Xem mẫu

  1. Đại học Huế Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Bác Hồ với giáo dục” Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 THỰC TIỄN SÁNG TÁC NGHỆ THUẬT VỀ HÌNH TƯỢNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH GẮN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHỈ THỊ 05-CT/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ Đỗ Xuân Phú * 1. Đặt vấn đề Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (Chỉ thị 05) là nội dung quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế. Trong thời gian qua, Chỉ thị 05 đã gắn với quá trình hành động thực hiện nhiệm vụ chính trị đối với mỗi cán bộ đảng viên, viên chức lao động và sinh viên tại Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế. Đảng ủy Trường Đại học Nghệ thuật đã tổ chức nghiên cứu, học tập và thực hiện Chỉ thị 05 và các chủ đề hàng năm trong đội ngũ cán bộ đảng viên, viên chức, lao động và sinh viên của Trường; xác định tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh đối với cán bộ, giảng viên và đảng viên là những người làm công tác giảng dạy nghệ thuật và sáng tác mỹ thuật. Bên cạnh đó, bằng nhiều hoạt động thiết thực với những ý tưởng sáng tạo nhằm cụ thể hóa Chỉ thị 05, tập thể Đảng bộ Trường Đại học Nghệ thuật phát huy năng lực chuyên môn và phát động nhiều hình thức phong phú về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong mỗi đảng viên sáng tác mỹ thuật với nhiều chất liệu, phong phú, đa dạng. 2. Nội dung 2.1. Hồ Chí Minh với sáng tác nghệ thuật Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật đối với sự nghiệp cách mạng dân tộc đóng vai trò quan trọng trong lịch sử mỹ thuật cách mạng Việt Nam ở thế kỷ XX. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng chức năng giáo dục nghệ thuật, bởi vậy những tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ phải có trách nhiệm trước xã hội, tự nhận thức và đánh giá tác phẩm mỗi khi công bố, phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của nhân dân. * TS, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế. 267
  2. Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” Đối với sáng tác văn hóa, nghệ thuật, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Về sáng tác, thì cần thấu hiểu, liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân. Như thế, mới bày tỏ được tinh thần anh dũng và kiên quyết của quân và dân ta, đồng thời để giúp phát triển và nâng cao cho tinh thần ấy…Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị”1. Bằng kinh nghiệm và thực tiễn hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã dùng tranh vẽ và nghệ thuật tạo hình khác tổ chức, kêu gọi người dân thuộc địa đứng lên chống lại sự áp bức. Những tác phẩm đầu tay của Người như: “Người kéo xe An Nam và tên thực dân”sáng tác năm 1922, tranh đả kích do Nguyễn Ai Quốc vẽ, in trên báo Người cùng khổ (Le Paris số 5) ngày 01-8-1922 [H.1.1], “Tên thực dân đánh người dân thuộc địa” 1924, tranh của Nguyễn Ái Quốc trên báo Le Paria số 26 tháng 6-1924 [H.1.2], “Việt Nam độc lập” 1941, tranh của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên báo Việt Nam độc lập [H.1.3]. Sau này, Hồ Chí Minh quan tâm đến việc dùng tranh, tượng trong tuyên truyền, kêu gọi nhân dân bảo vệ và xây dựng đất nước, nhất là trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Những tác phẩm của Hồ Chí Minh là những gợi mở cho các giới nghệ sĩ tạo hình, trăn trở để sáng tác những tác phẩm trong nghệ thuật tạo hình. Tranh minh họa báo chí hay tranh châm biếm của Hồ Chí Minh là những tác phẩm mang tính chính trị thời đại rõ nét. Người còn khái quát hóa chính xác hiện thực và bản chất cuộc sống qua những hình vẽ phản ánh cuộc đấu tranh cách mạng và sự trưởng thành về mặt tư tưởng của giai cấp vô sản. Trong mỗi tác phẩm Người tin rằng sẽ góp phần vào việc hình thành tính tự giác đấu tranh của tầng lớp người lao động khổ sai. Quan điểm chủ đạo về kế thừa di sản văn hóa nghệ thuật dân tộc Hồ Chí Minh được thể hiện rất sớm. Năm 1924, Hồ Chí Minh đã tham dự triển lãm Mỹ thuật Đức ở Mat-xcơ-va. Họa sĩ Eric Johansson đã tường thuật: “Nguyễn Ái Quốc là người thường hay đến xem triển lãm… Người thông thạo ngôn ngữ của những nước ở châu Âu… Người có cách nói rất sinh động. Người am hiểu những trào lưu nghệ thuật Tây Âu. Người nói một cách tinh tế về những tác phẩm mà Người đã xem và trước hết về những nghệ sĩ đã mạnh dạn phơi trần sự thật xã hội, kêu gọi đấu tranh. Người bàn luận về những vấn đề nghệ thuật của châu Âu, sau khi đã nghiên cứu đầy đủ, chính xác, thận trọng. Người nhấn mạnh rằng mỗi dân tộc phải chăm lo đặc tính dân tộc mình trong nghệ thuật”2. 1 Triển lãm Hội họa 1951 tại chiến khu Chiêm Hoá - Tuyên Quang - Việt Bắc. 2 Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh. 268
  3. Đại học Huế Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 Một trong những giá trị lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật là tiếp thu những cái mới của văn hóa tiến bộ trên thế giới, để xây dựng một nền văn hóa có tính dân tộc, khoa học và đại chúng, muốn đạt được điều đó thì phải biết trân trọng và nâng cao giá trị của di sản văn hóa dân tộc của cha ông. Theo lời kể của Họa sĩ Trần Văn Cẩn, khi đánh giá về nghệ thuật sơn mài và khảm trai, Hồ Chí Minh căn dặn phải nghiên cứu sao cho chất liệu này giữ được bền hơn nữa, Người nói: “Nó là cái vốn nghệ thuật cổ truyền của cha ông ta xưa, phải phát triển nó lên”3. Các hoạ sĩ của chúng ta đã nghiên cứu mỹ thuật, tạo ra những chất cảm mới lạ, tăng tính biểu hiện của tranh sơn mài, hàng loạt tác phẩm đạt giá trị nghệ thuật cao ra đời chứng tỏ tư tưởng phát triển vốn cổ dân tộc được thâm nhập sâu, có hiệu quả trong thực tiễn sáng tạo nghệ thuật. 2.2. Thực tiễn sáng tác nghệ thuật về hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Chỉ thị 05 tại Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế Gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Nghệ thuật đóng vai trò then chốt trong phát động cán bộ đảng viên, giảng viên, sinh viên tham gia vẽ tranh cổ động, tổ chức các triển lãm những tác phẩm sáng tác và học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong sáng tác mỹ thuật. Đây là hoạt động nghệ thuật có ý nghĩa sâu sắc trong việc xây dựng hình tượng của Hồ Chí Minh, được lãnh đạo các cấp, giới mỹ thuật và công chúng đánh giá cao. Các đợt phát động sáng tác và triển lãm mỹ thuật được triển khai liên tục trong 3 năm qua. Ngày 29-11-2017, Triển lãm Mỹ thuật với chủ đề “Bác Hồ của chúng ta” với 31 tác giả, trên 40 tác phẩm được tổ chức tại Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế. Đặc biệt có 01 tác phẩm của tác giả PiSit người Thái Lan với đề tài “Chân dung Bác Hồ” [H.2.2] tham gia vào triển lãm. Nhân dịp kỷ niệm 128 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 – 19-5-2018), Đảng ủy Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế đã tổ chức phòng tranh triển lãm Mỹ thuật sinh viên với chủ đề “Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh” với 28 tác phẩm của 21 tác giả, trong đó có 2 tác phẩm sáng tác về Bác bằng video và nhiều chất liệu như sơn dầu, khắc gỗ và in ấn. Ngày 17-5-2019, Đảng ủy Trường Đại học Nghệ thuật tiếp tục lãnh đạo việc tổ chức sáng tác và triển lãm Mỹ thuật với chủ đề “Dấu ấn một cuộc đời sắc son” với hơn 20 tác phẩm. Các tác phẩm với nhiều góc độ tạo hình khác nhau, cụ thể như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với tác phẩm “Nơi Người yên giấc” của tác giả Nguyễn Vũ Lân [H.4.1], tác phẩm “Nhà Bác Hồ tại làng Dương Nỗ, Huế” ở tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế, “Di tích Nhà Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh” tại 112 (158) Mai Thúc Loan, 3 Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, (2003), Tài liệu học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh 269
  4. Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” thành phố Huế của tác giả Phan Quang Tân [H.4.2] và tác phẩm “Nơi an nghỉ của Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh” của tác giả Đỗ Xuân Phú [H.4.3] tại Di dích địa điểm mai táng bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh ở 149 đường Ngự Bình, phường An Tây, thành phố Huế (phần mộ bà Hoàng Thị Loan nay được an táng tại quê hương). Qua các tác phẩm, các tác giả đã thể hiện được khí chất mạnh mẽ của lãnh tụ, tinh thần nhân văn cao cả, lý tưởng khát vọng độc lập dân tộc và còn là những hình ảnh bình dị đơn thuần nhưng thanh tao trong cuộc đời sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một số tác giả có trải nghiệm thực tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế và đã có những sáng tác về những di tích nơi ghi dấu ấn của Người, còn một số họa sĩ khác sử dụng nguồn tư liệu hợp pháp từ ảnh lịch sử, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Thừa Thiên Huế, sách báo và internet… để sáng tạo và theo cách cảm nhận của một nghệ sĩ. Qua sáng tác và tham gia triển lãm, ý thức vận dụng lý luận vào thực tiễn theo tinh thần của Chỉ thị 05 của các cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế đã được nâng cao, tạo điều kiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị mà Đảng ủy giao phó trong thực hiện học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 3. Kết luận Tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật đối với sự nghiệp cách mạng dân tộc trong lịch sử mỹ thuật cách mạng Việt Nam ở thế kỷ XX đã được khẳng định qua nhiều tư liệu, tài liệu và minh chứng thực tiễn. Vốn lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng chức năng giáo dục nghệ thuật. Vì vậy những tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ, người làm nghệ thuật cần phải luôn có trách nhiệm trước xã hội, cần tự nhận thức và có các đánh giá tác phẩm mỗi khi công bố, phục vụ tốt nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của nhân dân. Chính vì vậy, mỗi một người nghệ sĩ nói chung và cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế nói riêng khi sáng tác về Người cần có trách nhiệm, hết mình với việc sáng tác sao cho thể hiện tối ưu nhất các tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các tác phẩm mỹ thuật để có thể tôn vinh vẻ đẹp giản dị, thanh khiết, tao nhã của Người trên mặt trận văn hóa nghệ thuật Việt Nam. 270
nguon tai.lieu . vn