Xem mẫu

Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ Nguyễn Ngọc Vọng MỞ ĐẦU Nghề nuôi cá có từ thời văn minh cổ. Theo sử sách, nghề nuôi cá bắt đầu ở Trung Quốc từ 3500 năm trước công nguyên. Trước công nguyên 2000 năm, cư dân vùng Sumer (nam Babylon- thuộc Iraq ngày nay) đã biết nuôi cá thịt trong ao. Năm 1800 trước công nguyên, vua Ai cập là Maeris đã nuôi được 20 loài cá trong ao để giải trí. Ở Trung Quốc, khoảng 1000 năm trước công nguyên, đời nhà Ân đã biết nuôi cá. Năm 1963, với sự giúp đỡ của chuyên gia Trung Quốc, nước ta đã sử dụng HCG cho cá mè Hoa đẻ thành công. Từ sau 1965, trạm nghiên cứu cá nước ngọt Đình Bảng (nay là Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II). Từ năm 1968- 1972, ở miền Bắc đã dùng não thùy cho cá trôi, cá trê đẻ thành công và từ đó đến nay thì nghề Nuôi Trồng Thủy Sản (NTTS) cũng không ngừng phát triển, mà đặc biệt là trong những năm gần đây thì nghề nuôi cá nước ngọt, nước lợ ở Việt Nam phát triển khá mạnh chủ yếu tập trung tại đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long và cũng đang phát triển sang các khu vực khác như: vùng Đông Nam Bộ, các khu vực ven biển,… Do, nước ta có điều kiện khí hậu thuận lợi, nhiệt độ và các thành phần của nước tương đối ổn định, hệ thống sông ngòi chằng chịt là điều kiện tốt cho việc khai thác, cũng như nuôi trồng các loài thủy sản nước ngọt nước, lợ. Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu con giống phục vụ cho nghề nuôi cá nước ngọt theo phương châm đa dạng hóa đối tượng, nhiều loài cá có giá trị kinh tế đã được nghiên cứu và cho sinh sản thành công như: cá tra, cá basa, cá bông lao,...đã cung cấp đủ về số lượng, giống loài cho người nuôi, hạ giá thành sản phẩm. Những thành tựu nghiên cứu và thành công của công nghệ sản xuất cá giống cá nước ngọt đã và đang là cơ sở quan trọng thúc đẩy sự phát triển không ngừng của nghề nuôi cá nước ngọt theo hướng công nghiệp ở Việt Nam. Trong NTTS còn nhiều vấn đề nang giải như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, thị trường tiêu thụ, giá cả,... bên cạnh đó thì đa số người nuôi, chỉ nuôi một cách tự phát, nuôi theo kinh nghiệm, nuôi một cách rầm rộ theo phong trào, không theo qui hoạch một vùng nuôi cụ thể, sử dụng thuốc và hóa chất một cách bừa bãi trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm, cũng như trong quá trình chế biến gây ảnh hưởng đến chất lượng tôm cá nuôi, sức khỏe con người và môi trường tự nhiên. 1 Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ Nguyễn Ngọc Vọng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã chỉ đạo qui hoạch phát triển sản xuất, tiêu thụ cá tra và tôm càng xanh đến năm 2020 với mục tiêu: đối với cá tra: về diện tích nuôi đạt 13000ha, sản lượng đạt 1850000tấn, kim ngạch suất khẩu đạt 2,1- 2,3tỷ USD, giải quyết lao động cho khoảng 250000; tôm càng xanh: về diện tích nuôi đạt 1800ha, sản lượng đạt 2880tấn, giá trị sản lượng đạt 354213triệu đồng vào năm 2020. Mặt khác, trong tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều nhà máy chế biến thủy sản được thành lập cả về qui mô và sản lượng, tạo ra khối lượng lớn sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Do đó, nhu cầu cá tra, tôm càng xanh nguyên liệu cung cấp cho các nhà chế biến thuỷ sản là rất lớn. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy đông lạnh chế biến xuất khẩu, thì con giống cung cấp cho nuôi thương phẩm cũng là một yêu cầu bức thiết. Chính từ nhu cầu thực tế, nhà trường đã thấy được tầm quan trọng của môn học thực tập giáo trình cơ sở chuyên môn nước ngọt, lợ là môn học không thể thiếu trong quá trình đào tạo cán bộ kỹ thuật của ngành nuôi trồng thủy sản. Thông qua quá trình thực tập chuyên môn nước ngọt, lợ nhằm mục đích giúp cho sinh viên có điều kiện cũng cố lý thuyết, hiểu sâu và nhớ day hơn về kiến thức chuyên môn; rèn luyện, năng cao tay nghề, nắm được tình hình thực tế sản xuất giống thông qua việc tiếp xúc trực tiếp thực tế sản xuất và tham quan một số mô hình sản xuất giống trong tỉnh. Qua quá trình thực tập đã giúp cho em hiểu biết sâu hơn về kỹ thuật sản xuất giống cá tra và tôm càng xanh. Biết được cách chăm sóc, quản lí, phòng và trị một số bệnh thường gặp trên các đối tượng nuôi. 2 Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ Nguyễn Ngọc Vọng LỜI CẢM TẠ Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp đã tạo điều kiện cho em có được chuyến đi thực tập chuyên môn giáo trình nước ngọt, lợ đầy ý nghĩa và bổ ích. Em xin chân thành cám ơn quí thầy cô Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản, cùng quí thầy cô bộ môn đã tạo diều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Xin chân thành cám ơn cơ sở sản xuất giống Tôm Càng Xanh Tám Thạnh, Trang trại sản xuất cá giống Mừng Liên đã giúp đỡ và nhiệt tình chỉ dạy trong suốt thời gian thực tập. Cuối cùng em xin thành thật biết ơn quý thầy cô Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản, cùng toàn thể các bạn lớp Nuôi Trồng Thủy Sản K6 đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực tập và viết báo cáo. Trong quá trình viết báo cáo không tránh khỏi những sai xót, do trình độ chuyên môn còn hạn chế. Rất mong nhận dược sự hướng dẫn và dạy bảo của quí thầy cô, sự đóng góp ý kiến của các bạn để bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cám ơn ! 3 Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ Nguyễn Ngọc Vọng PHẦN I- LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU I. Đặc điểm sinh học của cá tra (Pangasius hypophthalmus) 1. Phân loại Cá tra thuộc: Ngành: Chordate Lớp: Pisce Họ: Pangasiidae Hình 1. Cá Tra Giống: Pangasius Loài: Pangasius hypophthalmus . 2.Phân bố Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mê kông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái lan. Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở lưu vực sông Mekong và Chao Phraya. Ở nước ta những năm trước đây khi chưa chưa cho sinh sản cá tra nhân tạo, cá bột và cá giống cá tra được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên trên địa phận Việt Nam, do cá có tập tính di cư ngược dòng sông Mê kông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên. Khảo sát chu kỳ di cư của cá tra ở địa phận Campuchia cho thấy, cá ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Là một loài cá nuôi truyền thống trong ao của nông dân các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Có khả năng sống ở ao tù nước đọng, nhiều chất hữu cơ, oxy hòa tan thấp và có thể nuôi với mật độ rất cao. 3. Hình thái, sinh lí Cá tra là cá da trơn (không vẩy), thân dài và thon, dẹp bên, lưng có màu xám xanh hay xám đen, bụng có màu trắng bạc, khoang bụng rộng và to, vây 4 Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ Nguyễn Ngọc Vọng lưng cao, vây ngực có ngạnh, miệng rộng và có 2 đôi râu, vây đuôi to. Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước lợ (nồng độ muối 7-100/00 ), có thể chịu đựng được nước phèn với pH >5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 150C, nhưng chịu nóng tới 390C. Cá tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các lòai cá khác. Cá có cơ quan hô hấp phụ, còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da, nên chịu đựng được môi trường nước có hàm lượng oxy hòa tan 0,13 mg/l. Tiêu hao oxy và ngưỡng oxy của cá tra thấp hơn 3 lần so với cá mè trắng. 4. Đặc điểm dinh dưỡng Cá tra khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ương không được cho ăn đầy đủ, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vớt cá bột. Ngòai ra khi khảo sát cá bột vớt trên sông, còn thấy trong dạ dày của chúng có rất nhiều phần cơ thể và mắt cá con các lòai cá khác. Dạ dày của cá phình to hình chữ U và co giãn được, ruột cá tra ngắn, không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục. Dạ dày to và ruột ngắn là đặc điểm của cá thiên về ăn thịt. Ngay khi vừa hết noãn hoàng cá thể hiện rõ tính ăn thịt và ăn lẫn nhau, do đó để tránh hao hụt do ăn nhau trong bể ấp, cần nhanh chóng chuyển cá ra ao ương. Trong quá trình ương nuôi thành cá giống trong ao, chúng ăn các loại động vật phù du có kích thước nhỏ vừa cỡ miệng và các loại thức ăn nhân tạo. Khi cá lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ chuyển đổi loại thức ăn. Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các lọai thức ăn bắt buộc khác như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật. Trong ao nuôi cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như: cám, tấm, cá tạp, rau muống,... Khi phân tích thức ăn trong ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên, cho thấy thành phần thức ăn khá đa dạng, cho thấy cá tra ăn tạp thiên về động vật. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn