Xem mẫu

  1. HỘI NGHỊ GIẢNG DẠY VẬT LÍ TOÀN QUỐC Hà Nội, 06 – 11 – 2016 THỰC TRẠNG DẠY VẬT LÍ Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI Nguyễn Hoàn Long nguyenhoanlong7679@gmail.com Trường THPT Mỹ Đức A, Mỹ Đức, Hà Nội 1. Thực trạng việc Dạy Nhân tố dạy học đầu tiên là giáo viên. Đội ngũ giáo viên ở vùng nông thôn – xét theo khía cạnh bằng cấp – thường có mặt bằng thấp hơn so với khu vực thành thị. Lí do: không có điều kiện học tập, nhất là những giáo viên có tuổi đời cao. Tuy nhiên, bù lại họ lại có nhiều kinh nghiệm. Một số giáo viên lâu năm có những cách rất hay khi đặt vấn đề, giải quyết vấn đề của một bài dạy cụ thể. Việc tiến hành dạy thường được tiến hành theo trình tự, nội dung của sách giáo khoa. Rất hãn hữu có sự phá cách; có thể là do cầu toàn trong việc giảng dạy. Điều này sẽ thấy rất rõ trong những buổi dự giờ, thao giảng … Tất nhiên, cấu trúc bài dạy đã được nghiên cứu rất kĩ, nhưng với những trình độ khác nhau thì cách dạy cũng nên đa dạng hóa. Ở một lớp có chất lượng tốt đương nhiên cách dạy phải khác đối với lớp kém hơn. Nếu có sự thống nhất về phương pháp tổ chức, thì có lẽ nội dung một bài dạy sẽ phong phú, đa dạng hơn. Điều này sẽ phù hợp với chất lượng học của học sinh. Nhân tố thứ hai là sách giáo khoa – sách bài tập – sách tham khảo: Việc lựa chọn bộ sách thích hợp cho giảng dạy rất khó. Tuy nhiên trên nền kiến thức vẫn có thể kết hợp nhiều đầu sách cho việc dạy. Cho đến thời điểm hiện tại, đa phần giáo viên mới nắm được phần thô của nội dung sách giáo khoa, sách bài tập. Đáng lí ra, trên nền các bài đã có giáo viên có thể biến tấu thành các bài cho thật phù hợp với từng mức độ của học sinh. Giáo viên phải giàu kinh nghiệm và tâm huyết mới làm được. Việc này soi vào trong nội dung đề thi HSG các năm thì sẽ thấy; trong quá trình dạy giáo viên luôn là người bị động, dẫn tới học sinh cũng thụ động theo. Nhân tố thứ ba là thời gian dạy: thông thường phân phối chương trình dành 2 đến 3 tiết Vật lí/ tuần tùy theo thực trạng các trường, tùy theo cấp độ học. Nếu chỉ có 2 tiết/ tuần thì giáo viên không thể bao quát hết được mục tiêu cần đạt chứ chưa nói đến là nâng cao. Qui trình làm bài thi tốt bắt đầu từ việc có làm tốt được bài không, làm tốt rồi thì có nhanh đối với phương thức trắc nghiệm không… tất cả đều cần có thời gian để rèn luyện. Nhưng thực tế với thời lượng trên, ai dám chắc là sẽ dạy tốt được. Đã không dám chắc dạy tốt được thì khó nói là học tốt được. Nhân tố thứ 4 là thiết bị dạy học: Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, rất nhiều bài dạy có liên quan đến các hiện tượng, hiện tượng có thể được diễn tả thông qua thí nghiệm. Con đường đi đến chân lí đôi khi bắt buộc phải tiến hành bằng thí nghiệm. Thiết bị thí nghiệm ở trường phổ thông phải nói là vừa thiếu và vừa chưa có điều kiện để tiến hành làm. Với nguồn vốn đầu tư, nhiều khi phòng học còn không đủ thì lấy đâu ra phòng thí nghiệm. Ngoài ra có những thí nghiệm thì phải tự làm, không có sẵn. Việc giáo viên dành thời gian 49
  2. HỘI NGHỊ GIẢNG DẠY VẬT LÍ TOÀN QUỐC Hà Nội, 06 – 11 – 2016 chế tạo những bộ thí nghiệm thường hạn chế. Nên nhiều bài dạy không gắn liền được với thực tế; có chăng chỉ là sự mô tả bằng lời nói. 2. Thực trạng việc Học Thực tế cho thấy, với kết quả thi hàng năm đầu vào của các trường Đại học, học sinh phổ thông ở vùng nông thôn có tỉ lệ điểm tốt khá cao. Thể hiện qua các thủ khoa đầu vào, tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình theo thống kê… Điều này thể hiện kết quả việc học của học sinh. Xét trên khía cạnh tích cực: học sinh ở nông thôn có thời gian dành cho tự học nhiều hơn học sinh thành thị; đồng thời ý thức của các em cũng rõ nét hơn về định hướng. Đặc biệt là không bị ảnh hưởng nhiều của sự phát triển truyền thông, công nghệ; việc quản lí của Gia đình – Nhà trường chặt chẽ hơn. Hay nói khái quát là tính chuyên cần của các em khá tốt. Tuy nhiên cũng phải nói đến một số vấn đề khó khăn trong việc học của các em, nhất là môn Vật lí. Đầu tiên là ở cấp THPT: ở cấp THCS do dành thời gian cho việc ôn tập Toán – Văn để thi vào lớp 10, các em hầu như không chú tâm đến môn học (ngoại trừ một số em có dự định thi vào các lớp của trường chuyên). Lên lớp 10, mọi thứ hoàn toàn khác; rất nhiều khái niệm mới đã bủa vây khiến các em lúng túng. Giáo viên không lựa chọn được phương thức truyền đạt thích hợp thì sẽ tạo áp lực lớn cho học sinh. Càng lên cao, áp lực học tập càng lớn. Hệ thống kiến thức và bài tập khá nặng nề, để đối phó với kì thi cuối cấp Vật lí nhiều khi biến tướng thành một ứng dụng của Toán. Học sinh thường nhớ công thức hơn là nhớ hiện tượng, bản chất … Sắp tới đây, với sự mở rộng của nội dung thi, việc học của các em chắc chắc sẽ có những biến động lớn. Tùy vào thực tế, có thể có ý kiến cho rằng là tốt; nhưng quan điểm cá nhân của tôi là sẽ khiến cho các em vất vả hơn. 3. Các khó khăn khách quan - Cơ sở hạ tầng còn thiếu, trang thiết bị chưa đủ để thực hiện tốt nội dung các bài dạy, nhất là các bài có thí nghiệm, thực hành. - Phân loại học sinh cũng cần rõ ràng, với những mức độ tuyển sinh điểm đầu vào thấp cần có những cơ chế đặc thù trong quá trình dạy. Với những trường điểm tuyển sinh thấp thì ý thức học tập của một số em cũng không cao, ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh. - Sự chênh lệch giữa kiến thức học và kiến thức thi; sự khác biệt giữa hình thức dạy và hình thức thi. 4. Khó khăn chủ quan - Ý thức giáo viên cần xác định đúng mục đích. - Trình độ giáo viên cần được trau dồi thường xuyên, những giờ dự, trao đổi kinh nghiệm còn ít. Nhiều khi thái độ tự học, tự nghiên cứu của cá nhân giáo viên còn thấp. 5. Đặc điểm vùng miền 50
  3. HỘI NGHỊ GIẢNG DẠY VẬT LÍ TOÀN QUỐC Hà Nội, 06 – 11 – 2016 - Sự chênh lệch vùng miền thoạt tiên bắt đầu từ kinh tế. Các em ở vùng thành thị có nhiều điều kiện học tập hơn; từ các trung tâm, từ các lớp ôn luyện … đây là một lợi thế hơn hẳn so với vùng nông thôn. - Việc tiếp cận những tri thức tại các trung tâm lớn, hội chợ sách, các cuộc thi … cũng giúp cho học sinh nhận thức sâu hơn kiến thức. 6. Những việc đã làm được Chia nội dung giảng dạy theo các chuyên đề. Hoàn thiện nội dung công việc của các bài trước, hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu các yêu cầu của nội dung các bài mới. So sánh kết quả thu được của học sinh với nội dung bài dạy. Riêng về bài tập, phân loại theo các định dạng câu hỏi theo hai mảng: định tính và định lượng. Đối với học sinh cuối cấp: bám sát nội dung các đề thi tuyển sinh các năm, phân loại theo định dạng ma trận đề thi. 7. Những đề xuất…. - Nội dung Sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo cần có sự qui chuẩn, phù hợp với việc Dạy – Học và Thi. - Việc bố trí thời gian dạy học chính khóa – dạy học phụ đạo… cần được bố trí một cách hợp lí; kết hợp với giáo viên sẽ tạo ra được môi trường học có tính thân thiện hơn. Hai vấn đề này có thể hiểu một nghĩa đơn giản là: giảm lượng kiến thức nâng cao, chuyển sang kiến thức cơ bản đồng thời tăng thời gian tương tác giữa giáo viên và học sinh. - Chế độ chính sách cho giáo viên cần được nâng lên một cách phù hợp với cuộc sống. - Đội ngũ giáo viên cần được nâng cao về nhận thức và trình độ. Hàng năm, ngoài việc tổ chức các cụm thi văn hóa giữa các trường có thể tiến hành trao đổi những kinh nghiệm hay giữa các trường, các giáo viên. Việc này, vai trò của người lãnh đạo cơ sở rất lớn. Bàn về hai chữ Thành công: Một khóa học đối với học sinh THPT là 3 năm, nếu đặt tiêu chí Nghề nghiệp lên hàng đầu thì không thể không nói đến kết quả thi cuối cấp của các em. Để đạt được ngưỡng ước mơ (với mỗi em có một ước mơ riêng chứ không đánh đồng tất cả) thì cần hội tụ những yếu tố sau: + Bản thân có ý thức trong việc học, nhận thức đúng đắn công việc của cá nhân. Dành thời gian cho thu hoạch kiến thức, không bị sa đà vào những việc vô bổ. + Môi trường: nếu trong một lớp được xếp đồng đều, đây là điều kiện giúp giáo viên dễ chọn được phương thức truyền đạt nhất. Đặc biệt những em có nhận thức nhanh, ý thức tốt thì việc dạy càng nhàn. Chỉ cần lẫn vài trường hợp cá biệt, thì giáo viên khó có thể đem hết tâm huyết truyền đạt cho học sinh, và học sinh cũng khó nhận thức được hết; đôi khi còn bị ảnh hưởng xấu. 51
  4. HỘI NGHỊ GIẢNG DẠY VẬT LÍ TOÀN QUỐC Hà Nội, 06 – 11 – 2016 + Giáo viên có năng lực: không chỉ năng lực chuyên môn, mà còn có năng lực giải quyết những vấn đề phát sinh ngoài giáo án. Đặc biệt là giáo viên hết mình với học sinh thì hiệu quả sẽ rất tốt. + Sự quan tâm của gia đình, xã hội. 52
nguon tai.lieu . vn