Xem mẫu

  1. LỜI MỞ ĐẦU Nhu cầu của con người đang ngày càng gia tăng và theo nhận định từ Chương trình Môi trường của Liên Hợp quốc (UNEP, 2015) đang vượt quá sức cung của thị trường. Trong vòng 9 tháng, thế giới tiêu thụ nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên hơn trái đất có thể sản xuất trong 01 năm và tỷ lệ này sẽ còn tăng trong tương lai (FiBL & IFOAM, 2016). Có thể thấy con người đang phải đối mặt với một mâu thuẫn lớn: nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Điều này gây ra rất nhiều bất ổn như: khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn; chất lượng môi trường đi xuống đồng nghĩa với chất lượng sống suy giảm; diễn biến của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp gây ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân,… Trong bối cảnh đó, phương án tối ưu nhất để giải quyết những bất ổn này là tiêu dùng bền vững (Balderjahn và cộng sự, 2013). Tiêu dùng bền vững được hiểu là việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống trong khi giảm thiểu tối đa việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu độc hại; đồng thời hạn chế phát thải các chất ô nhiễm trong suốt vòng đời của sản phẩm với mục tiêu không gây nguy hại cho các thế hệ tương lai (European Communities, 2012). Như vậy, tiêu dùng bền vững không chỉ là hoạt động “mua” mà còn là phong cách sống của người tiêu dùng và người tiêu dùng là một định nghĩa rộng bao gồm cả chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng (tức cá nhân và hộ gia đình). Yếu tố tiên quyết để đạt được tiêu dùng bền vững thuộc về chính người tiêu dùng, đó là hành vi cũng như phong cách sống của họ (Hoque, 2014). Một hành vi đơn lẻ của một người tiêu dùng có thể nhỏ bé, nhưng hàng triệu hành vi nhỏ của tất cả người dân trên thế giới lại có ảnh hưởng vô cùng lớn tới môi trường (European Communities, 2012). Từ việc chọn mua thực phẩm, sử dụng điều hòa, sử dụng điện, nước cho đến lựa chọn phương tiện giao thông,… tất cả đều tác động đến môi trường sống của 3
  2. người tiêu dùng. Hiểu được điều đó sẽ cho ta thấy, việc điều chỉnh hành vi người tiêu dùng sẽ là yếu tố cốt lõi của tiêu dùng bền vững. Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người. Tiêu dùng thực phẩm là phương thức kết nối khâu sản xuất và tiêu dùng. Lượng tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam ước tính chiếm khoảng 15% GDP cả nước và trong 9 tháng đầu năm 2017 đã tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2016 (Cục Xúc tiến thương mại, 2017). Tuy nhiên, tình trạng thực phẩm bẩn tại Việt Nam đang diễn ra nghiêm trọng như thịt có chất tạo nạc, thủy sản có kháng sinh vượt ngưỡng, cá được ủ ướp phân urê, rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng và môi trường sinh thái. Vì vậy, nhiều năm trở lại đây, người tiêu dùng ngày càng khắt khe trong việc lựa chọn thực phẩm để đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn sức khỏe cho gia đình, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Thực phẩm hữu cơ (TPHC) là một trong những tuyến sản phẩm mới và rất đặc sắc theo hướng phát triển kinh tế nông nghiệp xanh và tiêu dùng xanh ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Phát triển sản xuất kinh doanh TPHC đã trở thành một trọng tâm chính sách phát triển nông nghiệp và trở thành một ưu tiên chính sách phát triển tiêu dùng bền vững của đa phần các địa phương cũng như ở tầm mức quốc gia; định hướng phát triển sản phẩm của ngày càng nhiều các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Tuy nhiên, sau thời gian đầu có tăng trưởng thị trường nhanh, thị phần TPHC trong thời gian qua có dấu hiệu chững lại. Các cơ sở sản xuất NNHC và kinh doanh TPHC đã đưa ra nhiều giải pháp chiến lược, trong đó phần lớn có định hướng công nghệ, tổ chức nuôi trồng, sản xuất chế biến, phát triển chuỗi cung ứng, coi trọng quảng cáo và bán hàng. Mặc dù vậy bức tranh thị trường và thương mại TMHC vẫn chậm được cải thiện, ngoài phân khúc người tiêu dùng chấp nhận sớm TPHC, một bộ phân lớn khách hàng vẫn chưa được kích hoạt, thay đổi và hướng tới hành vi chọn mua và tiêu dùng TPHC trong so sánh với các loại thực phẩm thông thường 4
  3. và hoặc thực phẩm an toàn cùng loại. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do các giải pháp và sản phẩm TPHC hiện có chưa thật sự dựa trên, phù hợp và kích đẩy được hành vi mua tích cực của người tiêu dùng Việt Nam. Cuốn sách tham khảo “Nghiên cứu hành vi mua thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam” đặt ra nhiệm vụ hệ thống hóa một số luận cứ khoa học bao gồm các lý thuyết và mô hình hành vi mua của người tiêu dùng, những đặc điểm và nội dung của kinh tế xanh, tiêu dùng xanh; tổng quan các lý thuyết và mô hình nghiên cứu hành vi mua TPHC trên thế giới và ở Việt Nam. Thông qua nghiên cứu trích dẫn để xây dựng mô hình hành vi mua TPHC cho người tiêu dùng Việt Nam. Bằng bộ dữ liệu thu thập được qua điều tra xã hội học với hơn 1000 người tiêu dùng tại hai thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích định lượng và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về thái độ và hành vi mua TPHC của người tiêu dùng ở hai thành phố lớn nhất Việt Nam; rút ra các phát hiện, kết luận so sánh với các nghiên cứu trước đây và đưa ra các hàm ý trong các góc độ khác nhau (từ phía người tiêu dùng, các cơ sở sản xuất kinh doanh TPHC, các cơ quan quản lý nhà nước). Cuốn sách được kết cấu thành 6 chương: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu về tiêu dùng bền vững và hành vi tiêu dùng thực phẩm hữu cơ. Chương 2. Kinh tế xanh và phát triển tiêu dùng xanh. Chương 3. Cơ sở lý luận về hành vi mua thực phẩm hữu cơ. Chương 4. Phương pháp nghiên cứu. Chương 5. Kết quả nghiên cứu về hành vi mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng Việt Nam. Chương 6. Kiến nghị, giải pháp phát triển tiêu dùng bền vững. 5
  4. Cuốn sách được biên soạn dưới sự chủ biên của PGS. TS. Nguyễn Hoàng Việt và GS. TS. Nguyễn Bách Khoa với sự tham gia biên soạn của các thành viên như sau: TS. Nguyễn Thế Ninh, Ths. Nguyễn Quyết: biên soạn chương 1. TS. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt, Ths. Đặng Phương Linh: Biên soạn chương 2. GS. TS. Nguyễn Bách Khoa: biên soạn chương 3. TS. Nguyễn Thế Ninh, Ths. Vũ Tuấn Dương: Biên soạn chương 4. PGS. TS. Nguyễn Hoàng Việt, Ths. Đinh Thị Việt Hà: Biên soạn chương 5. PGS. TS. Nguyễn Hoàng Việt: Biên soạn chương 6. Mặc dù nhóm biên soạn đã có nhiều cố gắng để đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể, tuy nhiên, do là một chủ đề rộng, có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau, nên cuốn sách này không khỏi có những thiếu sót. Rất mong nhận được các góp ý của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý thực tiễn. Thay mặt nhóm biên soạn PGS. TS. Nguyễn Hoàng Việt 6
  5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 DANH MỤC BẢNG 11 DANH MỤC HÌNH 12 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 13 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM HỮU CƠ 15 1.1. Các nghiên cứu về tiêu dùng bền vững 15 1.2. Nghiên cứu về thực phẩm hữu cơ và tiêu dùng thực phẩm hữu cơ 19 1.3. Nghiên cứu về hành vi mua của khách hàng 22 1.4. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thực phẩm hữu cơ 25 1.5. Nghiên cứu về hành vi tiêu dùng thực phẩm hữu cơ 29 1.6. Nghiên cứu kiểm chứng về tiêu dùng một số thực phẩm hữu cơ phổ biến như rau quả hữu cơ và thịt hữu cơ 34 1.7. Nghiên cứu đặc điểm nhân khẩu của người tiêu dùng thực phẩm hữu cơ 36 Chương 2. KINH TẾ XANH VÀ PHÁT TRIỂN TIÊU DÙNG XANH 41 2.1. Kinh tế xanh và các bên liên quan trong phát triển kinh tế xanh 41 2.1.1. Kinh tế xanh 41 2.1.2. Các bên liên quan trong phát triển kinh tế xanh 43 2.1.3. Tiêu dùng và vai trò của tiêu dùng đối với phát triển kinh tế xanh 45 2.2. Tiêu dùng xanh và vai trò cho phát triển kinh tế xanh 47 2.2.1. Khái niệm tiêu dùng xanh 47 2.2.2. Vai trò của tiêu dùng xanh đối với phát triển kinh tế xanh 50 7
  6. 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi tiêu dùng xanh 51 2.3.1. Nhóm yếu tố khách quan 51 2.3.2. Nhóm yếu tố chủ quan 53 2.4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về tiêu dùng xanh trong phát triển kinh tế xanh và bài học cho Việt Nam 55 2.4.1. Tiêu dùng xanh ở EU 55 2.4.2. Tiêu dùng xanh ở Nhật Bản 56 2.4.3. Tiêu dùng xanh ở Trung Quốc 57 2.4.4. Tiêu dùng xanh ở Thái Lan 59 Chương 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ 61 3.1. Một số khái niệm 61 3.1.1. Tiêu dùng bền vững 61 3.1.2. Nông nghiệp hữu cơ và tiêu chuẩn hữu cơ 64 3.1.3. Thực phẩm hữu cơ 69 3.1.4. Tiêu dùng và hành vi tiêu dùng 71 3.1.5. Hành vi của khách hàng 72 3.2. Các mô hình lý thuyết về hành vi mua thực phẩm hữu cơ 73 3.2.1. Mô hình quy trình ra quyết định của khách hàng (CDP) 73 3.2.2. Ứng dụng mô hình CDP trong nghiên cứu hành vi mua thực phẩm 77 3.2.3. Ứng dụng mô hình CDP nghiên cứu hành vi mua thực phẩm hữu cơ 80 3.2.4. Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) trong nghiên cứu thái độ và quyết định mua thực phẩm hữu cơ 82 3.3. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 84 3.3.1. Mô hình nghiên cứu 84 3.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu 86 8
  7. CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 97 4.1. Phương pháp và quy trình nghiên cứu 97 4.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu 97 4.1.2. Quy trình nghiên cứu 98 4.2. Nghiên cứu sơ bộ và thang đo 99 4.2.1. Nghiên cứu sơ bộ 99 4.2.2. Thang đo 100 4.3. Nghiên cứu chính thức 105 4.3.1. Chọn mẫu 105 4.3.2. Mô tả mẫu nghiên cứu 106 Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM 109 5.1. Bối cảnh nghiên cứu 105 5.1.1. Ngành thực phẩm Việt Nam 105 5.1.2. Thị trường thịt và rau quả 111 5.1.3. Nông nghiệp hữu cơ và thực phẩm hữu cơ Việt Nam 113 5.1.4. Người tiêu dùng thực phẩm hữu cơ Việt Nam 119 5.2. Thống kê, mô tả và kiểm định thang đo 121 5.2.1. Thống kê mô tả các biến 121 5.2.2. Kết quả kiểm định thang đo 126 5.2.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 128 5.3. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 131 5.4. Sự khác biệt về đặc điểm nhân khẩu học 134 Chương 6. KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIÊU DÙNG BỀN VỮNG 139 6.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu 139 9
  8. 6.2. Một số kiến nghị 141 6.2.1. Đối với doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm hữu cơ 141 6.2.2. Đối với các doanh nghiệp nuôi trồng hữu cơ 143 6.2.3. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO 149 10
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Thang đo sự quan tâm tới môi trường (MT) ......................... 101 Bảng 4.2: Thang đo sự quan tâm về an toàn thực phẩm (AT) .............. 101 Bảng 4.3: Thang đo ý thức về sức khoẻ (SK) ....................................... 102 Bảng 4.4: Thang đo kiến thức về TPHC (KT) ...................................... 102 Bảng 4.5: Thang đo thực hành marketing xanh (NT) ........................... 103 Bảng 4.6: Thang đo rào cản giá TPHC (GIA) ....................................... 103 Bảng 4.7: Thang đo rào cản nghi ngờ về nhãn TPHC (NHC) .............. 104 Bảng 4.8: Thang đo thái độ đối với mua TPHC (TĐ) ........................... 104 Bảng 4.9: Thang đo hành vi mua TPHC (HVM) .................................. 105 Bảng 4.10: Thông tin về mẫu nghiên cứu ............................................. 106 Bảng 5.1: Tăng trưởng một số mặt hàng thực phẩm ............................. 110 Bảng 5.2: Chỉ số tiêu dùng thực phẩm tại Việt Nam............................. 111 Bảng 5.3: Phân bổ diện tích hữu cơ trên thế giới năm 2017 ................. 115 Bảng 5.4: Kết quả thống kê, mô tả ........................................................ 121 Bảng 5.5: Kết quả Cronbach’s Alpha của các thang đo, biến ............... 127 Bảng 5.6: Kiểm định KMO và Bartlett ................................................. 129 Bảng 5.7: Ma trận xoay các nhân tố ...................................................... 130 Bảng 5.8: Đánh giá sự phù hợp của mô hình ........................................ 131 Bảng 5.9: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ....................... 132 Bảng 5.10: Kết quả kiểm định sự khác biệt về giới tính ....................... 134 Bảng 5.11: Kết quả kiểm định sự khác biệt về độ tuổi.......................... 135 Bảng 5.12: Kết quả kiểm định sự khác biệt về trình độ ........................ 135 Bảng 5.13: Kết quả kiểm định sự khác biệt về thu nhập ....................... 136 Bảng 5.14: Kết quả phân tích Tukey’s HSD ......................................... 136 Bảng 5.15: Kết quả kiểm định sự khác biệt về khu vực địa lý .............. 137 11
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) ........................... 23 Hình 1.2: Mô hình lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) ................... 24 Hình 2.1: Khung phân tích cho hệ thống tiêu chí phát triển xanh ........... 44 Hình 3.1: Quy trình ra quyết định của người tiêu dùng .......................... 74 Hình 3.2: Mô hình phân tích hành vi mua thịt tươi sống của khách hàng ........................................................................ 79 Hình 3.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ và quyết định mua TPHC ............................................................................... 82 Hình 3.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................... 85 Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu của đề tài .............................................. 98 Hình 5.1: Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt tại Việt Nam ................... 111 Hình 5.2: Tiêu thụ thịt các loại ở Việt Nam .......................................... 112 Hình 5.3: Diện tích NNHC trên thế giới ............................................... 113 Hình 5.4: Phát triển diện tích NNHC theo khu vực .............................. 114 Hình 5.5: Tăng trưởng tiêu thụ TPHC trên thế giới (tỷ euro) ............... 116 Hình 5.6: Quan tâm đến TPHC của người tiêu dùng Việt Nam ............ 120 Hình 5.7: Không gian cửa hàng và trưng bày TPHC ............................ 124 Hình 5.8: Giá một số mặt hàng rau quả hữu cơ trên thị trường ............ 125 Hình 5.9: Nhãn thịt hữu cơ trên thị trường ............................................ 125 Hình 5.10: Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu .............................. 133 12
  11. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải nghĩa AFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN CPTPP Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CNTT Công nghệ thông tin DN Doanh nghiệp GDP Tổng sản phẩm trong nước FiBL Viện Nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ Global Gap Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu GMP Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt HACCP Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn IoT Internet vạn vật ISO 14000 Hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng về môi trường ISO 22000 Hệ thống tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm IFOAM Liên đoàn các phong trào nông nghiệp hữu cơ quốc tế KHCN Khoa học Công nghệ NLCT Năng lực cạnh tranh NK Nhập khẩu PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh SA 8000 Chứng nhận trách nhiệm xã hội của DN 13
  12. Từ viết tắt Giải nghĩa SXKD Sản xuất kinh doanh TNXH Trách nhiệm xã hội TPHC Thực phẩm hữu cơ R&D Nghiên cứu & Phát triển UBND Ủy ban nhân dân WTO Tổ chức Thương mại thế giới XNK Xuất nhập khẩu XK Xuất khẩu 14
  13. Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM HỮU CƠ 1.1. Các nghiên cứu về tiêu dùng bền vững Tiêu dùng là động lực quan trọng của quá trình sản xuất, kích thích phát triển sản xuất và là khâu quan trọng trong tái sản xuất. Theo từ điển Tiếng Việt, tiêu dùng là việc sử dụng những của cải vật chất (hàng hóa và dịch vụ) để thỏa mãn các nhu cầu của sản xuất và đời sống. Tiêu dùng bao gồm tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho đời sống được tạo ra trong quá trình sản xuất để thoả mãn các nhu cầu của xã hội. Theo cách tiếp cận kinh tế vĩ mô thì tiêu dùng bao gồm tiêu dùng của chính phủ, tiêu dùng của doanh nghiệp và tiêu dùng của dân cư. Tiêu dùng dân cư là chi tiêu về mua sắm hàng hóa và dịch vụ cho nhu cầu của mỗi cá nhân, mức tiêu dùng này được quyết định bởi mức thu nhập được quyền dùng của mỗi cá nhân (mức thu nhập khả dụng), tiêu dùng này tăng đồng biến với thu nhập khả dụng. Còn theo cách tiếp cận kinh tế vi mô thì tiêu dùng chính là hành động nhằm thỏa mãn nguyện vọng, trí tưởng tượng riêng và các nhu cầu về tình cảm, vật chất của một cá nhân hoặc hộ gia đình nào đó thông qua việc mua sắm các sản phẩm và việc sử dụng các sản phẩm đó. Các sản phẩm này có thể là những sản phẩm hàng hóa hoặc có thể là những sản phẩm dịch vụ. Phần lớn các sản phẩm này được tạo ra trong quá trình sản xuất để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Tiêu dùng của dân cư được coi là tiêu dùng cuối cùng vì đây là đối tượng trực tiếp tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ. Tiêu dùng của dân cư rất đa dạng và phong phú nhằm đảm bảo đáp ứng đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần ngày càng cao của người dân. 15
  14. Khái niệm phát triển bền vững được Liên Hợp quốc định nghĩa trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED, 1987), là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin), năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Nam Phi) năm 2002 đã xác định phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế - phát triển xã hội và bảo vệ môi trường; trong đó bên cạnh sản xuất bền vững thì tiêu dùng bền vững là một trong các nội dung quan trọng được nhấn mạnh. Jackson (2008) cũng đề cập đến tiêu dùng bền vững là sự cân bằng giữa chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng hiện tại thông qua việc sử dụng các nguồn lực cũng như tài nguyên thiên nhiên để người tiêu dùng trong tương lai cũng có được chất lượng cuộc sống như vậy. Chủ nghĩa môi trường đương đại ở phương Tây xuất hiện vào cuối những năm 1960 đến đầu những năm 1970, đã dấy lên những nghi ngờ giữa tác động của tiêu dùng và sản xuất đến với môi trường (Cohen, 2001). Hiện nay, tiêu dùng bền vững được coi là yếu tố cải cách môi trường hiệu quả ở nhiều xã hội phương Tây như EU, Mỹ. Có nhiều định nghĩa về tiêu dùng bền vững hay tiêu dùng xanh. Tiêu biểu như Sisia (2011), Mansvelt và Robbins (2011) đưa ra định nghĩa khá đầy đủ về tiêu dùng xanh bao gồm các hành vi mua chế phẩm sinh học, tái chế và tái sử dụng sản phẩm, hạn chế dùng thừa và sử dụng các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường. Ngoài ra, các chỉ số khoa học về sử dụng năng lượng hay mức độ thải khí CO2 để tạo ra sản phẩm cũng liên quan đến tiêu dùng xanh (Alfredsson, 2004). Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu Việt Nam, tiêu dùng bền vững không đơn thuần là việc mua sản phẩm xanh, các sản phẩm có ích với môi trường, mà còn bao gồm cách sử dụng sản phẩm một cách thân thiện với môi trường thông qua các hoạt động: tiết kiệm, tái sử dụng, tái 16
  15. chế, sử dụng bao bì xanh, xử lý rác xanh, tuyên truyền và tác động đến cộng đồng thực hiện hành vi mua sản phẩm và sử dụng xanh (Vũ Anh Dũng và cộng sự, 2012). Tiêu dùng bền vững được xem là chìa khóa cho phép xã hội và cá nhân phát triển mà không nhất thiết phải hy sinh chất lượng cuộc sống hoặc các yếu tố phát triển bền vững (UNEP, 2015). Tiêu dùng bền vững hay tiêu dùng xanh hiện đang được xem là xu hướng tiêu dùng của thế kỷ khi môi trường trở thành mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia trên thế giới. Khi người tiêu dùng càng ngày càng quan tâm đến môi trường, họ coi trọng hơn đến hành vi mua thân thiện với môi trường. Chính nhận thức về vấn đề môi trường của người tiêu dùng sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong quyết định tiêu dùng. Ở các nước phát triển, các nghiên cứu cho thấy rằng, nhiều năm qua người ta đã ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi trường và xã hội và muốn có sự lựa chọn tốt hơn và bền vững hơn, nhưng chỉ có ít người biến mong muốn đó thành cách cư xử có ý thức hay thành hành động cụ thể như mua các sản phẩm thân thiện môi trường (Balderjahn và cộng sự, 2013; UNEP, 2015; European Communities, 2012). Nguyên nhân được các nghiên cứu kiểm chứng nêu thành những vấn đề như: thiếu thông tin hoặc lẫn lộn quá nhiều thông tin và nhãn hiệu, giá thành cao, sự sẵn có của sản phẩm, chi phí trả trước cao hơn, không muốn hành động đơn lẻ, giảm bớt sự tiện nghi hoặc tính năng của sản phẩm (Hoque, 2014; Shao và cộng sự, 2016; Tanner và Kast, 2003; Peattie, 2010). Những yếu tố khiến người tiêu dùng thất vọng có thể là khi họ đang muốn mua thêm giải pháp bền vững nhưng không tìm ra hoặc thấy nó quá đắt, bất tiện, không hấp dẫn, phức tạp hoặc khó sử dụng. Ở các quốc gia đang phát triển, vấn đề tiêu dùng bền vững còn chưa được quan tâm và các hoạt động triển khai còn hạn chế do thói quen và hành vi mua của người tiêu dùng ở các nước đang phát triển bị chi phối bởi phong tục, tập quán và khả năng kinh tế (Yadav và Pathak, 2017). Các 17
  16. nghiên cứu đã kiểm chứng hành vi mua sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm xanh tại các quốc gia đang phát triển sử dụng lý thuyết về hành vi theo kế hoạch (TPB) và tiếp tục mở rộng TPB với các biến số về nhân khẩu, nhận thức và sự sẵn sàng mua (WTP) trong mối quan hệ với ý định và hành vi mua của khách hàng (Shao và cộng sự, 2016; Yadav và Pathak, 2017). Đề tài “Đánh giá tác động của tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay” của Trần Ngọc Ngoạn (2015) đã nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng chính sách tiêu dùng xanh và kinh nghiệm một số nước trên thế giới về xây dựng chính sách liên quan đến tiêu dùng xanh. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá thực trạng tiêu dùng xanh ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng xanh ở Việt Nam. Với cách tiếp cận từ mô hình lý thuyết hành vi tiêu dùng và mô hình lý thuyết hành vi kế hoạch, tác giả đã đưa ra các khái niệm: sản phẩm xanh, công nghệ xanh, mua sắm công xanh và tiêu dùng xanh. Trên cơ sở đó, tác giả cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu dùng xanh: Nhân tố tài chính, thể chế, thị trường, công nghệ, quản trị, thông tin - tuyên truyền và hội nhập. Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu những nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam”, của Hoàng Thị Bảo Thoa (2017) đã tập trung trả lời cho câu hỏi tại sao nhiều người tiêu dùng dù có ý định nhưng không có hành vi tiêu dùng xanh thực tế hay tại sao trong trường hợp này ý định tác động mạnh mẽ đến hành vi tiêu dùng xanh. Thông qua việc tìm ra các nhân tố có thể thúc đẩy hoặc cản trở mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam, nghiên cứu sẽ đề xuất cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các DN các giải pháp thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh. Nghiên cứu do hai thành viên của nhóm nghiên cứu là Nguyễn Thế Ninhvà Nguyễn Hoàng Việt và cộng sự (2017b)trình bày quan điểm về các rào cản đối với việc mua sản phẩm bền vững/thân thiện với môi trường tại 18
  17. các nước đang phát triển, tập trung chủ yếu tại Việt Nam. Ba rào cản chính được nhận dạng bao gồm: Chi phí (Chi phí về tiền bạc và thời gian), Độ tin cậy (Khách hàng không tin tưởng chất lượng sản phẩm và nhãn thân thiện với môi trường) và Thông tin (Khách hàng cảm thấy thiếu thông tin để ra quyết định mua sản phẩm). Từ đó các tác giả đề xuất một số giải pháp và chính sách nhằm vượt qua các rào cản này: (1) Tăng cường hiệu quả sản xuất: Các nhà sản xuất cần giảm thiểu giá thành sản phẩm; Chính phủ nên có những hộ trợ liên quan đến chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường, ưu đãi về thuế nghiên cứu và phát triển; (2) Tăng cường tính sẵn có của các sản phẩm bền vững với môi trường; (3) Đẩy mạnh tính tin cậy và hiệu quả của các chương trình dán nhãn thân thiện với môi trường; (4) Đẩy mạnh hoạt động giáo dục và các chương trình truyền thông để nâng cao nhận thức về sản phẩm thân thiện với môi trường; (5) Tập trung vào các người tiêu dùng trẻ có nhận thức về môi trường. 1.2. Nghiên cứu về thực phẩm hữu cơ và tiêu dùng thực phẩm hữu cơ Lợi ích của TPHC đã được chỉ ra trong rất nhiều nghiên cứu khoa học (Leu, 2009); tuy nhiên, không phải tất cả các nhà nghiên cứu đều đồng thuận với quan điểm này. Dù TPHC được cho là có lợi cho sức khoẻ và an toàn hơn, các nghiên cứu khoa học về vấn đề này còn rất ít. Phân tích nghiên cứucủa Brennan, Gallagher và McEachern (2003) về sự quan tâm của người tiêu dùng Anh cho thấy họ tin rằng TPHC tốt cho sức khỏe, giàu dinh dưỡng hơn và mùi vị hấp dẫn hơn, những điều này đều chưa được chứng minh làm rõ một cách khoa học. Theo Magkos, Arvaniti và Zampelas (2003, 2006), nhiều người cho rằng TPHC không sử dụng thuốc trừ sâu, nhưng thực ra, chúng chỉ chứa hàm lượng các sản phẩm hoá học thấp hơn thực phẩm truyền thống. Nghiên cứu năm 2009 trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ (dẫn trong Kluger, 2010) đồng thuận với kết quả này 19
  18. thông qua việc chỉ ra rằng không có sự khác nhau đáng kể giữa thành phần dinh dưỡng trong TPHC với thực phẩm thông thường, ngoại trừ ba loại vitamin và các thành phần khác đã được kiểm chứng. Một nghiên cứu của Mỹ (Zhao và cộng sự, 2007) chỉ ra rằng không có sự khác biệt đáng kể về chất lượng giữa rau hữu cơ và rau thông thường về mặt chất lượng cảm nhận của người tiêu dùng. Nghiên cứu cho rằng nhu cầu về thực phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn bền vững môi trường đã giảm dần. Người tiêu dùng nhận thấy các sản phẩm này không mang lại lợi ích đặc biệt nào. Họ không tin tưởng những lời quảng cáo của các tổ chức và bị lẫn lộn giữa các thuật ngữ khác nhau như hữu cơ, xanh, thân thiện với môi trường để quảng bá các sản phẩm thực phẩm (Zhao và cộng sự, 2007). Người tiêu dùng trên thế giới ngày càng có nhiều hiểu biết hơn về loại thực phẩm này, đặc biệt là ở Tây Âu (Aarset và cộng sự, 2004; Bonti- Ankomah và Yiridoe, 2006). Khái niệm “thực phẩm hữu cơ” và “thực phẩm xanh” có nhiều cách hiểu khác nhau. Có lẽ điều này gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng trên toàn thế giới (Aarset và cộng sự, 2004; Krystallis, Fotopoulos và Zotos, 2006), đồng thời gây ra sự hoài nghi về TPHC (Aarset và cộng sự, 2004; Bonti-Ankomah và Yiridoe 2006; Hill và Lynchehaun, 2002). Barnes, Vergunst và Topp (2009) cho rằng thay đổi trong nhận thức của người tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyết định tiêu thụ TPHC. Những người tiêu dùng có hiểu biết về TPHC thường chấp nhận trả tiền nhiều hơn để mua loại thực phẩm này (Chang và Zepeda, 2005; Makatouni, 2002). Ngược lại, một nghiên cứu của Úc (Gotschi và cộng sự, 2010) nhấn mạnh rằng hiểu biết về TPHC không khiến người tiêu dùng có nhìn nhận tích cực hơn về loại thực phẩm này. Kết luận này trùng với kết quả trong một nghiên cứu của Bỉ (Verdurme, Gellynck và Viaene, 2002) khi chỉ ra rằng hiểu biết về TPHC không có mối quan hệ với thái độ tiêu cực về thực 20
nguon tai.lieu . vn