Xem mẫu

  1. THỰC TRẠNG HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH THPT TỈNH QUẢNG NAM TRƯƠNG THỊ NGA Khoa Tâm lý - Giáo dục Tóm tắt: Hành vi bạo lực học đường (BLHĐ) đang là vấn nạn trên toàn cầu, là vấn đề chung được nhiều Quốc gia trên thế giới quan tâm, nghiên cứu. Việt nam là một trong những nước có vấn nạn học đường đáng mức báo động và có xu hướng ngày càng gia tăng. Đặc biệt, hiện nay hành vi BLHĐ xuất hiện dưới nhiều nguyên nhân, hình thức đa dạng, phong phú hơn. Bài báo này trình bày về thực trạng hành vi BLHĐ dưới các lát cắt khác nhau và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu và ngăn chặn hành vi BLHĐ. Từ khóa: Bạo lực học đường, học sinh THPT 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bạo lực học đường là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe doạ, khủng bố người khác (thường xảy ra giữa trò với trò, giữa thầy với trò hoặc ngược lại), để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc về tâm sinh lý cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường, cũng như đối với những ai quan tâm tới sự nghiệp giáo dục… Các hành vi phổ biến nhất của BLHĐ đó là đánh, đá, đẩy, đạp, bóp cổ, nắm áo HS khác, chế diễu, chửi bới, đặt điều, bôi nhọ, xúc phạm, hăm dọa HS khác bằng lời nói, thư từ, email hay mạng xã hội hoặc hành vi cô lập, tẩy chay bạn…Không phải tất cả mọi hành vi BL đều được phát hiện và giải quyết kịp thời, để hạn chế các hành vi BLHĐ cần phải xây dựng hệ thống phòng ngừa và ngăn chặn. Ở Mỹ, trong năm 2009 có 11,1% HS tham gia đánh nhau, trong đó có 15,1% nam và 6,7% nữ (Ashford, Queen, Mitchell, 2009). Ở Ấn Độ, một công trình nghiên cứu về BLHĐ tiến hành năm 2000 cho thấy 60,8% HS đã chứng kiến BL trong các trường học. Ở Việt Nam, trong nghiên cứu về “Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức đến hành vi phạm pháp của trẻ” (Mã Ngọc Thể, 2012) đã đề cập đến mối quan hệ giữa vị thành niên với các nhóm bạn. Có tới 85% các em HS từng có hành vi phạm pháp trả lời rằng các em sẽ không thực hiện hành vi nếu chỉ có một mình, khi không có sự tương trợ, giúp đỡ của bạn. Báo cáo cũng nêu ra một số hành vi làm trái pháp luật của trẻ vị thanh niên do ảnh hưởng của nhóm như: Sử dụng ma túy (7,8%); đánh nhau (19,8%); trộm cắp (40,3%); gây rối trật tự công cộng (12,5%)… Báo cáo của Công an thành phố Đà Nẵng, từ năm 2003-2009, Đà Nẵng xử lý 755 đối tượng là HS, sinh viên phạm tội. Tại Thành phố Hồ Chí Minh giữa năm 2008, một vụ BLHĐ diễn ra vô cùng nghiêm trọng dẫn đến một học sinh chết, chỉ mới ở tuổi 17, vì một vài lời qua lại trong trận bóng giao hữu. Theo thống kê của cục cảnh sát điều tra về trật tự xã hội, trong 5 năm có 47.000 vụ phạm pháp hình sự do HS, sinh viên gây ra. Tuy nhiên trên thực tế, con số đó đang ngày 265
  2. TRƯƠNG THỊ NGA một tăng lên và những nạn nhân của những vụ BLHĐ là không thể kể hết và được báo động tại Hội thảo về giải pháp, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm, bạo lực học đường do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 25/11/2009. Ngành Giáo dục phải đối mặt với tình trạng BLHĐ ngày càng gia tăng và tính chất vụ việc ngày càng nguy hiểm. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu về BLHĐ ở Việt Nam tương đối nhiều, tuy nhiên cũng còn không ít những trường hợp BLHĐ mới xuất hiện dưới nhiều nguyên nhân đa dạng, phong phú hơn. Để đầy lùi và ngăn chặn được những hành vi lệch lạc dẫn đến BLHĐ ở HS cần phải có những đánh giá đúng đắn về nguyên nhân của những hành vi BLHĐ mới, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp. Từ tính cấp thiết trên, tôi tiến hành nghiên cứu hành vi BLHĐ của học sinh THPT Tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu và ngăn chặn hành vi BLHĐ. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đánh giá thực trạng hành vi BLHĐ ở HS THPT Tỉnh Quảng Nam, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra và phỏng vấn sâu. Chúng tôi đã xây dựng bảng hỏi về hành vi BLHĐ gồm 7 hành vi cụ thể trên cơ sở tham khảo tài liệu trong và ngoài nước kết hợp với phương pháp chuyên gia và phỏng vấn HS. Mỗi hành vi có 4 mức độ để lựa chọn: 0. không bao giờ; 1. thỉnh thoảng; 2. thường xuyên; 3. rất thường xuyên. Công cụ này được chúng tôi nghiên cứu trên 170 HS THPT tại 2 trường THPT Nguyễn Hiền và THPT Sào Nam ở Tỉnh Quảng Nam. Kết quả được sử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng học sinh bị bạo hành ở trường 3.1.1. Thực trạng học sinh bị bạo hành ở trường xét chung toàn mẫu Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 163/170 HS THPT có liên quan đến hành vi BLHĐ chiếm 95,8%, kết quả đồng nhất với các nghiên cứu trong nước trước đây. Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn Hà Nội, thực hiện nghiên cứu năm 2008 tại 2 trường THPT thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) cho thấy 96,75% HS ở đây có liên quan đến hành vi BLHĐ. Điều tra trên 300 HS THPT Tỉnh Nam Định, có 96,7% HS có liên quan đến hành vi BLHĐ (Hoàng Trung Học và Đặng Thị Bích Diệp, 2016). Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể thấy ảnh hưởng từ yếu tố văn hóa, môi trường sống xã hội là lớn nhất, vì nước ta đang trong thời kỳ mở cửa hội nhập Quốc tế, sự du nhập của các văn hóa và lối sống, nề nếp Phương tây vào Việt Nam làm ảnh hưởng bao trùm lên mọi phạm vi của nước ta. Ngoài ra, Việt Nam là một Đất nước có chung duy nhất một hệ thống Giáo dục nên sự tác động của yếu tố giáo dục lên HS là đồng đều nhau, dẫn đến không có sự chênh lệch cao về thực trạng BLHĐ ở các khu vực khác nhau. Với câu hỏi: “Trong 6 tháng gần đây, em thường bị nạn bạo hành tại trường học ở mức độ nào?” HS lựa chọn những hành vi BLHĐ được liệt kê (Bị đánh, đá, đẩy, đạp, bóp cổ, 266
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 nắm áo học sinh khác; Bị cướp giật, tống tiền, phá hủy đồ đạc; Bị ép buộc hút thuốc, uống rượu, đánh bài, dùng ma túy; Bị chế diễu, chửi bới, đặt điều, bôi nhọ, xúc phạm, hăm dọa bằng lời nói, thư từ, email hay mạng xã hội; Bị cô lập, bị tán tỉnh khiếm nhã; Bị xâm hại tình dục (lột áo, sờ mó, đụng chạm vào vùng nhạy cảm, ép xem phim, truyện sex, cưỡng dâm) bởi HS khác) theo các mức độ: Không bao giờ; Thỉnh thoảng; Thường xuyên; Rất thường xuyên. Bảng 1. Tỷ lệ học sinh bị bạn bạo hành ở trường Tần Không Thỉnh Thường Rất Stt Hành vi số bao giờ thoảng xuyên thường (%) (%) (%) xuyên (%) 1 Bị đánh, đá, đẩy, đạp, bóp cổ, 25 123 18 (10,5 3 170 nắm áo bởi học sinh khác (14,5) (71,5 ) ) (1,7) 2 Bị cướp giật, tống tiền, phá hủy 158 11 1 170 0 (0) đồ đạc (92,9) (6,4) (0,6) 3 Bị ép buộc hút thuốc, uống 156 13 1 170 0 (0) rượu, đánh bài, dùng ma túy (91,7) (7,6) (0,6) 4 Bị chế diễu, chửi bới, đặt điều, bôi nhọ, xúc phạm,hăm dọa 75 84 11 1 170 bằng lời nói, thư từ, email hay (43,6) (49,4) (6,4) (0,6) mạng xã hội. 5 Bị cô lập 125 40 5 170 0 (0) (73,6) (23,5) (2,9) 6 Bị tán tỉnh khiếm nhã 146 23 1 170 0 (0) (85,8) (13,5) (0,6) 7 Bị xâm hại tình dục (lột áo, sờ mó, đụng chạm vào vùng nhạy 159 11 170 0 (0) 0 (0) cảm, ép xem phim, truyện sex, (92,4) (6,4) cưỡng dâm) bởi học sinh khác Bảng 1 cho thấy có nhiều lựa chọn, từ “không bao giờ” đến “thỉnh thoảng”, “thường xuyên”, “Rất thường xuyên”. Với 7 câu hỏi liên quan đến hành vi quấy rối học đường khác nhau, có đến 144/170 (chiếm 83,7%) HS ít nhất một lần là nạn nhân của các hành vi “Bị đánh, đá, đẩy, đạp, bóp cổ, nắm áo bởi học sinh khác”; có đến 95/170 (chiếm 56,4%) HS ít nhất một lần từng “Bị chế diễu, chửi bới, đặt điều, bôi nhọ, xúc phạm, hăm dọa bằng lời nói, thư từ, email hay mạng xã hội”; có 45/170 (26,4%) HS cho rằng mình đã từng “Bị cô lập”; có 24/170 (13,5%) HS “Bị tán tỉnh khiếm nhã”, có 14/170 (8,2%) HS “Bị ép buộc hút thuốc, uống rượu, đánh bài, dùng ma túy”; có 12/170 (7%) HS “Bị cướp giật, tống tiền, phá hủy đồ đạc”; có 11 (6,4%) HS “Bị xâm hại tình dục (lột áo, sờ mó, đụng chạm vào vùng nhạy cảm, ép xem phim, truyện sex, cưỡng dâm) bởi học sinh khác. Nhìn chung, HS đã có những đánh giá tương đối đầy đủ về nạn nhân của hành vi BLHĐ. Tuy nhiên, không có hành vi nào được 100% HS lựa chọn. Cá biệt ở một số hành vi, tỷ lệ HS là nạn nhân của hành vi BLHĐ rất thấp (ít hơn 10%). Điều này có thể giải thích như sau, các hành vi như đánh, đá, đẩy, đạp, bóp cổ, nắm áo hay chế diễu, chửi bới, 267
  4. TRƯƠNG THỊ NGA đặt điều, bôi nhọ, xúc phạm, hăm dọa bằng lời nói, thư từ, email hay mạng xã hội là hành vi dễ thực hiện, có thể giải quyết tức thì tình trạng cảm xúc lúc đó, mặt khác bản thân có thể dự đoán, kiểm sóat được hậu quả, mức độ gây sát thương cho người khác và ít bị phát hiện. Còn các hành vi như ép buộc hút thuốc, uống rựu, cướp giật tống tiền, phá hủy đồ dùng, sử dụng ma túy, xâm hại tình dục đòi hỏi về điều kiện kinh tế, kế hoạch cụ thể, sự liên kết giữa các băng nhóm, và tốn nhiều thời gian để chuẩn bị. Hơn nữa, khá nguy hiểm và khả năng phạm tội rất cao, dễ bị phát hiện và dễ bị trả thù hoặc bị đình chỉ học tập. 3.1.2. Thực trạng học sinh bị bạo hành ở trường xét theo giới tính Bảng 2. Học sinh bị nạn bạo hành ở trường học xét theo giới tính Học sinh bị nạn bạo Hệ số ngẫu Giới tính Tổng χ2 P hành (tỷ lệ nhiên (C) %) Nam 75 43 (57,3) Nữ 95 82 (86,3) 0,310 18,088 0,000 Kết quả phân tích thống kê cho thấy, trong 6 tháng gần nhất có 43/75 HS là nam giới đã từng bị bạo hành chiếm đến 57,3%; nữ giới là 82/95 HS đã từng là nạn nhân của hành vi BLHĐ, chiếm tỷ lệ 86,3%. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng kiểm định Chi – Square contingency test để tiến hành so sánh tỷ lệ bị bạo hành ở các nhóm giới tính khác nhau. Nội dung kiểm định bao gồm: phân bố tổng thể HS bị BLHĐ có giới tính khác nhau có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê không?; Tỷ lệ HS bị bạo hành và giới tiń h có mối liên quan không? (Contingency Coefficient, hệ số ngẫu nhiên C). Kết quả nghiên cứu cho thấy, phân bố tổng thể tỷ lệ học sinh bị bạo hành ở giới tiń h khác nhau có sự khác nhau mang ý nghĩa thống kê (x2 = 18,088; p < 0,05), trong đó, tỷ lệ HS bị bạo hành ở nam giới cao hơn nữ giới. Hệ số ngẫu nhiên C = 0,310< 0,4 (Li Yong Hong, 2007), điều này cho thấy, giới tiń h và tỷ lệ HS bị bạo hành có mối liên hệ với nhau. Từ kết quả nghiên cứu có thể nhận thấy, trong nhóm HS THPT, nữ giới có nguy cơ liên quan đến các hành vi BL cao hơn nam giới và cần được đặc biệt quan tâm. 3.1.3. Thực trạng học sinh bị bạo hành ở trường học xét theo khối Bảng 3. Học sinh bị nạn bạo hành ở trường học xét theo khối Học sinh bị nạn bạo Hệ số ngẫu Khối Tổng số χ2 p hành (tỷ lệ nhiên ( C ) %) Khối 10 52 40 (76,9) Khối 11 58 40 (69,0) 0,076 0,995 0,608 Khối 12 60 45 (75,0) Kết quả nghiên cứu ở bảng 3 cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ HS bị nạn bạo hành ở trường học theo khối cũng không đáng kể ( với P> 0,05), tức là bạo lực có thể xảy ra ở mọi HS, mọi độ tuổi. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của BLHĐ… Khối 10 với nạn BL 268
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 chiếm 40/52 (76,9%); khối 12 với nạn bạo lực chiếm 45/60 (75,0%); và khối 11 chiếm 40/58 (69,0%). Có thể giải thích cho con số này như sau: Ở khối 10, các em vừa mới vào trường, đang tập làm quen với môi trường học tập mới, những gì mới lạ luôn dần hình thành cho các em một cảm giác rụt rè và nhút nhát, là đàn em nhỏ nhất trường nên các em rất dễ bị bắt nạt và cơ chế phòng vệ lúc này đa số sẽ thu mình, lảng tránh hoặc không phản ứng lại hành vi BL, khi hành vi BL thực hiện mà không nhận lại sự phản kháng thì sẽ có nguy cơ lặp lại lại hành vi nhiều lần nên khối 10 sẽ chiếm tỷ lệ nạn nhân của BL cao. 3.2. Thực trạng hành vi bạo lực học đường ở trường 3.2.1. Thực trạng hành vi bạo lực ở trường xét chung toàn mẫu Bảng 4. Tỷ lệ hành vi bạo lực ở trường học Rất Không Thỉnh Thường thường Tần số bao giờ thoảng xuyên Stt Hành vi xuyên (%) (%) (%) (%) 1 Đánh, đá, đẩy, đạp, bóp cổ, nắm 96 52 10 170 12 (7,1) áo học sinh khác (56,5) (30,6) (59 ) 2 Cướp giật, tống tiền, phá hủy đồ 163 170 4 (2,4) 3 (1,8 ) 0 (0) dùng (95,5) 3 Ép buộc học sinh khác hút 155 thuốc, uống rượu, đánh bài, 170 11 (6,5) 1 (0,6) 0 (0) (91,2) dùng ma túy 4 Chế diễu, chửi bới, đặt điều, bôi nhọ, xúc phạm, hăm dọa học 70 75 170 8 (4,7) 17 (10) sinh khác bằng lời nói, thư từ, (41,2) (44,1) email hay mạng xã hội. 5 Cô lập, tẩy chay bạn 152 40 4 170 8 (4,7) (89,4) (23,5) (2,4) 6 Tán tỉnh khiếm nhã học sinh 152 170 16 (9,4) 2 (1,2) 0 (0) khác (89,4) 7 Xâm hại tình dục (lột áo, sờ mó, đụng chạm vào vùng nhạy cảm, 159 170 11 (6,5) 0 (0) 0 (0) ép xem phim, truyện sex, cưỡng (93,5) dâm) học sinh khác Bảng 4 cũng cho thấy số lượng HS tham gia ít nhất một lần vào các hành vi BLHĐ diễn ra trong 6 tháng gần đây chiếm tỷ lệ rất cao. Trong đó, hành vi “Đánh, đá, đẩy, đạp, bóp cổ, nắm áo học sinh khác đạt 48,3% (82/170 HS); hành vi “Chế diễu, chửi bới, đặt điều, bôi nhọ, xúc phạm, hăm dọa học sinh khác bằng lời nói, thư từ, email hay mạng xã hội” chiếm 58,8% (100/170 HS); có 30,6% (52/170 HS) cho hành vi đã từng “Cô lập, tẩy chay bạn”; có 10,6% (18/170 HS) cho hành vi “Tán tỉnh khiếm nhã học sinh khác”; có 8,3% (14/170 HS) cho hành vi “Ép buộc học sinh khác hút thuốc, uống rượu, đánh bài, dùng ma túy”; 6,3% (11/170 HS) có hành vi “Xâm hại tình dục (lột áo, sờ mó, đụng chạm vào vùng nhạy cảm, ép xem phim, truyện sex, cưỡng dâm) học sinh khác”, và “Cướp giật, 269
  6. TRƯƠNG THỊ NGA tống tiền, phá hủy đồ dùng” 4,2% (7/170 HS). Hành vi “Chế diễu, chửi bới, đặt điều, bôi nhọ, xúc phạm, hăm dọa học sinh khác bằng lời nói, thư từ, email hay mạng xã hội” chiếm tỷ lệ cao nhất vì khi được được hỏi các em trả lời rằng hành vi này là dễ thực hiện nhất, cứ không thích ai đó là các em sẽ dễ dàng chế diễu, hoặc nói xấu, hoặc rủ rê bạn bè không chơi với bạn đó nữa, vừa thõa mãn được cảm xúc tiêu cực của bản thân, vừa không bị trừng phạt bởi giáo viên hay nhà trường. Đó cũng được xem là một hình thức cảnh cáo, dấu hiệu báo trước cho một hành vi BLHĐ mang tính chất đe dọa cao hơn sắp xảy ra. Vì vậy, trong công tác giáo dục, quản lý HS cần phát hiện kịp thời, nắm bắt sự chuyển biến về sự thay đổi hành vi của các em, nhất là cần đặc biệt quan tâm đến gốc rể của vấn đề khi giải quyết BLHĐ. 3.2.2. Thực trạng hành vi bạo lực ở trường học xét theo giới tính Bảng 5. Hành vi bạo lực ở trường học xét theo giới tính Hành vi Hệ số ngẫu Giới tính Tổng số χ2 P bạo lực nhiên ( C ) Nam 75 60 (80,0) 0,069 0,821 0,365 Nữ 95 81 (85,3) Kết quả phân tích thống kê cho thấy, trong 6 tháng gần nhất có 60/75 HS là nam giới đã từng tham gia BL chiếm 80,0%, nữ giới là 81/95% HS đã từng tham gia hành vi BLHĐ, chiếm tỷ lệ 85,3%. Từ kết quả nghiên cứu có thể nhận thấy, giữa HS nam và nữ không cso sự khác biệt về BLHĐ (p < 0,05). Vì vậy, nam giới và nữ giới đều có nguy cơ tham gia vào các hành vi BL rất cao, cần được quan tâm. Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa có sự thống nhất với kết quả nhiên cứu trên Thế giới. Nghiên cứu của CDC tại Mỹ, 2012 đã đưa ra những con số thống kê cụ thể, trong 30 ngày trước thời điểm điều tra tỷ lệ BL ở nam lớn gấp ba lần nữ. Trong 12 tháng trước cuộc điều tra, tỷ lệ BL ở nam cũng cao gấp hai lần nữ. Có thể kết luận sự chênh lệch về khả năng thực hiện hành vi BLHĐ theo giới tính chỉ mang tính chất tương đối, có thể cao hay thấp hơn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như: nền văn hóa, yếu tố môi trường, gia đình và trường học… Ngoài ra, có những khía cạnh khác của hành vi BLHĐ làm ảnh hưởng đến tỷ lệ giới tính. Điển hình như nam giới và nữ giới có những cách thức thực hiện hành vi BLHĐ khác nhau và họ thực hiện hành vi BLHĐ vì những lý do khác nhau. Con số thống kê chỉ ra rằng nữ giới thường sử dụng hình thức BLHĐ điển hình như: chế diễu, chửi bới, đặt điều, bôi nhọ, xúc phạm, hăm dọa HS khác bằng lời nói, thư từ, email hay mạng xã hội. Trong khi đó, nam giới thường thực hiện những hành vi với mức độ tổn thương mạnh hơn: đánh, đá, đẩy, đạp, bóp cổ, nắm áo học sinh khác (Đỗ Hạnh Nga, 2013-2015). 270
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 3.2.3. Hành vi bạo lực ở trường học xét theo khối Bảng 6. Hành vi bạo lực ở trường học xét theo khối Hành vi Hệ số ngẫu Khối Tổng số χ2 p bạo lực nhiên ( C ) Khối 10 52 47 (90,4) Khối 11 58 43 (74,1) 0,175 0,175 0,067 Khối 12 60 51 (85,0) Kết quả nghiên cứu ở bảng 6 cũng cho thấy sự khác biệt về hành vi bạo hành ở trường học theo khối cũng không đáng kể (với P> 0,05), tức là hành vi BL có thể được thực hiện ở mọi HS, mọi độ tuổi. Khối 10 với hành vi thực hiện BL cao nhất chiếm 90,4%; khối 12 chiếm 78,3%; khối 11 chiếm thấp hơn là 74,1%. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tham gia bạo hành ở các em HS. Khối 11, tỷ lệ HS đã từng một lần tham gia hành vi BLHĐ thấp hơn 2 khối còn lại vì các em đã trải qua 1 năm học tập ở môi trường mới, các em cơ bản đã nắm bắt được tình hình trường, lớp, sự quản lý, kỷ luật của nhà trường. Khi tiến hành bắt nạt một HS khác, các em sẽ xem xét về “băng, nhóm” của những HS mình sắp bắt nạt nhằm hạn chế những “rủi ro” có thể xảy ra sau khi mình bắt nạt bạn. Ở những HS này, bắt đầu có sự căn nhắc trước khi hành động, vì thế khả năng thực hiện của HS khối 11 thấp hơn. Tuy nhiên, ở con số 74,1% vẫn cho thấy tình trạng BL ở các em này cũng còn khá cao, nhà trường cũng cần quan tâm, lưu ý nhiều hơn. 3.2.4. Thực trạng thực hiện bạo lực ở trường xét theo tình trạng hôn nhân của bố, mẹ Bảng 7. Hành vi bạo lực ở trường học xét theo tình trạng hôn nhân của bố mẹ Tình trạng hôn nhân của Bố Mẹ Tổng số Thực hiện bạo lực Tỷ lệ (%) Bình thường 139 29 20,9 Ly thân 7 7 100 Li hôn 12 10 83,3 Góa bụa 11 5 45,4 Tái hôn 1 1 100 Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng hôn nhân của bố mẹ có ảnh hưởng lớn đến hành vi BLHĐ của HS THPT. Tình trạng hôn nhân của bố mẹ càng tích cực thì tỷ lệ BLHĐ của HS càng giảm. Đối với nhóm HS có bố mẹ trong tình trạng hôn nhân bình thường, tỷ lệ BLHĐ ở mức thấp nhất 20,9% (29/139). Ngược lại, nhóm HS có bố mẹ ly hôn hoặc đang ly thân tỷ lệ BL lên đến 100%. Nguyên nhân được giải thích là do khi sống trong môi trường gia đình lành mạnh, giàu tình cảm, trẻ học được nhiều những cách ứng phó tích cực, quản lý cảm xúc tốt hơn. Ngược lại, khi sống trong môi trường gia đình bất hòa, thường xuyên mâu thuẫn hay có những mối quan hệ rạn nứt, trẻ dễ dàng rơi vào tình trạng thiếu khuyết tình cảm, thiếu những kỹ năng cảm xúc cần thiết để đối phó với những căng thẳng tâm lý. Đặc biệt, giai đoạn lứa tuổi này là giai đoạn nhạy cảm về sự tự ý thức dễ đưa đến những cảm xúc tiêu cực của các em, biểu hiện bằng các hành vi như: Bỏ nhà ra đi với bạn bè xấu hay vi phạm pháp luật, tham gia vào các tệ nạn xã hội... Ở HS có tình trạng hôn nhân góa bụa chiếm tỷ lệ 45,4% (55/11) thấp hơn li thân, li hôn. Có thể hiểu 271
  8. TRƯƠNG THỊ NGA rằng, không phải cứ 10 HS có tình trạng hôn nhân gia đình góa bụa đều thực hiện hành vi BL hế 10 em, vì có những em sinh ra trong gia đình đã có sẵn tình trạng hôn nhân này hoặc gia đình có biến cô về tai nạn, bệnh tậ nên các em mất đi bố. Nỗi đau này có thể làm các em tổn thương nhưng chỉ một thời gian ngắn và qua đi, nhưng hiện tượng xung độ gia đình giữa bố và mẹ dẫn đến li thân, li hôn sẽ trải qua một thời gian dài khiến các em bị ảnh hưởng, tổn thương đười sống tâm lý, đưa đến những cảm xúc tiêu cực. Vì vậy, BLHĐ ở nhóm trẻ này cao hơn rất nhiều cao hơn trẻ em đướ sống trong môi trường lành mạnh, hòa thuận. 3.2.5. Thực trạng hành vi bạo lực ở trường học xét theo hạnh kiểm Bảng 8. Hành vi bạo lực ở trường học xét theo hạnh kiểm Hạnh kiếm Tổng số Hành vi BL (%) Yếu 5 5 (100) Trung bình 6 6 (100) Khá 19 16 (84,2) Tốt 139 18 (12,9) Kế t quả nghiên cứu cho thấ y, hạnh kiểm của ho ̣c sinh càng thấ p thì tỷ lê ̣ BLHĐ càng cao. Với các HS có hạnh kiểm yếu. trung bình thì 100% đã thực hiện hành vi BL. Với HS có hạnh kiểm khá thì khả năng tham gia BL chiếm 84,2%; và hạnh kiểm tốt chỉ chiếm 12,9%. HS đánh giá hạnh kiểm thấp có BLHĐ cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó, vì sự thất bại trong học tập, nhu cầu tâm lý không được thỏa mãn, sự không hài lòng về cuộc sống và môi trường học đường (thầy (cô), nhà trường, bạn bè) từ đó ) từ đó thường thể nghiê ̣m những cảm xúc tiêu cực do sự thấ t ba ̣i, khó chịu gây ra, ví du ̣ như: căng thẳ ng, giâ ̣n dữ, chán ghét… Những cảm xúc tiêu cực này sẽ dẫn đế n những hành vi tiêu cực của cá nhân, điển hình là thực hiện các hành vi BLHĐ để thỏa mãn nhu cầu được “chiến thắng” khi “hạ gục” một HS khác hay khẳng định bản thân và nhu cầu được giải quyết cảm xúc tiêu cực của bản thân... khi hành vi này xuấ t hiê ̣n lă ̣p lại sẽ ta ̣o thành phương thức hành động cố đinḥ sau này và tìm ẩn nguy cơ phạm pháp. 3.3. Địa điểm diễn ra bạo lực học đường Bảng 9. Địa điểm diễn ra bạo lực học đường Stt Địa điểm Thực hiện hành vi bạo Tỷ lệ (%) hành 1 Hành lang 108 63,5 2 Căn tin 46 27,1 3 Bãi giữ xe 34 20,0 4 Trong lớp học 72 42,4 5 Sân trường 27 16 6 Trước cổng trường 47 27,6 7 Phòng vệ sinh 69 40,6 272
  9. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 8 Trong giờ học 13 7,6 9 Trên đường từ nhà đến trường 69 40,6 Bảng 10 cho thấy BLHĐ diễn ra ở tất cả mọi địa điểm trong và ngoài trường học. Với những địa điểm đã gợi ý trong bảng hỏi và được HS tham gia thực hiện BL trả lời về các địa điểm phổ biến như: hành lang (63,5%); trong lớp học (42,4%); phòng vệ sinh và trên đường từ nhà đến trường (40,6%). Đa số các hành vi BLHĐ có tần suất xuất hiện rất cao trong khuôn viên nhà trường như hành lang, trong lớp học, phòng vệ sinh vì đó là những địa điểm khuất tầm nhìn và quan sát của Ban Giám Hiệu, giáo viên và cán bộ quản lý của nhà trường. Vì vậ, nhà trường cần phải đặc biệt quan tâm, giám sát, kịp thời ngăn chặn và giải quyết BL xảy ra trong nhà trường cũng như ngoài nhà trường. 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy hành vi BLHĐ của HS THPT Tỉnh Quảng Nam là rất phố biến. HS nam bị bạo hành thấp hơn HS nữ, tuy nhiên mức độ gây tổn thương về thể xác của nam cao hơn nữ. HS nam thường “Bị đánh, đá, đẩy, đạp, bóp cổ, nắm áo bởi học sinh khác” còn HS nữ thường “Bị chế diễu, chửi bới, đặt điều, bôi nhọ, xúc phạm,hăm dọa bằng lời nói, thư từ, email hay mạng xã hội”. Hành vi BL xét theo các khối không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê. Hành vi ở trường học xét theo tình trạng hôn nhân của bố mẹ có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy tình trạng hôn nhân của bố mẹ có ảnh hưởng lớn đến hành vi BLHĐ của HS THPT, hạnh kiểm của HS càng thấ p thì tỷ lê ̣ BLHĐ càng cao. Hành vi BLHĐ diễn ra ở tất cả mọi nơi bên trong trường học và cả bên ngoài trường học, phổ biến nhất là ở hành lang, phòng vệ sinh, trong lớp học và trên đường từ nhà đến trường. Từ các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp khắc phục và hạn chế hành vi BLHĐ ở HS như: Tăng cường các kỹ năng sống, kỹ năng xã hội cho HS; Xâ dựng văn phong tư vấn tâm lý tại trường học; Nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội trong việc quản lý HS. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Hạnh Nga, Thực trạng bạo lực học đường trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội thảo khoa học Quốc tế tâm lý học đường lần thứ 5 năm 2016. [2] Đào Thị Diệu Linh, Lê Thanh Hà, Bắt nạt học đường– Một vấn đề đáng quang tâm của các nhà giáo dục, Hội thảo khoa học Quốc tế tâm lý học đường lần 3 năm 2012 [3] Lê Thị Lan Anh, Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh trung học phổ thông, luận văn thạc sĩ tâm lý học, Đại học Quốc gia Hà nội, 2012. [4] Nguyễn Thị Loan, Phan Tường Yên , Hoàng Anh Vũ , Nguyễn Thị Ngọc Giàu, Thực trạng bạo lực học đường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp khuyến nghị , Hội thảo Quốc tế tâm lý học đườg lần 5 năm 2016. [5] Trường Đại học Sư phạm Huế (11-13/7/2015), Khóa tập huấn bạo lực học đường một chương trình phòng ngừa và can thiệp toàn diện. 273
  10. TRƯƠNG THỊ NGA [6] Trần Thị Minh Đức, Hành vi gây hấn phân tích từ góc độ tâm lý học xã hội, Đại học Quốc gia Hà Nội. TRƯƠNG THỊ NGA SV lớp TLGD 4, khoa Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ĐT: 0121. 5654290, Email: Truongnga.ps@gmail.com 274
nguon tai.lieu . vn