Xem mẫu

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0014 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 1, pp. 112-122 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 4 - 5 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Đỗ Thị Thảo, Đỗ Thị Thảo (B) Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội là một phần của nội dung giáo dục tình cảm xã hội trong chương trình giáo dục mầm non, đồng thời đây cũng là 1 trong những nội dung được đưa vào đánh giá trong bộ chuẩn 5 tuổi dành cho trẻ mầm non. Để có thể hòa nhập tốt, trẻ rối loạn phổ tự kỉ cần có kĩ năng ứng xử phù hợp, có khả năng thiết lập các mối quan hệ xã hội với những người xung quanh. Thực tế cho thấy, việc giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ ở các trường mầm non hòa nhập chưa cao. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có cả sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Bài viết nhằm đánh giá thực trạng giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho giáo viên trong quá trình giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ ở trường mầm non hòa nhập. Từ khóa: Giáo dục, quan hệ xã hội, giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội, rối loạn phổ tự kỉ, mầm non hòa nhập. 1. Mở đầu Trong những năm gần đây, giáo dục đặc biệt nhận được sự quan tâm rộng khắp của nhiều ban ngành, tổ chức xã hội. Số lượng trẻ khuyết tật nói chung và trẻ rối loạn phổ tự kỉ nói riêng học tại các trường mầm non hòa nhập ngày càng gia tăng. Môi trường giáo dục được mở rộng vừa là điều kiện thuận lợi, vừa là những thách thức mà trẻ phải đối mặt. Môi trường hòa nhập đòi hỏi các trẻ cần có kĩ năng tự phục vụ tốt, kĩ năng ứng xử phù hợp, có khả năng thiết lập các mối quan hệ xã hội với những người xung quanh. Chính vì lẽ đó, giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ nói chung và trẻ rối loạn phổ tự kỉ nói riêng ngay từ bậc học mầm non là điều quan trọng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về kĩ năng này cho trẻ khuyết tật nói chung trẻ rối loạn phổ tự kỉ nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam chưa nhiều. Có thể kể ra đây vài nghiên cứu điển hình như: Krantz P. J. và Mc Clannahan - kĩ năng tương tác xã hội đối với trẻ tự kỉ: Quy trình giảm dần phụ đề cho trẻ mới biết đọc [5]; Nikopoulos C. K.và Keenan M.- Ảnh hưởng của video làm mẫu đối với khả năng tương tác xã hội ở trẻ tự kỉ [6]; Shabani, D. B. et al -Tăng cường khả năng tương tác xã hội ở trẻ tự kỉ: Ảnh hưởng của biện pháp gợi nhắc bằng vật thật [7]; Yun Chin H., Bernard-Opitz V. - Dạy kĩ năng hội thoại cho trẻ tự kỉ: Ảnh hưởng đối với việc phát triển thuyết tâm trí [8]. Nguyễn Văn Đình - Biện pháp hình thành và phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ chậm Ngày nhận bài: 10/08/2014. Ngày nhận đăng: 15/01/2015. Liên hệ: Đỗ Thị Thảo, e-mail: thao2006trang@yahoo.com. 112
  2. Thực trạng giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi... phát triển trí tuệ trong môi trường giáo dục hòa nhập bậc tiểu học [2]. Hiện nay, quá trình giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ tại 1 số trường mầm non hòa nhập chưa mang lại hiệu quả cao bởi nhiều nguyên nhân. Trong bài viết này chúng tôi tập trung tìm hiểu và phân tích thực trạng giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội tại 3 trường mầm non trên địa bàn Hà Nội. Từ đó, rút ra bài học trong quá trình giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ trong trường mầm non hòa nhập. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ Khái niệm mối quan hệ xã hội: Theo Bách khoa toàn thư “mối quan hệ xã hội là những quan hệ giữa người với người được hình thành trong quá trình hoạt động kinh tế, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, văn hóa”. Mối quan hệ giữa mối quan hệ xã hội với hành động xã hội và tương tác xã hội: Mối quan hệ xã hội không tách rời khỏi hành động xã hội và tương tác xã hội. Hành động xã hội tạo ra tương tác xã hội, tương tác xã hội lặp đi lặp lại tạo ra mối quan hệ xã hội. Hành động xã hội và tương tác xã hội tạo ra mức độ nông, sâu, bền vững của các mối quan hệ xã hội. Mối quan hệ xã hội được xác lập sẽ chi phối hành động xã hội và tương tác xã hội. Các mối quan hệ chằng chịt tạo ra mạng lưới tương đối ổn định. Từ những phân tích trên chúng ta có thể hiểu: “Mối quan hệ xã hội là mối quan hệ giữa con người với con người trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống hàng ngày, mối quan hệ này được xây dựng dựa trên tương tác xã hội ổn định, bền vững và có tính lặp lại”. Khái niệm giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ: Hiện nay theo hiểu biết của chúng tôi thì chưa có 1 định nghĩa hoặc khái niệm chính thức nào về giáo dục kĩ năng thiết lập các mối quan hệ xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đề cập môi trường giáo dục hòa nhập, môi trường giáo dục này bao gồm cả quá trình giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ tại nhà trường (có quá trình sư phạm) và quá trình giáo dục kĩ năng tại gia đình và ngoài xã hội. Do đó từ những khái niệm công cụ về mối quan hệ xã hội, kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội, chúng tôi xây dựng khái niệm về giáo dục kĩ năng thiết lập các mối quan hệ xã hội như sau: “Giáo dục kĩ năng thiết lập các mối quan hệ xã hội là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống của nhà giáo dục tới trẻ rối loạn phổ tự kỉ thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm hình thành, rèn luyện cho trẻ khả năng xây dựng mối quan hệ xã hội với người khác”. Như vậy kĩ năng thiết lập các mối quan hệ xã hội không phải khi chúng ta sinh ra đã có, mà được hình thành qua quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội diễn ra cả trong hệ thống giáo dục, gia đình và xã hội. 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng Chúng tôi nghiên cứu trạng giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 -5 trong môi trường giáo dục Hà Nội. Khảo sát được tiến hành trên 50 giáo viên, cán bộ quản lí (CBQL) và 30 cha mẹ trẻ rối loạn phổ tự kỉ tại 3 trường mầm non hòa nhập trên địa bàn Hà Nội. Kết quả như sau: 2.2.1. Nhận thức của giáo viên và cha mẹ về mục tiêu giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi Bảng 2.1 cho thấy phần lớn giáo viên và cha mẹ trẻ đều đồng ý với 3 mục tiêu được đưa ra khi giáo dục kĩ năng thiết lập các mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ. Trong đó mục tiêu được xếp thứ bậc 1 là “ trẻ biết thực hiện 1 số quy tắc ứng xử (chào/ hỏi, nói lời cảm ơn/ xin lỗi) đúng hoàn cảnh” với điểm trung bình đạt tối đa X ¯ = 3, 00. Xếp thứ bậc 2 là mục tiêu “Chơi thân 113
  3. Đỗ Thị Thảo, Đỗ Thị Thảo (B) thiện, hòa đồng trong nhóm” với điểm trung bình = 2,95, trong đó ý kiến đánh giá của giáo viên và CBQL có điểm trung bình cao hơn ý kiến đánh giá của cha mẹ trẻ (X ¯ = 2, 96 > X ¯ = 2, 93). Mục tiêu xếp thứ bậc 3 là “Biết chia sẻ, luân phiên khi tham gia hoạt động” với điểm trung bình = 2,83. Trong đó đánh giá của giáo viên và CBQL với điểm trung bình X ¯ = 2, 88 và đánh giá của cha mẹ trẻ có điểm trung bình thấp hơn với X = 2, 73. Khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu giáo viên ¯ và CBQL để tìm hiểu nguyên nhân của việc sắp xếp mục tiêu ưu tiên, câu trả lời như sau: “Để tạo lập mối quan hệ với những xung quanh, trẻ phải biết được những quy tắc ứng xử đơn giản nhất đó là chào/ hỏi người lớn, thầy/ cô, cha mẹ khi gặp, khi tới trường, khi về nhà. Do đó kĩ năng đầu tiên chúng tôi chú trọng giáo dục trẻ là trẻ biết chào/ hỏi người lớn khi tới trường, về nhà hoặc ra ngoài xã hội”. Một số cha mẹ trẻ lại có ý kiến cho rằng kĩ năng luân phiên, chờ đợi là kĩ năng nhỏ, trẻ rối loạn phổ tự kỉ có thể có hoặc không cần thiết “Mục tiêu giáo dục kĩ năng thiết lập các mối quan hệ xã hội nên tập trung vào 2 mục tiêu: Trẻ biết chơi hòa đồng với các bạn và trẻ biết thực hiện một số quy tắc ứng xử còn kĩ năng trẻ biết chờ đợi đến lượt có thể có hoặc chưa cần thiết vì đây là kĩ năng nhỏ có thể bỏ qua để tập trung thời gian vào các kĩ năng lớn quan trọng hơn”. Như vậy, một phần cha mẹ trẻ chưa hiểu đúng đắn về mục tiêu khi giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ. Bảng 2.1. Nhận thức của giáo viên và cha mẹ về mục tiêu giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội 1
  4. Thực trạng giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi... Bảng 2.2b. Đánh giá của giáo viên và cha mẹ về thực hiện giáo dục kĩ năng thiết lập các mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi Mức độ cần thiết STT Nội dung Giáo viên, CBQL N = 50 Cha mẹ trẻ N = 30 Chung N = 80 Thứ Thứ Thứ ¯ X ĐLC ¯ X ĐLC ¯ X ĐLC hạng hạng hạng 1 Hòa đồng với các bạn 2,64 0,49 2 1,77 0,57 2 2,31 0,67 2 Thực hiện 1 số quy tắc 2 2,84 0,37 1 2,53 0,51 1 2,73 0,45 1 ứng xử phù hợp 3 Chia sẻ đồ chơi 2,58 0,50 4 1,73 0,58 3 2,26 0,67 3 4 Luân phiên 2,62 0,49 3 1,60 0,62 4 2,24 0,73 4 Tổng chung 2,67 0,46 1,91 0,57 2,38 0,63 Bảng 2.2a và 2.2b cho thấy: Các khách thể (giáo viên, CBQL và cha mẹ trẻ) đều cho rằng việc giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi các kĩ năng thuộc nhóm thiết lập các mối quan hệ xã hội là cần thiết và đã đưa vào giảng dạy cho trẻ. Để kiểm định mối tương quan giữa mức độ nhận thức và mức độ thực hiện của các khách thể chúng tôi sử dụng công thức tính hệ số tương quan Spearman. Kết quả thu được R = 0,8 thể hiện mối tương quan giữa nhận thức và hành động là mối tương quan thuận và chặt chẽ. Tuy nhiên, mức độ thực hiện lại chưa tương ứng và thấp hơn so với nhận thức về mức độ cần thiết (X ¯ = 2, 38 < X ¯ = 2, 70). Kết quả này có thể được lí giải như sau: (1) các giáo viên chúng tôi tiến hành khảo sát ngoài việc dạy học còn phải dành thời gian chăm sóc trẻ, liên tục thực hiện các hoạt động trang trí, sắp xếp lớp học theo chủ điểm từng tháng. Chính vì vậy, ngoài thời gian phân bổ chính dành cho hoạt động giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội trên lớp, giáo viên không có thời gian tổ chức hoạt động ngoài giờ học. (2) Số lượng tài liệu, các tình huống, cơ sở vật chất (băng hình, máy chiếu) để thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội tại các trường Mầm non khảo sát còn hạn chế. (3) Về phía cha mẹ: Phần lớn cha mẹ trẻ rối loạn phổ tự kỉ chúng tôi tiến hành khảo sát chưa có nhiều kĩ năng để làm việc cùng con, việc hướng dẫn con thực hiện những kĩ năng xã hội và kĩ năng thiết lập các mối quan hệ xã hội còn nhiều hạn chế, một số cha mẹ có tâm lí ỷ lại cho giáo viên hoặc gia sư. 2.2.3. Thực trạng mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của các hình thức tổ chức giáo dục mà giáo viên đã sử dụng trong quá trình giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4-5 tuổi trong môi trường hòa nhập Bảng 2.3. Mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của các hình thức giáo dục giáo viên sử dụng trong quá trình giáo dục kĩ năng thiết lập các mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi trong môi trường hòa nhập Mức độ sử dụng Mức độ hiệu quả STT Các hình thức giáo dục ¯ X ĐLC Thứ hạng ¯ X ĐLC Thứ hạng 1 Tổ chức tích hợp vào hoạt động CS 2,76 0,43 3 2,58 0,50 3 2 Hoạt động vui chơi 2,82 0,39 1 2,70 0,46 1 3 Giờ học chuyên biệt 2,00 0,57 5 1,92 0,49 5 4 Thầy/ cô, cha/me làm gương 2,80 0,40 2 2,68 0,47 2 5 Phối hợp với gia đình 2,72 0,45 4 2,52 0,51 4 Tổng chung 2,62 0,45 2,48 0,49 115
  5. Đỗ Thị Thảo, Đỗ Thị Thảo (B) Kết quả Bảng 2.3 cho thấy: Trong số 5 hình thức tổ chức giáo dục được đề cập, phần lớn các giáo viên và CBQL đều nhận định “hình thức dạy học thông qua hoạt động vui chơi” được sử dụng thường xuyên nhất ở nhà trường (X ¯ = 2, 82) và đây cũng là hình thức mang lại hiệu quả cao nhất (X = 2, 70) bởi vui chơi là hoạt động chủ động của trẻ ở lứa tuổi mầm non, tư duy của trẻ là ¯ lối tư duy trực quan hành động, khả năng tập trung chú ý ngắn, nếu tạo không khí học tập vui vẻ, tự nhiên trẻ sẽ hứng thú và tham gia bài học một cách tốt nhất. Hình thức tổ chức giáo dục được sử dụng xếp thứ bậc 2 là “giáo viên và cha mẹ làm gương để trẻ học theo” với điểm trung bình là 2,80 và mức độ hiệu quả đứng thứ bậc 2 (X ¯ = 2, 68). Các hành động và cách ứng xử được lặp đi lặp lại trong sinh hoạt ngày hàng sẽ trở nên gần gũi với trẻ từ đó giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn. “Tổ chức tích hợp các nội dung giáo dục vào hoạt động chăm sóc hàng ngày” đứng thứ 3 với điểm trung bình X ¯ = 2, 76, tương tự mức độ hiệu quả đạt điểm trung bình X ¯ = 2, 58. Đây là một trong những hình thức được sử dụng thường xuyên và mang lại hiệu quả khá cao tại trường. Bởi tích hợp là tiêu chí luôn được đặt lên hàng đầu trong giáo dục mầm non. Hình thức tổ chức giáo dục xếp thứ bậc 4 là “sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình” điểm trung bình đạt X ¯ = 2, 72 và mức độ hiệu quả điểm trung bình đạt X ¯ = 2, 52. Phỏng vấn sâu giáo viên cho biết: “Nhà trường vẫn thường xuyên có sự liên hệ với gia đình và cha mẹ trẻ. Tuy nhiên, sự tích cực chỉ từ phía nhà trường, bằng các hình thức như gửi sổ liên lạc, trao đổi qua điện thoại, hướng dẫn cha mẹ thông qua kế hoạch giáo dục của trẻ nhưng ít nhận được sự phản hồi từ phía gia đình. Có những gia đình khá bận rộn không có thời gian chơi cùng con hoặc không có kĩ năng làm việc với trẻ, chính vì vậy hiệu quả mang lại chưa cao”. Hình thức tổ chức giáo dục ít được tổ chức nhất thậm chí có trường không sử dụng đó là “hình thức tạo ra các giờ học chuyên biệt” để dạy kĩ năng tự phục vụ và và kĩ năng thiết lập các mối quan hệ đạt điểm trung bình X ¯ = 2, 00, đây cũng là hình thức giáo dục được đánh giá là mang lại hiệu quả thấp nhất với điểm trung bình đạt X¯ = 1, 92. Dựa vào bảng số liệu có thể nhận thấy: Mức độ sử dụng các hình thức giáo dục là khá cao và thường xuyên, điểm trung bình đạt X ¯ = 2, 62 nhưng hiệu quả mang lại chưa nhiều và thấp hơn so với mức độ sử dụng, điểm trung bình X ¯ = 2, 48. Có thể lí giải các kết quả trên như sau: Thứ nhất, chưa có sự duy trì thường xuyên và thống nhất trong phối hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ khi sử dụng các hình thức tổ chức giáo dục; Thứ hai, giáo viên tại các trường hòa nhập tốt nghiệp chủ yếu với chuyên ngành mầm non, kinh nghiệm làm việc, kĩ năng hỗ trợ với trẻ rối loạn phổ tự kỉ chưa nhiều. Chính vì vậy các hình thức tổ chức dạy học có thể hiệu quả với trẻ mầm non bình thường nhưng chưa mang lại hiệu quả cao đối với trẻ rối loạn phổ tự kỉ; Thứ ba, số lượng giáo viên tại các trường hòa nhập không nhiều chính vì vậy dù giáo viên có vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học nhưng không thể kiểm soát hành vi của trẻ và hỗ trợ trẻ rối loạn phổ tự kỉ trong tất cả các hoạt động để mang lại hiệu quả cao nhất. 2.2.4. Thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục trong quá trình dạy trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4-5 tuổi kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội trong môi trường giáo dục hòa nhập Dựa vào bảng 2.4a và 2.4b chúng tôi nhận thấy: Phương pháp được sử dụng thường xuyên nhất, xếp thứ bậc 1 là “phương pháp luyện tập” với điểm trung bình X ¯ = 2, 65, trong đó mức độ sử dụng của giáo viên và cán bộ cao hơn mức độ sử dụng của cha mẹ là (X ¯ = 2, 68 > X¯ = 2, 60). Đây cũng là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình giáo dục nhóm kĩ năng này với X¯ = 2, 60. Phương pháp xếp thứ bậc 2 là “Sử dụng lời nói là chủ yếu” với điểm trung bình X = 2, 56. Đây là phương pháp được cha mẹ sử dụng thường xuyên, đứng sau phương pháp luyện ¯ tập (X¯ = 2, 67). Tuy nhiên về mức độ hiệu quả thì cả cha mẹ trẻ và giáo viên đều nhận thấy chưa mang lại hiệu quả cao xếp thứ bậc 5 trong 6 phương pháp với điểm trung bình X¯ = 2, 09. “Phương pháp sử dụng tình huống” được xếp thứ bậc 3 với điểm trung bình X = 2, 48. Khi yêu cầu giáo ¯ 116
  6. Thực trạng giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi... viên và cha mẹ của trẻ đánh giá mức độ hiệu quả mà phương pháp mang lại, cả 2 đối tượng đều cho rằng đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao và phù hợp với trẻ rối loạn phổ tự kỉ với điểm trung bình X ¯ = 2, 54. Bảng 2.4a. Thực trạng mức độ sử dụng của các phương pháp giáo dục kĩ năng thiết lập các mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập ¯
  7. Đỗ Thị Thảo, Đỗ Thị Thảo (B) thứ 4 với điểm trung bình X ¯ = 2, 33. Mặc dù hiệu quả giáo dục từ phương pháp chưa cao nhưng lại được cha mẹ khá thường xuyên. Tiến hành phỏng vấn sâu, chúng tôi nhận được sự lí giải từ một số cha mẹ như sau: “Chúng tôi được biết trẻ rối loạn phổ tự kỉ luôn cần đến sự hỗ trợ bằng đồ dùng trực quan (chủ yếu là tranh ảnh). Do đó chúng tôi áp dụng, mặt khác những đồ dùng trực quan như tranh ảnh, mô hình chúng tôi dễ dàng tìm thấy và mua ngoài thị trường, giá thành lại rẻ”. Như vậy, có thể thấy hiểu biết của cha mẹ trẻ về các phương pháp dạy học cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ còn máy móc, chưa thật sự sâu sắc và phù hợp. “Phương pháp hợp tác nhóm” là phương pháp xếp bậc 5 với điểm trung bình X ¯ = 2, 14. Mức độ sử dụng của phương pháp này khá thấp nhưng cả 2 đối tượng giáo viên, CBQL và cha mẹ trẻ đều đánh giá đây là phương pháp mang lại hiệu quả khi giáo dục kĩ năng thiết lập các mối quan hệ xã hội với điểm trung bình X ¯ = 2, 48, xếp thứ 3/ 6 phương pháp. Bởi kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội chỉ hình thành và rèn luyện khi có các đối tượng tương tác, trao đổi và điều đó thể hiện rõ nhất khi các cá nhân tham gia làm việc nhóm. Xếp bậc 6 là “phương pháp động não” với điểm trung bình X ¯ = 1, 35. Đây là phương pháp cả giáo viên và cha mẹ sử dụng rất ít, thậm chí có người không sử dụng. Mức độ hiệu quả mà phương pháp này mang lại cũng được đánh giá là thấp với điểm trung bình X ¯ = 1, 44. Nhìn chung, giáo viên và cha mẹ trẻ đã sử dụng 6 phương pháp trong quá trình giáo dục kĩ năng thiết lập các mối quan hệ cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ. Tuy nhiên, mức độ sử dụng của giáo viên và cha mẹ có sự chênh lệch khá nhiều, hệ số tương quan trong trường hợp này R = 0, 37 tương quan không chặt chẽ. 2.2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập bao gồm: Các yếu tố chủ quan (thuộc về trẻ, giáo viên và cha mẹ), các yếu tố khách quan (nhà trường, nhân tố xã hội, điều kiện cơ sở vật chất). Bảng 5 cho thấy những yếu tố chủ quan như bản thân trẻ, cha mẹ, giáo viên và CBQL nhà trường có sự ảnh hưởng đến quá trình giáo kĩ năng thiết lập các mối quan hệ xã hội (X ¯ = 2, 53) nhiều hơn là các yếu tố thuộc về khách quan như nhân tố xã hội, điều kiện cơ sở vật chất (X¯ = 2, 44). Trong 4 nhóm yếu tố chủ quan, yếu tố giáo viên được đánh giá là có ảnh hưởng lớn nhất đối với việc giáo dục kĩ năng thiết lập các mối quan hệ xã hội với điểm trung bình X ¯ = 2, 78. Phần lớn các cha mẹ lại cho rằng giáo viên là người quyết định đến thành công của đứa trẻ. Việc trẻ có tiến bộ hay không, tiếp thu kĩ năng nhanh hay chậm thì giáo viên là nhân tố quyết định, có thể cha mẹ chưa có cái nhìn toàn diện về việc giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ, chưa thấy hết được những khả năng mà trẻ có. Giáo viên và CBQL lại cho rằng yếu tố có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả giáo dục là bản thân trẻ đặc biệt là khả năng nhận thức (X¯ = 2, 85), bởi giáo viên ở trường không thể giám sát trẻ mọi lúc mọi nơi và không thể dạy trẻ ở tất cả các môi trường. Xếp bậc 2 là yếu tố “bản thân trẻ “với điểm trung bình (X ¯ = 2, 72, trong đó cha mẹ trẻ đánh giá với điểm trung bình X = 2, 50 thấp hơn so với đánh giá của giáo viên (X ¯ ¯ = 2, 85). Giáo viên nhận thấy rằng nếu trẻ có khả năng nhận thức sẽ tiếp thu các kĩ năng một cách nhanh chóng và đầy đủ, ngược lại nếu khả năng nhận thức của trẻ hạn chế giáo viên và trẻ sẽ mất nhiều thời gian để học kĩ năng mới. Như vậy, trẻ có thể bị bỏ lỡ mất nhiều kĩ năng khác. Xếp bậc 3 là “cha mẹ và người chăm sóc” với điểm trung bình X ¯ = 2, 43, trong đó yếu tố cha mẹ và người chăm sóc có kiến thức, kĩ năng chăm sóc và giáo dục trẻ đóng vai trò cốt lõi với điểm trung bình X ¯ = 2, 51. Xếp bậc 4 là yếu tố “CBQL nhà trường” với điểm trung bình X = 2, 42, ở yếu tố này giáo viên và cha mẹ có đánh giá tương ¯ đồng nhau, cả hai đều cho rằng quan điểm về trẻ rối loạn phổ tự kỉ của CBQL nhà trường là điều kiện đầu tiên giúp trẻ được hưởng sự hòa nhập và giáo dục tốt nhất. 118
  8. Thực trạng giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi... Bảng 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập Mức độ ảnh hưởng STT Các yếu tố ảnh hưởng Giáo viên, CBQL (N = 50) Cha mẹ (N = 30) Chung (N = 80) Thứ Thứ Thứ X¯ ĐLC X¯ ĐLC X¯ ĐLC hạng hạng hạng A. Yếu tố chủ quan 1. Bản thân trẻ Khả năng nhận thức của 1 2,94 0,31 1 2,60 0,62 1 2,81 0,42 1 trẻ Hứng thú của trẻ khi 2 2,74 0,53 3 2,43 0,57 3 2,63 0,52 3 tham gia giờ học Hợp tác của trẻ trong 3 2,86 0,41 2 2,47 0,51 2 2,71 0,40 2 giờ học Tổng X1 2,85 0,42 2,50 0,57 2,72 0,45 2. Cha mẹ và người chăm sóc Cha mẹ, người CS có 4 kiến thức, kĩ năng CS & 2,54 0,50 1 2,47 0,63 1 2,51 0,46 1 giáo dục trẻ Sự phối hợp giữa gia 5 2,42 0,58 2 2,20 0,66 2 2,34 0,50 2 đình và nhà trường Tổng X2 2,48 0,54 2,34 0,65 2,43 0,48 3. Giáo viên Giáo viên quan tâm 6 2,74 0,49 2 2,70 0,47 3 2,73 0,45 3 nhiệt huyết Giáo viên có phương 7 2,88 0,44 1 2,83 0,38 1 2,86 0,41 1 pháp tốt Giáo viên có kĩ năng hỗ 8 2,72 0,54 3 2,80 0,41 2 2,75 0,49 2 trợ trẻ rối loạn phổ tự kỉ Tổng X3 2,78 0,49 2,78 0,42 2,78 0,45 4. CBQL nhà trường CBQL tạo điều kiện để 9 giáo viên nâng cao trình 2,43 0,68 2 2,38 0,53 2 2,41 0,57 2 độ Quan điểm về trẻ rối 10 2,46 0,58 1 2,40 0,57 1 2,43 0,54 1 loạn phổ tự kỉ Tổng X4 2,45 0,55 2,39 0,62 2,42 0,56 Tổng chung nhóm A 2,64 0,50 2,51 0,56 2,58 0,48 B. Yếu tố khách quan 5. Nhân tố xã hội 1 Chế độ chính sách 2,22 0,47 3 2,33 0,66 1 2,26 0,54 3 2 Nhận thức cộng đồng 2,64 0,56 1 2,30 0,60 2.5 2,51 0,59 1 Phối hợp giữa các lực 3 2,60 0,54 2 2,30 0,70 2.5 2,49 0,61 2 lượng Tổng X5 2,49 0,52 2,31 0,65 2,42 0,58 6. Điều kiện cơ sở vật chất 1 Điều kiện gia đình trẻ 2,36 0,53 2 250 0,57 1 2,41 0,54 2 Cơ sở vật chất nhà 2 2,56 0,54 1 2,43 0,57 2 2,51 0,55 1 trường Tổng X6 2,46 0,53 2,47 0,57 2,46 0,55 Tổng chung nhóm B 2,47 0,53 2,39 0,61 2,44 0,57 Tổng chung A+B 2,55 0,51 2,45 0,59 2,51 0,52 119
  9. Đỗ Thị Thảo, Đỗ Thị Thảo (B) Trong 2 nhóm các yếu tố khách quan, yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng lớn đến quá trình giáo dục kĩ năng thiết lập các mối quan hệ xã hội là điều kiện cơ sở vật chất với điểm trung bình X¯ = 2, 46 trong khi đó yếu tố nhân tố xã hội đạt điểm trung bình X ¯ = 2, 42. Trong yếu tố điều kiện cơ sở vật chất, đóng vai trò chính là điều kiện cơ sở vật chất tại trường (X ¯ = 2, 51). Nếu nhà trường có cơ sở vật chất tốt sẽ giúp trẻ giảm thiểu được những hạn chế mà bản thân gặp phải và học tập tốt hơn. Yếu tố xếp bậc 2 là nhân tố xã hội với điểm trung bình X ¯ = 2, 42, trong đó yếu tố nhận thức của cộng đồng có vai trò quan trọng hơn hết, điểm trung bình X ¯ = 2, 5. Như vậy, những yếu tố chủ quan (bản thân trẻ, người chăm sóc giáo dục và CBQL nhà trường) có ảnh hưởng nhiều hơn các yếu tố khách quan (môi trường, cơ sở vật chất, nhân tố xã hội) trong quá trình giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi. Tóm lại, kết quả nghiên cứu thực trạng giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ nhẹ 4 - 5 tuổi tại 3 trường mầm non hòa nhập, cho thấy: - Phần lớn giáo viên, CBQL và cha mẹ trẻ bước đầu đã có những nhận định đúng đắn trong việc lựa chọn mục tiêu giáo dục, mức độ cần thiết của việc giáo dục các nội dung thuộc nhóm kĩ năng thiết lập các mối quan hệ xã hội, tuy nhiên mức độ thực hiện lại khá thấp. - Giáo viên và CBQL cũng đã có sự vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức giáo dục nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Các phương pháp dạy học được giáo viên vận dụng khá linh hoạt, chính vì vậy đã mang lại những kết quả khả quan. Tuy nhiên, về phía cha mẹ trẻ, số lượng phương pháp được sử dụng trong quá trình giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ rất ít (1- 2 phương pháp), việc vận dụng các phương pháp còn máy móc và chưa thật sự phù hợp. Vì vậy, chưa mang lại hiệu quả cao trong quá trình giáo dục. - Mức độ biểu hiện các kĩ năng thiết lập các mối quan hệ xã hội ở trẻ rối loạn phổ tự kỉ nhẹ 4 - 5 tuổi được giáo viên và cha mẹ đánh giá là còn nhiều hạn chế. Kĩ năng tốt nhất là kĩ năng “Thực hiện một số quy tắc ứng xử phù hợp” và kĩ năng trẻ gặp nhiều khó khăn nhất là “hòa đồng với các bạn trong nhóm” và “chia sẻ đồ dùng”. Trong quá trình giáo dục kĩ năng thiết lập các mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ nhẹ 4 - 5 tuổi trong môi trường hòa nhập chịu ảnh hưởng khá nhiều từ các yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó các yếu tố chủ quan như: Bản thân trẻ, giáo viên, cha mẹ và người chăm sóc. . . ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục. Từ thực tế trên, để đảm bảo việc giáo dục kĩ năng thiết lập các mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi đạt hiệu quả cao, cần tìm ra những biện pháp đúng đắn mang tính giáo dục và cộng đồng. 2.3. Bài học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ trong trường mầm non hòa nhập Trên cơ sở khái quát thực trạng giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4-5 tuổi tại 2 trường mầm non hòa nhâp trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi rút ra một số bài học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội: 1. Giáo viên và cha mẹ trẻ cần tạo dựng nên vòng bạn bè cho trẻ ngay tại môi trường lớp học và môi trường gia đình. Bởi lẽ giáo viên và cha mẹ không thể theo sát và hỗ trợ trẻ trong tất cả các hoạt động, do đó nếu có xây dựng được nhóm bạn chơi cùng trẻ, hỗ trợ trẻ thì bản thân các trẻ rối loạn phổ tự kỉ, giáo viên và cha mẹ cũng được hưởng lợi rất nhiều. 2. Cần tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong quá trình giáo dục trẻ. Như chúng tôi đã nói, kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội không phải kĩ năng bẩm sinh, khi trẻ sinh đã có, nó được hình thành và rèn luyện thông qua các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường. Mặt khác, trẻ rối loạn phổ tự kỉ khả năng khái quát gặp nhiều hạn chế, ngoài thời gian học tập trên lớp trẻ cần được củng cố, luyện tập tại gia đình. 3. Nâng cao nhận thức, kĩ năng của giáo viên hòa nhập và cha mẹ về kĩ năng giáo dục kĩ 120
  10. Thực trạng giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi... năng cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ nói chung và giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội nói riêng. Kiến thức, kĩ năng về giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ của giáo viên, cha mẹ và các thành viên trong gia đình là rất cần thiết. Khả năng phân biệt và chọn lọc thông tin đúng - sai ở trẻ rối loạn phổ tự kỉ còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy để đảm bảo trẻ tiếp thu các kĩ năng một cách trọn vẹn và chính xác thì vai trò và kĩ năng của những người chăm sóc và giáo dục là yếu tố quyết định. 4. Nhà trường tích cực tổ chức và tham gia các hoạt động biểu diễn, giao lưu văn nghệ với các cơ sở khác. Tổ chức và tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, hội thao chào mừng các ngày lễ của trường và địa phương là cơ hội để trẻ rối loạn phổ tự kỉ mở rộng các mối quan hệ, tăng cường sự tự tin và có thêm môi trường trải nghiệm.Tham gia các hoạt động đoàn thể cũng là cơ hội để các cơ quan, các lực lượng xã hội biết đến trẻ rối loạn phổ tự kỉ nhiều hơn và có cái nhìn toàn diện về khả năng của trẻ. 3. Kết luận Giáo dục kĩ năng thiết năng lập mối quan hệ xã hội là một phần của nội dung giáo dục tình cảm xã hội trong chương trình giáo dục mầm non. Mặt khác, đây cũng là một trong những nội dung được đưa vào đánh giá trong bộ chuẩn 5 tuổi dành cho trẻ mầm non. Như vậy, giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ mầm non nói chung và trẻ rối loạn phổ tự kỉ học hòa nhập nói riêng là điều vô cùng quan trọng. Để việc giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ có hiệu quả, giáo viên và cha mẹ trẻ cần: Hiểu đặc điểm tâm lí, hành vi, nhận thức và kĩ năng tương tác xã hội của trẻ; lựa chọn phù hợp về mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục cho trẻ; áp dụng các phương pháp điều chỉnh trong dạy học hòa nhập triệt để và linh hoạt; được bồi dưỡng chuyên môn vững vàng; được dự giờ thường xuyên của các giáo viên trong trường và chia sẻ kinh nghiệm giữa các giáo viên; tổ chức giờ học phong phú đa dạng và biết tận dụng sự giúp đỡ của trẻ bình thường;... TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Nữ Tâm An, 2013. Biện pháp dạy đọc hiểu cho học sinh rối loạn phổ tự kỉ đầu cấp tiểu học. Luận án tiến sĩ giáo dục học.Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [2] Nguyễn Văn Đình, 2001. Biện pháp hình thành kĩ năng xã hội cho trẻ chậm phát triển trí tuệ cấp tiểu học trong môi trường giáo dục Hà Nội. Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ, mã số 2001-49- [3] Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), 1998. Tâm lí học đại cương. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. [4] Nguyễn Thị Hoàng Yến (chủ biên), Đỗ Thị Thảo, 2010. Đại cương giáo dục cho trẻ khuyết tật trí tuệ. Nxb Đại hoc Sư phạm, Hà Nội. [5] Krantz P. J., Mc Clannahan L. E., 1998. Social interaction skills for children with autism: A script-fading procedure for be-ginning readers. Journal of Applied Behavior Analysis, 31(2), pp. 191-202. [6] Nikopoulos C. K., Keenan M., 2004. Effects of video mod-eling on social initiations by children with autism. Journal of Applied Behavior Analysis, 37(1), pp. 93-96. [7] Shabani, D. B. et al., 2002. Increasing social initiations in children with autism: Effects of a tactile prompt. Journal of Applied Behavior Analysis, 35(1), pp. 79-83. [8] Yun Chin H., Bernard-Opitz V., 2000. Teaching conversational skills to children with autism: Effect on the development of a theory of mind. Journal of Autism and Developmental Disorders, 30(6), pp. 569-583. 121
  11. Đỗ Thị Thảo, Đỗ Thị Thảo (B) ABSTRACT Teaching social relationship formation to 4 and 5 year-old children with autism spectrum disorders in Hanoi kindergartens Teaching social relationship formation skills is a part of social-emotional education in early childhood education programs and one of the criteria included in the evaluation of preschool children development at the age of five. For children with autism spectrum disorders (ASDs), the ability to build social relationships with people in their surroundings improves their social behavior and increases their chance of successful integration. In fact, the teaching of social relationship formation skills to children with ASDs at inclusive preschools has been unsatisfactory due to both subjective and objective factors. In this paper, we attempt to analyze the teaching skills needed to teach social relationships formation skills for 4-5 year-old children with ASDs at some inclusive preschools in Hanoi, and we then discuss some implications for teachers. Keywords: Education, social relationship, teaching skills of building social relationship, autism spectrum disorders, inclusive preschool. 122
nguon tai.lieu . vn