen với các phương pháp 4 pháp ở trường phổ thông học tập ở đại học Được thầy cô thường xuyên vận dụng 5 trong quá trình giảng dạy Thuận lợi: Nhìn chung sinh viên khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế khi tiến hành các phương pháp học tập đều có sự giúp đỡ của các thầy cô giáo như giới thiệu các kỹ thuật thực hiện, cung cấp tri thức cơ bản khi thực hiện phương pháp… Các khóa đào tạo trước thường truyền đạt lại các kinh nghiệm cơ bản, cần thiết giúp các em tiếp cận nhanh với các phương pháp mới. Một vài sinh viên cũng đã từng làm quen với một vài phương pháp ở cấp phổ thông nên không chỉ tiếp thu nhanh mà còn giúp đỡ bạn bè mình tiến bộ hơn. Nhìn chung các phương pháp học tập ở Đại học cũng tương đối đơn giản, chỉ cần thực hiện vài lần là các bạn sinh viên đã nắm được kỹ thuật. Khó khăn: Một vài ý kiến sinh viên cho rằng, chưa được làm quen với với các phương pháp học tập ở Đại học, chưa nắm vững kỹ thuật của các phương pháp học tập. Rất nhiều sinh viên vừa học vừa làm thêm ngoài giờ nên không có thời gian để thực hiện các phương pháp học tập. Nhiều sinh viên cho rằng điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo nên việc thực hiện các phương pháp học tập còn gặp nhiều khó khăn. 2.6. Đánh giá chung về hiệu quả khi sử dụng phương pháp học tập Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên đánh giá về hiệu quả sử dụng: Hiệu quả cao (54.5%), điều này cũng dễ hiểu vì đặc thù sinh viên của khoa là năng động, sáng tạo nên các phương pháp học tập được các em thích ứng nhanh mang lại hiệu quả trong học tập. Tuy nhiên, có 31% ý kiến sinh viên cho rằng chỉ đạt hiệu quả trung bình khi thực
  6. 300 ĐINH THỊ HOÀNG hiện các phương pháp, điều này chủ yếu là rơi vào sinh viên năm một. Bởi các em vừa rời ghế nhà nhà trường phổ thông, mới bước đầu sử dụng các phương pháp học tập ở đại học nên các em chưa biết cách thực hiện các phương pháp học tập như thế nào cho hiệu quả. Còn 14.5 % ý kiến sinh viên cho rằng rất hiệu quả khi thực hiện phương pháp học tập. Điều này chứng tỏ, sinh viên đã có kinh nghiệm để phát huy vai trò của phương pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả học tập. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng sử dụng các phương pháp học tập của sinh viên khoa Tâm lý - Giáo dục đang gặp phải những khó khăn nhất định. Những kết quả này khẳng định sự cần thiết phải có các cơ sở lý luận liên quan đến phương pháp học tập cũng như các biện pháp cụ thể giúp các em vượt qua những khó khăn nhằm đạt hiệu quả cao trong học tập. Hiệu quả thực hiện phương pháp học tập Rất hiệu quả Hiệu quả Trung bình Không hiệu quả Hình 1. Đánh giá mức độ hiệu quả của việc thực hiện phương pháp học tập 3. KẾT LUẬN Phương pháp học tập là vấn đề không thể thiếu của mỗi sinh viên. Phương pháp học tập là động lực thúc đẩy chất lượng, hiệu quả học tập của sinh viên. Mỗi người có các quan niệm khác nhau về việc sử dụng phương pháp học tập, đa số sinh viên đều cho rằng cần kết hợp các phương pháp sao cho phù hợp với nội dung học tập mới mang lại hiệu quả mong muốn, tuy nhiên một vài sinh viên lại quan niệm nên sử dụng một phương pháp học tập để mang lại hiệu quả. Khả năng sử dụng các phương pháp học tập mới của sinh viên khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế chỉ dừng lại ở mức độ thành thạo, rất nhiều sinh viên khả năng sử dụng phương pháp học tập đang ở mức trung bình, một vài sinh viên chưa thành thạo hoặc chưa biết cách sử dụng các phương pháp học do đó hiệu quả sử dụng phương pháp học tập mang lại chưa cao.
  7. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÚA SINH VIÊN... 301 Từ kết quả khảo sát thực trạng, tác giả đã đề xuất một số biện pháp nhằm năng cao hiệu quả thực hiện các phương pháp học tập cho sinh viên. Biện pháp 1: Tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về phương pháp học tập và hình thành thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho sinh viên. Biện pháp 2: Tăng cường các hoạt động nhằm bồi dưỡng các phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả cho sinh viên. Biện pháp 3: Nhà trường cần quan tâm nâng cao điều kiện học tập, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quá trình dạy học. Biện pháp 4: Giáo viên thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa quá trình nhận thức của người học, đổi mới, sáng tạo trong phương pháp dạy học. Biện pháp 5: Nhà trường, Khoa nên quan tâm tổ chức các Hội nghị trao đổi về phương pháp học tập và chú trọng đến tính hiệu quả của công tác này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm. [2] Thái Duy Tuyên, Các phương pháp học tập ở bậc đại học. [3] Nguyễn Như An, Phương pháp dạy học - Giáo dục học, Tập 1-2, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. [4] Từ điển tiếng Việt (1997- 2004), The Free Vietnamese Dictionry Project. [5] Diane Hoàng (2013). Phương pháp học tốt ở Đại học, 21/05/2013, Proguide. [6] H.H. (2013). 6 kỹ năng học tốt ở Đại học, 01/06/2013, www.dantri.com.vn. ĐINH THỊ HOÀNG SV lớp TLGD 4, Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ĐT: 0169 489 9428, Email: dinhhoang501@gmail.com
nguon tai.lieu . vn