Xem mẫu

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO THỪA THIÊN HUẾ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG SỰ KIỆN FESTIVAL HUẾ Hoàng Lê Thuý Nga Khoa Báo chí – Truyền thông, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Email: hoanglethuynga@gmail.com TÓM TẮT Tuyên truyền, quảng bá Festival Huế trên các phương tiện truyền thông đại chúng là một trong những công tác quan trọng và hiệu quả nhằm đưa những thông tin cần thiết và đầy đủ về sự kiện này đến với nhân dân trong nước và quốc tế. Vì vậy, mỗi kỳ Festival Huế luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều cơ quan báo chí trong nước và quốc tế. Trong đó, báo chí địa phương đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bài viết này chỉ ra tổng quan thực tiễn truyền thông về Festival trên báo Thừa Thiên Huế từ sự kiện Festival Huế đầu tiên cho đến Festival Huế 2016, từ đó đánh giá vai trò của tờ báo đối với công tác quảng bá Festival Huế. Từ khóa: Báo chí địa phương; Festival Huế; Truyền thông. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Truyền thông là yếu tố quan trọng đối với tổ chức sự kiện, trong đó truyền thông trên mặt báo là không thể thiếu. Chính vì vậy, mỗi kỳ Festival Huế luôn nhận được sự quan tâm của nhiều cơ quan báo chí trong và ngoài nước. Số lượng cơ quan báo, đài đến dự và đưa tin về Festival tăng lên qua các năm. Số lượng tác phẩm được đăng tải trên các báo trung ương và địa phương rất nhiều. Xác định báo chí địa phương là những kênh chủ lực của tỉnh nhà trong việc quảng bá sự kiện Festival Huế, Ban Tổ chức đã có sự phối hợp chặt chẽ với các báo, đài địa phương để có kế hoạch truyền thông. Trong đó, phải kể đến vai trò của báo Thừa Thiên Huế - cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Thừa Thiên Huế; tiếng nói của Đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Kể từ Festival Huế lần đầu tiên cho đến kỳ thứ 9, báo Thừa Thiên Huế luôn phát huy vai trò và thế mạnh của mình trong công tác truyền thông Festival đến với bạn đọc. Đây là tờ báo được tiếp nhận thông tin sớm nhất, chính thống từ lãnh đạo tỉnh và Ban Tổ chức Festival Huế. Vì vậy, việc thông tin, phản ánh sự kiện này luôn kịp thời. Sự chủ động trong việc lập kế hoạch tuyên truyền, quảng bá sự kiện trên mặt báo đã giúp báo Thừa Thiên Huế bám sát từng hoạt động, chương trình, sự kiện, tạo sự phong phú về mặt nội dung cũng như đa dạng về tác phẩm. 135
  2. Thực tiễn và vai trò của Báo Thừa Thiên Huế đối với công tác truyền thông sự kiện Festival Huế 2. FESTIVAL HUẾ VÀ VAI TRÒ TRUYỀN THÔNG CỦA BÁO THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Quá trình hình thành Festival Huế và lễ hội Festival Huế qua các thời kỳ Từ cuối năm 1998 - thời điểm chuẩn bị bước vào thế kỷ XXI và thiên niên kỷ mới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, với sự phối hợp, hỗ trợ của Chính phủ Pháp và Đại sứ quán nước Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, sự giúp đỡ trực tiếp của Bộ Văn hóa - Thông tin, Tổng cục Du lịch, Bộ Ngoại giao và các bộ, ban, ngành đã chính thức đề nghị Chính phủ cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Festival Huế 2000 - một lễ hội văn hóa nghệ thuật, du lịch có quy mô quốc gia và tính quốc tế đầu tiên ở Việt Nam. Festival Huế 2000 diễn ra 12 ngày đêm, thực sự là ngày hội văn hóa, nghệ thuật và du lịch có quy mô không chỉ quốc gia mà còn mang tính quốc tế cao, đánh thức tiềm lực của tỉnh Thừa Thiên Huế sau cơn lũ lịch sử 1999, phát huy được lợi thế trong lĩnh vực văn hóa - du lịch của tỉnh. Đây còn là hoạt động thí điểm quan trọng để rút kinh nghiệm, chỉ đạo các kỳ Festival tiếp theo. Với chủ đề “Khám phá nghệ thuật sống của Cố đô Huế”, Festival Huế 2002 đã diễn ra trong 12 ngày và tạo được tiếng vang lớn, mang tầm quốc gia và quốc tế, tạo nền móng cho ý tưởng xây dựng Huế trở thành Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam được hình thành. Festival Huế 2004 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra trong 9 ngày đêm, đã giới thiệu được những giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam, của Huế và nhiều nước, đồng thời còn là dịp để tôn vinh Nhã nhạc Cung đình Huế - kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vừa được UNESCO công nhận. “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế” là chủ đề Festival Huế 2006 cũng đã tiếp tục khơi dậy những giá trị văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế, tiếp thị một cách có hiệu quả với bạn bè quốc tế về hình ảnh của Cố đô Huế, Thành phố Festival của Việt Nam. Được tổ chức trong 9 ngày, Festival Huế 2008 là kỳ thứ năm đã làm toát lên được nội dung và tiêu chí “Truyền thống, hiện đại, hoành tráng, lộng lẫy, ấn tượng và an toàn”. Tiếp tục với chủ đề như kỳ Festival này, Festival Huế 2010 lại hướng đến kỷ niệm quốc gia 1.000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội và kỷ niệm 50 năm kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn. Festival Huế 2010 đã khắc sâu trong lòng du khách bởi âm hưởng nghệ thuật dân gian của 3 miền Bắc, Trung, Nam và đem đến sự ngưỡng mộ cho công chúng trước sắc màu văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Festival Huế 2012 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Nơi gặp gỡ của các thành phố lịch sử” là điểm nhấn của năm Du lịch quốc gia duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012. Nét mới của kỳ này là bên cạnh Lễ Tế giao, Lễ hội Áo dài, chương trình nghệ thuật trong lễ khai mạc, lễ bế mạc... còn có các chương trình sân khấu hóa “Thiên Hạ Thái Bình'” (diễn xướng Cung đình và lễ hội Đèn lồng, Hoa đăng), chương trình “Đêm Phương Đông”... Festival Huế 2014 tiếp tục với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” là kỳ Festival mang đậm tính nhân văn, giữ cốt cách truyền thống nhưng có sự thể hiện mới để nhân 136
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) dân và du khách vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là chủ thể hưởng thụ, với nhiều nét đặc sắc để du khách khám phá và trải nghiệm. Festival Huế 2016 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, 710 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế” được rút ngắn xuống còn 6 ngày. Kỳ Festival này đã có những chương trình mới, lần đầu tiên được tổ chức như: Tôn vinh nghệ thuật truyền thống "Về miền Hương Ngự", “Lễ hội Quảng Chiếu” - Cầu nguyện quốc thái dân an, mưa thuận, gió hòa, chúng sinh an lạc; Live show ock 2016 “Lửa Cố đô”; Ngày hội Khinh khí cầu quốc tế. Qua 9 kỳ Festival Huế, hình ảnh Cố đô Huế, thương hiệu Festival Huế ngày càng được khẳng định trong lòng du khách trong nước và thế giới. 2.2. Thực tiễn và vai trò truyền thông của báo Thừa Thiên Huế 2.2.1. Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng là một trong những phương thức quan trọng và hiệu quả nhằm đưa những thông tin cần thiết và đầy đủ liên quan đến Festival Huế đến với nhân dân trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, số lượng phóng viên đăng ký và được cấp thẻ hoạt động nghiệp vụ báo chí tại Festival các kỳ rất đông và có xu hướng tăng theo từng kỳ. Thông qua bảng số liệu dưới đây, chúng ta có thể nhận thấy được sức hấp dẫn của sự kiện này đối với báo chí trong nước và quốc tế. Bảng 1. Số lượng phóng viên báo chí trong và ngoài nước đến với Festival Huế qua các kỳ tổ chức Số lượng phóng viên ( người) Số lượng cơ quan báo chí STT Các kỳ Festival Huế Trong nước Ngoài nước Trong nước và ngoài nước 1 Festival Huế 2000 266 34 120 2 Festival Huế 2002 341 59 100 3 Festival Huế 2004 557 34 114 4 Festival Huế 2006 700 13 160 5 Festival Huế 2008 616 38 104 6 Festival Huế 2010 668 32 95 7 Festival Huế 2012 685 10 134 8 Festival Huế 2014 740 25 143 9 Festival Huế 2016 686 04 143 (Nguồn: Báo cáo tổng kết từng kỳ Festival Huế của Ban Tổ chức Festival Huế) Trong suốt các ngày đêm diễn ra lễ hội, đội ngũ phóng viên đã đồng hành với các chương trình, hoạt động để kịp thời thông tin những tin tức, sự kiện nóng hổi về các kỳ Festival ấn tượng, hoành tráng và mang đậm các màu sắc văn hóa. Họ đã thực sự đi và đến, hòa nhập với người dân địa phương trong các chương trình lễ hội đặc sắc, những đêm diễn, hòa mình trên nhiều con phố để tường thuật, ghi chép từng điểm mới, điểm nhấn của sự kiện. Nhiều báo trung ương, địa phương cũng đã mở các chuyên đề, chuyên mục, nhật ký, bên lề Festival... và dành thời lượng, diện tích trang đáng kể để tuyên truyền, giới thiệu cho lễ hội này. Trong số đó phải kể đến vai trò của báo chí địa phương nói chung và báo Thừa Thiên Huế nói riêng. 137
  4. Thực tiễn và vai trò của Báo Thừa Thiên Huế đối với công tác truyền thông sự kiện Festival Huế 2.2.2. Báo Thừa Thiên Huế là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Thừa Thiên Huế. Tờ báo là phương tiện tuyên truyền đắc lực và hiệu quả những chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến nhân dân trong tỉnh. Báo còn là nơi thể hiện những tâm tư, nguyện vọng của người dân trong tỉnh. Mặc dù, phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của nhiều tờ báo ở cùng phân khúc thị trường, nhưng báo Thừa Thiên Huế đã tạo ra được bản sắc riêng của một tờ báo địa phương, có nhiều ưu thế trong việc truyền thông các kỳ Festival Huế. Báo Thừa Thiên Huế chủ động truyền thông sớm và trong khoảng thời gian dài, để cung cấp thông tin kịp thời và nhanh chóng cho công chúng. Phát huy vai trò là báo tỉnh, cũng như các cơ quan thông tấn bảo trợ thông tin khác, báo Thừa Thiên Huế đã lập và triển khai kế hoạch truyền thông cho Festival Huế trước khi Festival diễn ra từ 3 đến 6 tháng, thậm chí là cả năm, sau đó bổ sung đề cương cho từng tháng, tuần. Công việc này thường bám sát kế hoạch truyền thông của Ban Tổ chức Festival Huế qua các kỳ. Ban Biên tập báo thường xây dựng một kế hoạch tuyên truyền, quảng bá theo từng giai đoạn: trước khi Festival diễn ra, trong khi Festival diễn ra và sau khi Festival Huế kết thúc. Kế hoạch truyền thông được xây dựng trên tinh thần truyền tải thông tin nhanh nhất, sớm nhất về lễ hội chính và những hoạt động xung quanh lễ hội. Kế hoạch hoạch định tổ chức truyền thông cho Festival Huế của báo được thực hiện theo sự vận hành của tòa soạn báo, công tác truyền thông cho sự kiện này được phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng ban, trong đó, ban Văn hóa –Xã hội đảm nhận vai trò chính. Theo đó, kế hoạch dựa trên những nguyên tắc: Thứ nhất, nội dung thông tin về các hoạt động, sự kiện chính hay mang tính cộng động phải dựa theo chủ trương phù hợp với định hướng tuyên truyền của tỉnh và “gu” của tờ báo. Thứ hai, chọn hoạt động mới mẽ của kỳ Festival lần này so với các kỳ Festival đã diễn ra trước đó, trong quá trình khai thác thông tin thì phải chú ý đến những lễ hội, nét đặc sắc đặc biệt. Người lập kế hoạch, đảm nhận trách nhiệm thông tin về Festival Huế phải tính trước được lễ hội gì sẽ thu hút độc giả, từ đó tạo điểm nhấn khi thông tin về sự kiện. Thứ ba, không chỉ tập trung phản ánh lễ hội, mà còn phải quan tâm và đưa tin về đời sống người dân trong lễ hội, thông tin bên lề lễ hội. Thứ tư, tiêu chí đặt ra là phải tạo sự mới lạ, hấp dẫn, bằng cách săn tìm thông tin độc quyền hoặc lựa chọn góc độ phản ánh độc đáo, khác biệt so với các báo khác. Việc truyền thông Festival Huế trên mặt báo phải trên tinh thần phát huy vai trò báo tỉnh trong việc tuyên truyền, giới thiệu những nét đẹp văn hóa mang bản sắc riêng của địa phương. Thứ năm, báo phân công phóng viên phụ trách, phóng viên tác nghiệp và đảm nhận trách nhiệm phụ trách tổng hợp, đưa tin liên quan đến hoạt động về Festival. Thứ sáu, rút kinh nghiệm ở kỳ tổ chức trước, công tác truyền thông về Festival Huế của năm sau phải được chuẩn bị từ rất sớm. 138
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) Trên cơ sở các nguyên tắc trên, việc tổ chức thực hiện của công tác truyền thông, quảng bá cho Festival Huế của báo Thừa Thiên Huế được thực hiện theo các giai đoạn trước, trong và sau Festival. Căn cứ các giai đoạn truyền thông, chúng tôi đã khảo sát lượng tin, bài phản ánh 9 kỳ Festival Huế trên báo Thừa Thiên Huế với các khoảng thời gian cụ thể như sau: Bảng 2. Thời gian truyền thông qua các giai đoạn trước, trong và sau các kỳ Festival từ 2000 – 2016 Năm Thời gian diễn Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 ra sự kiện (Trước khi Festival (Trong khi Festival (Sau khi Festival Festival Huế diễn ra) diễn ra) diễn ra) 2000 Từ 8/4/2000 Từ 5/12/1999 đến Từ 9/4/2000 đến Từ 20/4/2000 đến đến 19/4/2000 8/4/2000 19/4/2000 25/4/2000 2002 Từ 4/5/2002 Từ 7/12/2001 đến Từ 5/5/2002 đến Từ 17/5/2002 đến đến 15/5/2002 4/5/2002 16/5/2002 7/7/2002 2004 Từ 12/6/2004 Từ 7/11/2003 đến Từ 13/6/2004 đến Từ 21/6/2004 đến đến 20/6/2004 12/6/2004 20/6/2004 8/8/2004 2006 Từ 3/6/2006 Từ 3/11/2005 đến Từ 4/6/2006 đến Từ 12/6/2006 đến đến 11/6/2006 3/6/2006 11/6/2006 15/6/2006 2008 Từ 3/6/2008 Từ 25/10/2007 đến Từ 4/6/2008 đến Từ 12/6/2008 đến đến 11/6/2008 3/6/2008 11/6/2008 28/9/2008 2010 5/6/2010 đến Từ 12/11/2009 đến Từ 6/6/2010 đến Từ 14/6/2010 đến 13/6/2010 5/6/2010 13/6/2010 27/6/2010 2012 7/4/2012 đến Từ 24/11/2011 đến Từ 8/4/2012 đến Từ 16/4/2012 đến 15/4/2012 7/4/2012 15/4/2012 25/4/2012 2014 12/4/2014 đến Từ 13/12/2013 đến Từ 13/4/2014 đến Từ 21/4/2014 đến 20/4/2014 12/4/1014 20/4/2014 29/6/2014 2016 29/4/2016 đến 18/12/ 2015 đến 30/4/2016 đến 5/5/2016 đến 4/5/2016 29/4/2016 4/5/2016 23/6/2016 (Nguồn: Khảo sát báo Thừa Thiên Huế từ 10/1999 đến 9/2016) Hoạt động đưa tin về Festival không diễn ra một vài ngày mà diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Để quảng bá về sự kiện này, báo Thừa Thiên Huế đã có sự chuẩn bị trước nhiều tháng. Qua bảng 2.2 cho thấy công tác truyền thông trên mặt báo trước lễ hội là rất sớm. Có những kỳ, báo đã bắt đầu thông tin, quảng bá từ quý IV của năm lẻ trước đó. Chẳng hạn như đối với các năm 2004, 2006, 2008, 2010, mặc dù Festival diễn ra vào tháng 6 nhưng vào tháng 11 trước đó đã xuất hiện các bài viết về sự kiện này. Đặc biệt, sau khi kết thúc sự kiện khoảng từ 10 đến 15 ngày, thậm chí 1- 2 tháng, báo vẫn tiếp tục thông tin những kết quả, dấu ấn hay đánh giá về Festival Huế. Bên cạnh việc truyền thông sớm trên mặt báo, số lượng tin, bài được đăng tải cũng khá nhiều. Biểu đồ dưới đây là số liệu thống kê các tin, bài qua các năm theo từng giai đoạn. Đối với kỳ Festival Huế 2004, 2006, 2008 và 2016, lượng tin, bài giai đoạn trước chiếm tỉ lệ nhiều hơn các giai đoạn tiếp theo. Các kỳ Festival còn lại, giai đoạn trong có tỉ lệ tin, bài nhiều nhất. 139
  6. Thực tiễn và vai trò của Báo Thừa Thiên Huế đối với công tác truyền thông sự kiện Festival Huế Hình 1. Số lượng tin, bài của các kỳ Festival từ 2000 đến 2016 theo từng giai đoạn (Nguồn: Khảo sát, thống kê tin, bài trên báo Thừa Thiên Huế) Đề tài được phản ánh đa dạng và phong phú theo từng giai đoạn. Do có nhiều “đất” nên các hoạt động, chương trình của Festival Huế đều được phản ánh khá chi tiết ở nhiều góc cạnh. Nhìn chung, báo Thừa Thiên Huế đã dành nhiều số báo, trang báo để quảng bá khá sâu và toàn diện về các kỳ Festival Huế. Trước khi Festival diễn ra, các đề tài khá phong phú và đa dạng như: Ý kiến chỉ đạo, nhận định của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo địa phương; Sự chuẩn bị của các cơ quan, ban ngành, nhân dân địa phương; Quy hoạch, chỉnh trang đô thị và tu bổ công trình, tái tạo di tích; Ý kiến, kiến nghị, phản ánh của người dân; Các chương trình hoạt động hưởng ứng; Giới thiệu các chương trình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, các đoàn nghệ thuật; Giới thiệu các điểm di tích, địa điểm du lịch, ẩm thực. Báo đã có nhiều tin, bài tuyên truyền trước thềm lễ hội với tần suất dày đặc, có chương trình cụ thể để bạn đọc dễ nắm bắt. Qua khảo sát, thống kê, chúng tôi nhận thấy, trong số các đề tài trên, đề tài “Sự chuẩn bị của các cơ quan, ban ngành, nhân dân địa phương” có số lượng bài khá nhiều (bao gồm 400 bài trong tổng số 1.183 bài), kế đến là các đề tài “Ý kiến, kiến nghị, phản ánh của người dân” (183 bài), “Các chương trình hoạt động hưởng ứng” (180 bài), “Giới thiệu các điểm di tích, địa điểm du lịch, ẩm thực” (167 bài),… Biểu đồ dưới đây là thống kê các đề tài phản ánh trước khi diễn ra Festival Huế: Hình 2. Số lượng tin bài theo đề tài giai đoạn trước khi diễn ra lễ hội (Nguồn: Thống kê tin, bài từ kỳ Festival Huế 2000 đến Festival Huế 2016) 140
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) Qua hình 2, có thể thấy nhiều tin, bài, phóng sự ảnh, bài phỏng vấn, ghi chép đã phản ánh đa chiều về công tác chuẩn bị Festival Huế. Các hoạt động hướng đến Festival Huế được thông tin kịp thời. Một Festival với không khí nhộn nhịp cùng nhiều hoạt động hấp dẫn, bổ ích là cái nhìn tổng quan của công chúng khi tiếp nhận thông tin trên báo Thừa Thiên Huế trong giai đoạn này. Ở giai đoạn trong khi Festival diễn ra, trên các trang báo đều phản ánh đậm nét các màu sắc văn hóa thông qua các lễ hội chính như: lễ khai mạc, lễ bế mạc, lễ hội áo dài, lễ tế đàn Xã tắc, lễ hội Nam Giao, Đêm Hoàng cung,... với những đánh giá ấn tượng như: Ghi chép “Đêm hội Cố đô” ngập tràn âm thanh, tưng bừng ánh sáng" của Thanh Ngọc (số 1674, 9/4/2000); ghi nhanh “Khai mạc Festival Huế 2002: Hoành tráng, tưng bừng, rực rỡ” (Thừa Thiên Huế cuối tuần số 120, 5/5/2000) của tác giả Minh Tự và HNL; ghi chép “Khai mạc Festival Huế 2004: kịch tính và đầy ấn tượng” của Diên Thống (Thừa Thiên Huế cuối tuần số 230, 10/6- 13/6/2004); ghi chép “Đêm khai mạc Festival Huế 2006: rực rỡ và tưng bừng” (Thừa Thiên Huế cuối tuần số 333, 1-4/6/2006) của tác giả Diên Thống; bài phản ánh “Khai mạc Festival Huế 2008: Cuộc hội ngộ của các dòng văn hóa 4 châu lục” của tác giả Tuệ Ninh (số 4204, 04/6/2008), bài phản ánh“Khai mạc Festival Huế 2014: Phô diễn những giá trị văn hóa đặc sắc” của tác giả Minh Hiền (Thừa Thiên Huế cuối tuần số 742, 13/4/2014), “Festival Huế 2014 đã bắt đầu như vậy” của tác giả Diên Thống, (số 6022, 16/4/ 2014), phóng sự “Thế giới hội tụ trong tà áo dài” của tác giả Minh Hiền ( số 6010, 1/4/2014),… Việc phản ánh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các hoạt động bên lề của lễ hội Festival cũng được tờ báo chú ý trên tinh thần truyền tải đến công chúng những hoạt động sôi nổi, những điểm nhấn, điểm mới trong từng chương trình, lễ hội. Theo thống kê của chúng tôi, trong số 1.055 tin, bài có đến 422 tin, bài phản ánh về đề tài này. Ngoài ra, các bài viết phản ánh các ý kiến, đánh giá của các đối tượng công chúng về Festival Huế cũng chiếm số lượng khá lớn (443 bài). Hình 3. Biều đồ số lượng tin bài theo đề tài giai đoạn trong khi diễn ra lễ hội Ngoài việc phản ánh các lễ hội, báo còn cung cấp các thông tin chỉ dẫn để người dân biết, theo dõi thuận tiện hoặc đón xem, tham gia sự kiện. Chẳng hạn chuyên mục “Bạn biết chi chưa”, “Xem gì hôm nay” ở một số trang báo có đăng tải tên của các chương trình kèm thời 141
  8. Thực tiễn và vai trò của Báo Thừa Thiên Huế đối với công tác truyền thông sự kiện Festival Huế gian, địa điểm, nội dung. Trong quá trình diễn ra lễ hội, tờ báo đã kịp thời phản ánh khá đầy đủ, toàn diện về các hoạt động xung quanh, bên lề sự kiện, với nhiều bài viết kèm ảnh sinh động, thu hút bạn đọc quan tâm. Nhiều bài viết có giá trị vừa quảng bá văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế vừa góp phần bảo tồn và phát huy các giá văn hóa vật thể, phi vật thể. Sau khi kết thúc sự kiện, Ban Biên tập chủ trương đăng nhiều bài đánh giá về một kỳ Festival, nhìn lại những thành công và hạn chế; đăng tải các kỳ vọng của Ban Tổ chức, nhân dân đối với kỳ Festival tiếp theo. Các nội dung chủ yếu là phản ánh về lễ bế mạc và các đánh giá về kết quả của các kỳ Festival Huế; Cảm nhận của các đối tượng về một kỳ Festival; Các đề xuất, kiến nghị của kỳ Festival kế tiếp. Trong số các đề tài này, lượng bài viết về cảm nhận về một kỳ Festival chiếm số lượng nhiều nhất (125 bài trong tổng số 286 bài ở giai đoạn sau khi Festival diễn ra). Khi truyền thông về Festival Huế, báo Thừa Thiên Huế sử dụng nhiều chuyên trang, chuyên mục và thể loại báo chí. Qua khảo sát, chúng tôi thấy số lượng các chuyên mục đa dạng và phong phú với nhiều tên gọi khác nhau, cụ thể như sau: Bảng 3. Thống kê các chuyên trang, chuyên mục phản ánh sự kiện Festival Huế của các năm Năm Chuyên trang Chuyên mục 2000 Trang nhất, Hướng tới Festival Huế 2000, Vấn đề hôm nay, Chuyện đó Festival Huế 2000 đây, Chuyện đời thường, Ý kiến bạn đọc, Chuyện cuối tuần, Khách mời tuần này, Cố đô tạp lục, Festival Huế 2000, Nhật ký Festival, Bên lề Festival, Gặp gỡ trước giờ Festival, Diễn đàn Festival, Diễn đàn cuối tuần, Đi chợ cuối tuần, Thế giới muôn màu, Nhịp điệu thị trường 2002 Trang nhất, Tiến tới Festival Huế 2002, Đô thị Huế, Festival Huế 2002, Festival Huế 2002 Bên lề Festival, Góc nhìn Festival Huế, Nhật ký Festival, Sôi động Festival, Người tốt việc tốt, Theo dấu ấn bạn đọc, Chuyện cuối tuần, Sổ tay kinh tế, Sổ tay đô thị, Diễn đàn cuối tuần, Bạn biết chi chưa 2004 Chính trị - Kinh tế, Hướng tới Festival Huế, Diễn đàn tiến tới Festival Huế 2004, Văn hóa - Xã hội Festival Huế 2004, Bên lề Festival, Góc Festival Huế, Nhật ký Festival 2004, Diễn đàn văn hóa và phát triển, Ý kiến bạn đọc, Đô thị Huế, Vấn đề bạn đọc quan tâm, Gặp gỡ trao đổi, Đô thị Huế, Góc nhìn Huế, Chuyện cuối tuần, Cố đô tạp lục, 2006 Văn hóa - Xã hội, Ý kiến bạn đọc, Diễn đàn đô thị, Diễn đàn Festival Huế 2006, Chính trị - Kinh tế Góc nhìn Huế, Ý tưởng Huế, Nhật ký Festival, Hướng tới Festival 2006, Bên lề Festival, Sổ tay kinh tế, Cố đô tạp lục, Diễn đàn, Sổ tay, Bạn biết chi chưa, Mỗi tuần một vấn đề, Bạn đọc, Công an nhân dân, An toàn giao thông 2008 Văn hóa - Xã hội, Hướng tới Festival Huế 2008, Festival Huế 2008, Nhật ký Chính trị - Kinh tế Festival, Bên lề Festival, Trao đổi, Ý kiến bạn đọc, Sổ tay đô thị, Chuyện đó đây, Sổ tay kinh tế, Góc nhìn Huế, Cố đô tạp lục, Câu chuyện văn hóa, Sổ tay, Diễn đàn, Góc phố phường, Mỗi tuần một vấn đề 142
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 2010 Chính trị - Kinh tế, Góc nhìn Huế, Câu chuyện văn hóa, Festival Huế 2010, Theo Văn hóa - Xã hội, dòng thời sự, Khoảnh khắc Festival, Bên lề Festival 2010, Sổ Trang phụ trương tay, Sổ tay kinh tế 2012 Đời sống - Xã hội, Tiến tới Festival Huế 2012, Sự kiện bình luận, Tưng bừng lễ Văn hóa - Xã hội, hội, Diễn đàn cuối tuần, Theo dòng thời sự, Cảm nhận về Huế Chính trị - Kinh tế, Festival 2012, Nhật ký Festival, Bên lề Festival 2012, Góc Hướng tới Festival nhìn Huế, Sổ tay kinh tế, Câu chuyện văn hóa. 2012 2014 Đời sống - Xã hội, Festival Huế 2014, Ý kiến người dân, Theo dòng thời sự, Sự Chính trị - Kinh tế, kiện - Bình luận, Góc nhìn Huế, Bên lề Festival, Xem gì hôm Festival Huế, nay, Người tốt-việc tốt Văn hóa - Nghệ thuật, Nhìn ra thế giới, Phóng sự và ký sự, Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển 2016 Thời sự - Chính trị, Festival 2016, Bạn đọc viết, Câu chuyện văn hóa, Gặp gỡ, Kinh tế, Đời sống, Xem gì tour 1, Kinh tế - Phát triển Bạn đọc, Thế giới (Nguồn: Khảo sát, thống kê trên báo Thừa Thiên Huế) Các chuyên trang, chuyên mục đã tạo ra một màu sắc mới cho báo Thừa Thiên Huế, mang tới cho công chúng nhiều sự lựa chọn đa dạng tùy theo nhu cầu tiếp nhận thông tin sự kiện Festival Huế. Những chuyên mục trên đóng một vai trò quan trọng khi phản ánh sự kiện Festival Huế, coi đây là một trong những cách thông tin hiệu quả để chuyển tải thông tin gắn với từng giai đoạn. Một số chuyên mục đã quen thuộc với người đọc và có sự ổn định về tên gọi như: Hướng tới Festival, Festival Huế, Bên lề Festival, Nhật ký Festival, Góc nhìn Huế, Sự kiện bình luận, Cố đô tạp lục, Sổ tay kinh tế, … cũng đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng độc giả với nhiều bài viết sâu sắc. Các thể loại báo chí đã được sử dụng đa dạng là: tin, phỏng vấn, phóng sự, bài phản ánh, bút ký, ghi chép, ghi nhanh, bài cảm nhận... Trong đó được sử dụng nhiều nhất là thể loại tin. Theo thống kê các năm, chúng tôi nhận thấy tin xuất hiện nhiều nhất ở tất cả các kỳ (gồm 1098 tin, chiếm 43,43%), tiếp đến là bài phản ánh (505 bài, chiếm 19,98%), các bài viết về ý kiến, cảm nhận của người dân (369 bài, chiếm 14,60%), kế đến là các thể loại ghi chép (291 bài, chiếm 11,51%), phỏng vấn (126 bài, chiếm 4,98%), phóng sự (56 bài, chiếm 2,22%), thông báo và phát biểu (32, chiếm 1,27%), bình luận (26 bài, chiếm 1,03%), bút ký và ký chân dung (15 bài, chiếm 0,59%) và ghi nhanh (10 bài, chiếm 0,40%). 143
  10. Thực tiễn và vai trò của Báo Thừa Thiên Huế đối với công tác truyền thông sự kiện Festival Huế Hình 4. Số lượng tin, bài của các kỳ Festival từ 2000 đến 2016 theo thể loại Báo Thừa Thiên Huế đã có vai trò trong sự thành công chung của Festival, hầu hết bạn đọc đánh giá cao về vai trò của báo Thừa Thiên Huế với công tác truyền thông sự kiện này. Báo Thừa Thiên Huế là cơ quan báo in xuất bản hằng ngày lớn nhất cả về vị trí, khổ báo, số lượng phát hành của tỉnh. Báo có số lượng phát hành trung bình từ 4.000 đến 4.100 bản/ngày. Vì vậy, tờ báo hiển nhiên tạo được chỗ đứng quan trọng trong vai trò truyền thông trên địa bàn tỉnh nhà. Hơn nữa, nhờ sự quan tâm của cả hệ thống chính trị nên tờ báo có nhiều thuận lợi trong khâu phát hành trên toàn tỉnh. Thông qua hệ thống bưu điện (lối phát hành này ít có tờ báo nào chiếm được ưu thế), tờ báo đã đến tận các chi bộ thôn, xã. Báo cũng đến với đối tượng là cán bộ quản lý, lãnh đạo các cấp nhiều nhất và kịp thời. Những yếu tố thuận lợi này giúp cho báo Thừa Thiên Huế không phải cạnh tranh với bất cứ tờ báo in nào khác trên cùng địa bàn. Do đó, những gì mà báo chuyển tải kể cả về Festival đều được bạn đọc trong tỉnh đón nhận. Mặt khác, là báo Đảng của tỉnh nên báo Thừa Thiên Huế luôn được tiếp cận thông tin về lễ hội dễ dàng, phong phú... Thêm vào đó, số phóng viên, biên tập viên tác nghiệp đông (đông nhất trong các báo in, chỉ sau 2 đài truyền hình VTV, TRT) và đều là lực lượng tại chỗ nên thông thạo điều kiện, tập quán tác nghiệp. Vì vậy, Festival Huế cũng tạo cơ hội để người làm báo thể hiện năng lực và quảng bá vai trò của tờ báo trong công tác truyền thông Festival đến với công chúng. Có thể kể đến những vai trò chính như sau: Giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam và văn hóa Huế; Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể; Giúp người dân biết, xem, tham gia các lễ hội, chương trình; Vai trò định hướng cho các phóng viên báo chí tác nghiệp; Vai trò cầu nối liên lạc giữa các phóng viên, cơ quan báo chí và Ban Tổ chức. Theo ông Đinh Khắc An, nguyên Tổng Biên tập báo Thừa Thiên Huế (từ năm 2008 đến tháng 8/2016) thì "Báo đã có nhiều kinh nghiệm tuyên truyền vì đã kinh qua nhiều kỳ Festival Huế. Báo có vai trò đối với giai đoạn trước, trong và sau khi Festival diễn ra, đó là thông tin những nội dung liên quan đến Festival Huế để công chúng biết và hưởng ứng, để lãnh đạo biết để điều chỉnh, điều hành. Báo cũng tuyên truyền những nội dung liên quan đến Festiavl Huế và những tinh hoa văn hóa đến với công chúng. Báo cũng tính đến tuyên truyền cái gì có lợi cho bạn đọc và tỉnh nhà". 144
  11. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) Để đánh giá khách quan các vai trò của báo trong công tác truyền thông Festival Huế, chúng tôi đã khảo sát 349 người có đọc báo Thừa Thiên Huế và theo dõi thông tin về Festival Huế. Đây là khách thể chính mà chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn bằng phiếu khảo sát. Ngoài ra, chúng tôi khảo sát 200 người không đọc để biết lý do vì sao họ không đọc báo Thừa Thiên Huế và không đọc thông tin Festival Huế trên tờ báo này. Phương pháp điều tra là phi xác suất ngẫu nhiên thuận tiện. Đây là phương pháp gặp các đối tượng một cách ngẫu nhiên ở các địa bàn thuộc 3 vùng: vùng núi (100 phiếu), vùng biển (100 phiếu) và vùng đồng bằng (149 phiếu). Qua khảo sát, đại đa số bạn đọc đánh giá tốt. Dưới đây là một số biểu đồ thống kê về các ý kiến của công chúng: Hình 5. Đánh giá của công chúng về vai trò giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam và văn hóa Huế (Nguồn: Khảo sát vào tháng 8/2016) Căn cứ khảo sát đối với nội dung “Vai trò giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam và văn hóa Huế”, kết quả thu được: 120 người đánh giá “rất tốt” (chiếm 34,4%), 91 người đánh giá “khá tốt” (26,1%), 98 người đánh giá “ tốt” (28,1%), 23 người cho rằng “không tốt lắm” (6,6%) và 13 người không biết hoặc không trả lời (3,7%). Hình 6. Đánh giá của công chúng về vai trò góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể (Nguồn: Khảo sát vào tháng 8/2016) Với vai trò này, 107 người đánh giá “tốt”, chiếm 30,7%, kế đến là “rất tốt” (100 người), “khá tốt” (95 người). Số lượng người chọn phương án “ không tốt lắm” là 15 người, chiếm 4,9%, chỉ có 2 người (chiếm 0,6%) đánh giá “không tốt”. 145
  12. Thực tiễn và vai trò của Báo Thừa Thiên Huế đối với công tác truyền thông sự kiện Festival Huế Hình 7. Đánh giá của công chúng về vai trò cung cấp thông tin, kiến thức, thông tin chỉ dẫn (Nguồn: Khảo sát vào tháng 8/2016) Cũng tương tự như vai trò “góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể”, rất nhiều người chọn phương án tờ báo đã “cung cấp thông tin, kiến thức, chỉ dẫn cho người đọc” ở mức “tốt” (136 người, chiếm 39%), sau đó là “khá tốt” (75 người, chiếm 21,5%) và “rất tốt” (70 người, chiếm 20,1%). Số người chọn phương án “không tốt” chỉ có 2 người. Ngoài các vai trò trên, báo Thừa Thiên Huế khi phản ánh về Festival Huế còn giúp cho công chúng biết, theo dõi và tham gia các chương trình, lễ hội. Khi đánh giá vai trò này có 72 người đánh giá “rất tốt” (chiếm 20,5%), 70 người đánh giá “tốt” (chiếm 20,1%). Công chúng chọn phương án “tốt” chiếm đại đa số (128 người,chiếm 36,7%). Số người đánh giá “không tốt lắm” là 37 (chiếm 10,6%) và đánh giá ở mức “ không tốt” chỉ có 3 người ( chiếm 0,9%). Bên cạnh vai trò đối với bạn đọc, bản thân báo cũng có vai trò đối với phóng viên, giúp họ định hướng việc tác nghiệp, đồng thời là cầu nối liên lạc giữa các phóng viên, cơ quan báo chí và Ban Tổ chức. Tuy nhiên, khi lấy ý kiến đánh giá về hai vai trò này, số lượng người chọn phương án “không biết/không trả lời” là đông nhất. Cụ thể là 110 người (chiếm 31,1%) không biết/không trả lời về vai trò “định hướng cho các phóng viên báo chí tác nghiệp”, 132 người (chiếm 37,8%) không biết/không trả lời đối với vai trò “cầu nối liên lạc giữa các phóng viên, cơ quan báo chí và Ban Tổ chức”. Nếu bạn đọc biết về vai trò “giúp phóng viên định hướng việc tác nghiệp” và “cầu nối liên lạc giữa các phóng viên, cơ quan báo chí và Ban Tổ chức” thì đều chọn phương án “tốt”. Khi tiến hành phỏng vấn sâu, chúng tôi cũng ghi nhận nhiều ý kiến cho rằng báo đã phản ánh chân thực, kịp thời, sống động, hấp dẫn và đầy đủ về sự kiện này. Nhà báo Lê Văn Minh Tự, báo Tuổi trẻ cho rằng cả 3 giai đoạn báo Thừa Thiên Huế đều có những vai trò nhất định, cụ thể là: “Trước sự kiện, quảng bá cho công chúng biết về Festival Huế, để du khách đến Huế du lịch và thưởng thức Festival, để người tại chỗ biết Festival và cùng tham gia vui chơi hoặc làm ăn tại lễ hội này. Trong sự kiện: giúp công chúng biết “món” nào ngon - dở mà lựa chọn trong một “bữa đại tiệc” hàng trăm món; để công chúng biết cách thưởng thức món đã chọn và để họ biết sự lựa chọn của họ đã hợp lý chưa. Sau sự kiện: quảng bá để giúp công chúng đánh giá về Festival Huế, giúp ban tổ chức nhìn lại và điều chỉnh sản 146
  13. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) phẩm của mình, đồng thời quảng bá cho Festival kỳ sau”. Cũng theo nhà báo Minh Tự, Festival Huế còn là cơ hội để tờ báo thể hiện năng lực, đẳng cấp, để quảng bá thương hiệu của mình. Ông Phan Công Tuyên - Nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cũng có đánh giá tốt về vai trò của tờ báo. Ông cho rằng: “Báo Thừa Thiên Huế là diễn đàn của nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, được tiếp nhận thông tin sớm nhất, chính thống từ lãnh đạo tỉnh và Ban Tổ chức Festival Huế. Trước, trong và sau lễ hội, Ban Biên tập dành hẳn chuyên trang cho Festival, quảng bá khá toàn diện về các chương trình IN, OFF. Phóng viên, cộng tác viên có đủ nhiệt tình và tâm huyết dành cho Festival nên tiếng nói có trọng lượng và trách nhiệm, có nhiều bài viết hay và hình ảnh đẹp”. Như vậy, qua khảo sát các bạn đọc trong tỉnh, có thể khẳng định: Mặc dù là tờ báo in của địa phương, sức ảnh hưởng chỉ ở phạm vi hẹp, nhưng hầu hết bạn đọc báo Thừa Thiên Huế vẫn đề cao vai trò của tờ báo khi thông tin, quảng bá về Festival Huế. Hầu hết trong số gần 350 người đều đánh giá mức “tốt” đối với vai trò của báo đối với công tác truyền thông Festival Huế. 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Festival Huế là sự kiện lớn, thu hút rất đông nghệ sỹ, nghệ nhân... của khắp mọi miền Việt Nam và các quốc gia của cả 5 châu lục. Vì vậy, đây là cơ hội lớn cho người Việt Nam cũng như du khách mọi miền thưởng thức những tác phẩm văn hóa - nghệ thuật đặc sắc, độc đáo. Festival Huế cũng là dịp để báo chí tăng lượng phát hành, thu hút thêm độc giả và khai thác thêm quảng cáo, tài trợ ... Vì vậy, sự tham gia của báo giới vào lễ hội này ở các năm là rất đông. Cũng qua đó, độc giả, khán giả có nhiều lựa chọn để nghe và đọc hơn. Với vai trò là tờ báo địa phương, dù là báo giấy hay báo điện tử, Festival Huế luôn là sự kiện quan trọng để báo Thừa Thiên Huế làm tốt chức năng thông tin, cầu nối với bạn đọc. Qua những thông tin về Festival, nhiều bạn đọc biết đến báo Thừa Thiên Huế nhiều hơn, đồng thời quan tâm sâu sát lễ hội này. Công tác truyền thông về Festival Huế cũng giúp cho tờ báo củng cố chỗ đứng vững chắc trong lòng bạn đọc khắp nơi trong tỉnh, nhất là bạn đọc ở vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, theo chúng tôi, tờ báo nên phát huy những vai trò truyền thông trên cơ sở chú trọng một số vấn đề sau đây: Thứ nhất, khi truyền thông về Festival Huế, báo Thừa Thiên Huế cần quan tâm đến kỹ năng xây dựng tuyến tin, bài về một sự kiện trọng điểm của tỉnh. Do vậy, xây dựng cơ chế phối hợp giữa tòa soạn với phóng viên, giữa các phóng viên với nhau để có được thông tin thời sự, hấp dẫn nhưng không trùng lặp là điều hết sức cần thiết. Thứ hai, do có nhiều “đất” nên tờ báo phản ánh khá đầy đủ và đa dạng các hoạt động, chương trình của Festival Huế. Tuy nhiên, độc giả vẫn thích đọc những bài “đinh”, những bài viết gây ấn tượng với sự đầu tư của các cây bút chuyên sâu và tầm cỡ về sự kiện văn hóa. Vì vậy, phải đầu tư nhiều tài lực và nhân lực cho các tác phẩm báo chí chất lượng cao về lễ hội. 147
  14. Thực tiễn và vai trò của Báo Thừa Thiên Huế đối với công tác truyền thông sự kiện Festival Huế Thứ ba, do dành quá nhiều diện tích cho Festival Huế nên có hiện tượng chạy theo số lượng, dẫn đến tình trạng bội thực cho độc giả. Độc giả thừa thông tin bình thường nhưng thiếu thông tin hay. Bởi lẽ đó, cần tính toán và cân đối hợp lý số lượng, đặc biệt là các tác phẩm báo chí trên cùng một số báo. Thứ tư, mặc dù báo in là sản phẩm truyền thống của báo Thừa Thiên Huế, và những năm gần đây đã có nhiều thay đổi nhằm nâng cao chất lượng các ấn phẩm, nhưng trước sự phát triển nhanh của công nghệ truyền thông, Ban Biên tập cần phát huy vai trò và hiệu quả của báo Thừa Thiên Huế điện tử. Trước nhu cầu về tiếp cận thông tin nhanh (kể cả bạn đọc ở xa Huế) thì việc cho ra đời báo báo Thừa Thiên Huế điện tử1 như vừa qua là một bước tiến hội nhập tất yếu. Đó cũng là điều kiện tiên quyết để tăng sức cạnh tranh cho báo, tiết giảm chi phí sản xuất nội dung nhưng tăng được hiệu quả tuyên truyền, phản biện. Nhờ đặc trưng tương tác cao, đa phương tiện và xuất bản phi định kỳ, báo điện tử Thừa Thiên Huế trong tương lai không xa sẽ đưa làng báo tỉnh nhà hội nhập vào sân chơi báo chí hiện đại; làm cầu nối thân thiện với độc giả xa gần và đặc biệt sẽ phát huy vai trò tốt hơn nữa trong công tác truyền thông Festival Huế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo cáo tổng kết Festival Huế các năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012, 2014, 2016 [2]. Báo Thừa Thiên Huế các năm từ tháng 10/1999 đến tháng 9/2016 [3]. Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2012). Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [4]. Hoàng Phê (2013). Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội. [5]. Trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ và phát triển văn hóa (2009), Báo cáo đánh giá Festival Huế câu chuyện về hội nhập và phát triển văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 1 Tiền thân là trang thông tin điện tử, Thừa Thiên Huế online ra mắt ngày 21/6/2010. Sau một thời gian đi vào hoạt động, tính đến thời điểm cuối tháng 1/ 2016, lượng truy cập là gần 85 triệu lượt, bình quân mỗi ngày có hơn 80 nghìn lượt. Trước đó, vào tháng 8/2013, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ trương cho nâng cấp trang thông tin điện tử thành báo Thừa Thiên Huế điện tử. Ngày 19/6/2014, UBND tỉnh phê duyệt xây dựng báo Thừa Thiên Huế điện tử và đến ngày 14/1/2016, báo được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động với tên miền www.baothuathienhue.vn. Vào ngày 1/2/2016, báo Thừa Thiên đã ra mắt báo Thừa Thiên Huế điện tử và đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu đã nhấn nút vận hành chính thức. 148
  15. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) PRACTICE AND ROLE OF THE THUA THIEN HUE NEWSPAPER FOR THE COMMUNICATION WORK OF HUE FESTIVAL Hoang Le Thuy Nga Department of Journalism and Communications, Hue University College of Sciences Email: hoanglethuynga@gmail.com ABSTRACT Propagandizing and promoting the Hue Festival on the mass media is one of the important and effective works to provide necessary and complete information about this event to both domestic and international audiences . Therefore, the Hue Festival always gets the attention of many local and foreign media agencies. In particular, the Thua Thien Hue newspaper plays a key role in Hue Festival by a series of news and stories during the event. This article indicates a pratical overview of communication about Hue Festival in the Thua Thien Hue Newspaper from the first Hue Festival until the official Hue Festival 2016. By this way, the author evaluates the role of the newspaper to promote the Hue Festival. Keywords: Communication, Hue Festival, local media. 149
nguon tai.lieu . vn