Xem mẫu

  1. 352 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN TÄI THÀNH PHỐ HÂI PHÒNG GIAI ĐOÄN 2013 - 2017 ThS. Trần Thị Phương Thảo, ThS. Hoàng Xuân Trường Khoa Kế toán tài chính, Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt: Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những mục tiêu quan trọng, xuyên suốt trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung cũng như của thành phố Hải Phòng nói riêng. Trên cơ sở phân tích tình hình phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017, bài báo đã chỉ ra được những thành công nhất định cũng như một số hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giúp khu vực kinh tế tư nhân có những bước tiến mới trong giai đoạn tiếp theo. Từ khóa: Kinh tế tư nhân, Thành phố Hải Phòng, Cơ cấu kinh tế. THE REALITY OF PRIVATE ECONOMIC DEVELOPMENT IN HAI PHONG IN THE PERIOD OF 2013-2017 Abtract: The development of the private economy has become an important driving force of a socialist-oriented market economy, one of the important and cross-cutting goals in the Party and State's guidelines and policies as well as Hai Phong city in particular. Based on the analysis of the situation of private economic development in Hai Phong in the period of 2013-2017, the article pointed out certain successes as well as some remaining limitations, the causes affecting the development of the private sector, thereby proposing some solutions to contribute to the private sector to make new progress in the next stage. Keywords: Private economy, Hai Phong City, Economic structure. 1. ĐẶT VÇN ĐỀ: Khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân cũng như định hướng chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế là một trong những chủ trương lớn của thành phố xuyên suốt từ Nghị quyết 32-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cho đến Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Từ đó giúp kinh tế tư nhân phần nào phát triển, khẳng định được sức ảnh hưởng của mình, tuy nhiên trong thời gian
  2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 353 qua đã bộc lộ một số hạn chế từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan: Việc triển khai Nghị quyết còn lúng túng, cơ chế, chính sách của Thành phố Hải Phòng chưa thực sự mang lại hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, bản thân các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân mới phát triển mạnh mẽ về số lượng, kinh nghiệm quản lý, trình độ lao động.. còn chưa bắt kịp xu thế khiến hoạt động chưa mang lại hiệu quả cao. Bài báo tập trung nghiên cứu về tình hình phát triển kinh tế tư nhân qua một số khía cạnh về sự phát triển về số lượng các doanh nghiệp, số lao động tham gia hoạt động trong doanh nghiệp, một số chỉ tiêu tài chính phải ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân trong cơ cấu các thành phần kinh tế tại Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017 để thấy được những bước tiến mà khu vực kinh tế tư nhân đã thực hiện, đồng thời chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân ảnh hưởng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển kinh tế tư nhân theo định hướng của Đảng và Nhà nước. 2. THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN TÄI THÀNH PHỐ HÂI PHÒNG 2.1. Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Kinh tế tư nhân tại Việt Nam được xác định là khu vực kinh tế nằm ngoài khu vực kinh tế nhà nước (không bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài), bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Hiện nay, kinh tế tư nhân tồn tại dưới các hình thức như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (không có hoặc có vốn nhà nước dưới 50%) và các hộ kinh doanh cá thể. [3] Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế Việt Nam cũng trải qua nhiều bước thăng trầm. Kinh tế tư nhân, vốn đã kém phát triển trước năm 1954 do bị chế độ thực dân và tư sản mại bản chèn ép, lại không được công nhận và dần dần bị thay thế bởi kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể từ sau năm 1954 ở miền Bắc và từ sau 1975 trên phạm vi cả nước. Là đối tượng của các cuộc cải cách ruộng đất, hợp tác hóa trong nông nghiệp nông thôn và cải tạo XHCN trong công thương nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân hầu như đã bị xóa bỏ hoàn toàn và vai trò của khu vực kinh tế này đối với nền kinh tế bị phủ nhận. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Nhờ có chủ trương sáng suốt của Đảng và Nhà nước mà khu vực kinh tế tư nhân nước ta liên tục phát triển, đóng góp phần quan trọng vào những thành tựu kinh tế - xã hội suốt những năm đổi mới. Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ năm 2000 đã tạo ra cuộc bùng nổ lần thứ hai trong phát triển kinh tế tư nhân. Hơn nữa, lần đầu tiên Đảng dành một Nghị quyết định hướng phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Nghị quyết TW 5 khoá IX đánh giá tổng quát vai trò khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam: “Sự nghiệp phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, tăng thêm số lượng công nhân, lao động và doanh nhân Việt Nam, thực hiện các chủ trương xã hội hóa y tế, văn hóa, giáo dục, ...”. Tuy nhiên, Nghị quyết cũng nhận thấy kinh tế tư nhân nước ta “phần lớn có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu, ít đầu tư vào lĩnh vực sản xuất; còn nhiều khó khăn, vướng mắc về vốn, về mặt bằng sản xuất kinh doanh, về môi trường pháp lý và môi trường tâm lý xã hội; nhiều đơn vị kinh tế tư nhân
  3. 354 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP chưa thực hiện tốt những quy định của pháp luật đối với người lao động; không ít đơn vị vi phạm pháp luật, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép,...”. Nghị quyết Đại hội XII nhấn mạnh: “Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng: doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư” và “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế”, đồng thời “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, chú trọng chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và thị trường tiêu thụ sản phẩm”.Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tháng 5/2017 đã thông qua Nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt đặt mục tiêu (Nghị quyết 10) đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp và tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2020 đạt khoảng 50%, năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60 - 65%. [2] 2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân tại Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017 2.2.1. Một số văn bản liên quan đến phát triển kinh tế tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017 Nghị quyết 21/2013/NQ-HĐND-Về nhiệm vụ và giải pháp thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh nền kinh tế Thành phố Hải Phòng, đảm bảo yêu cầu phát triển nhanh, bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Quyết định 2323/2014/QĐ-UBND - Quy định chế độ báo cáo tình hình đầu tư, xây dựng và kinh doanh các dự án bất động sản trên địa bàn Thành phố Hải Phòng. Quyết định 2614/2014/QĐ-UBND-Ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2014-2020. Quyết định 2745/2015/QĐ-UBND- Ban hành Quy định về quản lý công nghệ các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hải Phòng. Quyết định 2281/2015/QĐ-UBND- Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn Thành phố Hải Phòng. Quyết định 1466/2015/QĐ-UBND - Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2614/2014/QĐ- UBND về ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2014 – 2020. Nghị quyết 147/2016/NQ-HĐND- Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, thể thao và du lịch Thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết 13/2017/NQ-HĐND- Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, thủy sản, kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập nông dân Thành phố Hải Phòng. Quyết định 1437/2017/QĐ-UBND- Ban hành Quy định về một số nội dung về quy hoạch xây dựng trên địa bàn Thành phố Hải Phòng.
  4. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 355 Quyết định 10/2017/QĐ-UBND - Ban hành Quy định chi tiết một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn Thành phố Hải Phòng. Quyết định 26/2017/QĐ-UBND- Quy định cho thuê mặt nước biển, giao khu vực biển nhất định để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản tại Thành phố Hải Phòng. Quyết định 37/2017/QĐ-UBND- Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Quyết định 39/2017/QĐ-UBND - Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 1919/2016/QĐ-UBND ngày 09/9/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố. Trên đây là hệ thống văn bản có liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế tại Thành phố Hải Phòng xuyên suốt giai đoạn 2013-2017, có thể thấy các lãnh đạo Thành phố Hải Phòng luôn chú trọng phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế nhằm phát triển kinh tế hướng tới xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại. Hàng năm tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố ở các ngành, lĩnh vực đều có sự biến động nhất định, do vậy Hội đồng Nhân dân Thành phố đều kịp thời ban hành các quy chế, quy định, cơ chế chính sách phù hợp hướng dẫn để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế chung của thành phố. Trong định hướng phát triển kinh tế, ngoài các thành phần kinh tế khác thì thành phố luôn chủ trương tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, nhưng nhìn lại hệ thống văn bản hướng dẫn, quản lý tại thành phố gần như rất ít văn bản hướng đến phát triển thành phần kinh tế tư nhân tại Thành phố mà chủ yếu tập trung cho việc triển khai thực hiện ở bộ phận Nhà nước. Có thể nhìn thấy trong hệ thống văn bản về phát triển kinh tế tư nhân thì lãnh đạo Thành phố đặc biệt hướng tới phát triển một số lĩnh vực như đầu tư xây dựng, bất động sản, nông nghiệp, thủy hải sản. 2.2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017 2.2.2.1 Cơ cấu thành phần kinh tế theo số doanh nghiệp đang hoạt động giai đoạn 2013-2017 (Nguồn: Tính toán từ số liệu trong niên giám Thổng kê Thành phố Hải Phòng (2019), NXB Thống kê)
  5. 356 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Nhìn vào biểu đồ 1 có thể thấy số doanh nghiệp đang hoạt động trong khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng gia tăng cả về tỷ lệ lẫn tỷ trọng, nhất là khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng chủ yếu (tăng liên tục từ 95% đến 96% qua các năm), trong khi khu vực kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm. Cụ thể, tính đến hết năm 2013, số doanh nghiệp hoạt động trong khu vực kinh tế tư nhân là 8060 doanh nghiệp (chiếm tỷ trọng 95.25%), số doanh nghiệp hoạt động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 259 doanh nghiệp (chiếm tỷ trọng 3.06%), còn số doanh nghiệp hoạt động trong khu vực Nhà nước chỉ có 143 doanh nghiệp (chiếm tỷ trọng 1.69%). Cho đến hết năm 2017 thì số doanh nghiệp đang hoạt động đã lên tới 13.533 ở khu vực kinh tế tư nhân (chiếm tỷ trọng 96.06%), số doanh nghiệp hoạt động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 450 doanh nghiệp (chiếm tỷ trọng 3.19%), còn số doanh nghiệp hoạt động trong khu vực Nhà nước chỉ có 105 doanh nghiệp (chiếm tỷ trọng 0.75%). Có thể thấy rõ sự định hướng phát triển xuyên suốt qua các năm về việc phát triển thành phần kinh tế tư nhân của Thành phố Hải Phòng, phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Hải Phòng trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần đưa kinh tế - xã hội thành phố phát triển nhanh, bền vững, tạo sự phát triển đột phá. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân, xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân có tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; nhiều doanh nghiệp tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị cao trong khu vực và toàn cầu. Trong số các doanh nghiệp đang hoạt động thì các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; Vận tải kho bãi; Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng khá cao nhưng trong các văn bản hướng dẫn, quản lý, khuyến khích qua các năm lại hầu như ở các lĩnh vực có số doanh nghiệp hoạt động chiếm tỷ trọng thấp, do vậy phần nào sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực trên. Ngoài ra số doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn các quận quanh trung tâm Thành phố như Quận Hồng Bàng (từ 1188-1899 doanh nghiệp qua các năm), Quận Ngô Quyền (từ 1804-3458 doanh nghiệp qua các năm), Quận Lê Chân (từ 1732-2331 doanh nghiệp qua các năm) chiếm tỷ trọng rất cao và càng giảm cho đến các huyện xa như huyện Cát Hải (87-227 doanh nghiệp qua các năm), Huyện Bạch Long Vĩ (2-3 doanh nghiệp); Có thể thấy tiềm năng khai thác, phát triển còn rất nhiều nhưng dường như các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện, thúc đẩy chưa thực sự hấp dẫn các doanh nghiệp mạnh dạn tham gia hơn nữa. 2.2.2.2 Cơ cấu thành phần kinh tế theo tổng số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động giai đoạn 2013-2017 (Nguồn: Tính toán từ số liệu trong niên giám Thống kê Thành phố Hải Phòng (2019), NXB Thống kê)
  6. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 357 Nhìn vào biểu đồ 2 có thể thấy số lao động đang hoạt động trong khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng gia tăng, nhất là khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng chủ yếu (trên 50% qua các năm), trong khi khu vực kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm. Cụ thể, tính đến hết năm 2013, số lao động hoạt động trong khu vực kinh tế tư nhân là 194.765 lao động (chiếm tỷ trọng 57.54%), số lao động hoạt động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 92889 lao động (chiếm tỷ trọng 27.44%), còn số lao động hoạt động trong khu vực Nhà nước chỉ có 50825 lao động (chiếm tỷ trọng 15.02%). Cho đến hết năm 2017 thì số lao động đang hoạt động đã lên tới 32450 ở khu vực kinh tế tư nhân (chiếm tỷ trọng 54.83%), số lao động hoạt động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 167844 lao động (chiếm tỷ trọng 37.85%), còn số lao động hoạt động trong khu vực Nhà nước chỉ có 32450 lao động (chiếm tỷ trọng 7.32%). Sự phát triển của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đã thu hút phần lớn lao động so với các thành phần kinh tế khác, tuy nhiên nếu so tỷ lệ lao động trên số doanh nghiệp đang hoạt động thì tỷ lệ lao động hoạt động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại cao hơn, có thể thấy các chính sách, chế độ của kinh tế tư nhân chưa hấp dẫn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. (Nguồn: Tính toán từ số liệu trong niên giám Thống kê Thành phố Hải Phòng (2019), NXB Thống kê) Đặc biệt là chế độ đối với các lao động nữ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất hấp dẫn khiến cho tỷ trọng số lao động nữ hoạt động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng và tăng cao hơn so với số lao động hoạt động trong các thành phần kinh tế khác. Cụ thể: Tính đến hết năm 2013, số lao động nữ hoạt động trong khu vực kinh tế tư nhân là 86146 lao động (chiếm tỷ trọng 51.23%), số lao động nữ hoạt động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 68110 lao động (chiếm tỷ trọng 40.51%), còn số lao động hoạt động trong khu vực Nhà nước chỉ có 13893 lao động (chiếm tỷ trọng 8.26%). Cho đến hết năm 2017 thì số lao động nữ đã lên tới 106921 ở khu vực kinh tế tư nhân (chiếm tỷ trọng 46.80%) nhưng lại thấp hơn số lao động nữ hoạt động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 112836 lao động (chiếm tỷ trọng 49.40%) tập trung rất nhiều trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và tại địa bàn Huyện An Dương – nơi có nhiều khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn số lao động nữ hoạt động trong khu vực Nhà nước chỉ có 8687 lao động (chiếm tỷ trọng 3.80%).
  7. 358 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP 2.2.2.3 Một số chỉ tiêu tài chính của các thành phần kinh tế giai đoạn 2013-2017 Nhìn vào đồ thị 1, có thể thấy khu vực kinh tế tư nhân có giá trị cao nhất ở tất cả các chỉ tiêu, cụ thể: Về vốn sản xuất kinh doanh bình quân: Tính đến hết năm 2013, Vốn sản xuất kinh doanh bình quân của khu vực kinh tế tư nhân là 142809 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 47.60%), Vốn sản xuất kinh doanh bình quân của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 63470 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 21.16%), Vốn sản xuất kinh doanh bình quân của khu vực Nhà nước khi đó vẫn khá lớn 93716 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 31.24%). Cho đến hết năm 2017 thì cơ cấu vốn đã có sự thay đổi giữa các thành phần kinh tế, Vốn sản xuất kinh doanh bình quân đã lên tới 290898 tỷ đồng ở khu vực kinh tế tư nhân (chiếm tỷ trọng 54.62%), Vốn sản xuất kinh doanh bình quân của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã lên tới 167681 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 31.48%), còn Vốn sản xuất kinh doanh bình quân của khu vực Nhà nước chỉ có 74030 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 13.9%). Những lĩnh vực bỏ vốn đầu tư có giá trị lớn thuộc về ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ô tô, mô tô...; vận tải, kho bãi. Và địa phương tập trung vốn sản xuất kinh doanh chủ yếu là Quận Hồng Bàng, Quận Ngô Quyền, Huyện Thủy Nguyên, Huyện An Dương. Về doanh thu thuần: Tính đến hết năm 2013, Doanh thu thuần của khu vực kinh tế tư nhân là 153882 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 56.65%), Doanh thu thuần của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 71533 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 26.34%), Doanh thu thuần của khu vực Nhà nước 46188 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 17.01%). Cho đến hết năm 2017 thì Doanh thu thuần đã lên tới 396357 tỷ đồng ở khu vực kinh tế tư nhân (chiếm tỷ trọng 60.46%), Doanh thu thuần của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã lên tới 212686 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 32.44%), còn Doanh thu thuần của khu vực Nhà nước chỉ có
  8. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 359 46561 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 7.10%). Tương ứng với giá trị mà các ngành, địa phương trên đạt được. Về Lợi nhuận trước thuế: Có thể thấy tình hình lợi nhuận trước thuế của các thành phần kinh tế tại Hải Phòng qua các năm có sự biến động khác với tình hình doanh thu, các doanh nghiệp Nhà nước dường như không kiểm soát tốt chi phí dẫn đến thất thoát khá nhiều và lợi nhuận trước thuế qua các năm đều âm. Còn cơ cấu lợi nhuận trước thuế của hai thành phần kinh tế còn lại thì đổi chiều so với cơ cấu doanh thu. Từ đó có thể thấy thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài kiểm soát chi phí rất tốt, hoạt động có hiệu quả hơn. Cụ thể: Tính đến hết năm 2013, Lợi nhuận trước thuế của khu vực kinh tế tư nhân chỉ có 26 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 0.58%), tronn khi lợi nhuận trước thuế của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 2711.8 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 60.24%), Lợi nhuận trước thuế của khu vực Nhà nước khi đó hoạt động vẫn có hiệu quả đạt 1763.6 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 39.18%). Cho đến hết năm 2017 thì Lợi nhuận trước thuế đã lên tới 3446.5 tỷ đồng ở khu vực kinh tế tư nhân (chiếm tỷ trọng 36.29%) chứng tỏ kinh tế tư nhân đã có những bước tiến trong công cuộc kiểm soát chi phí của mình, nhưng lợi nhuận trước thuế của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày một kéo dài khoảng cách hơn nữa đã lên tới 8162.5 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 85.94%), còn khu vực Nhà nước càng tỏ ra yếu thế hơn khiến Lợi nhuận trước thuế giảm sút trầm trọng - 2111.4 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng -22.23%). Về tổng thu nhập của người lao động: Tính đến hết năm 2013, Tổng thu nhập của người lao động của khu vực kinh tế tư nhân là 9529.5 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 48.35%), Tổng thu nhập của người lao động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 5957.5 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 30.23%), Tổng thu nhập của người lao động của khu vực Nhà nước 4222.2 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 21.42%). Cho đến hết năm 2017 thì Tổng thu nhập của người lao động đã lên tới 17385.6 tỷ đồng ở khu vực kinh tế tư nhân (chiếm tỷ trọng 47.77%), Tổng thu nhập của người lao động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã lên tới 15086.5 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 41.45%), còn Tổng thu nhập của người lao động khu vực Nhà nước chỉ có 3921.4 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 10.78%). Điều này phù hợp với số lượng lao động tham gia hoạt động trong từng khu vực kinh tế. Tuy nhiên, khi xem xét thêm chỉ tiêu thu nhập bình quân một tháng của người lao động thì lại cho kết quả đáng ngạc nhiên. Thu nhập bình quân hàng năm tăng đều đặn qua các năm nhưng thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động thuộc khu vực doanh nghiệp Nhà nước lại cao nhất (năm 2017: 9798 nghìn đồng/người), tiếp đến là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (năm 2017: 8068 nghìn đồng/người), cuối cùng là khu vực kinh tế tư nhân (năm 2017: 5992.1 nghìn đồng/người). Điều này cho thấy sự kém hấp dẫn của kinh tế tư nhân, chính sách đãi ngộ người lao động còn thấp. Tỷ suất sinh lợi của vốn sản xuất kinh doanh: Nhìn vào đồ thị 2 cho thấy trong năm 2013 các thành phần kinh tế hoạt động đều có tỷ suất lợi dương, sang đến năm 2014 đến 2017 thì khu vực doanh nghiệp Nhà nước hoạt động ngày một kém hiệu quả , tỷ suất sinh lợi qua các năm hầu như đều âm, đỉnh điểm năm 2015 tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh giảm mạnh đạt giá trị -5.23%.
  9. 360 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP (Nguồn: Tính toán từ số liệu trong niên giám Thống kê Thành phố Hải Phòng (2019), NXB Thống kê) Có thể thấy doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả nhất, tuy năm 2015 có giảm sút (1.18%) nhưng vẫn giữ khoảng cách trên đối với hai thành phần còn lại, sau đó tăng đều đặn đến năm 2017 đạt giá trị 4.87%. Khu vực kinh tế tư nhân tỷ suất lợi nhuận trên trên vốn kinh doanh các năm không có biến động nhiều nhưng chỉ ổn định ở mức thấp từ 0.02% đến 1.18%. Nguyên nhân khiến tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của kinh tế tư nhân thấp một phần do hoạt động đầu tư tài sản chưa thực sự hiệu quả, vốn đầu tư có giá trị lớn nhưng do quản lý yếu kém, chưa quản lý chặt chẽ tất cả các yếu tố đầu vào dẫn đến thất thoát, lãng phí, từ đó kéo theo chi phí tăng cao, mặc dù doanh thu thuần đạt được khá cao nhưng lợi nhuận hàng năm lại thấp. - Hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh: (Nguồn: Tính toán từ số liệu trong niên giám Thống kê Thành phố Hải Phòng (2019), NXB Thống kê) Nhìn vào đồ thị 3 ta thấy hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh các năm của các thành phần kinh tế đều có xu hướng gia tăng, tuy nhiên khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt giá trị khá thấp (từ 49.29% đến 62.89%), các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh cao hơn (từ 112.7% đến 126.84%), còn kinh tế tư nhân tuy các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời đều thấp do ảnh hưởng của chi phí nhưng chỉ tiêu
  10. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 361 này thì lại đạt giá trị cao nhất ( từ 107.75% đến 136.25%), để đạt được sự tăng trưởng đều đặn qua các năm thì ta có thể thấy do sự biến động của doanh thu thuần và vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm đều gia tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng của vốn sản xuất kinh doanh (năm 2017 tốc độ tăng của doanh thu thuần so với năm 2016 là 20.35%, trong khi tốc độ tăng của vốn sản xuất kinh doanh bình quân so với năm 2016 là 18.7%), điều này có thể khẳng định kinh tế tư nhân khai thác tốt yếu tố đầu ra, có nguồn cung ứng đầu ra rất tốt. 2.2.3. Hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân Thành phố Hải Phòng Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần phải tập trung khắc phục: Một là, Hệ thống văn bản hướng dẫn, quản lý tại thành phố còn ít hướng đến thành phần kinh tế ngoài Nhà nước mà đa phần là của nhóm kinh tế Nhà nước; một số ít văn bản ban hành cho khu vực kinh tế tư nhân thì lại chỉ tập theo định hướng phát triển các ngành nghề như du lịch, thủy hải sản, nông nghiệp nông thôn – những ngành nghề có ít sự tham gia về cả số lượng doanh nghiệp, số lao động... trong khi một số ngành nghề tập trung nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động lại chưa được quan tâm nhiều dẫn đến thiếu sự định hướng, hỗ trợ của thành phố nên ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả hoạt động chung của kinh tế tư nhân Hai là, các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu ở một số Quận quanh khu vực trung tâm thành phố và một số Huyện tập trung các khu công nghiệp, chưa khai thác hết các tiềm năng sẵn có ở các Quận, Huyện khác, nhất là các huyện xa xôi, thành phố chưa có sự dẫn dắt cụ thể, chính sách thu hút khuyến khích tham gia đầu tư đối với các doanh nghiệp Ba là, Số lao động tham gia trong khu vực kinh tế tư nhân có tỷ trọng lớn nhất trong các thành phần kinh tế nhưng chủ yếu là lao động nam, ngoài ra thu nhập bình quân hàng tháng cho người lao động lại thấp nhất. Điều này cho thấy các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân tuy phát triển nhanh nhưng chưa thực sự hấp dẫn đối với các lao động về các chế độ,chính sách của mình. Bốn là, năng lực quản lý của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân còn hạn chế, các lao động tham gia hầu như không được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, máy móc thiết bị chưa được cập nhật bắt kịp xu thế phát triển... dẫn đến chi phí bị đẩy lên cao, doanh thu mặc dù tăng cao nhưng do sự ảnh hưởng của chi phí dẫn đến lợi nhuận thu về không được bao nhiêu. Điều này các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân phải học tập nhiều các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2.2.4. Một số đề xuất góp phần phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hải Phòng Trong khuôn khổ bài viết này, nhóm tác giả xin mạnh dạn đề xuất một vài giải pháp góp phần giúp khu vực kinh tế tư nhân phát triển ngày một nhanh, bền vững để hoàn thành tốt mục tiêu mà Chính Phủ đã đề ra, cũng như khắc phục những tồn tại, cụ thể: Một là, Cần phải có hành lang pháp lý, cơ chế vững chắc, kiến nghị tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung thể chế, quy định, chính sách đầy đủ, chi tiết hơn nữa, định hướng cụ thể cho khu vực kinh tế tư nhân tham gia hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực có
  11. 362 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP sự đóng góp nhiều của khu vực kinh tế tư nhân cho thành phố như các lĩnh vực ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; Vận tải kho bãi; Công nghiệp chế biến, chế tạo. Hai là, Tăng cường hợp tác, xúc tiến thương mại, chuyển giao công nghệ... giữa các thành phần kinh tế. Cần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, điều mà các doanh nghiệp cần đó là sự hỗ trợ về vốn, về khoa học công nghệ, về mặt bằng sản xuất kinh doanh,về cách thức quản lý, đào tạo tay nghề cho người lao động... chứ không phải can thiệp, giám sát không đúng mức. Điều này không chỉ giúp khu vực kinh tế tư nhân mà còn giúp các thành phần kinh tế cùng phát triển góp phần tăng trưởng của nền kinh tế. Ba là, Phát triển kinh tế tư nhân một cách đồng bộ tại tất các Quận, Huyện. Cần có chương trình phát triển phù hợp với đặc thù từng vùng, miền, địa phương, có sự vận động, chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp nhằm khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tham gia một cách đồng bộ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của từng địa phương nói riêng và của thành phố Hải Phòng nói chung. Bốn là, Các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực kinh tế tư nhân cần nhìn nhận lại và nỗ lực đổi mới, hoàn thiện mình cho phù hợp với sự phát triển. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, thường xuyên trau dồi, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao trình độ, năng lực quản lý, xây dựng chiến lược cụ thể, tránh thất thoát, lãng phí các nguồn lực gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Năm là, Cần xem xét lại chế độ đãi ngộ lao động trong khu vực kinh tế tư nhân, thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn cho người lao động, nâng cao ý thức, đạo đức nghề nghiệp giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, tránh thất thoát, lãng phí. Đồng thời, có chế độ đãi ngộ, thu nhập tốt, môi trường làm việc thoải mái nhằm tạo niềm tin cho người lao động, tăng cường gắn kết giữa người lao động đối với doanh nghiệp. 3. KẾT LUẬN Nhờ có chủ trương đúng đắn của Trung ương nói chung và Thành phố Hải Phòng nói riêng mà kinh tế tư nhân Hải Phòng đã từng bước khẳng định được tầm quan trọng của mình trong sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Theo xu hướng chung của nền kinh tế thị trường, kinh tế tư nhân ở Thành phố Hải Phòng sẽ tiếp tục phát triển về số lượng, đổi mới, nâng cao năng lực của mình. Trong bối cảnh hiện nay, để khu vực kinh tế tư nhân Thành phố Hải Phòng phát huy hết thế mạnh và thực hiện được mục tiêu mà Bộ Chính trị đặt ra về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thì rất cần thêm nữa sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền, có sự hỗ trợ cụ thể, môi trường kinh doanh hấp dẫn, lành mạnh. TÀI LIỆU THAM KHÂO 1. Cục thống kê thành phố Hải Phòng (2019), Niên giám Thống kê TP. Hải Phòng 2018, NXB Thống kê 2. TS. Vũ Đình Ánh (2019), Khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường Việt Nam - Nguồn: TCNH chuyên đề đặc biệt 2019, ngày 26/09/2019, từ http://tapchinganhang.com.vn/khu-vuc-kinh-te- tu-nhan-trong-nen-kinh-te-thi-truong-viet-nam.html 3. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2018), Chuyên đề Số 18: Phát triển kinh tế tư nhân và cơ cấu lại nền kinh tế trong điều kiện CMCN 4.0, Hà Nội
nguon tai.lieu . vn