Xem mẫu

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2013, Vol. 58, No. 6, pp. 160-168 THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ PHÂN THEO KHU VỰC ĐỊA HÌNH TỈNH THANH HOÁ Nguyễn Thị Ngọc Khoa Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hoá E-mail: hungngoc.hdu@gmail.com Tóm tắt. Bài viết nghiên cứu về thực trạng phân hoá mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Thanh Hoá, trong đó có sự phân hóa mạnh giữa các khu vực địa hình. Một số tiêu chí đã được áp dụng để đánh giá về sự phân bố mạng lưới giao thông đường bộ theo 2 khu vực: đồng bằng duyên hải và trung du miền núi. Kết quả cho thấy có sự khác biệt đáng kể về phân bố và phát triển mạng lưới đường bộ giữa 2 khu vực địa hình của tỉnh Thanh Hóa. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự khác biệt trong phát triển kinh tế xã - hội của hai khu vực. Từ khóa: Thanh Hóa, giao thông đường bộ, thực trạng, mạng lưới, phân hoá. 1. Mở đầu Giao thông vận tải (GTVT) có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh Thanh Hoá nói riêng. Mạng lưới GTVT tỉnh Thanh Hoá có mặt của đầy đủ các loại hình giao thông vận tải: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển. Trong đó, mạng lưới đường bộ có tầm quan trọng đặc biệt không chỉ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc thông suốt hệ thống giao thông Bắc Nam của đất nước. Tuy nhiên, Thanh Hoá cũng là tỉnh có sự khác biệt về tự nhiên sâu sắc, đặc biệt là địa hình, điều này đã ảnh hưởng mạnh đến đến sự phân bố giao thông, tiêu biểu là giao thông đường bộ của tỉnh. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tiêu chí đánh giá Mạng lưới giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng được đánh giá thông qua 3 tiêu chí cơ bản: Chiều dài và mạng lưới đường; mật độ đường và chất lượng đường [1]. 2.1.1. Chiều dài và mạng lưới đường - Tổng chiều dài các loại đường (đơn vị tính là km). - Mạng lưới đường: Quốc lộ; Tỉnh lộ; Đường giao thông nông thôn. . . 160
  2. Thực trạng mạng lưới giao thông đường bộ phân theo khu vực địa hình tỉnh Thanh Hoá Tổng chiều dài và mạng lưới đường chịu tác động mạnh mẽ của 2 nhân tố: tự nhiên và nhu cầu phát triển xã hội. Khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đặc biệt là điều kiện địa hình bằng phẳng. . . , kinh tế xã hội phát triển thì khu vực đó có mạng lưới đường dày đặc với tổng chiều dài lớn; và ngược lại đối với các khu vực gặp nhiều khó khăn trong địa hình cũng như trong nhu cầu phát triển kinh tế xã hội thì mạng lưới đường phân bố sẽ thưa thớt, hay bị cắt xẻ. 2.1.2. Mật độ đường - Mật độ đường so với diện tích: xác định bằng tương quan giữa tổng chiều dài các loại đường so với diện tích tự nhiên tương ứng. Đơn vị tính bằng km/km2 : M = L/S (M: Mật độ đường; L: Tổng chiều dài của từng loại đường (km); S: Diện tích tự nhiên của lãnh thổ (km2 )). Mật độ đường so với diện tích thể hiện rõ mối quan hệ giữa tổng chiều dài đường so với diện tích lãnh thổ. Tiêu chí này phụ thuộc vào 2 yếu tố là diện tích của lãnh thổ và tổng chiều dài của mạng lưới giao thông trên lãnh thổ đó. - Mật độ đường so với dân số: Là tương quan giữa tổng chiều dài các tuyến đường và số dân tương ứng. Đơn vị tính là km/103 dân. Mật độ đường so với dân số thể hiện rõ mối quan hệ giữa tổng chiều dài đường so với dân số sống trên lãnh thổ. Tiêu chí này phụ thuộc vào 2 yếu tố là tổng dân số của lãnh thổ và tổng chiều dài của mạng lưới giao thông trên lãnh thổ đó. 2.1.3. Chất lượng đường - Tỉ lệ đường trải nhựa (% so với tổng chiều dài). - Tỉ lệ đường được cấp phối và đường đất (% so với tổng chiều dài). Chất lượng các loại đường thể hiện rõ mức độ phát triển kinh tế xã hội cũng như nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của lãnh thổ. Vùng, lãnh thổ có chất lượng mạng lưới giao thông tốt thường là những vùng, lãnh thổ đã, đang và sẽ có sự phát triển mạnh mẽ về tất cả các mặt kinh tế xã hội. 2.2. Khái quát mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Thanh Hoá 2.2.1. Khái quát chung về tỉnh Thanh Hoá Thanh Hoá có 27 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 02 thị xã và 24 huyện, với tổng diện tích tự nhiên 11.133,41 km2 , dân số 3.405.008 người (điều tra 4/2009), chiếm 3,37% diện tích và 3,96% dân số cả nước. Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách TP Hồ Chí Minh 1.560 km. Phía Bắc của tỉnh giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ. Thanh Hóa có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt Xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các 161
  3. Nguyễn Thị Ngọc QL1A, 10, 15A, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi, thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Thanh Hoá có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 2 khu vực: khu vực miền núi và trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037 ha, chiếm 75,44% diện tích toàn tỉnh, khu vực đồng bằng và ven biển có diện tích đất tự nhiên là 272.996 ha (24,56% diện tích toàn tỉnh). Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt, có lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Trong những năm qua, nền kinh tế tỉnh Thanh Hoá đã có những chuyển biến vững chắc. Tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm giai đoạn 2006 – 2010 đạt 11,3%, cao hơn so với giai đoạn 2001 – 2005 là 9,1% và cao hơn mức trung bình cả nước. Tổng GDP theo giá so sánh năm 2010 gấp 1,7 lần năm 2005. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 810 USD vượt mục tiêu kế hoạch. Các ngành kinh tế phát triển khá toàn diện, quy mô và hiệu quả được nâng lên. Kinh tế của tỉnh vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp, mặc dù nghề đánh bắt thuỷ sản là quan trọng đối với vùng ven biển, nhưng năng suất thấp. Song, những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển biến theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp với định hướng phát triển chung của cả nước. Tốc độ tăng GDP hàng năm (theo giá so sánh năm 1994) của các nhóm ngành như sau: Nông - lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 1,9%; công nghiệp và xây dựng là 21,2%; và dịch vụ tăng 11,7%; Giá trị hàng hoá xuất khẩu bình quân đầu người 110,72 USD/người 2.2.2. Mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Thanh Hóa a. Các chỉ số a.1. Chiều dài và mạng lưới đường Tổng chiều dài mạng lưới đường bộ tính đến 30/6/2010 là 20.336 km; trong đó mạng lưới giao thông thiết yếu là 19022,77 km, bao gồm: - Quốc lộ: 793 km chiếm 4,17%. - Đường tỉnh: 1026,67 km, chiếm 6,32%. - Đường giao thông nông thôn (GTNT): 1.7057.1 km chiếm 89,6%. Còn lại là hệ thống đường giao thông kết hợp với đường đê, đường tuần tra biên giới. . . Nhìn chung, mạng lưới đường bộ của tỉnh Thanh Hoá phần lớn là giao thông nông thôn, tỉ lệ đường quốc lộ và tỉnh lộ thấp. Điều này cho thấy nền sản xuất nông nghiệp, đời sống người nông dân cũng như cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn ở tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản thay đổi và đạt được những thành tựu to lớn. a.2. Mật độ đường Mật độ mạng lưới đường bộ tỉnh Thanh Hoá là 1,828 km/km2 và 5,972 km/1000 dân, cao hơn mật độ bình quân của toàn quốc (0,774 km/km2 và 2,987 km/1000 dân) và 162
  4. Thực trạng mạng lưới giao thông đường bộ phân theo khu vực địa hình tỉnh Thanh Hoá cả vùng Bắc Trung Bộ (1,162 km/km2 và 5,821 km/1000 dân). GTVT tỉnh Thanh Hóa đã và đang góp phần quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đáp ứng tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, tuy nhiên mật độ này có sự phân bố không đều giữa các khu vực gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội chung trên toàn tỉnh [3]. a.3.Chất lượng đường Nhìn chung mạng lưới đường bộ trong toàn tỉnh có quy mô, kết cấu ở mức thấp, hệ thống đường được rải nhựa tập trung nhiều ở các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ, với kết cấu mặt mặt đá nhựa cường độ thấp, chủ yếu từ cấp IV đến cấp VI. Đối với hệ thống GTNT, đặc biệt là khu vực trung du miền núi còn nhiều tuyến đường đất, đường cấp phối, bê tông xi măng (BTXM). . . điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa bàn. b. Các tuyến đường b.1. Quốc lộ Thanh Hoá có 8 quốc lộ (QL) với tổng chiều dài 793 km (bao gồm QL1A, QL10, QL15A, QL45, QL47, QL217, đường HCM và đường Nghi Sơn – Bãi Trành). Bảng 1. Hiện trạng các quốc lộ trên địa bàn Thanh Hoá TT Tên quốc lộ Điểm đầu Điểm cuối Chiều dài Cấp đường (km) hiện tại 1 QL1A Dốc Xây Khu kinh tế Nghi Sơn 98 III Đường Hồ 2 Thạch Lâm Lâm La 130 III Chí Minh 3 QL10 Nga Sơn Tào Xuyên 45 IV, V 4 QL15A Vạn Mai TT Ngọc Lặc 86 V, VI 5 QL45 Nho Quan Yên Cát 124,5 III, IV, V 6 QL47 Sầm Sơn Lam Sơn 61 III,IV 7 QL217 Đò Lèn Cửa khẩu Na Mèo 194 IV, V Nghi Sơn – 8 Nghi Sơn Bãi Trành 54,5 III, IV Bãi Trành 793 (Nguồn: Sở GTVT Thanh Hoá) Hệ thống quốc lộ tỉnh Thanh hoá được phân bố đều trên toàn tỉnh, trong đó QL45, QL217 và đường Nghi Sơn - Bãi Trành chạy dài trên cả 2 khu vực địa hình; các QL: QL1A, QL10, QL47 nằm hoàn toàn trên miền địa hình đồng bằng duyên hải, còn lại 2 tuyến: QL15 và đường Hồ Chí Minh là phân bố trên địa bàn trung du miền núi của tỉnh. Hiện nay, hệ thống quốc lộ trên toàn tỉnh đã nhựa hoá 100% nhưng chỉ có QL1A và đường Hồ Chí Minh đạt cấp III, còn lại mới đạt cấp IV, V, mặt đá nhựa, cường độ thấp. b.2. Đường tỉnh Có thể nói hệ thống đường tỉnh cùng với hệ thống quốc lộ đã tạo thành hệ thống trục chính trong mạng lưới giao thông tỉnh Thanh Hoá. 163
  5. Nguyễn Thị Ngọc Hiện tại, Thanh Hoá có 41 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài là 1.026,67 km, chiếm 51,67% ở khu vực đồng bằng và 48,33% khu vực trung du miền núi. Hệ thống tỉnh lộ của Thanh Hoá đã nhựa hoá khoảng 892.77 km đạt 86.99%, chủ yếu là đường cấp IV đến cấp VI và phân bố chủ yếu ở khu vực đồng bằng duyên hải, còn lại là đường bê tông xi măng và cấp phối:133,5 km chiếm 13,01% tập trung ở vùng trung du miền núi. b.3. Đường GTNT GTNT Thanh Hoá hiện nay bao gồm đường huyện, đường xã, đường thôn (bản), trải dài từ miền núi đến đồng bằng của tỉnh, vì thế GTNT có vị trí khá quan trọng đối với đời sống cũng như sinh hoạt của người dân. Bảng 2. Mạng lưới GTNT tỉnh Thanh Hoá phân theo chất lượng mặt đường Phân theo loại mặt đường TT Chiều dài đường (km) Đường nhựa + BTXN Đá dăm + Cấp phối + Đất Đường 1 1.959,5 861,4 (43,96%) 1.098,1 ( 56,04%) huyện 2 Đường xã 4.608,1 1.613 ( 35,0%) 2995,1 (65,0%) Đường 3 10.489,5 3.586 (34,20%) 6.903,5 (65,8%) thôn (bản) (Nguồn: Tính toán dựa trên các số liệu của Sở GTVT Thanh Hoá) Nhìn chung, đường thôn (bản) chiếm phần lớn trong hệ thống GTNT Thanh Hoá: 10.489,5 km2 (chiếm 61,5%), trong đó khu vực đồng bằng là 6.500,5km, còn lại khu vực trung du miền núi đạt 3.989,0 km. Hệ thống mạng lưới GTNT Thanh Hoá được dải nhựa và BTXM còn thấp: 35,5% và được phân bố nhiều ở các huyện, thị đồng bằng duyên hải; còn lại là đường dải đá dăm, cấp phối và đường đất: 64,5%, chất lượng thấp và phân bố chủ yếu ở khu vực trung du miền núi của tỉnh. Mật độ đường GTNT tỉnh Thanh Hoá khá cao: 0,6 km/km2 và 2,12 km/nghìn dân; cao hơn mật độ bình quân của toàn quốc (0,508 km/km2 và 2,04 km/nghìn dân), cao hơn Bắc Trung Bộ về mật độ đường GTNT so với diện tích song thấp hơn về mật độ GTNT so với dân số của vùng (2,75 km/nghìn dân). 2.2.3. Đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông theo khu vực địa hình Thanh Hoá c. Đặc điểm địa hình tỉnh Thanh Hoá Địa hình tỉnh Thanh Hoá thấp dần từ Tây sang Đông, được chia làm 2 khu vực: Khu vực trung du miền núi và khu vực đồng bằng, ven biển. - Khu vực đồng bằng, ven biển: + Khu vực duyên hải (ven biển) gồm các huyện: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Sầm Sơn, Quảng Xương, Tính Gia. Khu vực này có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ, bao gồm các vùng đất cát xen lẫn đầm lầy, có độ cao trung bình từ 3 - 6 m. Ở 164
  6. Thực trạng mạng lưới giao thông đường bộ phân theo khu vực địa hình tỉnh Thanh Hoá đây có 5 cửa sông lớn là Cửa Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Bạng, Lạch Ghép, thuận lợi trong canh tác nông nghiệp, phát triển kinh tế biển như dịch vụ du lịch, đánh bắt, nuôi trồng hải sản và các ngành công nghiệp... + Khu vực đồng bằng gồm các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Yên Định, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Nông Cống, Hà Trung, TP. Thanh Hoá, thị xã Bỉm Sơn. Đây là khu vực được bồi tụ bởi các hệ thống sông Mã, sông Yên, phần lớn khu vực có độ cao trung bình từ 5 - 15 m, địa hình tương đối bằng phẳng, xen lẫn có các đồi thấp và núi đá vôi độc lập. Đây là khu vực rất thuận lợi trong việc canh tác, trồng cây công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp chế biến, các cơ sở dịch vụ... - Vùng trung du và miền núi bao gồm 11 huyện gồm: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ và Thạch Thành, chiếm hơn 2/3 về diện tích và 75% về dân số toàn tỉnh. Đây là vùng có địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh và là địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hoá. d. Phân bố mạng lưới giao thông theo khu vực địa hình tỉnh Thanh Hóa Hệ thống GTVT tỉnh Thanh Hóa có sự phân bố không đều cả về chiều dài, mật độ đường và chất lượng các loại đường. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phát triển kinh tế ở từng khu vực trong tỉnh. Có thể thấy các chỉ số giao thông đường bộ giữa 2 khu vực trung du miền núi và đồng bằng duyên hải tỉnh Thanh Hoá có sự khác biệt rõ rệt về các chỉ tiêu: - Tổng chiều dài: Tổng chiều dài các quốc lộ trên toàn tỉnh Thanh Hoá đạt 793km, trong đó khu vực đồng bằng là: 363,63 km (chiếm 45,9%), vùng trung du miền núi chiếm 429,37km (54,1%) + Chiều dài các tuyến quốc lộ khu vực trung du miền núi tỉnh Thanh Hoá lớn gấp 1,2 lần so với khu vực đồng bằng, ven biển do tổng diện tích tự nhiên của khu vực trung du miền núi lớn gấp 3,1 lần đồng bằng. Bên cạnh đó, trong những năm qua đường Hồ Chí Minh đã được xây dựng và đưa vào khai thác góp phần làm tăng tổng chiều dài các tuyến quốc lộ trên địa bàn, đồng thời đem lại những hiệu quả tốt hơn trong sự phát triển kinh tế xã hội của các khu vực trung du miền núi trên toàn quốc nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng. + Tổng chiều dài các tuyến tỉnh lộ khu vực đồng bằng ven biển lớn gấp 1,1 lần, đường GTNT gấp 11,65 lần so với khu vực trung du miền núi do khu vực đồng bằng có các điều kiện tự nhiên thuận lợi, dân số đông, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cao hơn nhiều so với khu vực trung du miền núi của tỉnh. - Mật độ đường: + Mật độ đường so với diện tích lãnh thổ trên địa bàn đồng bằng ven biển cao hơn nhiều so với khu vực trung du miền núi: mật độ các tuyến quốc lộ so với diện tích lãnh thổ ở khu vực đồng bằng tỉnh Thanh Hóa lớn gấp 2,7 lần so với khu vực trung du miền núi, tương tự tỉnh lộ: gấp 2,7 lần; GTNT: gấp 4,2 lần. + Mật độ đường so với dân số trên địa bàn trung du miền núi cao hơn so với khu 165
  7. Nguyễn Thị Ngọc Bảng 3. Tổng hợp các chỉ số về mạng lưới giao thông đường bộ phân theo khu vực địa hình tỉnh Thanh Hoá vực đồng bằng ven biển; So sánh chỉ tiêu này giữa vùng trung du miền núi/ vùng đồng bằng ven biển sẽ thấy: Quốc lộ gấp 3,5 lần; tỉnh lộ: 2,8 lần; GTNT: 1,8 lần. - Chất lượng đường: + Địa bàn đồng bằng duyên hải có nhiều thuận lợi về các điều kiện tự nhiên, lại là khu vực tập trung các trung tâm kinh tế xã hội, chính trị, văn hoá của toàn tỉnh, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội không ngừng tăng và tăng nhanh. Vì vậy hạ tầng cơ sở, đặc biệt là giao thông vận tải đường bộ khu vực này luôn được ưu tiên đầu tư phát triển với chất lượng tốt, tỉ lệ đường nhựa cao và cấp đường tốt hơn nhiều so khu vực trung du miền núi. + Địa bàn trung du miền núi tỉnh Thanh Hoá còn gặp nhiều khó khăn, tuy đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, nhưng cho đến nay tốc độ phát triển kinh tế xã hội cũng như các chỉ số về phát triển con người còn thấp. Bên cạnh đó, địa hình đồi núi bị cắt xẻ mạnh gây cản trở không nhỏ trong việc phát triển giao thông tại đây. Đây cũng là địa bàn có tỉ lệ lớn đường đất, đường cấp phối của tỉnh; tỉ lệ đường dải nhựa còn rất thấp, chủ yếu đạt ở cấp V, VI. 166
  8. Thực trạng mạng lưới giao thông đường bộ phân theo khu vực địa hình tỉnh Thanh Hoá 2.2.4. Kết quả Khu vực đồng bằng, ven biển tỉnh Thanh Hoá có dân số đông (75% số dân toàn tỉnh), diện tích chiếm 24,56% diện tích toàn tỉnh, có địa hình bằng phẳng, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho khai thác lãnh thổ. Đây là địa bàn tập trung dân cư và các hoạt động kinh tế, chính trị xã hội. Năm 2010, Thanh Hóa là tỉnh miền trung có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đứng thứ 14 trong cả nước, riêng khu vực đồng bằng ven biển có tốc độ tăng trưởng bình quân trên 12% (trong đó nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,2%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng trên 15,8%/năm và dịch vụ tăng 12,8%/năm); GDP bình quân đầu người đạt gần 1000 USD, các ngành kinh tế phát triển khá toàn diện. . . Khu vực này có nhiều thuận lợi trong việc phát triển các loại hình giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ. Mạng lưới giao thông của khu vực dày đặc, chất lượng đường tốt hơn nhiều so với khu vực trung du và miền núi của tỉnh. Khu vực trung du miền núi tỉnh Thanh Hóa có đặc điểm tự nhiên kém thuận lợi, đặc biệt là địa hình. Điều đó đã gây cản trở không nhỏ trong việc đầu tư và phát triển các loại hình giao thông tại đây. Hiện nay, khu vực này chỉ chủ yếu là phát triển giao thông đường bộ - GTNT. Tuy nhiên, về chất lượng, chiều dài và mạng lưới đường kém hơn nhiều so với vùng đồng bằng, ven biển của tỉnh. Đây cũng là địa bàn có tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chậm, nền kinh tế chủ yếu là trồng cây công nghiệp, cây lấy gỗ, cây nguyên liệu và chăn nuôi gia súc lớn. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn 2001 – 2010 của khu vực đạt 10,5%; GDP năm 2010 tuy tăng gấp 2,6 - 2,8 lần năm 2000 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với khu vực đồng bằng, ven biển; GDP bình đầu người đạt 750 USD (năm 2010). . . Đặc điểm địa hình Thanh Hoá khá phong phú và đa dạng là điều kiện thuận lợi để khai thác phục vụ cho sản xuất, đời sống và phát triển một nền kinh tế toàn diện. Thực tế, Thanh Hóa có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế xã hội, song chưa được tận dụng một cách có hiệu quả. Đặc biệt, khu vực trung du miền núi với những tiềm năng to lớn về khoáng sản, lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi. . . chưa được khai thác. Có thể nói, khó khăn về địa hình là trở ngại lớn để phát triển mạng lưới GTVT ở đây. Nếu không có chính sách đầu tư hợp lí, kinh tế miền núi Thanh Hóa không thể phát triển được, vì giao thông luôn là huyết mạch của mọi nền kinh tế. Phát triển giao thông ở Thanh Hoá, đặc biệt là giao thông đường bộ cần được quan tâm, gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội trên từng địa bàn. Như vậy mới tạo sự gắn kết, liên hoàn, thông suốt với mạng lưới giao thông của quốc gia, làm cầu nối giữa các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá với các cơ sở chế biến và tiêu thụ, từ đó làm giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng, miền trong toàn tỉnh. 3. Kết luận Giao thông nói chung và giao thông đường bộ tỉnh Thanh Hoá nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Ở mỗi khu vực địa hình có những đặc điểm khác nhau đã kéo theo sự phát triển không đồng bộ của cả mạng lưới giao thông. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình khai thác lãnh thổ cũng như sự phát triển 167
  9. Nguyễn Thị Ngọc kinh tế xã hội không đồng đều giữa các vùng. Vì vậy, mạng lưới giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ cần phải được ưu tiên đầu tư phát triển một cách hợp lí và kịp thời để tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế xã hội, rút ngắn sự chênh lệch giữa các vùng, miền, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh, đáp ứng tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Thông - Nguyễn Minh Tuệ (đồng chủ biên), 2011. Địa lí dịch vụ, tập 1: Địa lí giao thông vận tải. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. [2] UBND Thành phố Thanh Hoá, 09/2008. Nghiên cứu khả thi báo cáo cuối cùng “Dự án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội”. Sở Giao thông vận tải Thanh Hoá [3] UBND tỉnh Thanh Hoá, 2005. Qui hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa. ABSTRACT The status of the road network in Thanh Hoa Province This paper presents an analysis of the roads that now exist in the costal lowlands and in the mountainous midland regions of Thanh Hoa Province. Using a number of criteria it was found that the roads of these two topographical areas differ in both amount and condition. This influences socio-economic development in these areas and could be part of the reason for the economic disparity between them. 168
nguon tai.lieu . vn