Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 THỰC TRẠNG CẢM XÚC LO ÂU CỦA HỌC SINH KHỐI 12 Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ HUẾ NGUYỄN QUANG PHƯỚC Khoa Tâm lý - Giáo dục Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng cảm xúc lo âu của học sinh trung học phổ thông (THPT). Chúng tôi sử dụng test đánh giá tình trạng lo âu của Zung trên 238 học sinh trường THPT Nguyễn Huệ và THPT Nguyễn Trường Tộ. Kết quả khảo sát cho thấy, cảm xúc lo âu của học sinh THPT ở mức trung bình. Cảm xúc lo âu của nam và nữ, thành tích học tập không có sự khác biệt; tình trạng hôn nhân bố mẹ, nơi cư trú, ảnh hưởng đến cảm xúc lo âu của các em. Từ thực trạng trên đề xuất một số biện pháp làm giảm mức độ cảm xúc lo âu của học sinh THPT. Từ khóa: cảm xúc lo âu, trung học phổ thông 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cảm xúc lo âu là thái độ thể hiện sự rung cảm tiêu cực của con người trước sự vật, hiện tượng mà cá nhân cảm nhận là khó khăn, bị đe dọa (Nguyễn Bá Phu, 2017). Những biểu hiện lo âu ảnh hưởng đến quá trình nhận thức, cảm xúc, hành vi và sinh lý của cá nhân thì dẫn đến ảnh hưởng chất lượng cuộc sống như thành tích học tập, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội và liên quan đến bản thân. Những nguyên nhân này làm cho học sinh mất phương hướng, rối loạn tâm trí, xáo trộn trong tâm tư, tình cảm của học sinh THPT, nếu những khó khăn không giải quyết và kiểm soát chặt chẽ thì mức độ cảm xúc lo âu sẽ tăng lên Số liệu điều tra của tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở các quốc gia trên thế giới, rối loạn liên quan đến sức khỏe tâm thần lên đến 20-25% dân số. Về nghiên cứu thực trạng, theo thống kê của nhiều nước trong nhiều thập kỷ qua, tỉ lệ rối loạn lo âu trẻ em là 5,7 đến 17,7%. Theo nghiên cứu của Kashani và O.Verchell (1997) tỉ lệ rối loạn lo âu trẻ em và vị thành niên Mỹ là khoảng 9%. Còn tại Hoa Kỳ hiện nay, mỗi năm có hàng triệu dân mắc bệnh này. Tác giả Nguyễn Thị Hằng Phương (2008), “Nghiên cứu một số nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông” chỉ ra rằng: có 21,66% học sinh có vấn đề về rối loạn lo âu. Theo tác giả Trần Thị Thu Mai và Nguyễn Ngọc Duy nghiên cứu về: “Rối loạn lo âu của sinh viên một số trường Sư phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh”, khảo sát 650 SV ở 2 trường sư phạm trên địa bàn TPHCM, gồm ĐHSP TPHCM và CĐSPTW TPHCM. Nhìn chung, những nghiên cứu về lo âu rất nhiều, nhưng vấn đề CXLA ở lứa tuổi vị thành niên còn rất ít. Có một số ít nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu trao đổi và thảo luận trên 284
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 diễn đàn hay những câu chuyện chia sẽ trên mạng internet mà thiếu tính thực tiễn và điều tra chuyên sâu. Thực trạng này cho thấy, đây là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Với tính cấp thiết trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực trạng cảm xúc lo âu của ho ̣c sinh khối 12 các trường THPT Thành phố Huế. Từ đó đề xuất một số biện pháp làm giảm mức độ cảm xúc lo âu của học sinh THPT. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành trên 238 học sinh thuộc hai trường THPT Nguyễn Huệ và Nguyễn Trường Tộ, Thành phố Huế, theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Các phương pháp đã được sử dụng gồm quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi, trắc nghiệm. Sử dụng trắc nghiệm test lo âu của Zung (SAS – Zung Self-rating Anxity Scale) để đánh giá mức độ lo âu của học sinh. SAS gồm 20 câu hỏi, được tiến hành bằng cách nghiệm thể chọn 1 trong 4 mức độ phù hợp với mình cho từng câu hỏi, đó là: 1- “Hầu như không”, 2– “Thỉnh thoảng”, 3 – “Thường xuyên”, 4 – “ luôn luôn”. Kết quả xử lí bằng cách cho điểm từng câu theo mức độ và nghiệm thể lựa chọn: mức 1- 1 điểm, 2- 2 điểm, 3– 3 điểm, 4– 4 điểm. Các câu 5, 9, 13, 17 và 19 cho điểm theo chiều ngược lại: mức 1– 4 điểm, mức 2– 3 điểm, mức 3 –2 điểm, mức 4 –1 điểm. Tổng số điểm từ 40 trở lên có rối loạn lo âu. Kết quả của trắc nghiệm được sử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Khái quát chung về cảm xúc lo âu của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Huế 3.1.1. Thực trạng mức độ cảm xúc lo âu của học sinh THPT. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, có 51/238 học sinh có CXLA chiếm (21,4%), kết quả này thấp hơn so với các nghiên cứu trước đây ở trong nước (Nguyễn Bá Phu 2017,). Kết quả nghiên cứu trên 515 sinh viên trên 3 trường đại học thành viên của Đại học Huế có cảm xúc lo âu chiếm 68,94%. Xét theo mức độ CXLA, lo âu rất nặng chiếm 0%, lo âu nặng chiếm 0,4%, lo âu vừa chiếm 1,7%, lo âu nhẹ chiếm 19,3%, không lo âu chiếm 78,6%. Điểm trung bình chung CXLA của học sinh là 36,53 với độ lệch chuẩn 5,801. Kết quả này có sự tương đồng với nghiên cứu ở trong nước (Trần Thị Kim Huệ, 2014). Kết quả khảo sát trên 191 sinh viên trường Đại học Phạm Văn Đồng của tác giả Trần Thị Kim Huệ cho thấy, điểm trung bình chung tình trạng lo âu là 35,27 với độ lệch chuẩn 4,23. Tuy tỉ lệ lo âu nặng và vừa không cao nhưng các nhà tâm lý và nhà giáo dục cần có những liệu pháp để để giúp các em giảm mức độ lo âu và cân bằng hơn trong cuộc sống. Kết quả này cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể thấy yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến các em là môi trường sống ở địa phương và môi trường giáo dục nhà trường. Thành phố Huế có môi trường sinh sống ổn định và môi trường giáo dục tốt. Lối sống phong kiến, nề nếp gia phong và truyền thống hiếu học của người Huế ảnh hưởng tích cực đến tích cách người Huế nói chung và lứa tuổi học sinh THPT nói riêng như: sự tế nhị, lễ nghĩa, kín đáo và trọng đạo lý... (Bùi Minh Đức, 2011), đây có thể là nhân tố dẫn đến học sinh THPT có mức độ CXLA thấp hơn so với các địa phương khác. 285
  3. NGUYỄN QUANG PHƯỚC Bảng 1. Thực trạng mức độ cảm xúc lo âu của học sinh THPT Mức độ lo âu Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Lo âu nhẹ 44,18 2,85 Lo âu vừa 52,25 1,50 Lo âu nặng 61,00 0 Lo âu rất nặng 0 0 Chung của bốn mức độ 36,53 5,8 3.2. Biểu hiện về cảm xúc lo âu của học sinh THPT Khi lo âu, mỗi người thường có những biểu hiện khác nhau, những biểu hiện lo âu thường được khái quát ở hai khía cạnh cơ bản là biểu hiện về mặt cảm xúc và biểu hiện về triệu chứng cơ thể. Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 2 chúng ta thấy học sinh có những biểu hiện về mặt CXLA rất đa dạng. Những biểu hiện CXLA ở mức độ cao của học sinh là luôn cảm thấy không ai hiểu mình; vùi đầu vào phim ảnh, game online, đi ngủ...; tìm cách che dấu những biểu hiện của cảm xúc lo âu; hay nhầm lẫn, quên, kém minh mẫn trong công việc… Những biểu hiện với mức độ thấp ở học sinh khi lo âu như: ra mồ hôi tay, cảm giác tê ở các ngón tay; tức ngực, khó thở hoặc thở gấp; chóng mặt, mắt bị rối loạn, hoa mắt; xa lánh người khác, khép mình trước bạn bè; đau đầu, đau nữa đầu, mất ngủ. Khi lo âu, những biểu hiện về cảm xúc và triệu chứng cơ thể đều xuất hiện ở mức độ thường xuyên hoặc thỉnh thoảng. Vì vậy, các nhà tâm lý học đường có thể thông qua những biểu hiện này có thể chẩn đoán tình trạng lo âu của học sinh. Bảng 2. Biểu hiện về cảm xúc lo âu của học sinh THPT Điểm Độ Stt Biểu hiện trung bình lệch chuẩn 1 Cơ thể mệt mỏi, uể oải, lười vận động 1,74 1,11 2 Chóng mặt, mắt bị rối loạn, hoa mắt 1,21 1,06 3 Đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ… 1,34 1,15 4 Ra mồ hôi tay, cảm giác tê ở các ngón tay 0,94 1,14 5 Tức ngực, khó thở hoặc thở gấp 0,97 0,99 6 Đầu óc khó tập trung vào công việc 1,77 1,05 7 Khó tính, khắt khe hơn trước 1,78 1,19 8 Hay nhầm lẫn, quên, kém minh mẫn trong công việc 1,87 1,16 9 Buồn chán, mất niềm tin, không muốn làm việc gì 1,73 1,13 10 Luôn cảm thấy không ai hiểu mình 2,09 1,22 11 Vùi đầu vào phim ảnh, game online, đi ngủ… 2,05 1,19 12 Tìm cách che giấu những biểu hiện của cảm xúc lo âu 2,02 1,26 13 Xa lánh người khác, khép mình trước bạn bè 1,31 1,27 14 Nghĩ cách đối phó với các tình huống lo âu 1,61 1,23 15 Luôn né tránh những vấn đề gây lo âu 1,73 1,21 286
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 3.3. Thực trạng cảm xúc lo âu của học sinh theo các lát cắt khác nhau 3.3.1. Thực trạng cảm xúc lo âu của học sinh theo lát cắt giới tính Bảng 3. Cảm xúc lo âu của học sinh theo lắt cát giới tính Hệ Số ngẫu Giới tính lượng Có lo âu Không lo âu χ2 p nhiên tổng C Nam 114 25 (21,9%) 89 (78,1%) 0,012 0,33 0,875 Nữ 124 26 (21%) 98 (79%) Kết quả phân tích thống kê cho thấy, trong tổng số học sinh có CXLA thì nam chiếm 21,9%, nữ chiếm 21%. Giữa nam và nữ không có sự khác biệt về CXLA. Điều này có thể lý giải là do các tác nhân gây lo âu ở học sinh tương đối giống nhau như những khó khăn về học tập, quan hệ bạn bè. Mặt khác, ở lứa tuổi này các hoạt động học tập vui chơi, giải trí, sự phát triển trí tuệ, phát triển ý thức đã trở nên rõ ràng hơn, khả năng nhận thức vấn đề đúng đắn và sâu sắc hơn, khả năng tư duy và đặc điểm phát triển tâm sinh lý, môi trường sống đều được hoàn thiện trong quá trình học tâp và rèn luyện bản thân. 3.3.2. Cảm xúc lo âu của học sinh theo lát cắt tình trạng cư trú của học sinh Bảng 4. Cảm xúc lo âu của học sinh theo lát cắt tình trạng cư trú Hệ Số Tình trạng cư ngẫu lượng Có lo âu Không lo âu χ2 p trú nhiên tổng C Ở với gia đình 219 42 (19,2%) 177 (80,8%) Ở với bà con 13 6 (46,2%) 7 (53,8%) Ở trọ một mình 2 1 (50%) 1 (50%) 0,183 8,288 0,040 ở trọ với bạn 4 2 (50%) 2 (50%) Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng cư trú của học sinh ảnh hưởng lớn đến CXLA của học sinh THPT. Học sinh được ở chung với bố mẹ có mức độ lo âu thấp nhất chiếm 19,2%, học sinh đi học phải xa bố mẹ lên ở với bà con chiếm 46,2 %, ở trọ một mình chiếm 50%, ở trọ với bạn chiếm 50%. Ở với gia đình có tỷ lệ CXLA thấp (19,2%), các em đề cao vai trò của gia đình vì gia đình là môi trường lành mạnh, giàu tình yêu thương, đùm bọc của bố mẹ, giúp cho học sinh có cảm giác an toàn khi ở với gia đình, hạn chế mức độ lo âu đối với các em. Một số học sinh sống xa nhà sẽ có nhiều cám dỗ xã hội, thiếu sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ... các em không có người thân ở bên cạnh để đốc thúc học tập, phải tự túc nhiều việc như: bếp núc, chợ búa, các khoản chi tiêu sao cho hợp lý, nợ nần,… dẫn đến có nhiều vấn đề để lo lắng hơn. Các em chưa đủ chững chạc, trưởng thành, bản lĩnh sẵn sàng cho 287
  5. NGUYỄN QUANG PHƯỚC cuộc sống của mình. Ở trọ một mình và ở trọ với bạn đều có chung tỷ lệ về CXLA, nên phụ huynh, thầy cô giáo cần quan tâm sát sao các em hơn nữa, giúp các em không cảm thấy cô đơn và bỡ ngỡ khi phải ở trọ xa nhà, điều này sẽ hạn chế tình trạng lo âu lo âu ở các em. 3.3.3. Cảm xúc lo âu của học sinh theo lát cắt tình trạng hôn nhân của bố mẹ Bảng 5. Cảm xúc lo âu của học sinh theo lát cắt tình trạng hôn nhân của bố mẹ Tình trạng Số Có lo âu Không lo âu Hệ ngẫu χ2 p hôn nhân bố lượng nhiên C mẹ tổng Bình thường 210 40 (19%) 170 (81%) Ly thân 5 2 (40%) 3 (60%) Ly dị 11 5 (45,5%) 6 (54,5%) 0,205 10,472 0,033 Góa phụ 9 3 (33,3%) 6 (66,7%) Tái hôn 3 3 (100%) 0 (0%) Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng hôn nhân của bố mẹ có ảnh hưởng lớn đến CXLA của học sinh THPT. Tình trạng hôn nhân của bố mẹ càng tích cực thì mức độ lo âu của học sinh càng giảm. Đối với nhóm học có bố mẹ trong tình trạng hôn nhân bình thường, mức độ CXLA ở mức thấp nhất 19% (40/238). Ngược lại, nhóm học sinh có bố mẹ ly dị hoặc đang ly thân cao hơn rất nhiều (từ 40% đến 45,5%). Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng kiểm định Chi – Square contingency test để tiến hành so sánh tỷ lệ CXLA ở các nhóm tình trạng hôn nhân bố mẹ khác nhau. Nội dung kiểm định bao gồm: phân bố tổng thể học sinh CXLA có tình trạng hôn nhân bố mẹ khác nhau có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê không?; CXLA và học sinh THPT có tình trạng hôn nhân bố mẹ khác nhau có mối liên quan không? (Contingency Coefficient, hệ số ngẫu nhiên C). Kết quả nghiên cứu cho thấy, phân bố tổng thể CXLA ở tình trạng hôn nhân bố mẹ khác nhau có sự khác nhau mang ý nghĩa thống kê (χ2 = 10,472; p < 0,05), trong đó, tỷ lệ CXLA do bố hoặc mẹ tái hôn ở mức độ cao. Hệ số ngẫu nhiên C = 0,205 < 0,4 điều này cho thấy, tình trạng hôn nhân bố mẹ và mức độ CXLA có mối liên hệ với nhau, nhưng mức độ mối quan hệ không mạnh. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: Thứ nhất, khi sống trong môi trường gia đình lành mạnh, giàu tình cảm, trẻ học được nhiều những cách ứng phó tích cực, quản lý cảm xúc tốt hơn. Thứ hai, khi sống trong môi trường gia đình bất hòa, thường xuyên mâu thuẫn hay có những mối quan hệ rạn nứt, trẻ dễ dàng rơi vào tình trạng thiếu khuyết tình cảm, thiếu những kỹ năng cảm xúc cần thiết để đối phó với những căng thẳng tâm lý. Các em lo âu vì hoàn cảnh khác biệt giữa mình và các bạn cùng trang lứa làm cho cuộc sống của mình không tốt đẹp như cuộc sống của các bạn có gia đình hạnh phúc, có cả bố và mẹ. Vì vậy mức độ CXLA ở nhóm trẻ này cao hơn rất nhiều so với những trẻ em được sống trong môi trường gia đình lành mạnh, hòa thuận. Đây là dấu hiệu đòi hỏi những người làm tâm lý học đường phải quan tâm để giúp các em có hoàn cảnh cá biệt này có thể lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống như các bạn cùng trang lứa khác. 288
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 3.3.4. Cảm xúc lo âu của học sinh theo lát cắt điều kiện kinh tế gia đình Bảng 6. Cảm xúc lo âu của học sinh theo lát cắt điều kiện kinh tế gia đình Hệ Số Điều kiện kinh tế ngẫu lượng Có lo âu Không lo âu χ2 p gia đình nhiên tổng C Rất khó khăn 8 4 (50%) 4 (50%) Khó khăn 12 3 (25%) 9 (75%) Bình thường 178 37 (20,8%) 141 (79,2) 0,149 5,431 0,246 Đầy đủ 34 5 (14,7%) 29 (85,3%) Rất đầy đủ 6 2 (33,3%) 4 (66,7%) Từ kết quả trên, tỷ lệ CXLA của học sinh ở những điều kiện kinh tế gia đình khác nhau, không có sự khác biệt. Điều đó cho thấy, điều kiện kinh tế không ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Dù điều kiện kinh tế khó khăn nhưng được sự động viên từ gia đình, giúp cho các em tập trung vào việc học tốt hơn, vì ở lứa tuổi này nhiệm vụ quan trọng nhất là học tập và vui chơi, bố mẹ là người làm ra kinh tế gia đình, chăm lo học hành cho các em. Bên cạnh đó, đối với học sinh có điều kiện kinh tế gia đình khó khăn điều đó làm động lực để các em phấn đấu vươn lên trong học tập. 3.3.5. Cảm xúc lo âu của học sinh theo lát cắt học lực Bảng 7. Cảm xúc lo âu của học sinh theo lát cắt học lực Hệ Số Thành tích học ngẫu lượng Có lo âu Không lo âu χ2 p tập nhiên tổng C Kém 4 3 (75%) 1 (25%) Yếu 3 0 (0%) 3 (100%) Trung bình 37 8 (21,6%) 29 (78,4%) 0,2 9,945 0,077 Khá 148 30 (20,3%) 118 (79,7%) Giỏi 39 7 (17,9%) 32 (82,1%) Xuất sắc 7 3 (42,9%) 4 (57,1%) Từ kết quả trên, tỷ lệ CXLA của học sinh ở những thành tích học tập khác nhau, không có sự khác biệt. Điều đó cho thấy, thành tích học tập không ảnh hưởng đến CXLA của học sinh. Năm cuối cấp, các em được sự giúp đỡ và động viên từ gia đình, thầy cô và bạn bè, giúp cho các em tập trung vào việc học tốt hơn. Các em cũng đã chuẩn bị đầy đủ lẫn về mặt kiến thức và tâm lý, để hoàn thành tốt kỳ thi THPT sắp tới và việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Từ đó, các em có động lực để vươn lên trong cuộc sống và xây dựng mục đích đúng học tập đắn cho bản thân. 289
  7. NGUYỄN QUANG PHƯỚC 4. KẾT LUẬN - CXLA của học sinh của các trường THPT thành phố Huế tương đối phổ biến. - Về biểu hiện CXLA của học sinh THPT đa dạng với mức độ khác nhau, trong đó rõ rệt nhất là các biểu hiện về mặt cảm xúc có mức độ biểu hiện thường xuyên nhất như: luôn cảm thấy không ai hiểu mình; vùi đầu vào phim ảnh, game online, đi ngủ..; tìm cách che dấu biểu hiện cảm của CXLA...., các biểu hiện về mặt thể chất có mức độ biểu hiện ít nhất như: ra mồ hôi tay, cảm giác tê ở các ngón tay; tức ngực, khó thở hoặc thở gấp; chóng mặt, rối loạn, hoa mắt… - CXLA của học sinh nam và học sinh nữ không có sự khác biệt về điều kiện kinh tế gia đình và tỉ lệ CXLA không có sự khác biệt. - Học sinh có tình trạng hôn nhân bố mẹ khác nhau thì tỷ lệ CXLA khác nhau, trong đó học sinh có bố mẹ tái hôn thì tỷ lệ CXLA cao nhất, và ngược lại, học sinh có tình trạng hôn nhân bố mẹ bình thường thì tỷ lệ CXLA thấp nhất. Học sinh có học lực càng thấp thì tỷ lệ CXLA càng cao. - Tình trạng cư trú của học sinh ảnh hưởng lớn đến CXLA của học sinh THPT, trong đó học sinh ở trọ một mình và ở trọ với bạn có tỷ lệ CXLA cao nhất. Từ thực trạng CXLA của học sinh, chúng tôi đề xuất một số biện pháp giảm mức độ cảm xúc lo âu của học sinh THPT và giúp các em cân bằng hơn trong cuộc sống như: thành lập các trung tâm tham vấn, phòng tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường học, giáo viên và gia đình cần phối hợp để xây dựng kế hoạch giáo dục con em mình, hình thành các em kỹ năng ứng phó, cách giải tỏa lo âu, căng thẳng tích cực. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Minh Đức (2011). Bản sắc của con người xứ Huế. http://www.ykhoahuehaingoai.com/ky/k_BANSACCONNGUOIXUHUE_BUIMINH DUC.html, (10-11-2016). [2] Hồ Hữu Tính, Nguyễn Doãn Thành (2009). Thực trạng stress lo âu và những liên quan đến lo âu ở học sinh Trường THPT Phan Bội Châu, Phan Thiết, Bình Thuận. [3] Nguyễn Bá Phu (2017), Mối quan hệ giữa khí chất với cảm xúc lo âu của sinh viên Đại học Huế. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, ĐH Sư phạm, Đại học Huế. [4] Nguyễn Thị Hằng Phương (2008), Nghiên cứu nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông chuyên Quảng Bình, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội [5] Trần Thị Kim Huệ (2014), Trạng thái lo âu của sinh viên trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc Sức khỏe tâm thần trong trường học, Đồng Nai. [6] Trần Thị Thu Mai, Nguyễn Ngọc Duy (2015), Rối loạn lo âu của sinh viên một số trường sư phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, Số 11(77). [7] William WK Zung (1971). A Rating Instrument for Anxiety Disorders. 12(6): Psychosomatics 371-379. 290
  8. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 [8] Nguyễn Đại Hành (2013), Rối loạn lo âu ở học sinh THPT huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang”, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. NGUYỄN QUANG PHƯỚC SV lớp TLGD 4, khoa Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ĐT: 0169. 2913936, Email: phuocnguyensphue@gmail.com 291
nguon tai.lieu . vn