Xem mẫu

  1. 232| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2016-2020 ThS. Hàng Duy Thanh Trường Đại học Kiên Giang Tóm tắt: Nghiên cứu này trình bày một số chính sách hỗ trợ cho hoạt động khoa học của trƣờng Đại học Kiên Giang và những kết quả hoạt động Khoa học của nhà trƣờng giai đoạn 2016- 2020. Đồng thời, đƣa ra một số khuyến nghị để hoạt động NCKH của nhà trƣờng đƣợc tốt hơn trong thời gian tới. Từ khóa: Trƣờng Đại học Kiên Giang, hoạt động Khoa học, nghiên cứu khoa học. 1. Đặt vấn đề Trƣờng Đại học Kiên Giang đƣợc thành lập với sứ mệnh và nhiệm vụ là “ ào tạo nguồn nhân lực chất ượng trình ộ cao; thực hiện nghiên cứu khoa học (NCKH), chuyển giao công nghệ, cung ứng dịch vụ kinh tế và quản lý phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Tây Nam, ồng b ng sông Cửu Long và cả nư c phấn ấu ến 2020, trường Đại học Kiên Giang trở thành trường Đại học theo hư ng ứng dụng; tích cực tham gia hoạt ộng NCKH, chuyển giao công nghệ và cung ứng dịch vụ a ngành, a ĩnh vực và ảm bảo chất ượng, uy tín”. Do mới thành lập, đội ngũ giảng viên (GV) đa phần trẻ nên Trƣờng gặp rất nhiều khó khăn trong việc đƣa ra các ý tƣởng cho các đề tài để đảm bảo tính mới, tính khoa học và sáng tạo. Bên cạnh đó, việc phát triển năng lực NCKH cho GV luôn là vấn đề đƣợc Nhà Trƣờng chú trọng quan tâm. Trong giai đoạn 5 năm 2016-2020, nhà trƣờng đã thực hiện nghiêm túc các nội dung về Khoa học và Công nghệ (KH&CN) trong các quy định. Nhà trƣờng đã từng bƣớc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản phục vụ cho hoạt động KH&CN trên nguyên tắc tập trung, bám sát các nội dung cốt lõi đƣợc quy định trong các Luật và các Nghị định liên quan của Chính phủ, chiến lƣợc khoa học công nghệ của quốc gia và phù hợp với tình hình thực tế tại trƣờng. Các kết quả từ hoạt động KH&CN mang lại ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn, đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển chung và nâng cao tiềm lực KH&CN tại trƣờng. Bên cạnh đẩy mạnh các hoạt động KH&CN, nhà trƣờng luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý khoa học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo hiệu quả công tác quản lý KH&CN tại trƣờng. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đíc n iên cứu Đánh giá thực trạng hoạt động khoa học trƣờng đại học Kiên Giang giai đoạn 2016-2020 để từ đó nâng cao hoạt động NCKH của nhà trƣờng đƣợc tốt hơn trong thời gian tới.
  2. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |233 2.2. Đối tƣợn n iên cứu Hoạt động khoa học của trƣờng Đại học Kiên Giang thông qua thống kê các hội thảo, đề tài, bài báo của cán bộ - giảng viên. 2.3. P ƣơn p pn iên cứu Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích và tổng hợp các báo cáo về hoạt động khoa học của trƣờng Đại học Kiên Giang giai đoạn 2016- 2020. 2.4. Kết quả nghiên cứu 2.4.1. M t số chính sách hỗ tr cho ho t đ ng Khoa h c của nhà ng Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động KH&CN trong trƣờng đại học nên Đảng ủy, Giám hiệu Trƣờng Đại học Kiên Giang đã xây dựng chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng trong từng giai đoạn, xây dựng Chƣơng trình hành động về hoạt động KH&CN, đầu tƣ cho hoạt động KH&CN theo sứ mạng, nguồn lực và định hƣớng phát triển nhà trƣờng. Ban hành các văn bản để tổ chức và quản lý tốt, hiệu quả hoạt động KH&CN trong Trƣờng nhƣ: Quy chế hoạt động KH&CN, Quy định về NCKH của sinh viên (SV),…; Xây dựng chính sách hỗ trợ cho cán bộ, GV tham dự hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nhiệm thực hiện thành công đề tài, dự án NCKH và phát triển công nghệ; hỗ trợ kinh phí cho các bài báo khoa học công bố quốc tế, đặc biệt là các bài báo đăng trên tạp chí quốc tế uy tín, có chỉ số cao ISI/ Scopus. Cụ thể nhƣ sau: Bảng 1. Định mức inh phí ề tài cấp cơ sở ối v i SV và viên chức. STT Nội dung Mức chi Đề tài NCKH của SV 1 + Lĩnh vực Kinh tế - Xã hội ≤ 4.500.000 đồng/đề tài + Lĩnh vực Tự nhiên - Kỹ thuật ≤ 5.000.000 đồng/đề tài Đề tài NCKH của viên chức 2 + Lĩnh vực Kinh tế - Xã hội ≤ 20.000.000 đồng/đề tài + Lĩnh vực Tự nhiên - Kỹ thuật ≤ 30.000.000 đồng/đề tài Nguồn: Trường Đại học Kiên Giang, 2020. Nhà trƣờng khuyến khích tinh thần sáng tạo, nghiên cứu khoa học của SV nhằm tìm kiếm những ý tƣởng mới, sáng kiến, hiến kế hoặc giải pháp cụ thể, thiết thực có khả năng ứng dụng trong cuộc sống. Đồng thời, nhà trƣờng cần tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cho SV toàn trƣờng. Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú học tập và sự sáng tạo cho SV. Để mỗi cán bộ, GV xác định NCKH vừa là quyền lợi cũng nhƣ trách nhiệm của mình, nhà trƣờng lấy kết quả NCKH là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, xét hƣởng thu nhập tăng thêm, danh hiệu thi đua… cuối mỗi học kỳ, mỗi năm học.
  3. 234| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Bảng 2. Định mức hỗ trợ các bài báo khoa học ăng trên Tạp chí Khoa học quốc tế STT Điều kiện nhận hỗ trợ Mức chi (đồng/bài) 1 Bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus: - Thuộc hệ thống ISI 30.000.000 đ - Thuộc hệ thống Scopus 20.000.000 đ 2 Bài báo đăng trên tạp chí nƣớc ngoài và có phản biện kín theo yêu cầu 2.000.000 đ của tạp chí Nguồn: Trường Đại học Kiên Giang, 2020. Mức hỗ trợ kinh phí đăng báo trên so với các trƣờng khác chƣa phải là cao. Tuy nhiên, chính sách khuyến khích này có tác động tích cực thúc đẩy hoạt động NCKH, cũng nhƣ công bố quốc tế của cán bộ, GV. Ngoài ra, Trƣờng chi kinh phí cho GV tham dự các hội nghị, hội thảo trong nƣớc phù hợp với mục tiêu chiến lƣợc của Trƣờng, tạo điều kiện để GV học hỏi, giao lƣu, kết nối với các GV trƣờng khác. GV thuộc đối tƣợng đƣợc Trƣờng hỗ trợ chi kinh phí tham dự hội nghị, hội thảo đƣợc hỗ trợ công tác phí, tiền mua tài liệu, tiền đóng góp hội nghị. Cùng với các chính sách hỗ trợ, Trƣờng có kế hoạch đầu tƣ xây dựng trung tâm thực hành, thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu, thiết bị dạy học, phục vụ công tác NCKH và đổi mới trong giáo dục. 2.4.2. Kết qu m t số ho t đ ng Khoa h c và Công ngh của nhà ng giai đ n 2016-2020 Do có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện và thƣờng xuyên tổ chức, triển khai nhiều hoạt động KHCN khác nhau cho cán bộ, giảng viên lựa chọn phù hợp với từng điều kiện, nên năng lực NCKH của cán bộ, giảng viên trong trƣờng đƣợc cải thiện. Việc tham gia các hội thảo quốc tế, quốc gia, dự án, các chƣơng trình nghiên cứu của cán bộ, giảng viên đã tăng lên đáng kể. Số lƣợng đề tài các cấp của GV đƣợc phê duyệt cơ bản ổn định, với lĩnh vực nghiên cứu đa dạng, sản phẩm ngày càng bám sát với yêu cầu của thực tiễn, cụ thể nhƣ sau: Biểu ồ 1. Số ượng ề tài NCKH các cấp của cán bộ, GV. Nguồn: Phòng Hợp tác và Khoa học Công nghệ Trường Đại học Kiên Giang, 2020.
  4. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |235 Trong giai đoạn 5 năm từ năm 2016 đến năm 2020, Trƣờng Đại học Kiên Giang có 30 đề tài NCKH các cấp đƣợc nghiệm thu. Cụ thể, năm 2016 trƣờng có 01 đề tài cấp bộ và 01 đề tài cấp tỉnh. Đến năm 2017 số lƣợng đề tài cấp Bộ và cấp tỉnh tiếp tục duy trì ở 01 đề tài, số lƣợng đề tài cấp cơ sở tăng mạnh lên 13 đề tài. Năm 2018 số lƣợng đề tài NCKH cấp Bộ tăng lên 02 đề tài, 01 đề tài cấp tỉnh và 01 đề tài cấp cơ sở. Năm 2019 số lƣợng đề tài NCKH của trƣờng giảm mạnh khi chỉ có 01 đề tài cấp cơ sở nghiệm thu. Tuy nhiên, năm 2020 số lƣợng đề tài cấp cơ sở đƣợc nghiệm thu tăng lên 06 đề tài. NCKH trong SV là những nghiên cứu có phạm vi nhỏ, chủ đề thƣờng gần gũi với chuyên ngành và môi trƣờng học tập xung quanh SV. Việc tham gia thực hiện các đề tài NCKH ở bậc Đại học sẽ giúp SV làm quen với phƣơng pháp NCKH; có cơ hội vận dụng những kiến thức đã đƣợc trang bị, nguồn tƣ liệu và thông tin khoa học cập nhật để thực hiện các ý tƣởng khoa học ngay từ khi còn học tập tại nhà trƣờng, thông qua đó thay đổi phƣơng pháp học tập theo hƣớng tự học, tự nghiên cứu, nâng cao chất lƣợng đào tạo; SV NCKH là cơ hội để nhà trƣờng phát hiện, bồi dƣỡng những SV có năng khiếu thực những những dự án lớn hơn. Biểu ồ 2. So sánh số ượng ề tài NCKH của SV ược duyệt và nghiệm thu. Nguồn: Phòng Hợp tác và Khoa học Công nghệ Trường Đại học Kiên Giang, 2020. Năm học 2016-2017 là năm học đầu tiên nên trƣờng chƣa triển khai thực hiện đề tài NCKH của SV. Qua các năm học sau thì số lƣợng đề tài đƣợc nghiệm thu của SV giữ ở mức ổn định, tỷ lệ SV tham gia nghiên cứu đồng đều hơn ở các khoa. Bên cạnh đó, số lƣợng nghiệm thu rất thấp so với số lƣợng đề tài đƣợc duyệt, có thể thấy do SV chƣa tích lũy đủ các kỹ năng cần thiết để NCKH và việc đề xuất đề tài quá sức nên khi thực hiện đƣợc một thời gian SV đăng ký hủy đề tài.
  5. 236| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Biểu ồ 3. Số ượng bài báo khoa học công bố trong nư c và quốc tế. Nguồn: Phòng Hợp tác và Khoa học Công nghệ Trường Đại học Kiên Giang, 2020. Số lƣợng bài báo khoa học đƣợc công bố trên tạp chí, hội nghị, hội thảo khoa học trong 5 năm từ 2016-2020, có nhiều thay đổi. Nhìn chung, số lƣợng bài báo quốc tế đều tăng trong 5 năm, cụ thể năm 2016 có 01 bài, năm 2017 có 05 bài, năm 2018 có 06 bài, năm 2019 có 10 bài, năm 2020 có 12 bài. Đối với bài báo khoa học trong nƣớc, trong 5 năm trƣờng có tổng số 97 bài, trong đó: năm 2016 có 4 bài, đến năm 2017 tăng mạnh lên 22 bài và năm 2018 có 28 bài, năm 2019 giảm nhẹ còn 26 bài và đến năm 2020 là 17 bài. Bảng 3. Số ượng hội nghị, hội thảo khoa học o nhà trường t chức. Năm Cấp quốc tế Cấp quốc gia Cấp tỉnh Cấp trƣờng 2017 01 01 2018 01 01 2019 02 01 2020 01 01 Nguồn: Phòng Hợp tác và Khoa học Công nghệ Trường Đại học Kiên Giang, 2020. Để góp phần tạo điều kiện cho các GV nhà trƣờng đƣợc giao lƣu, học hỏi kinh nghiệm NCKH của các chuyên gia, nhà nghiên cứu ở các trƣờng, viện khoa học khác. Đồng thời, đây cũng là nơi để công bố các kết quả nghiên cứu. Hàng năm nhà trƣờng tổ chức thƣờng niên hội thảo các cấp. Cụ thể năm 2017 tổ chức 02 hội thảo, năm 2018 tổ chức 02 hội thảo, năm 2019 tổ chức 03 hội thảo và năm 2020 tổ chức 02 hội thảo. So với nhiều trƣờng đại học khác, hoạt động NCKH của Trƣờng Đại học Kiên Giang trong thời gian qua đã đạt những kết quả nhất định. Tỷ lệ đề tài trên tổng số cán bộ GV còn thấp, số lƣợng đề tài cấp Tỉnh trở lên còn rất ít. Tuy nhiên, với những kết quả đã đạt đƣợc, có thể đánh những thuận lợi và khó khăn nhƣ sau: Thuận lợi: Công tác KH&CN đƣợc sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà Trƣờng và đƣợc Bộ GD&ĐT, các ban ngành, địa phƣơng hỗ trợ, giúp đỡ cho hoạt động KH&CN của trƣờng ngày càng phát triển; ý thức về nhiệm vụ và quyền lợi khi tham gia hoạt động NCKH của GV tăng dần, số lƣợng cán bộ, GV tham gia đề xuất và thực hiện NCKH tăng, chất lƣợng khoa học và sản phẩm ngày càng tốt hơn, số công trình khoa học công bố tăng.
  6. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |237 Khó khăn: Lực lƣợng chuyên gia đầu ngành (tiến sĩ trở lên) còn thiếu, chất lƣợng cán bộ tham gia NCKH chƣa đồng đều, một số còn thiếu kinh nghiệm, thiếu sự phối hợp giữa các nhà khoa học chuyên ngành trong và ngoài trƣờng để tham gia giải quyết các vấn đề khoa học liên ngành. Một số GV còn ngại khó, ngại khổ khi thực hiện các thủ tục, nội dung bắt buộc khi làm NCKH. Có lúc lãnh đạo các đơn vị chƣa tiên phong, gƣơng mẫu trong thực hiện nhiệm vụ NCKH. Một số quy định về tài chính chƣa rõ ràng, gây khó khăn cho chủ nhiệm đề tài trong việc tạm ứng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện đề tài. Cơ sở vật chất phục vụ công tác NCKH chƣa đầy đủ (thiếu nhà lƣới đúng tiêu chuẩn, các thiết bị phân tích – thí nghiệm chuyên sâu,…) và hiệu quả khai thác sử dụng trang thiết bị phục vụ NCKH hiện chƣa cao. Hoạt động NCKH của SV còn nhiều hạn chế; công tác tuyên truyền, vận động SV tham gia NCKH chƣa hiệu quả, việc triển khai ở một số khoa chƣa đúng theo quy chế trƣờng. 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận Những kết quả đã đạt đƣợc trong nghiên cứu khoa học đã thể hiện hoạt động NCKH của trƣờng Đại học Kiên Giang có những bƣớc phát triển cả về lƣợng và chất. Từ hiệu quả hoạt động NCKH gắn với sản phẩm công nghệ một mặt hỗ trợ tích cực hoạt động giảng dạy, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, mặt khác đã và đang hiện thực hóa mục tiêu của trƣờng Đại học Kiên Giang lấy sản phẩm khoa học công nghệ làm nòng cốt để tham gia vào các lĩnh vực phát triển kinh tế -xã hội địa phƣơng, tạo ra những bƣớc tiến tích cực trong nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh, đáp ứng quá trình hội nhập quốc tế của trƣờng và của ngƣời học. Khuyến nghị - Cần tập trung đầu tƣ (kinh phí, cơ chế, chính sách) và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của các hoạt động NCKH. - Cần tạo môi trƣờng và không khí tích cực của NCKH đối với GV và SV trong nhà trƣờng. - Nhà trƣờng và các đơn vị thƣờng xuyên tổ chức các buổi chia sẽ về cách hình thành ý tƣởng của một đề tài NCKH, cách trình bày một bài báo quốc tế cũng nhƣ những vấn đề liên quan đến công tác NCKH cho GV và SV đam mê NCKH. - Cần hỗ trợ GV và SV nhiều hơn về nguồn tài liệu tham khảo bằng cách bổ sung nhiều hơn các đầu sách chuyên ngành ở Trung tâm thƣ viện tại nhà trƣờng để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động NCKH. - Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ Tiếng Anh và Tin học cho đội ngũ GV vì đây là công cụ hỗ trợ rất cần thiết cho hoạt động NCKH. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trƣờng Đại học Kiên Giang (2020), B o c o 5 năm hoạt ộng KHCN. [2]. Trƣờng Đại học Kiên Giang (2020), Danh mục hội nghị, hội thảo t chức từ năm 2015 ến năm 2020. [3]. Trƣờng Đại học Kiên Giang (2020), Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2020. [4]. Trƣờng Đại học Kiên Giang (2016), Ban hành Quy ịnh về công tác quản lý khoa học và công nghệ tại Trường Đại học Kiên Giang.
nguon tai.lieu . vn