Xem mẫu

  1. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG FACEBOOK CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC TRỢ GIÚP SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI CÓ HÀNH VI NGHIỆN FACEBOOK Nguyễn Thị Ngọc Hà, Vũ Thị Huê, Lê Thị Như Ngọc, Lớp K60, Khoa Công tác Xã hội GVHD: TS. Đỗ Thanh Bình Tóm tắt: “Nghiện Facebook” là một trong những vấn đề khá mới ở Việt Nam, Tuy nhiên trong thời gian qua vấn đề “nghiện Facebook” đang là vấn đề được xã hội quan tâm. Nghiện Facebook quá đà có thể được xem như là một vấn nạn của giới trẻ hiện nay. Để giải quyết vấn đề này cần có sự phối hợp và vào cuộc và phối kết hợp của gia đình, nhà trường và nhiều cơ quan, ban ngành khác nhau trong đó có ngành Công tác xã hội. Để giải quyết vấn đề nghiện Facebook phải cần có một đội ngũ nhân viên xã hội có năng lực, đòi hỏi nhân viên xã hội cần phải có những kiến thức tổng hợp về rất nhiều các lĩnh vực khác nhau, cần phải được trang bị các kĩ năng làm việc với đối tượng là nhóm xã hội có vấn đề về tâm lí xã hội. Nhân viên xã hội nói riêng và ngành công tác xã hội nói chung cần cung cấp như: Tham vấn, giáo dục, định hướng và giúp đỡ,... cho các thân chủ là những người có hành vi nghiện Facebook Ngày nay, nhân viên công tác xã hội đang và sẽ thể hiện một vai trò rất quan trọng và to lớn trong việc hỗ trợ và giúp đỡ những người có hành vi nghiện Facebook. Đề tài khoa học của chúng em đi sâu vào nghiên cứu vấn đề đó với mô hình Công tác Xã hội Nhóm, từ đó, rút ra những bài học cho quá trình tác nghiệp sau này. I. MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Trong khoảng vài năm trở lại đây, mạng xã hội Facebook đã trở thành một hiện tƣợng xã hội, chiếm một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của giới trẻ Việt Nam. Mục đích, mức độ và cách thức tham gia của mỗi ngƣời khi tham gia Facebook khác nhau, nhƣng đều có điểm chung là giới trẻ đã phần nào xem Facebook nhƣ một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Facebook mang lại cho ngƣời dùng nhiều tiện ích nhƣ: Thông tin nhanh, khối lƣợng thông tin phong phú đƣợc cập nhật liên tục, có nhiều tiện ích về giải trí… Ngoài ra, còn có một khía cạnh khá quan trọng làm thay đổi mạnh mẽ hình thức giao tiếp giữa những cá nhân, các nhóm và các quốc gia với nhau, đó chính là khả năng kết nối. Chính vì vậy, số lƣợng ngƣời sử dụng Facebook ngày càng đông đảo. Hiện nay, số lƣợng ngƣời sử dụng Facebook đang tăng rất nhanh, đặc biệt là thanh thiếu niên học sinh, sinh viên trong độ tuổi từ 16 đến 24 chiếm 22%: “Số lƣợng ngƣời sử dụng mạng xã hội (social network) tại Việt Nam đang gia tăng rất nhanh. Khoảng 17% số ngƣời trƣởng thành thƣờng xuyên trao đổi qua mạng với những ngƣời không hề quen biết và tỉ lệ này tăng tỉ lệ nghịch với độ tuổi” [33]. 338
  2. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Rất nhiều ngƣời trẻ đã biết cách sử dụng mạng xã hội Facebook một cách hiệu quả nhất. Họ sử dụng Facebook là nơi để cung cấp thêm cho mình nguồn tri thức, nâng cao giá trị bản thân, để gắn kết cộng đồng, để sẻ chia những bất hạnh, niềm vui của những ngƣời có cùng trái tim biết thông cảm và giúp đỡ những ngƣời có hoàn cảnh đáng thƣơng, cần sự trợ giúp của xã hội. Trên cơ sở đó, nhiều bạn trẻ đã lập ra các trang web là nơi để kêu gọi đóng góp tiền, gạo,… và cả hiến máu nhân đạo giúp cho ngƣời nghèo, ngƣời bệnh… Bên cạnh những thuận tiện, hữu ích, Facebook còn đƣa đến những hiện tƣợng tiêu cực, đó chính là hiện tƣợng “khủng hoảng thông tin”, gây rối dƣ luận, gây “nghiện online” đặc biệt là đối với giới trẻ. Hệ lụy của việc “nghiện” và sử dụng không hiệu quả Facebook là: Năng suất lao động giảm, học tập xao nhãng, sức khỏe suy giảm (giảm thị lực, mất ngủ, tinh thần mệt mỏi…). Những tác hại tiêu cực từ internet đã phần nào làm hạn chế các giá trị đạo đức, văn hóa nhân văn của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay…Vấn đề đặt ra là phải làm sao để cho ngƣời sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là với nhóm đối tƣợng vị thành niên là học sinh THPT - nhóm dễ chịu tác động từ môi trƣờng bên ngoài - có thể sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn và hiệu quả nhất, đó là một vấn đề thực sự cần đƣợc quan tâm. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng sử dụng Facebook của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội có hành vi nghiện Facebook”. Đề tài của chúng tôi có mục đích góp phần vào việc nâng cao nhận thức và hỗ trợ đối tƣợng học sinh nói chung và sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội nói riêng có hành vi nghiện Facebook. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Đã có một vài nghiên cứu cụ thể về Facebook và hành vi sử dụng Facebook của con ngƣời. Có thể kể đến nhƣ: + Bài báo Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook của con người – một thách thức mới cho tâm lí học hiện đại, Tạp chí Khoa học Đại học Sƣ phạm Tp. Hồ Chí Minh, 2013, của tác giả Đào Lê Hoà An. + Hội thảo “Mạng xã hội với lối sống của giới trẻ TPHCM” do Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh vào ngày 27/08/2010. 3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu biểu hiện, mức độ sử dụng Facebook và những yếu tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng Facebook của sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Nghiên cứu quy trình vận dụng phƣơng pháp Công tác xã hội nhóm để hỗ trợ sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội có hành vi nghiện Facebook. 3.2. Khách thể nghiên cứu Sinh viên 3.3. Phạm vi nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/01/2014 đến ngày 29/03/2014. 339
  3. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Không gian nghiên cứu: Tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 3.4. Nội dung nghiên cứu Thực trạng sử dụng và những tác động của việc sử dụng Facebook đối với sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, cách thức áp dụng phƣơng pháp Công tác xã hội nhóm để hỗ trợ sinh viên có hành vi nghiện mạng xã hội Facebook. 4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lí luận và thực trạng sử dụng Facebook của sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, vận dụng phƣơng pháp Công tác xã hội nhóm để trợ giúp sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội có hành vi nghiện mạng xã hội Facebook. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến việc sử dụng Facebook của học sinh trung học phổ thông và một số vấn đề lí luận về Công tác xã hội nhóm. - Đánh giá thực trạng, nguyên nhân thực trạng sử dụng Facebook của sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. - Chỉ ra vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội có hành vi nghiện Facebook. 5. Giả thuyết nghiên cứu Mức độ sử dụng và thời gian dành cho Facebook của sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội ngày càng chiếm nhiều hơn, khiến việc cân đối thời gian giữa việc dành cho học tập và sử dụng mạng xã hội chƣa đƣợc phân bố hợp lí và phù hợp, gây ảnh hƣởng đến việc học tập của các bạn, và xuất hiện những trƣờng hợp sinh viên có hành vi nghiện Facebook. Điều này xảy ra là các em chƣa trang bị cho mình đƣợc kĩ năng và phƣơng pháp sử dụng Facebook sao cho phù hợp và có hiệu quả. Đặc biệt, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do chƣa có sự xuất hiện của nhân viên công tác xã hội. Do đó, việc tìm hiểu và đánh giá vai trò của nhân viên Công tác xã hội, thông qua phƣơng pháp công tác xã hội để hỗ trợ sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội có hành vi nghiện mạng xã hội Facebook là một điều rất quan trọng và cần thiết. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp phân tích tài liệu. - Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến bằng bảng hỏi tự ghi. - Phƣơng pháp phỏng vấn sâu. - Phƣơng pháp quan sát. - Phƣơng pháp Công tác xã hội đặc thù. - Phƣơng pháp xử lí thông tin bằng thống kê toán học. 7. Đóng góp về khoa học của đề tài 7.1. Về lí luận Đề tài nghiên cứu áp dụng hệ thống lí thuyết và phƣơng pháp Công tác xã hội vào thực tiễn trợ giúp cho đối tƣợng Công tác xã hội đang hƣớng tới (Công tác xã hội trong trƣờng học), cụ thể là hỗ trợ sinh viên có hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook chƣa hiệu quả. 340
  4. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 7.2. Về thực tiễn Đề tài mang tính thực tiễn và hiệu quả trợ giúp cao. Với những phƣơng pháp Công tác xã hội, nhân viên Công tác xã hội sẽ thể hiện vai trò của mình trong việc hỗ trợ học sinh sử dụng có hiệu quả Facebook, hạn chế những ảnh hƣởng tiêu cực do mạng xã hội Facebook gây nên. Đề tài cũng là tài liệu hỗ trợ cho trƣờng học, cơ sở giáo dục, thầy cô giáo trong việc giúp đỡ học sinh sinh viên sử dụng có hiệu quả Facebook. Đề tài sẽ là tài liệu để học tập, tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề giúp đỡ học sinh sinh viên có vấn đề nhƣ nghiện mạng xã hội, hoặc làm thế nào để sử dụng Facebook có hiệu quả và khắc phục, hạn chế những ảnh hƣởng tiêu cực của mạng xã hội với giới trẻ, với học sinh, sinh viên. Đề tài sẽ góp phần làm rõ hơn vai trò của Công tác xã hội trong việc trợ giúp đối tƣợng học sinh sử dụng có hiệu quả mạng xã hộiFacebook. 7.3. Ý nghĩa đối với bản thân Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài, sinh viên nghiên cứu có thêm cơ hội học hỏi, trau dồi kĩ năng nghiên cứu khoa học. Quá trình tìm hiểu, khai thác thông tin phục vụ đề tài sẽ giúp sinh viên thực hành các kĩ năng, kiến thức đã đƣợc học ở trên lớp. Đồng thời, đây cũng là cơ hội tốt để sinh viên tích lũy thêm các kiến thức, thông tin về một số hoạt động hỗ trợ của Công tác xã hội, đó là nâng cao kĩ năng sống, tham vấn học đƣờng. 8. Kết cấu của đề tài Kết cấu của đề tài có 3 phần là: Mở đầu, Nội dung và Kết luận. Trong đó, phần nội dung gồm có 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài Chƣơng 2: Thực trạng sử dụng Facebook của sinh viên trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Chƣơng 3: Vai trò của nhân viên trong việc trợ giúp sinh viên trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội có hành vi nghiện Facebook. II. NỘI DUNG Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1.1. Khái niệm Công tác xã hội 1.1.1.2. Công tác xã hội nhóm CTXH nhóm là một phƣơng pháp CTXH nhằm tạo dựng và phát huy sự tƣơng tác, chia sẻ nguồn lực, kinh nghiệm giữa các thành viên, giúp củng cố, tăng cƣờng các chức năng xã hội và khả năng giải quyết vấn đề, thỏa mãn nhu cầu của nhóm. Thông qua sinh hoạt nhóm, mỗi cá nhân hòa nhập, phát huy tiềm năng, thay đổi thái độ, hành vi và khả năng đƣơng đầu với vấn đề của cuộc sống, tự lực và hợp tác giải quyết vấn đề đặt ra vì mục tiêu cải thiện hoàn cảnh một cách tích cực. 1.1.1.3. Mạng xã hội 341
  5. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 - Mạng xã hội là một dịch vụ kết nối những thành viên là ngƣời sử dụng dịch vụ đó tạo thành một cộng đồng ảo trên Internet, thông qua tƣơng tác của các thành viên và cùng kết nối. Mỗi ngƣời là một mắt xích trong mạng lƣới truyền tải thông tin đó, tạo nên một xã hội online, có những điểm tƣơng tự và khác riêng đặc trƣng so với xã hội thực ngoài đời”. - Facebook là một mạng xã hội đƣợc thành lập bởi Mark Zuckerberg với những ngƣời bạn học tại trƣờng Đại học Harvard là sinh viên Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz và Chris Hughes. Về sau Facebook dần dần đƣợc nâng cấp để hỗ trợ cho tất cả các sinh viên tại các trƣờng đại học trƣớc khi trở thành một trang mở dành cho học sinh trung học, và cuối cùng là cho bất cứ ai ở độ tuổi 13 trở lên. 1.1.2. Các lí thuyết liên quan đến đề tài 1.1.2.1. Thuyết nhu cầu của Maslow 1.1.2.2. Thuyết hệ thống và sinh thái 1.1.2.3. Thuyết nhận thức – hành vi 1.1.3. Đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi sinh viên 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Những con số thống kê về Facebook Tính đến ngày 14/9/2012, Facebook tuyên bố trên website công ti đã chạm mốc 1 tỉ ngƣời dùng. Báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2012 cho thấy doanh thu đã tăng 32% lên 1,18 tỉ USD, và theo dự đoán còn tiếp tục tăng lên. Đến tháng 1/2014, số tài khoản Facebook còn hiện hoạt khoảng 1,23 tỉ. Riêng đối với Việt Nam, đến tháng 8/2013, tại Việt Nam đã có 19,6 triệu ngƣời dùng Facebook, chiếm 21,42% dân số và chiếm tới 71,4% ngƣời sử dụng Internet. Việt Nam đang là nƣớc đứng thứ 16 trên thế giới về tỉ lệ tăng trƣởng lƣợng ngƣời sử dụng Facebook tính đến tháng 7/2013. 1.2.2. Cách sử dụng Facebook 1.2.3. Một số quy định về việc sử dụng Facebook trong trƣờng học Trƣờng THPT Dân lập Lƣơng Thế Vinh (Hà Nội) là trƣờng đầu tiên đƣa ra văn bản quy định “Những điều cấm kị khi lên Facebook” dành cho học sinh trong trƣờng. Một số nhà trƣờng đã khuyến khích và tập huấn cho các thầy cô giáo việc sử dụng Facebook để quản lí học sinh 1.2.3. Đánh giá những ƣu – nhƣợc điểm của những biện pháp can thiệp sử dụng Facebook hiện nay 1.2.3.1. Ƣu điểm 1.2.3.2. Nhƣợc điểm Tiểu kết chƣơng 1 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG FACEBOOK CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 342
  6. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 2.1.1. Về lịch sử của trƣờng 2.2. Vấn đề sử dụng Facebook của sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2.2.1. Tình hình sử dụng Facebook của sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội Biểu đồ 2.1. Tình hình sử dụng Facebook của sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội Đánh giá tƣơng quan về mạng xã hội đƣợc sử dụng nhiều nhất hiện nay, với, có thể thấy đa số các bạn SV đều cho rằng Facebook đang là mạng xã hội đƣợc sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Điều này có thể coi là hợp lí với tình hình thực tế số ngƣời sử dụng mạng xã hội Facebook hiện nay đang ngày một chiếm ƣu thế và tăng cao. Bảng 2.1. Thời gian SV dành cho việc sử dụng Facebook mỗi ngày STT Thời gian Tỉ lệ (%) 1 Dƣới 1 giờ/ngày 12,9 2 Từ 1 – 2 giờ/ngày 33,3 3 Từ 3 – 4 giờ/ngày 40,9 4 Trên 4h/ngày 12,9 100 80 60 53.7 40 20.4 20 11.8 7.5 4.3 2.1 0 Rất ít Ít Trung Tương Rất Nghiện bình đối nhiều facebook nhiều Biểu đồ 2.1. Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tự đánh giá mức độ sử dụng Facebook của mình 343
  7. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 2.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng Facebook của sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội - Đa số SV đều cho rằng ý thức của chính các bạn sẽ quyết định việc sử dụng Facebook, bao gồm việc phân bố thời gian cho hợp lí và sử dụng Facebook hiệu quả, đúng cách. - Việc giáo dục, định hƣớng để sử dụng Facebook hiệu quả là rất cần thiết. Tuy nhiên theo khảo sát, các em SV đều đánh giá mức độ tác động của nhà trƣờng và gia đình giúp các bạn sử dụng Facebook hiệu quả là rất ít. - Yếu tố mới tác động đến việc SV sử dụng Facebook ngày một nhiều, dành nhiều thời gian một ngày cho Facebook ngày càng lớn hơn, nó bắt nguồn từ việc phát triển của công nghệ. Đó là việc sử dụng Smartphone – chính việc sử dụng Smartphone đã giúp các bạn đăng nhập ở khắp mọi nơi, mọi lúc, sử dụng Facebook nhiều hơn. 2.2.3.2. Những nhận thức về tác hại của việc sử dụng Facebook 2.2.3. Những nhận thức về lợi ích và tác hại của việc sử dụng Facebook của sinh viên Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2.2.3.1 Nhận thức về lợi ích của việc sử dụng Facebook Theo kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra kết luận: chủ yếu các bạn sử dụng Facebook với lợi ích. Có 71% sinh viên cho rằng Facebook dễ kết nối với bạn bè, trao đổi các thông tin cá nhân; có 62,3% cho rằng Facebook là một phƣơng tiện/một công cụ giải trí hữu ích; có 46,2% cho rằng Facebook là một trang thông tin mở, bạn có thể chia sẻ và đƣợc chia sẻ; có 31,1% cho rằng có thể học tập trên Facebook; Và có 3,22% cho rằng cuộc sống trên Facebook có thể thay thế cuộc sống hiện thực ngoài đời của mình, 35,4% cho rằng Facebook giúp giải tỏa cảm xúc, 3,22% có ý kiến khác là Facebook đem lại cho họ tất cả các lợi ích trên, ngoài ra sinh viên còn lấy tài liệu học tập qua một số trang trên Facebook. Tuy nhiên bên cạnh những mặt lợi ích đó, một số SV trƣờng ĐHSPHN cũng đang khai thác những mặt đƣợc coi là “lợi ích” đối với các bạn, nhƣng cũng có thể thấy đó mà những lợi ích “lợi bất cập hại”. Một số bạn sinh viên cho rằng việc sử dụng Facebook có thể khiến các bạn có cảm giác nổi tiếng và quyền lực, hoặc cuộc sống trên Facebook có thể thay thế cuộc sống ảo ngoài đời thực của các bạn thì đó là những mặt “ảo” của Facebook. 2.2.3.2. Những nhận thức về tác hại của việc sử dụng Facebook Có đến 79,6% sinh viên cho rằng Facebook khiến các bạn rất tốn thời gian; 26,8% cho rằng dễ bị lừa đảo qua Facebook; có 36,5% cho rằng dễ bị “nhiễu” trƣớc nhiều luồng thông tin trên Facebook; có 16,1% cho rằng thông tin cá nhân không đƣợc bảo mật; 13,9% cho rằng sử dụng Facebook khiến bị cha mẹ, thầy cô kiểm soát. Trong tổng số những sinh viên đƣợc nhóm nghiên cứu điều tra thì có 16,1% cho rằng mình sẽ bị “ảo tƣởng” về bản thân (con ngƣời trên Facebook khác ngoài cuộc sống); có 18,2% thấy không còn hứng thú với các hoạt động giải trí khác nhƣ: chơi thể thao, hát, nhảy,..; có 3,22% từng là đối tƣợng của việc bị ném đá; có 2,1% có ý kiến khác cho rằng Facebook đem lại tất cả những tác hại trên và còn làm ảnh hƣởng tới việc hoc tập của họ. 344
  8. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Có 32,2% sinh viên đã từng gặp rắc rối liên quan đến Facebook. Sự rắc rối ở các mức độ nghiêm trọng khác nhau nhƣ: nhẹ thì có trƣờng hợp vì dùng Facebook mà lộ những thông tin mình không muốn ngƣời khác biết, bị đánh dấu vào các trang mạng quảng cáo rao vặt, bị nhiễm virus; nghiêm trọng hơn là các trƣờng hợp dùng Facebook mà thông tin cá nhân không đƣợc bảo mật dẫn đến bị ngƣời khác sử dụng vào mục đích xấu, một số trƣờng hợp thì bị ngƣời khác hack nick rồi dùng nick của họ để xin thẻ nạp điện thoại, một số trƣờng hợp thì bị hiểu lầm vì viết status trên Facebook không rõ ràng. Bảng 2.2. Bảng đánh giá mức độ nghiện Facebook của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội TT Hành vi 1 2 3 4 5 SL % SL % SL % SL % SL % Dành nhiều thời gian nghĩ 1 về FB hoặc lên 35 37,6 25 26,8 25 26,8 5 5,3 3 3,2 kế hoạch sử dụng FB Cảm thấy có sự hối thúc cần 2 sử dụng FB 29 31,1 24 25,8 28 30,1 4 4,3 4 4,3 ngày càng nhiều Sử dụng FB để lãng quên đi 3 30 32,2 32 34,4 25 14,0 13 1,0 1 1,0 các vấn đề cá nhân Đã cố gắng giảm bớt việc 4 sử dụng FB mà 41 44 17 18,2 25 26,8 6 6,4 4 4,3 không thành công Trở nên bồn chồn, lo lắng 5 khi bị ngăn 48 51,6 23 24,7 18 19,3 5 5,3 2 2,1 cấm sử dụng FB Sử dụng FB quá nhiều đến mức độ tác 6 42 45,1 22 23,6 20 21,5 7 7,52 1 1,0 động bất lợi cho công việc hoặc học hành 345
  9. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 2.2.4. Đánh giá về hành vi nghiện Facebook của một số sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội và nhu cầu đƣợc hỗ trợ của các bạn để tránh việc nghiện Facebook 2.2.4.1 Đánh giá về hành vi nghiện Facebook của một số sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội Số lƣợng sinh viên nghiện Facebook của Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội theo điều tra vẫn ở con số nhỏ. Thực tế thì các bạn sinh viên vẫn chƣa tự đánh giá chuẩn xác mức độ sử dụng Facebook của mình. Đa số bạn sinh viên cho rằng mình sử dụng ở mức độ trung bình nhƣng khi trả lời cho các câu hỏi đánh giá thì bạn ấy lại thƣờng xuyên có cảm giác trở nên bồn chồn hoặc lo lắng khi bị ngăn cấm sử dụng Facebook. Nhìn chung, sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã biết nhận thức và kiểm soát việc sử dụng Facebook của mình sao cho không quá lạm dụng, không ảnh hƣởng tới việc học tập trên lớp. Tuy nhiên, 91,3% sinh viên đồng ý rằng cần có sự định hƣớng sử dụng Facebook hợp lí và hiệu quả từ gia đình, nhà trƣờng và các cơ quan truyền thông. Tiểu kết chƣơng 2. Chƣơng 3: VAI TRÕ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI CÓ HÀNH VI NGHIỆN FACEBOOK 3.1. Vai trò của nhân viên xã hội trong việc hỗ trợ đối tƣợng sinh viên có hành vi nghiện Facebook. 3.1.1. Trợ giúp tức thời Trợ giúp tức thời ở đây tức là khi đó thân chủ đã gặp phải những vấn đề rắc rối trên Facebook hoặc có hành vi nghiện Facebook. Tùy vào mức độ bị ảnh hƣởng của thân chủ nhân viên xã hội sẽ có những sự trợ giúp thích hợp, ví dụ: Tham vấn Khơi gợi ở thân chủ những hoạt động bổ ích và phù hợp nhằm đƣa thân chủ thoát khỏi trạng thái cảm xúc tiêu cực Cung cấp thông tin hữu ích cho thân chủ Chuyển gửi – kết nối nguồn lực để cùng trợ giúp thân chủ 3.1.2. Trợ giúp lâu dài - Xây dựng mô hình các phòng CTXH học đƣờng, các câu lạc bộ sinh hoạt kĩ năng: Thực chất, tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã xây dựng phòng tham vấn trong học đƣờng cho SV nhƣng do rất nhiều lí do nhất là do phòng tham vấn không đƣợc tuyên truyền rộng rãi tới toàn thể SV. Vì vậy mà trong thời gian tới nhà trƣờng cần khôi phục hoạt động của phòng tham vấn cho SV, mặt khác cần phải có những hoạt động tuyên truyền để mô hình trở nên thân thiện hơn với SV. - Tổ chức các hoạt động nhằm hỗ trợ học sinh trong trƣờng sử dụng có hiệu quả Facebook (ví dụ: tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm, diễn đàn,…). - Giảng dạy kĩ năng sống cho SV. 346
  10. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 3.2. Đề xuất biện pháp hỗ trợ của nhân viên CTXH với vấn đề trợ giúp sinh viên ĐHSPHN có hành vi nghiện Facebook 3.2.1. Cơ sở của việc để xuất giải pháp 3.2.2. Mô hình hỗ trợ của nhân viên Công tác Xã hội với việc hỗ trợ sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội có hành vi nghiện Facebook Tiến trình hỗ trợ của phƣơng pháp CTXH nhóm trải qua 4 giai đoạn chính: - Chuẩn bị và thành lập nhóm - Khởi động và tiến hành hoạt động – giai đoạn đầu - Tập trung hoạt động – giai đoạn trọng tâm - Lƣợng giá và kết thúc hoạt động – giai đoạn cuối 3.2.2.1. Khái quát về hoạt động nhóm Đặc điểm, loại hình nhóm - Loại hình nhóm: Nhóm Giáo dục - Đặc điểm của nhóm + Hoạt động của nhóm đƣợc thể hiện thông qua các buổi sinh hoạt nhóm về tìm hiểu về Facebook, những mặt lợi – mặt hại khi sử dụng Facebook và cách khắc phục tình trạng nghiện Facebook. + Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò nhƣ một thành viên tham gia vào quá trình sinh hoạt nhóm một cách tích cực, hiệu quả. + Hoạt động chủ đạo trong các buổi sinh hoạt chủ yếu là chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong nhóm và bài giảng của nhân viên CTXH. + Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kết hợp với đánh giá nhanh kết quả hoạt động. Khái quát về tiến trình sinh hoạt nhóm Thời gian: Từ 60 – 90 phút/buổi sinh hoạt nhóm Tiến trình hoạt động Gồm 03 buổi: - 01 buổi thảo luận những nhận thức của các bạn SV về việc sử dụng Facebook đúng cách. - 01 buổi thảo luận những vấn đề, câu chuyện của các em xuất phát từ việc nghiện Facebook của các bạn. - 01 buổi thảo luận về các biện pháp khắc phục tình trạng nghiện Facebook; thảo luận và đóng vai xử lí các tình huống mô phỏng những vấn đề mà các bạn thƣởng gặp phải trên Facebook; kết hợp với tổng kết hoạt động sinh hoạt nhóm. 3.2.2.2. Dự kiến kế hoạch tổ chức hoạt động nhóm Giai đoạn chuẩn bị - thành lập nhóm Thời gian dự kiến: 02 tuần Mục đích, mục tiêu Kế hoạch dự kiến 347
  11. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Giai đoạn hoạt động Thời gian dự kiến: 03 buổi Mục đích, mục tiêu Kế hoạch dự kiến Buổi sinh hoạt 1: Chủ đề: Thảo luận những nhận thức của các bạn SV về việc sử dụng Facebook đúng cách. + Mục đích: Giúp các thành viên nhóm có những nhận thức đúng đắn nhất về việc sử dụng Facebook. + Tài liệu và phƣơng tiện hoạt động: Giấy khổ lớn, giấy màu, bút viết bảng, bảng, máy chiếu... + Các hoạt động chính: Hoạt động 1: Xác định lại mục đích, mục tiêu hoạt động nhóm, nhu cầu của nhóm viên, thông qua chƣơng trình hoạt động của nhóm và xây dựng nội quy lớp học. (20 phút) Hoạt động 2: Tìm hiểu những mặt tích cực và tiêu cực do việc sử dụng Facebook đem lại (60 phút). + Cách tiến hành: - Nhóm chia thành hai nhóm nhỏ và tổ chức thi. Một nhóm trình bày về những mặt tích cực, một nhóm trình bày về những mặt tiêu cực của việc sử dụng Facebook. Các nhóm đƣợc phát giấy A0, bút dạ để viết và sau đó là cử đại diện lên trình bày. - Các nhóm hoàn thành thuyết trình về sản phầm của nhóm. - Nhân viên CTXH tổng hợp ý kiến của các nhóm, cùng nhóm đƣa ra nhận xét và chốt những ý kiến đúng, giảng cho các bạn. - Nhân viên CTXH tổng kết và đƣa ra ý nghĩa của hoạt động. Hoạt động 3: Tìm hiểu về nguyên nhân – tác hại của việc nghiện Facebook. + Cách tiến hành: - Các thành viên nhóm chia thành hai nhóm nhỏ, mỗi nhóm thảo luận về những nguyên nhân và những tác hại của việc nghiện Facebook rồi viết theo dạng liệt kê, nhóm nào khai thác đƣợc nhiều nguyên nhân hơn – tác hại hơn, nhóm đó sẽ thắng. Cả nhóm sẽ lên cùng thuyết trình, mỗi thành viên thuyết trình về các vấn đề nhỏ tƣơng ứng mà mình đã viết ra. Buổi sinh hoạt 2 Chủ đề: Thảo luận những vấn đề, câu chuyện xuất phát từ việc nghiện Facebook của các bạn. + Mục đích: Giúp các thành viên nhóm có thêm những nhận thức đúng đắn về tác hại của việc sử dụng Facebook và sử dụng Facebook sao cho có hiệu quả. + Tài liệu và phƣơng tiện hoạt động: Giấy khổ lớn, giấy màu, bút viết bảng, bảng,... + Các hoạt động chính: 348
  12. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Hoạt động 1: Chia sẻ những câu chuyện của chính các bạn SV về các vấn đề, các câu chuyện bắt nguồn từ việc nghiện Facebook của các bạn (40 phút) Cách tiến hành: - Nhóm ngồi thành hình chữ U và lần lƣợt chia sẻ những câu chuyện của chính các bạn SV – các vấn đề, các câu chuyện bắt nguồn từ việc nghiện Facebook của các bạn Facebook. Hoạt động 2: Các cách ứng phó khi gặp vấn đề trên Facebook (40 phút) Cách tiến hành: - Tổ chức thi giữa các nhóm, mỗi nhóm sẽ lên bảng liệt kê ra những cách ứng phó thƣờng gặp khi có vấn đề trên Facebook hay có liên quan đến Facebook. - Tiến hành thảo luận các câu hỏi: + Những cách thức ứng phó khi gặp phải các vấn đề trên Facebook kể trên có phải là những cách triệt để hay không? Vì sao? + Có phải ngƣời ta luôn biết cách tránh những vấn đề tiêu cực xảy ra xuất phát từ việc sử dụng Facebook hay không? Vì sao? Buổi sinh hoạt 3 Chủ đề: Thảo luận về các biện pháp khắc phục tình trạng nghiện Facebook; thảo luận và đóng vai xử lí các tình huống mô phỏng những vấn đề mà các bạn thƣờng gặp phải trên Facebook; kết hợp với tổng kết hoạt động sinh hoạt nhóm. + Các hoạt động chính: Hoạt động 1: Chia sẻ kinh nghiệm (30 phút) Mục tiêu: Giúp các thành viên có cơ hội chia sẻ về kinh nghiệm sử dụng các biện pháp khắc phục tình trạng nghiện Facebook mà các bạn đã áp dụng. Cách tiến hành: - Cả nhóm ngồi theo vòng tròn và lần lƣợt chia sẻ các trải nghiệm của bản thân, cả nhóm lắng nghe sau đó có thể hỏi một số câu hỏi nhỏ. - Nhân viên CTXH tổng kết và nêu ý nghĩa của hoạt động. Hoạt động 2: Xử lí tình huống (60 phút) Mục tiêu: Giúp các thành viên nhóm nhận ra các vấn đề có liên quan đến Facebook, các rắc rối thƣờng xảy ra với các bạn khi nghiện Facebook và cách thức đối phó, khắc phục, thông qua hoạt động đóng vai. Cách tiến hành: - Các thành viên chia thành các nhóm nhỏ và bốc thăm tình huống. Sau thời gian chuẩn bị từng nhóm sẽ lên diễn lại tình huống và cách thức ứng phó trong tình huống đó, các nhóm còn lại theo dõi và đƣa ra góp ý. - Nhân viên CTXH tổng kết và nêu ý nghĩa của hoạt động. Hoạt động 3: Tổng kết hoạt động của nhóm (15 phút) Giai đoạn lƣợng giá và kết thúc. 349
  13. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Tổng kết cả quá trình hoạt động của tiến trình CTXH Nhóm mà nhân viên CTXH đã thực hiện. III. KẾT LUẬN “Nghiện Facebook” là một trong những vấn đề khá mới ở Việt Nam, Tuy nhiên trong thời gian qua vấn đề “nghiện Facebook” đang là vấn đề đƣợc xã hội quan tâm. Nghiện Facebook quá đà có thể đƣợc xem nhƣ là một vấn nạn của xã giới trẻ trong xã hội hiện nay. Để giải quyết vấn đề này cần có sự phối hợp và vào cuộc và phối kết hợp của gia đình, nhà trƣờng và toàn xã hội, trong đó có ngành Công tác xã hội. Để giải quyết vấn đề nghiện Facebook phải cần có một đội ngũ nhân viên xã hội có năng lực. Để giải quyết tốt vấn đề này đòi hỏi nhân viên xã hội cần phải có những kiến thức tổng hợp về rất nhiều các lĩnh vực khác nhau, cần phải đƣợc trang bị các kĩ năng làm việc với đối tƣợng là nhóm xã hội có vấn đề về tâm lí xã hội. Nhân viên xã hội nói riêng và ngành công tác xã hội nói chung cần cung cấp nhƣ: Tham vấn, giáo dục, định hƣớng và giúp đỡ,... cho các thân chủ là những ngƣời có hành vi nghiện Facebook Ngày nay, nhân viên công tác xã hội đang và sẽ thể hiện một vai trò rất quan trọng và to lớn trong việc hỗ trợ và giúp đỡ những ngƣời có hành vi nghiện Facebook. Đề tại khoa học của chúng em đi sâu vào nghiên cứu vấn đề đó với mô hình Công tác Xã hội Nhóm, từ đó, rút ra những bài học cho quá trình tác nghiệp sau này. Mô hình công tác xã hội nhóm với nhiệm vụ hỗ trợ sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội có hành vi nghiện Facebook là một mô hình dự kiến mà nhóm nghiên cứu chúng em đề xuất để có thể hỗ trợ nhóm thân chủ là đối tƣợng nghiện Facebook, hi vọng có thể đƣợc áp dụng và nhân rộng trong tƣơng lai. 350
nguon tai.lieu . vn