Xem mẫu

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 7-10; 6

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TÂM LÍ TRONG GIAO TIẾP VỚI BẠN
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Hiền - Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài: 15/09/2018; ngày sửa chữa: 12/10/2018; ngày duyệt đăng: 26/10/2018.
Abstract: Psychological Conflict is a social phenomenon which occurs in every organization,
activity, or conflict occurs between individuals, individuals, groups, and groups. With secondary
school students, psychological conflicts not only affect the atmosphere between the children but
also directly affect the psychological life, learning efficiency, the formation and development. their
personality. Depend on conflict situation, the level of conflict, the type of conflict... there will be
different ways of resolving conflict. Psychological conflicts with adolescent friends also need to
be solved separately, in accordance with age-specific psychophysiological characteristics.
Keywords: Conflict, psychological conflict, communication, secondary school students.
hoạt động; thu thập thông tin về xung đột và những nhu
cầu của các bên; xác định chính xác nội dung của xung
đột; đưa ra những ý kiến về giải pháp; chọn lấy một
phương án tối ưu; đạt được sự đồng ý của hai bên”
[1; tr 63]. Để làm được điều này thì cá nhân xung đột phải
có những kĩ năng cần thiết như: kĩ năng lắng nghe, kĩ
năng thâu tóm vấn đề, tư duy sáng tạo, biết đồng cảm...
Tác giả Nguyễn Đình Mạnh (2007) đưa ra 3 cách
thức giải quyết xung đột: 1) Lảng tránh xung đột: không
muốn gặp mặt, im lặng khi buộc phải gặp nhau; lảng
tránh cả những người muốn giúp đỡ, hòa giải; 2) Đấu
tranh với thái độ bất cần: bất cần suy nghĩ tìm hiểu
nguyên nhân gây ra xung đột, không quan tâm đến ý kiến
quan điểm của người kia, tranh luận đến cùng để bảo vệ
ý kiến và dọa chấm dứt tình cảm nếu không được đáp
ứng; 3) Cùng hợp tác với thái độ chân thành: hai người
tích cực tìm hiểu để phát hiện nguyên nhân chính gây ra
xung đột, họ luôn tìm cơ hội để ở bên nhau, cùng trao
đổi, thảo luận chân thành về nguyên nhân và tích cực tìm
hiểu các biện pháp giải quyết hiệu quả cao nhất. Tác giả
cho rằng, cách thức lảng tránh và đấu tranh với thái độ
bất cần là cách thức tiêu cực nhưng vẫn được dùng đến
khi cần thiết, còn cách cùng nhau hợp tác với thái độ chân
thành là cách thức tích cực nên được sử dụng trong việc
giải quyết những xung đột tâm lí [2].
Tác giả Nguyễn Thị Minh cũng đưa ra 5 cách thức
giải quyết xung đột tâm lí đó là: tập trung vào vấn đề (tìm
hiểu nguyên nhân, nói chuyện cởi mở với nhau, trao đổi
bàn bạc...); lảng tránh; tìm kiếm sự trợ giúp; chấp nhận,
chịu đựng; giải quyết tiêu cực [3].
Như vậy, mỗi tác giả lại đưa ra cách giải quyết xung
đột khác nhau bởi đối tượng và khách thể nghiên cứu,
tình huống nảy sinh xung đột khác nhau... Từ những
nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra 3 hướng giải quyết
xung đột như sau:

1. Mở đầu
Học sinh trung học cơ sở (THCS) đang ở giai đoạn
“tuổi dậy thì” nên các xung động thần kinh hưng phấn
mạnh hơn ức chế, hành vi dễ bốc đồng khó kiểm soát, dễ
bị tổn thương khi thấy mình bị xúc phạm, trong khi đó vốn
hiểu biết và kinh nghiệm sống còn hạn chế, kĩ năng giải
quyết xung đột chưa có... nên trong các hoạt động giữa các
em với nhau dễ xảy ra xung đột tâm lí. Xung đột tâm lí
không chỉ ảnh hưởng đến bầu không khí giữa học sinh với
nhau mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tâm lí, đến
hiệu quả học tập, đến sự hình thành và phát triển nhân cách
của các em. Hiện nay, không ít những trường hợp do mâu
thuẫn, bất đồng mà các em sẵn sàng cãi nhau, chửi nhau,
đánh nhau, phân chia bè phái, đánh bạn “hội đồng”...; và
cũng không ít trường hợp các em không tìm được cách giải
quyết xung đột, không dám chia sẻ với ai, khiến bản thân
rơi vào trầm cảm, sút cân, bỏ học, tự hủy hoại bản thân,
thậm chí còn tự tử... Đây là một vấn đề rất cần sự quan tâm
của toàn xã hội. Tuy nhiên, không phải mọi xung đột hay
mâu thuẫn đều không tốt bởi vì xung đột là động lực của
sự phát triển, xung đột giúp các em hiểu và có kinh nghiệm
giải quyết vấn đề hơn. Vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng các
cách giải quyết xung đột tâm lí trong giao tiếp với bạn của
học sinh THCS có ý nghĩa quan trọng để từ đó đưa ra các
cách giải quyết hợp lí. Bài viết đề cập thực trạng các cách
giải quyết xung đột tâm lí trong giao tiếp với bạn của học
sinh THCS ở TP. Hồ Chí Minh.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Lí luận chung về cách giải quyết xung đột trong
giao tiếp với bạn của học sinh trung học cơ sở
Nghiên cứu về các cách giải quyết xung đột của các
nhà tâm lí đi trước như Đinh Thị Kim Thoa, quá trình
giải quyết xung đột bao gồm 6 bước quan trọng sau: “các
bên đồng ý tháo gỡ các thỏa thuận và đưa ra nguyên tắc

7

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 7-10; 6

Hướng thứ 1: Cùng nhau giải quyết vấn đề, cách giải
Để tìm hiểu thực trạng về các cách giải quyết xung
quyết này phù hợp và hiệu quả với những xung đột rất thấp, đột tâm lí trong giao tiếp với bạn của học sinh THCS ở
thấp và trung bình, lúc này các em tìm hiểu nguyên nhân, TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 640
cùng nhau nói chuyện về vấn đề đó để giải quyết xung đột. học sinh của các trường THCS: An Nhơn, Lý Tự Trọng,
Hướng thứ 2: Tìm người trung gian hòa giải, cách Hoàng Văn Thụ, Tây Thạnh từ tháng 10/2016 đến tháng
này giải quyết đối với một số trường hợp xung đột trung 01/2018 bằng nhiều phương pháp nghiên cứu như điều
bình, xung đột ở mức độ cao và rất cao.
tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn sâu, thống kê toán học và
Hướng thứ 3: Tham vấn tâm lí, cách giải quyết này sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 trong môi
sử dụng cho một số trường hợp xung đột cao và chủ yếu trường Windows để xử lí số liệu.
ở xung đột rất cao. Lúc này các em cảm thấy bế tắc không
Chúng tôi tiến hành khảo sát với câu hỏi như sau:
giải quyết được và thường giải quyết một cách tiêu cực “Khi giao tiếp với bạn bè nếu xuất hiện sự khác biệt, mâu
như: Giả vờ bình thường nhưng vẫn ấm ức khó chịu, thấy thuẫn với bạn, em thường chọn các cách giải quyết nào
mình có lỗi nhưng mặc kệ muốn đến đâu thì đến, cãi
sau đây?” Có 16 cách giải quyết xung đột được xây dựng
nhau, chỉ trỏ, vứt đồ đạc của nhau, chửi nhau, lăng mạ
dựa trên cơ sở 3 hướng giải quyết xung đột ở trên với 5
nhau, đánh nhau bằng tay chân, đồ vật gì đó, mất niềm
mức độ: Không sử dụng, Hiếm khi, Thỉnh thoảng,
tin về bạn, ghét bạn, căm thù bạn, tức giận tìm cách trả
Thường xuyên, Rất thường xuyên.
thù bạn (nói xấu, chia rẽ bạn...), tự hủy hoại bản thân.
Tóm lại, giải quyết xung đột tâm lí trong giao tiếp với 2.2.2. Thực trạng các cách giải quyết xung đột trong giao
bạn của học sinh THCS thành công là quá trình hai bên tiếp với bạn của học sinh trung học cơ sở ở Thành phố
phải tìm ra được phương hướng thỏa hiệp thấu đáo, cùng Hồ Chí Minh (xem bảng)
Kết quả ở bảng dưới cho thấy: khi có xung đột trong
đưa ra quyết định chung mà qua đó hai bên không có sự
tổn thương về mặt tâm lí, không ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp với bạn, các em thường “Tìm bạn khác để chơi,
học tập, tình bạn giữa các em với nhau, các em tiếp tục không chơi với bạn nữa” với ĐTB = 3,85, đứng vị trí thứ
chơi với nhau, phối hợp tốt với nhau trong các hoạt động. nhất. Cách thứ 2, mà các em cũng thường xuyên sử dụng
2.2. Thực trạng các cách giải quyết xung đột trong giao là “Không phục nhưng vẫn nói chuyện bình thường như
tiếp với bạn của học sinh trung học cơ sở ở Thành phố không có chuyện gì xảy ra nhau” với ĐTB = 3,64. Đứng
Hồ Chí Minh
vị trí thứ 3 là cách “Thấy mình có lỗi nhưng mặc kệ muốn
đến đâu thì đến” với ĐTB = 3,60.
2.2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu
Bảng thống kê các cách giải quyết xung đột trong giao tiếp với bạn của học sinh THCS ở TP. Hồ Chí Minh
STT

Cách giải quyết

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Tự tìm hiểu nguyên nhân để biết mình đúng hay sai
Cùng nhau nói chuyện về vấn đề đó để giải quyết tranh luận
Biết sai và nhận lỗi để chơi lại bình thường với bạn
Không phục nhưng vẫn nói chuyện bình thường như không có chuyện gì xảy ra
Thấy có dấu hiệu tranh cãi nên im lặng không tranh luận thêm chờ lúc khác nói chuyện tiếp
Tâm sự với người tin tưởng (bạn, bố mẹ, thầy cô), chia sẻ tìm cách giải quyết
Tìm bạn khác để chơi, không chơi với bạn nữa
Thấy mình có lỗi nhưng mặc kệ, muốn đến đâu thì đến
Giả vờ bình thường nhưng vẫn ấm ức, khó chịu
Mặc dù biết mình đúng nhưng mặc kệ không muốn tranh luận với bạn
Cãi, chửi nhau, vứt đồ đạc của nhau, lăng mạ nhau
Nhờ can thiệp của chuyên viên tâm lí
Đánh nhau bằng tay chân, đồ vật gì đó
Mất niềm tin về bạn, ghét bạn, căm thù bạn
Tức giận tìm cách trả thù bạn (nói xấu, chia rẽ bạn…)
Tự hủy hoại bản thân
ĐTB chung

8

Điểm
trung
bình
(ĐTB)
3,40
3,38
3,32
3,64
2,49
3,04
3,85
3,60
3,29
3,25
2,79
2,08
2,78
2,73
2,75
1,53
2,99

Độ lệch
chuẩn
(ĐLC)
0,70
0,70
0,68
0,62
0,76
0,73
0,65
0,63
0,69
0,71
0,64
0,69
0,65
0,65
0,64
0,54
0,45

Thứ
bậc
4
5
6
2
14
9
1
3
7
8
10
15
11
13
12
16

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 7-10; 6

Cách mà chúng tôi hướng đến cho các em giải quyết
xung đột được lồng ghép vào các mệnh đề thu được kết
quả không cao. Cụ thể: cách cùng nhau giải quyết vấn đề
như: “Tự tìm hiểu nguyên nhân để biết mình đúng hay
sai” và “Cùng nhau nói chuyện về vấn đề đó để giải
quyết tranh luận” hay “Biết sai và nhận lỗi để chơi lại
bình thường với bạn” các em thỉnh thoảng mới sử dụng;
cách sử dụng người trung gian hòa giải như: “Tâm sự với
người tin tưởng (bạn, bố mẹ, thầy cô) chia sẻ tìm cách
giải quyết” với ĐTB = 3,04 cũng được các em thỉnh
thoảng sử dụng; còn cách tham vấn tâm lí như: “Tìm
người tham vấn tâm lí để tư vấn định hướng giải quyết
xung đột” các em hiếm khi mới sử dụng (ĐTB = 2,08).
Trong khi đó, chúng tôi đưa ra một số cách giải quyết
tiêu cực khi có xung đột, các em có sử dụng nó nhưng ở
mức thỉnh thoảng như: “Cãi nhau, chửi nhau, vứt đồ đạc
của nhau”; “Đánh nhau bằng tay chân, đồ vật gì đó”;
“Mất niềm tin về bạn, ghét bạn, căm thù bạn”; “Tức
giận tìm cách trả thù bạn (nói xấu, chia rẽ bạn...)”. Kết
quả này là điều đáng lưu ý cho các bậc phụ huynh và các
nhà giáo dục trong công tác giáo dục trẻ.
Cách “hủy hoại bản thân” như cắt tóc, xăm hình,
uống rượu, sử dụng chất kích thích, tự tử... khi có xung
đột với bạn được các em cho rằng hiếm khi sử dụng, có
nghĩa là vẫn xảy ra ở lứa tuổi thiếu niên. Kết quả này là
một tiếng chuông báo động về việc dạy cho các em nhận
biết, giải quyết xung đột, đối diện với nó một cách tích
cực nhất.
Học sinh N.M.T (Trường THCS Tây Thạnh, quận
Bình Tân) cho biết: “Khi có xung đột với bạn, em thường
yên lặng, không nói gì cả vì em biết nếu nói ra chỉ có cãi
nhau”, em Q.A (lớp 8, Trường THCS Lý Tự Trọng,
quận Gò Vấp) nói: “Khi có cãi nhau với bạn về học tập,
em luôn hỏi các bạn học sinh giỏi trong lớp hoặc hỏi cô
giáo”. T.T (lớp 8, Trường THCS Lý Tự Trọng, quận Gò
Vấp) cho rằng: “Khi có xung đột với bạn em thường cãi
nhau với bạn đến khi thắng thì thôi”. M.T (lớp trưởng,
lớp 9 Trường THCS An Nhơn, quận Gò Vấp) nói: “Lớp
em mỗi bạn xử lí xung đột khác nhau, có bạn im lặng, có
bạn tìm người hỗ trợ, có bạn sẵn sàng “thượng cẳng
chân, hạ cẳng tay” với bạn, có bạn rủ rê nhau lập nhóm
không chơi với bạn”. T.H (lớp trưởng, lớp 7 Trường
THCS Hoàng Văn Thụ, quận 10) nói: “Bạn N lớp 7/6
xung đột với bạn gái, bạn ấy cắt tóc ngắn thật ngắn tính
tình thay đổi hay cục cằn, học kém đi rất nhiều”.
Như vậy, với kết quả nghiên cứu thực trạng về cách
giải quyết xung đột ở trên và với kinh nghiệm giảng dạy
của mình, chúng tôi thấy rằng, việc đưa ra cách phòng
ngừa giải quyết xung đột là hết sức cần thiết trong công tác
giáo dục và phát triển nhân cách cho các em giai đoạn này.

2.3. Đề xuất một số biện pháp phòng ngừa xung đột
trong giao tiếp với bạn cho học sinh trung học cơ sở ở
Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Nâng cao nhận thức về xung đột tâm lí và các yếu
tố tác động đến tâm lí
- Mục đích: Giúp các em nhận thức đúng đắn về xung
đột, các biểu hiện của xung đột, các yếu tố tác động đến
xung đột, những ảnh hưởng của nó đến đời sống tâm lí
và hiệu quả học tập của bản thân.
- Cơ sở đề xuất: Trong phần lí luận của chương 2
phân tích cụ thể về đặc điểm của xung đột, đặc điểm tâm
sinh lí lứa tuổi và qua nghiên cứu thực trạng về xung đột,
mức độ ảnh hưởng của xung đột đến đời sống tâm lí của
các em giai đoạn này, vì vậy cần giúp các em nhận thức
đúng về xung đột tâm lí, các biểu hiện, tác hại của nó.
- Nội dung thực hiện:
Trang bị cho các em những hiểu biết về xung đột tâm
lí, các biểu hiện của cảm xúc và hành vi xung đột, những
tác động xấu của xung đột đến hoạt động học tập, đời
sống tâm lí.
Trang bị kiến thức về giao tiếp ứng xử như phát triển
khả năng đồng cảm, cách lắng nghe và tôn trọng nhau
khi giao tiếp, biết nói lịch sự, từ tốn với người nghe, hiểu
rõ và thấy được ý nghĩa của sự tôn trọng và sự lắng nghe
khi giao tiếp.
- Cách thực hiện: Trao đổi lồng ghép trong các giờ học
chính khóa, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức sinh
hoạt chuyên đề với nhiều hoạt động hình thức đa dạng
khác nhau. Tuyên truyền thông qua băng rôn, khẩu hiệu,
các hoạt động của Đội Thiếu niên, Đoàn Thanh niên...
2.3.2. Hình thành kĩ năng giải quyết xung đột
- Mục đích: Giúp các em thiếu niên biết cách giải
quyết xung đột khi có xung đột cho bản thân, cho bạn.
- Cơ sở của biện pháp: Kết quả nghiên cứu thực tiễn
chúng tôi thấy, các em chủ yếu giải quyết vấn đề bằng
cách tìm kiếm sự trợ giúp và chấp nhận vấn đề, vì vậy
cần hình thành cho các em tự tìm hiểu nguyên nhân và
biết cách giải quyết xung đột sẽ tốt hơn rất nhiều. Nếu có
bất đồng khi giao tiếp, các biểu hiện của xung đột càng
giảm thiểu nếu các em biết nguyên nhân, làm chủ cảm
xúc và hành vi.
- Nội dung thực hiện:
Giúp các em hiểu được sự cần thiết của việc im lặng,
lảng tránh khi có xung đột. Giúp các em nhận diện được
các cảm xúc và hành vi tiêu cực của bản thân, của bạn để
biết điều chỉnh cảm xúc và hành vi của mình sẽ làm cho
xung đột giảm đi. Cuối cùng sẽ là tìm người trợ giúp
“người trung gian hòa giải”.

9

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 7-10; 6

Giúp các em nhận biết được sự khác biệt và chấp nhận
sự khác biệt của bạn thông qua trò chuyện, đối thoại. Học
cách im lặng, lảng tránh khi có dấu hiệu của xung đột, khi
nào cả hai bình tĩnh sẽ nói chuyện hiệu quả hơn.
- Cách thực hiện:
Cách quản lí cảm xúc của mình: hít thở sâu càng chậm
càng tốt, suy nghĩ đến việc nếu mình là bạn mình cũng sẽ
phản ứng như thế để thông cảm, chấp nhận lời nói, cảm xúc,
hành vi của bạn, nghĩ đến hậu quả khi xung đột với bạn.
Tổ chức các trò chơi, tạo tình huống xung đột cho các
em được trải nghiệm và thể hiện các cảm xúc, hành vi
xung đột, để các em có trải nghiệm tự đánh giá, nhận xét
về nó sau đó cho các em giải quyết xung đột.
Tổ chức các hội thi về giao tiếp ứng xử, nêu gương
những tấm gương tốt. Sử dụng truyền thông (phim,
truyện kể...) tuyên truyền, giáo dục những kiến thức và
kĩ năng xử lí khi có xung đột.
2.3.3. Xây dựng đội ngũ “Người trung gian hòa giải”
- Mục đích: Nhằm giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời cho các em
gặp xung đột với bạn nhưng khó khăn trong cách giải quyết.
- Cơ sở của biện pháp: Qua kết quả lí luận và thực
trạng về các cách giải quyết xung đột, chúng tôi thấy rằng,
các em rất cần người “trung gian hòa giải”, những người
có uy tín, kinh nghiệm, yêu quý, gần gũi để hỗ trợ giúp các
em phân xử khi có xung đột. Với người trung gian hòa giải
có thể hỗ trợ giải quyết tất cả các xung đột, thấp đến cao.
- Nội dung thực hiện: Trang bị cho đội ngũ “người trung
gian hòa giải” những kiến thức quan trọng về xung đột, cách
giải quyết xung đột. Nắm rõ đặc điểm tâm sinh lí của giai
đoạn độ tuổi, các yếu tố ảnh hưởng đến xung đột.
- Cách thực hiện:
Xây dựng đội ngũ “trung gian hòa giải” như mạng
lưới từ lớp đến tổ chức đoàn hội, đội ngũ giáo viên,
chuyên viên tư vấn học đường. Cụ thể: lựa chọn đội ngũ
hòa giải ngay tại các lớp, đoàn hội (bạn có lực học tốt,
các bạn năng động, các bạn đã có “bề dày” về xung đột
với bạn...). Các em sẽ được tập huấn về cách nhận biết
xung đột, cách giải quyết xung đột, cụ thể: các em sẽ
được trao đổi kinh nghiệm, kĩ năng từ các thầy cô giáo
có kinh nghiệm, chuyên viên tư vấn học đường.
Tổng phụ trách đội, cán bộ đoàn, giáo viên, cán bộ
tham vấn thường xuyên tổ chức các hoạt động chia sẻ
kinh nghiệm theo định kì hàng tháng, quý; tham gia các
lớp tập huấn tham vấn học đường để có kĩ năng xử lí
xung đột theo những thay đổi của thực tế.
2.3.4. Tham vấn tâm lí học đường
- Mục đích: Cần có nhân viên tham vấn học đường có
phẩm chất và trình độ tham vấn tâm lí chuyên nghiệp để
kịp thời hỗ trợ các em khi có các xung đột tâm lí cao và rất
cao. Bản thân các em không giải quyết được, “người trung
gian hòa giải” gặp khó khăn trong cách giải quyết.

10

- Cơ sở của biện pháp: Trên cơ sở lí luận và kết quả
thực trạng về cách giải quyết xung đột, chúng tôi thấy
rằng, các trường THCS cần có cán bộ tham vấn học
đường có chuyên môn đào tạo về tham vấn, được chuẩn
bị đầy đủ những phẩm chất và năng lực của người tham
vấn. Nhân viên tham vấn phải gần gũi, uy tín, có kinh
nghiệm để hỗ trợ giúp các em phân xử khi có xung đột.
Tình huống xung đột thường cao và rất cao mà “người
trung gian hòa giải” khó giải quyết được.
- Nội dung thực hiện: Nhân viên tham vấn ngoài kiến
thức chuyên môn đã được đào tạo để xử lí xung đột thì cần
chuẩn bị đầy đủ kiến thức, sự hiểu biết về đặc điểm tâm
sinh lí lứa tuổi, tham gia các hoạt động cùng các em để tạo
sự gần gũi tin tưởng. Đồng thời cần phải nắm bắt các yếu
tố ảnh hưởng đến đời sống tâm lí hiện nay của các em.
- Cách thực hiện: Tìm hiểu thông tin xung đột từ mọi
phía khi nhận được tình huống xung đột cần giải quyết;
gặp gỡ trao đổi các cá nhân xung đột để tìm hiểu thêm
thông tin và nắm bắt tâm lí của các em. Thông tin tìm
hiểu bao gồm: tình huống xung đột, mối quan hệ giữa các
cá nhân có xung đột, tính cách, sở thích hàng ngày, mối
quan hệ với các bạn, thầy cô, hoàn cảnh gia đình... Có thể
cần sự hỗ trợ từ giáo viên chủ nhiệm, bạn thân, người uy
tín mà các em yêu quý, tin tưởng.
3. Kết luận
Kết quả khảo sát cho thấy, khi gặp xung đột tâm lí
trong giao tiếp với bạn thì học sinh THCS ở TP. Hồ Chí
Minh thường “tìm bạn khác để chơi, không chơi với bạn
nữa; không phục những vẫn nói chuyện bình thường như
không có chuyện gì xảy ra; thấy mình có lỗi nhưng mặc kệ
muốn đến đâu thì đến. Để góp phần phòng ngừa xung đột
tâm lí trong giao tiếp với bạn cho các em thì các nhà giáo
dục, phụ huynh học sinh cần nâng cao nhận thức về xung
đột tâm lí và các yếu tố tác động đến tâm lí; hình thành kĩ
năng giải quyết xung đột cho các em; xây dựng đội ngũ
“người trung gian hòa giải” và tham vấn tâm lí học đường.
Tài liệu tham khảo
[1] Đinh Thị Kim Thoa (2002). Xung đột tâm lí của trẻ
mẫu giáo trong hoạt động vui chơi. Luận án tiến sĩ
Tâm lí học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[2] Nguyễn Đình Mạnh (2007). Xung đột tâm lí trong
tình yêu nam nữ của sinh viên. Luận án tiến sĩ Tâm
lí học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[3] Nguyễn Thị Minh (2014). Xung đột tâm lí giữa vợ chồng trong các gia đình tri thức trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sĩ Tâm lí học, Học
Viện Khoa học Xã hội.
(Xem tiếp trang 6)

nguon tai.lieu . vn