Xem mẫu

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0207 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 180-189 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG HÀNH VI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Hoàng Trung Học Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nghiên cứu tập trung phân tích hành vi cố ý gây thương tích (CYGTT) ở NCTN qua việc khảo cứu các hồ sơ lưu và phân tích một số trường hợp điển hình NCTN đang thụ án tại một số trại giam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hành vi CYGTT tương đối phổ biến trong tương quan với những hành vi không mong muốn khác. Loại hành vi này thường xuất hiện ở NCTN có biểu hiện suy thoái về đạo đức, nhân cách trong một thời gian dài. Tuy nhiên, hành vi CYGTT ở NCTN được thực hiện với tính tổ chức không cao. Đây thường là những hành vi nhuốm màu cảm xúc cá nhân, được thực hiện bằng những phương tiện gọn, đơn giản, dễ cất dấu, dễ tìm kiếm. Thời gian và địa điểm xuất hiện hành vi thường gắn liền với các dạng hoạt động cơ bản của NCTN như học tập, vui chơi, giải trí. Hành vi CYGTT ở NCTN xuất hiện nhiều trong giai đoạn cuối học sinh THCS, đầu giai đoạn học sinh THPT, thường chịu sự chi phối rõ rệt của những yếu tố như: giới tính; cấu trúc, văn hóa gia đình; ảnh hưởng tiêu cực từ internet, đặc biệt là game online; ảnh hưởng xấu từ nhóm bạn. Để hạn chế những hành vi CYGTT ở NCTN đòi hỏi những giải pháp phòng ngừa và sự nỗ lực đồng bộ của cả gia đình, nhà trường, xã hội, đặc biệt là lực lượng Công an địa phương. Từ khóa: Hành vi CYGTT; tội phạm; NCTN; hành vi lệch chuẩn. 1. Mở đầu Trong tâm lí học, với tư cách là một trong 3 mặt biểu hiện căn bản của đời sống tâm lí cá nhân, Nhận thức - Thái độ - Hành vi), hành vi được các nhà tâm lí học tiếp cận dưới nhiều phương diện khác nhau, gồm: Hành vi - dạng biểu hiện có thể quan sát được của đời sống tâm lí [1-4]; nguồn gốc động lực phát sinh hành vi [5,6,9]; khả năng điều khiển hành vi [7,8,9]. Mặc dù vậy, vấn đề hiểu bản chất của hành vi, xa hơn nữa là điều khiển được hành vi, hướng đến các chương trình xã hội khuyến khích, phát triển những hành vi tích cực, hạn chế những hành vi tiêu cực là việc làm đặc biệt cần thiết, là nhiệm vụ nặng nề đặt ra cho các khoa học nhân văn, đặc biệt là Tâm lí học, Giáo dục học, Xã hội học, Tội phạm học. Trong những năm gần đây, hành vi rối nhiễu, xâm kích ở học sinh; tình trạng bạo lực học đường; hành vi cố ý gây thương tích, CYGTT) đang có dấu hiệu gia tăng, trở thành vấn đề đáng lo ngại. Đặc biệt, hành vi bạo lực học đường và hành vi CYGTT ở học sinh và người chưa thành Ngày nhận bài: 10/07/2015. Ngày nhận đăng: 12/10/2015. Liên hệ: Hoàng Trung Học, e-mail: hoangtrunghoctlgd@gmail.com. 180
  2. Thực trạng hành vi cố ý gây thương tích của người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội niên, NCTN) đang có những diễn biến phức tạp [10;17]. Vì vậy, nghiên cứu chuyên sâu về hành vi CYGTT ở NCTN, chỉ rõ bản chất, nguyên nhân của loại hành vi này dưới góc độ tâm lí học sẽ cung cấp những cơ sở khoa học cần thiết cho ngành Giáo dục, Công an trong việc giáo dục, quản lí, điều chỉnh hành vi ở NCTN. Việc nghiên cứu hành vi lệch chuẩn nói chung và hành vi CYGTT nói riêng đã được đề cập đến trong các nghiên cứu của một số tác giả thuộc lĩnh vực Tâm lí học, Tội phạm học, Luật học như Â.Ô. Ïèðîæêîâ, V.S. Bourdanova, L.N. Nikitin, A.P. Slepov, L.A. Lyakh, Nguyễn Xuân Yêm, Đỗ Bá Cở, Hoàng Thị Bích Ngọc. . . Các nghiên cứu này tập trung làm rõ bản chất của hành vi lệch chuẩn và hành vi vi phạm pháp luật dưới góc độ Tội phạm học, Luật học và Tâm lí học [1,7,11], Ïèðîæêîâ Â.Ô, Nguyễn Xuân Yêm, Hoàng Thị Bích Ngọc); cơ sở luật pháp và quy trình làm rõ tính chất tội phạm của hành vi CYGTT [11,13], V.S. Bourdanova, L.N. Nikitin, L.A. Lyakh); các biện pháp dưới góc độ quản lí nhà nước, pháp luật phòng ngừa hành vi CYGTT [10,12], A.P. Slepov, Đỗ Bá Cở). Như vậy, hầu hết các công trình nghiên cứu này chỉ tiếp cận hành vi CYGTT dưới góc độ Tội phạm học, Quản lí hành chính; Luật học để làm rõ các yếu tố cấu thành tội phạm, quy trình điều tra các hành vi CYGTT, các giải pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, hành vi CYGTT, đặc biệt là CYGTT ở NCTN còn rất ít được nghiên cứu ở Việt nam, đặc biệt dưới góc độ Tâm lí học do những quy định khắt khe của pháp luật và của ngành Công an khi tiếp xúc với hồ sơ điều tra, với các phạm nhân trong trại giam. Chúng tôi tập trung nghiên cứu hành vi CYGTT ở NCTN dưới góc độ Tâm lí học để bổ sung vào mảnh ghép còn thiếu trong việc xây dựng bức tranh tâm lí chung về hành vi lệch chuẩn ở NCTN. Bài báo tập trung làm rõ thực trạng hành vi CYGTT ở NCTN: Mức độ phổ biến của hành vi CYGTT trong tương quan với các hành vi lệch chuẩn khác; nguyên nhân tâm lí và đặc điểm của hành vi CYGTT ở NCTN, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp để khắc phục tình trạng này. Phân tích các cách tiếp cận khác nhau về hành vi CYGTT, trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng một số khái niệm công cụ như sau: - NCTN là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất, tâm lí và nhân cách, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lí như người đã thành niên. Theo quan niệm đã được luật pháp Việt Nam quy định, NCTN là người trong độ tuổi từ 14 đến 18 [15,16]. Đây là giai đoạn phát triển chuyển giao từ trẻ em sang người lớn, trong đó có những giai đoạn phát triển giao thoa với giai đoạn trẻ em. Trong suốt tiến trình phát triển của một cá nhân, đây là giai đoạn có những bước phát triển đột biến, mang tính chuyển giao từ trẻ em sang người trưởng thành. - Hành vi CYGTT của NCTN là một loại hành vi xã hội, do NCTN thực hiện mang tính xâm kích, gây tổn thương thực thể cho đối tượng, hướng đến mục tiêu gây tổn hại sức khỏe cho người khác [10,15,16]. Trên thực tế, hành vi CYGTT do NCTN sẽ cao hơn nhiều con số thống kê dưới đây. Tuy nhiên, do hạn chế của nghiên cứu, chúng tôi chỉ phân tích hành vi CYGTT ở những NCTN đã được các cơ quan chức năng phát hiện và xử lí. Đây thường là những hành vi CYGTT nghiêm trọng, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng lớn đến trật tự và ổn định xã hội. Trên cơ sở cách tiếp cận này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu hành vi CYGTT do NCTN gây ra trên địa bàn Hà Nội trong vòng 5 năm gần đây bằng phương pháp nghiên cứu, phân tích hồ sơ hình sự các vụ án có liên quan đến hành vi CYGTT ở NCTN và nghiên cứu các trường hợp điển hình là NCTN phạm tội CYGTT đang thụ án trong các trại cải tạo. Những phương pháp và cách 181
  3. Hoàng Trung Học tiếp cận này này hướng tới mục tiêu làm sáng tỏ thực trạng, bản chất của hành vi CYGTT, nguyên nhân nảy sinh hành vi này và một số biện pháp phòng ngừa hành vi CYGTT cho NCTN. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hành vi cố ý gây thương tích của người chưa thành niên trên địa bàn Hà Nội 2.1.1. Thực trạng hành vi cố ý gây thương tích ở NCTN qua những vụ án hình sự Theo kết quả thống kê của PC45 Công an thành phố Hà Nội trong 5 năm gần đây, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lí 27493 vụ án hình sự, trong đó có 3696 vụ liên quan đến hành vi CYGTT, chiếm tỉ lệ 13,44%. Đương nhiên, không phải tất cả các cá nhân có liên quan đến hành vi này đều là những NCTN. Thống kê chi tiết số lượng NCTN có hành vi CYGTT đã được xử lí hình sự trong 5 năm gần đây được thể hiện trong Bảng 1. Bảng 1. Thực trạng NCTN có hành vi CYGTT bị phát hiện, xử lí trên địa bàn Hà Nội [17] Hành vi CYGTT có liên quan đến NCTN Năm Số vụ CYGTT Số vụ việc NCTN Tỉ lệ % 2008 626 15 32 2,40 2009 758 40 54 5,28 2010 837 30 47 4,90 2011 727 19 36 3,71 2012 748 17 28 2,27 Tổng 3696 121 197 3,27 Phân tích số liệu thống kê từ Bảng 1 cho thấy: - Tỉ lệ các vụ việc được phát hiện liên quan đến tội phạm CYGTT, người có hành vi CYGTT, xâm hại đến sức khỏe và khả năng lao động của bị hại khá cao. Đây là loại hành vi lệch chuẩn, có ảnh hưởng lớn, gây hại trực tiếp đến xã hội. Số lượng người có hành vi CYGTT được thống kê cũng cho thấy sự phức tạp về tình hình trật tự, an ninh trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Trong số những cá nhân có hành vi CYGTT bị phát hiện và xử lí, NCTN chiếm số lượng khá thấp, 197 NCTN, chiếm 3,27%). Tuy nhiên, con số này rất đáng suy ngẫm vì: Thứ nhất, đây là những NCTN có hành vi CYGTT nghiêm trọng, được phát hiện, xử lí. Trên thực tế, tỉ lệ NCTN có hành vi CYGTT ở mức độ chưa nghiêm trọng, hoặc nghiêm trọng nhưng chưa bị phát hiện và xử lí lớn hơn rất nhiều lần con số đã được phát hiện, truy tố. Thứ hai, đây là những trường hợp NCTN có hành vi CYGTT nghiêm trọng, đặc trưng. Các vụ việc được thống kê chỉ liên quan đến hành vi CYGTT điển hình. Tuy nhiên, trong thực tế, khi phân tích hồ sơ các vụ án, chúng tôi nhận thấy, hành vi CYGTT của NCTN thường đi kèm các hành vi lệch chuẩn khác như trộm cắp tài sản; cướp giật; lừa đảo; cưỡng đoạt tài sản; bắt cóc; hiếp dâm. . . Như vậy, thực tế, hành vi CYGTT xuất hiện khá phổ biến ở các vụ án hình sự liên quan đến NCTN, thường đi kèm các hành vi lệch chuẩn khác. Thứ ba, 197 NCTN có hành vi CYGTT trầm trọng bị xử lí về mặt hình sự có thể là con số 182
  4. Thực trạng hành vi cố ý gây thương tích của người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội không lớn về mặt thống kê, song lại gợi nên những vấn đề rất quan ngại về mặt xã hội. NCTN là những người dưới 18 tuổi, thực chất vẫn còn là học sinh đang chị sự quản lí của gia đình và sự giáo dục trực tiếp của nhà trường. Tiếp cận dưới góc độ tâm lí giáo dục và góc độ xã hội, có thể nhận thấy, 1 đứa trẻ có thể chỉ là một cá thể nhỏ bé so với toàn xã hội, nhưng với một cặp vợ chồng, một gia đình đó là tất cả niềm hi vọng và tương lai của họ. Đứa trẻ có hành vi lệch chuẩn, vướng vào vòng lao lí cũng đồng nghĩa với việc bầu trời sẽ sụp đổ trước mắt họ. Bên cạnh đó, đối với công việc của những người thầy - công việc uốn nắn, giáo dục học trò để trở thành những người có ích cho xã hội, công việc của họ thực chất không được phép có “thứ phẩm”, “sản phẩm lỗi” chứ không nói đến “phế phẩm”. NCTN vi phạm pháp luật, có hành vi CYGTT, thực chất là một “sản phẩm lỗi” của gia đình và xã hội. Điều này đặt ra những vấn đề về công tác giáo dục và quản lí học sinh của nhà trường. - Không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê về số lượng NCTN có hành vi CYGTT trong các năm vừa qua. Điều này cho thấy, tỉ lệ NCTN có hành vi CYGTT ổn định, không có sự thay đổi đột biến theo thời gian. Như vậy, nếu so sánh với hành vi CYGTT ở người trưởng thành, tỉ lệ NCTN có hành vi CYGTT không cao. Tuy nhiên, thống kê trong mối tương quan với các loại hành vi lệch chuẩn khác, hành vi CYGTT ở NCTN chiếm đến 12,09%, 121 vụ việc). Việc phân tích hồ sơ cũng cho thấy, hành vi CYGTT thường xuất hiện đi kèm với những hành vi lệch chuẩn khác. Điều này cho thấy, hành vi CYGTT ở NCTN là một loại hành vi tương đối phổ biến. Tóm lại, kết quả nghiên cứu hành vi lệch chuẩn của NCTN trên địa bàn Hà Nội cho thấy, trong những năm vừa qua, hành vi CYGTT của NCTN trên địa bàn Hà Nội không có dấu hiệu giảm có ý nghĩa. Hành vi CYGTT tương đối phổ biến trong mối tương quan với những hành vi không mong muốn khác. Trong mối tương quan với hành vi CYGTT ở người thành niên, tỉ lệ hành vi CYGTT ở NCTN chiếm tỉ lệ thấp. Tuy nhiên, do tính chất đặc biệt của giai đoạn phát triển trong sự trưởng thành của cá nhân, số lượng NCTN có hành vi CYGTT như trên là con số đáng báo động, đặt ra những vấn đề trong công tác quản lí, giáo dục NCTN của nhà trường, gia đình và toàn thể xã hội. 2.1.2. Một số đặc điểm nổi bật trong hành vi cố ý gây thương tích ở người chưa thành niên Phân tích hồ sơ một số vụ án liên quan đến NCTN và tiến hành phỏng vấn một số trường hợp NCTN có hành vi CYGTT, chúng tôi thấy, hành vi CYGTT của NCTN có đặc điểm sau: - Hành vi CYGTT ở NCTN thường được thực hiện không có tính toán, tổ chức chặt chẽ; không có quá trình chuẩn bị công phu. Đây thường là những hành vi nhuốm màu cảm xúc cá nhân. Tuy vậy, mức độ nguy hiểm của những hành vi này cũng không kém so với người đã thành niên, thậm chí đã để lại những hậu quả nghiêm trọng cho các bị hại. Theo thống kê của PC 45 Hà Nội, tỉ lệ thương tật của các bị hại đối với hành vi CYGTT ở NCTN không khác biệt so với người đã thành niên. Thậm chí trong một số trường hợp cụ thể có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Vụ án liên quan đến hành vi CYGTT của Đỗ Văn Điền là ví dụ điển hình. Do mâu thuẫn cá nhân trong sinh hoạt, Điền đã cay cú, không kìm chế được cảm xúc nên đã cùng Lê Văn Vịnh, Bùi Văn Vĩnh chủ động dùng gạch, gậy đánh anh H là bảo vệ của công ti xây dựng nhà số 545, đường Nguyễn Văn Cừ, Gia Lâm. Hậu quả là làm anh H bị vỡ xương đỉnh đầu, chấn thương sọ não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần. Sau khi gây án, Điền 183
  5. Hoàng Trung Học và các thành viên trong nhóm đã thừa nhận do không kiềm chế được cảm xúc nên tấn công anh H cho bõ tức nhưng không ý thức được hậu quả lại nặng nề như vậy. - NCTN thường sử dụng những phương tiện gọn nhẹ, dễ cất dấu, dễ tìm kiếm gần nơi thực hiện hành vi để tấn công đối tượng. Theo thống kê của chúng tôi, trong các vụ việc được nghiên cứu, không có trường hợp NCTN sử dụng phương tiện là vũ khí nóng để tấn công người khác mà chỉ sử dụng các phương tiện phổ biến như gậy gộc, côn, dao, tuýp nước, kiếm, mã tấu. - Thời điểm xuất hiện hành vi CYGTT ở NCTN là những dịp lễ, tết, các ngày nghỉ và sau thời gian học tập trong nhà trường. Địa điểm thực hiện hành vi CYGTT là các khu vực đông dân cư, các khu vui chơi, giải trí và ngay tại trường học hoặc gần trường học. Điều này cho thấy, hành vi CYGTT ở NCTN thường gắn liền với các dạng hoạt động cơ bản mà các em tham gia như học tập, vui chơi, giải trí. Thực trạng này đặt ra một loạt những vấn đề trong công tác giáo dục học sinh trong các nhà trường. Nói cách khác, giáo dục không chỉ đơn giản hướng đến mục tiêu trước mắt là quản lí được các em trong thời gian học tập tại trường, mà quan trọng hơn là giúp các em có được năng lực tự vệ để không bị lây nhiễm hành vi xấu; tránh được những hành vi lệch chuẩn sau khi rời nhà trường. - Hành vi CYGTT ở NCTN được thực hiện tương đối có tổ chức nhưng chưa chặt chẽ, bền vững, sâu sắc. Số liệu thống kê khi phân tích hồ sơ cho thấy, hơn 80% NCTN khi thực hiện hành vi CYGTT đều có sự lôi kéo, tụ tập các thành viên khác trong một nhóm nhất định. Tuy nhiên, nhóm NCTN chưa ổn định, chưa có sự ràng buộc chặt chẽ, không có kế hoạch chi tiết để thực hiện hành vi xâm hại. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, NCTN thực hiện hành vi CYGTT trong các băng, nhóm chủ yếu là những người bạn bè, có cùng sở thích, hứng thú. Tuy nhiên, các nhóm này không có sự ràng buộc, khống chế lẫn nhau như ở các nhóm người thành niên. Khi thực hiện hành vi CYGTT cũng không có sự phân công vai trò cụ thể và sau khi xâm hại xong đối tượng, chưa biết hoặc thực hiện sơ sài quá trình xóa bỏ dấu vết của hành vi sai trái. - Hành vi CYGTT thường diễn ra ở NCTN có biểu hiện suy thoái về đạo đức, nhân cách, nhận thức kém, không chịu rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong nhà trường. Kết quả phân tích hồ sơ cho thấy, hơn 93% NCTN thực hiện hành vi CYGTT từng được giáo viên nhận xét là những học sinh “cá biệt”, từng bị nhà trường kỉ luật, thường xuyên trốn học, chơi bời lêu lổng, giao du với những bạn xấu ngoài trường hoặc nghiện game, nghiện internet. Số liệu thống kê cho thấy, 57,8% NCTN có hành vi CYGTT đã từng bị nhà trường kỉ luật hoặc nhắc nhở vì hành vi đánh bạn, bắt nạt bạn trong nhà trường. Như vậy, có thể nhận thấy, việc phát triển hành vi CYGTT đã diễn ra trong một quá trình tương đối lâu dài, từ đơn giản đến phức tạp và cuối cùng là bị xử lí về mặt hình sự. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cố ý gây thương tích ở người chưa thành niên Hành vi CYGTT ở NCTN bao giờ cũng diễn ra trong những hoàn cảnh với những điều kiện cụ thể. Tuy nhiên, phân tích và khái quát những trường hợp cụ thể này, chúng tôi nhận thấy, 3 yếu tố sau có ảnh hưởng lớn đến hành vi CYGTT ở NCTN. * Giới tính, độ tuổi và hành vi CYGTT Phân tích số liệu thống kê từ Bảng 2. cho thấy: 184
  6. Thực trạng hành vi cố ý gây thương tích của người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội - Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa NCTN với giới tính khác nhau trong hành vi CYGTT, p
  7. Hoàng Trung Học - Kết quả nghiên cứu hồ sơ cho thấy, 36,2% trường hợp NCTN có hành vi CYGTT sống trong gia đình có cấu trúc không hoàn hảo. Đó là những trường hợp những gia đình có bố chết, mẹ chết hoặc cả hai đều qua đời, NCTN phải sống với người thân; bố mẹ li dị, NCTN phải sống với dượng hoặc vợ mới của bố; bố hoặc mẹ phạm tội, phải chịu án, NCTN phải sống một mình hoặc sống dưới sự bảo trợ của người thân. Sống trong những hoàn cảnh gia đình đặc biệt như vậy, lại trong giai đoạn nhạy cảm của sự phát triển, thiếu sự quan tâm, chăm sóc, dạy bảo từ cha mẹ là nguyên nhân căn bản dẫn đến nhiều NCTN đến hành vi lệch chuẩn, trong đó có hành vi CYGTT. - Văn hóa gia đình cũng có ảnh hưởng lớn đến hành vi CYGTT. Văn hóa gia đình là tính chất mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong mỗi gia đình. Thống kê cho thấy, 49,1% NCTN có hành vi CYGTT phải sống trong những gia đình có bầu không tâm lí bạo lực, văn hóa tiêu cực. Đó là những kiểu gia đình có đặc điểm sau: cha mẹ mâu thuẫn, thường xuyên xung đột, bạo lực; cha mẹ từng có tiền án, tiền sự, tham gia vào những hành vi phạm tội; cha, mẹ nghiện rượu, cờ bạc, nghiện ma túy thường xuyên đánh chửi nhau; cha hoặc mẹ ngoại tình tường xuyên xung đột, bạo lực; cha mẹ có con ngoài giá thú, li hôn khiến NCTN bị bỏ rơi. Sống trong những gia đình có những mối quan hệ tiêu cực này làm cho NCTN không được quan tâm đúng mức, tập nhiễm những thói quen, nếp sống, cách nghĩ tiêu cực của người lớn, hình thành nên những nét tâm lí lệch lạc, hành vi ngang bướng, bất cần, dễ dấn đến nhiều hành vi lệch chuẩn trong đó có hành vi CYGTT. * Môi trường sống, nhóm bạn và hành vi cố ý gây thương tích Môi trường xã hội là một yếu tố phức tạp, rộng lớn, bao gồm những tác động nhiều chiều đến con người. Khi phân tích hồ sơ liên quan đến hành vi CYGTT ở NCTN, chúng tôi thấy nổi lên 2 yếu tố thuộc môi trường xã hội có ảnh hưởng lớn đến hành vi CYGTT ở NCTN, đó là ảnh hưởng tiêu cực của Internet, các văn hóa phẩm độc hại và tác động của nhóm bạn đến hành vi CYGTT ở NCTN. Ngày nay không thể phủ nhận những ảnh hưởng tích cực của công nghệ thông tin và Internet đến đời sống xã hội, song những ảnh hưởng tiêu cực của nó khi không được quản lí và kiểm soát chặt chẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi của thanh thiếu niên. Phân tích những hành vi CYGTT ở NCTN, chúng tôi nhận thấy, hành vi này thường bị ảnh hưởng từ internet theo các góc độ sau: Game bạo lực từ mạng trực tuyến; văn hóa phẩm đồi trụy; hành vi tiêu cực của thần tượng. Cụ thể, bộc lộ của những yếu tố này ở những khía cạnh sau: “Phương thức hành vi CYGTT được thực hiện theo mô tuýp của các nhân vật trong game” - 17,2%; “Phương tiện sử dụng gây thương tích như trong phim hành động” - 9,2%; “Bị kích động bởi phim sex gây ra hành động hiếp dâm, đe dọa tính mạng người khác” 21,6%; “Trộm cắp, tấn công, cướp đoạt tài sản để lấy tiền chơi game” - 12,1%. Như vậy, ở những mức độ và biểu hiện khác nhau, mặt trái của game online, của văn hóa phẩm đồi trụy và Internet đang có ảnh hưởng tiêu cực đến NCTN, gây ra hành vi CYGTT. Bên cạnh đó, những nhóm bạn xấu, thậm chí là các tổ chức tội phạm cũng có ảnh hưởng đến hành vi CYGTT ở NCTN. Kết quả thống kê cho thấy, hơn 80% NCTN khi thực hiện hành vi CYGTT đều có sự lôi kéo, tụ tập các thành viên khác trong một nhóm nhất định. Đây là giai đoạn lứa tuổi nhạy cảm, mang tính chuyển giao từ trẻ em sang người lớn, sự phát triển chưa hoàn thiện, nhận thức còn hạn chế. Vì vậy, NCTN có nhu cầu giao tiếp lớn, đề cao lối sống tập thể nhưng cũng dễ bị lôi kéo, hay bắt chước, bồng bột, hành động theo cảm tính, dễ bị xúc cảm chi phối. Chính vì 186
  8. Thực trạng hành vi cố ý gây thương tích của người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội vậy, trong một số trường hợp NCTN nếu không bị bạn bè kích động có thể không xuất hiện hành vi CYGTT. Tuy nhiên, khi tụ tập bạn bè, bị kích động, không làm chủ được cảm xúc đã thúc đẩy nhóm NCTN đến hành vi xâm hại đến sức khỏe và tài sản của người khác. 2.3. Một số kiến nghị, giải pháp phòng ngừa hành vi cố ý gây thương tích ở NCTN Trên cơ sở phân tích thực chứng như trên, hướng đến giải pháp phòng ngừa hành vi CYGTT ở NCTN, chúng tôi có một số kiến nghị sau: - Cha mẹ cần dành thời gian thích hợp để quan tâm, lắng nghe và điều chỉnh những suy nghĩ, thái độ, hành vi lệch chuẩn của NCTN để hạn chế những nhận thức, hành vi sai có thể dẫn đến hành vi CYGTT ở mức độ nghiêm trọng. Tích cực xây dựng những mối quan hệ gia đình lành mạnh, có văn hóa, lấy tình yêu thương làm nền tảng để làm tiền đề nuôi dưỡng những tâm hồn nhân văn cho trẻ. Trong trường hợp những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, cần chú ý quan tâm đến NCTN, giải thích để các em hiểu, đối mặt, suy nghĩ tích cực và vượt qua được khó khăn. - Nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội cần tổ chức kiểm soát tốt những tác động tiêu cực từ môi trường, đặc biệt là kiểm soát hợp lý internet, tránh để NCTN tiếp xúc, bị ảnh hưởng bởi game bạo lực và những tác động của văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng. Cần tạo ra những sân chơi lành mạnh, nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp bổ ích, thiết thực cho học sinh, để các em có thể tham gia tích cực, tránh bị lôi kéo vào các nhóm bạn xấu ngoài trường. - Nhà trường cần tăng cường các chương trình giáo dục phòng ngừa hành vi lệch chuẩn, đây mạnh giáo dục kĩ năng sống, đặc biệt là kĩ năng kiềm chế cảm xúc; kĩ năng đánh giá và giải quyết các tình huống xung đột; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng ứng phó với những tình huống khẩn cấp; kĩ năng lắng nghe, thấu hiểu. . . để học sinh có thể đánh giá đúng mình, tự chủ được mình và giải quyết các tình huống gây nguy cơ xung đột một cách hợp lí. Để làm tốt nhất các công việc này, trong nhà trường nên có sự làm việc của các nhà tâm lí trường học. - Công an khu khu vực cần kết hợp với nhà trường tiến hành theo định kì các khóa tập huấn về kiến thức pháp luật đặc biệt là chỉ rõ tình hình, nguy cơ và hậu quả của hành vi CYGTT để học sinh có thể hiểu và chủ động phòng tránh. - Công an và chính quyền địa phương cần kiểm soát tốt môi trường văn hóa của khu dân cư, kiểm soát các tụ điểm vui chơi, giải trí và các nhóm trẻ tiêu cực đường phố để tránh những ảnh hưởng không mông đợi của những yếu tố này đến NCTN. 3. Kết luận Kết quả nghiên cứu hành vi lệch chuẩn của NCTN trên địa bàn Hà Nội cho thấy, trong những năm vừa qua, hành vi CYGTT của NCTN trên địa bàn Hà Nội không có dấu hiệu giảm. Hành vi CYGTT tương đối phổ biến trong mối tương quan với những hành vi không mong muốn khác ở NCTN. So sánh với hành vi CYGTT ở người thành niên, tỉ lệ hành vi CYGTT ở NCTN chiếm tỉ lệ thấp. Tuy nhiên, xét dưới góc độ xã hội, số lượng NCTN có hành vi CYGTT như trên là con số đáng báo động, đặt ra những vấn đề cần quan tâm trong công tác quản lí, giáo dục NCTN của nhà trường, gia đình và toàn thể xã hội. Kết quả nghiên cứu chỉ rõ, hành vi CYGTT thường xuất hiện ở NCTN có biểu hiện suy 187
  9. Hoàng Trung Học thoái về đạo đức, nhân cách trong một thời gian khá dài, nhưng lại được thực hiện với tính tổ chức không cao. Đây thường là những hành vi nhuốm màu cảm xúc cá nhân, trong đó NCTN thường sử dụng những phương tiện gọn nhẹ, dễ cất dấu, dễ tìm kiếm để tấn công đối tượng. Thời gian và địa điểm xuất hiện hành vi CYGTT ở NCTN gắn liền với các dạng hoạt động cơ bản mà các em tham gia như học tập, vui chơi, giải trí. Hành vi CYGTT ở NCTN thường xuất hiện nhiều trong giai đoạn cuối học sinh THCS, đầu giai đoạn học sinh THPT, thường chịu sự chi phối rõ rệt của những yếu tố như: giới tính, cấu trúc, văn hóa gia đình; ảnh hưởng tiêu cực từ Internet, đặc biệt là game online; ảnh hưởng xấu từ nhóm bạn. Để hạn chế những hành vi CYGTT ở NCTN đòi hỏi sự nỗ lực, sự vào cuộc đồng bộ của các tổ chức xã hội, trong đó sự vào cuộc quyết liệt và phối hợp hành động từ nhà tường, gia đình, lực lượng Công an địa phương và các đoàn thể xã hội có vai trò quản lí và phòng ngừa quan trọng đối với loại hành vi lệch chuẩn này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Thị Bích Ngọc, 2012. Khoa học hình sự Việt Nam. Tập 5, Tâm lí học hình sự, Nxb Công an Nhân dân. [2] Hoàng Trung Học, 2014. Hành vi thách thức ở một số nữ thiếu niên có biểu hiện rối loạn định dạng giới - Kỉ yếu hội thảo quốc gia về Tâm lí học đường lần thứ IV. Nxb Đại học quốc gia. [3] Õîàíã ×óíã Õîê, ×èåó Òõè Õûîíã. Âçàèìîñâÿçü îðãàíèçàòîðñêèõ ñïîñîáíîñòåé è óðîâíåé ïðîåññèîíàëüíî-ïåäàãîãè÷åñêîé íàïðàâëåííîñòè ó ñòóäåíòîâ ïåäàãîãè÷åñêîãî âóçà // Íàóêà è øêîëà. - Ì.: Èçä-âî ÌÏ
  10. Ó, - 2011. - 1. - Ñ. 108-112 (VAKîâñêèé æóðíàë). [4] Õîàíã ×óíã Õîê, ×èåó Òõè Õûîíã. Âçàèìîñâÿçü ñâîéñòâ òåìïåðàìåíòà è ïðîåññèîíàëüíî-ïåäàãîãè÷åñêîé íàïðàâëåííîñòè ñòóäåíòîâ ïåäàãîãè÷åñêîãî âóçà // Íàóêà è øêîëà. - Ì.: Èçä-âî ÌÏ
  11. Ó, - 2010. - 5. - Ñ. 121-125 (VAKîâñêèé æóðíàë). [5] Lomov. B.Ph, 2000. Những vấn đề lí luận và phương pháp luận Tâm lí học. Nxb đại học quốc gia Hà Nội. [6] Ëåîíòüåâ, À.Í. Äåÿòåëüíîñòü. Ñîçíàíèå. Ëè÷íîñòü: ó÷åá. ïîñîáèå äëÿ âóçîâ / À.Í. Ëåîíòüåâ. - Ì.: Ñìûñë: Àêàäåìèÿ, 2005. - 352ñ. [7] Ïèðîæêîâ Â.Ô, 2013. Kðèìèíàëüíàÿ ïñèõîëîãèÿ, Ì.: Èçäíèå ó÷åáíîå, Èçäòåëüñòâî ¾Îñü-89¿. [8] Phan Trọng Ngọ, Nguyễn Đức Hưởng, 2004. Các lí thuyết phát triển tâm lí người. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [9] Spens K.W. Behavior Theory and Learning - New York, 1960. 178 p. [10] Đỗ Bá Cở, Đề tài cấp Bộ, 2002. Phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội và các giải pháp trong tình hình hiện nay. Nxb Công an Nhân dân. [11] Bourdanova V.S, Nikitin L.N., 2000. Điều tra tội cố ý gây thương tích. Nxb Sankt-Peterburg. 188
  12. Thực trạng hành vi cố ý gây thương tích của người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội [12] Karaeva A.A., 2006. Điều tra các vụ án hình sự về tộ cố ý gây thương tích. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Moscow. [13] Slepov A.P, 2008. Hoạt động phòng ngừa các loại tội phạm sử dụng bạo lực do phạm nhân thực hiện trong các trại cải tạo. Luận án tiến sĩ, Riazan. [14] Lyakh L.A., 2005. Giai đoạn điều tra ban đầu về tội cố ý gây thương tích gây hậu quả nghiêm trọng. Luận án tiến sĩ, Đại học tổng hợp quốc gia Kuban, Liên Bang Nga. [15] Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn Minh Đức, 2013. Tội phạm học chuyên ngành. Nxb Công an Nhân dân. [15] Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2006. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia. [17] Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1992. Hiến pháp. [18] Phòng PC45 Công an TP Hà Nội, 2012. Thống kê tình hình và kết quả xử lí người chưa thành niên vi phạm pháp luật. ABSTRACT Conscious behavior to cause injury amongadolescents in Ha Noi The study looks at conscious behavior to cause injury (CBCI) among adolescents by looking at cases on record and analyzing a typical case of an adolescent with CBCI. It was found that CBCI among adolescents is popular relative to other abnormal behaviors. CBCI behavior is often seen in adolescents of low moral standards who are depressed over a long period of time. However, organized CBCI among adolescents is not commonplace. This form of behavior is often motivated by personal emotions and is carried out using simple weapons. CBCI always occurs at a time and location that’s connected to basic adolescent activities such as learning and entertainment. CBCI often appears in the early stages of adolescence. CBCI is affected by sex, structure and culture of family, Internet use and friendships. To limit CBCI, efforts of the family, school, society and especially the local police are needed. Keywords: Conscious behavior to cause injury (CBCI); adolescent; crime; abnormal behavior 189
nguon tai.lieu . vn