Xem mẫu

  1. THỰC PHẨM CHỨC NĂNG - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG Nguyễn Thị Thanh Quyên, Võ Ngọc Lan Trinh, Bùi Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Công Danh* Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Mai TÓM TẮT Ngày nay, người tiêu dùng đã và đang nhận thức được rằng mối quan hệ giữa thực phẩm - sức khỏe ngày càng trở nên quan trọng. Thị trường thực phẩm ngày càng đa dạng và phong phú, thực phẩm chức năng cũng vì thế mà phát triển theo. Với nhiều chủng loại và chức năng khác nhau, thực phẩm chức năng đã và đăng thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng về những khả năng dược lý của nó: hỗ trợ trị liệu bệnh tật, tăng cường sức khỏe, phòng bệnh… Tuy nhiên, ở Việt Nam, thị trường còn chưa phát triển rộng vì có một vấn đề lớn đó chính là người dân vẫn chưa hình dung và hiểu hết được ý nghĩa, khái niệm , cách sử dụng của thực phẩm chức năng song song đó vẫn còn một số bất cập khó khăn như giá thành, giá thành phổ cập kiến thức, cách thức sử dụng của chuyên gia còn cao, thực phẩm giả tràn lan làm mất lòng tin của người tiêu dùng và các thương hiệu sản phẩm Từ khóa: dược lý, thực phẩm, thực phẩm chức năng, thương hiệu, sức khỏe. 1 TỔNG QUAN VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VÀ SỰ BÙNG PHÁT THỊ TRƯỜNG 1.1 Khái niệm về thực phẩm chức năng Theo Hiệp Hội Thực Phẩm Chức Năng, thực phẩm chức năng (TPCN) là các sản phẩm hỗ trợ các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ và tác hại của bệnh tật. Tác dụng của TPCN là có khả năng cải thiện sực khỏe và làm giảm thiểu nguy cơ, tác hại của bệnh tật, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dnh dưỡng y học. Nó không phải là trị liệu y học nhằm mục đích điều trị hay cứu chữa bệnh tật của con người. [1][2]. 1.2 Tổng quan về thị trường Từ năm 1999, TPCN từ các nước bắt đầu nhập khẩu chính thức vào Việt Nam. đồng thời, do có sẵn nguồn nguyên liệu, có lịch sử lâu đời nền y học cổ truyền, có sẵn dây truyền sản xuất thuốc và đội ngũ công nhân chuyên nghiệp và trào lưu phát triển TPCN trên thế giới, các công ty dược, các cơ sở sản xuất thuốc Y học cổ truyền bắt đầu chuyển sang sản xuất TPCN. Tính đến cuối năm 2012, gần như cả ngành dược Việt Nam đã lao vào lĩnh vực TPCN, với sự tham gia của 1,781 doanh nghiệp. Năm 2000, Việt Nam chỉ có 13 doanh 540
  2. nghiệp đăng ký và đủ điều kiện sản xuất thực phẩm chức năng. Số sản phẩm được lưu hành trên thị trường cũng chỉ là 63 sản phẩm. Đến năm 2017, có tới gần 4.190 công ty đăng ký sản xuất kinh doanh TPCN. Số lượng sản phẩm được lưu hành cũng là một con số khổng lồ, lên tới hơn 10.930 sản phẩm. Đáng lưu ý là theo quy định của Nghị định 15/2018/NÐ-CP của Chính phủ, sau ngày 01/07/2019 tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn GMP. Tuy nhiên hiện nay chỉ có khoảng 200 nhà máy đã đạt tiêu chuẩn GMP. Đến năm 2019, lượng người sử dụng TPCN đã tăng lên chóng mặt. Tổng người sử dụng là hơn 20 triệu người, chiếm tới hơn 21% dân số Việt Nam. Đặc biệt, những người này phân bố ở khắp 63 tỉnh thành trên cả nước [12]. Có thể thấy rằng, thị trường thực phẩm chức năng ở Việt Nam đang được mở rộng nhanh chóng với sức tăng trưởng đáng ngạc nhiên. Nó chính là một mảnh đất màu mỡ cần được khai thác một cách triệt để và hiệu quả. Từ đó, mang lại lợi ích cho người sử dụng cũng như góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của nước nhà Hình 1. Thực phẩm chức năng Hình 2. Số DN và sản phẩm TPCN đến 2017 1.3 Nguyên nhân khiến thực phẩm chức năng bùng phát thị trường Đi cùng với sự phát triển của xã hội, người tiêu dùng ngày càng chú ý đến sức khỏe nhiều hơn vì thế ngành dược và thực phẩm càng được chú trọng và phát triển, song song đó thực phẩm chức năng cũng phát triển theo và bùng phát thị trường bởi những nguyên nhân khác nhau ảnh hưởng đến sự bùng phát này. Thứ 1, là bùng nổ các bệnh của xã hội công nghiệp và ô nhiễm môi trường. Ảnh hưởng đến tâm lý của người dân về vấn nạn ô nhiễm do công nghiệp gây ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Thứ 2, người tiêu dùng dang hướng về một lối sống lành mạnh, quan tâm hơn đến việc sử dụng các chất có nguồn gốc tự nhiên thay vì sử dụng các chất tổng hợp để phòng bệnh và giảm thiểu tác hại của bệnh tật. Thứ 3, công chúng ngày càng quan tâm hơn đến mối liên hệ giữa thực phẩm, chế độ dinh dưỡng và sức khỏe để phòng và hạn chế bệnh tật. 541
  3. Thứ 4, những kết quả nghiên cứu khoa học về lợi ích rau quả, ngũ cốc, các chất chống oxy hóa tự nhiện có tác dụng tốt cho sức khỏe được công bố đã ảnh hưởng rất lớn đến sự bùng phát thị trường 1.4 Phân loại thực phẩm chức năng Hiện nay ở Việt Nam việc phân loại thực phẩm chức năng có 5 cách phân loại chủ yếu: theo phương thức chế biến; theo dạng sản phẩm; theo cách quản lý; theo tác dụng và một phương pháp phân loại tương đối đặc biệt áp dụng theo cách của người Nhật Bản. Bảng 1. phân loại thực phẩm chức năng ở Việt Nam [5][7][10] Phân loại Nhóm sản phẩm - Nhóm sản phẩm bổ sung vitamin (Vitamin C,E..). Phương thức chế - Nhóm bổ sung khoáng chất (Ca, Mg, Zn, Fe…). biến - Nhóm bổ sung hoạt chất sinh học (DH ,EP …). - Nhóm sản phẩm chế biến từ thảo dược (linh chi, nhân sâm). - Thực phẩm - thuốc (dạng viên, dạng nước, dạng bột, dạng trà, dạng rượu, dạng cao, dạng kẹo, dạng thực phẩm cho mục đích Dạng sản phẩm sử dụng đặc biệt). - Thức ăn - thuốc (cháo thuốc, món ăn thuốc, món ăn bổ dưỡng, canh thuốc, nước uống thuốc). - Không đăng ký chứng nhận mà chỉ cần có công bố của nhà sản xuất theo tiêu chuẩn do cơ quan thực phẩm ban hành (đối với các Cách quản lý dòng sản phẩm thuốc nhóm Vitamin, khoáng chất). - Đăng ký chứng nhận do Bộ Y tế cấp phép lưu thông (đối với các dòng sản phẩm còn lại). Cách phân loại này chia TPCN thành 26 dạng khác nhau: nhóm sản phẩm hỗ trợ chống lão hóa; hỗ trợ tiêu hóa; hỗ trợ giảm huyết Theo tác dụng áp; hỗ trợ giảm đái tháo đường; tăng cường sinh lực; bổ sung chất xơ; phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não; hỗ trợ thần kinh; bổ dưỡng; tăng cường miễn dịch; giảm béo;… - Nhóm sản phẩm công bố về sức khỏe: thực phẩm dùng cho mục đích đặc biệt và nhóm sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng. Theo Nhật Bản - Nhóm sản phẩm đặc biệt: thực phẩm cho người ốm, sữa bột cho trẻ em, sữa bột cho phụ nữ có thai và cho con bú, thực phẩm cho người già nhai khó nuốt. 542
  4. 2 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TẠI VIỆT NAM 2.1 Cơ hội 2.1.1 Nền dân trí ngày càng cao Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, cùng với đời sống, dân trí ngày một nâng cao, thì người dân cũng ngày càng có ý thức nhiều hơn với sức khỏe của mình, việc nhìn nhận về nhu cầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe được người dân từ đó cũng gia tăng. Bên cạnh việc ăn uống hàng ngày thì theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng nhu cầu bổ sung các thực phẩm chức năng giàu vitamin, chất khoáng tất yếu sẽ trở thành xu hướng tương lai; vì bên cạnh việc bổ sung các chất dinh dưỡng thì đây cũng là nguồn “vacxin” phòng những bệnh mạn tính không lây, giúp hỗ trợ chức năng các bộ phận trong cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng giảm bớt các nguy cơ bệnh tật như chống lão hóa, chống viêm, kháng viêm…[9] 2.1.2 Điều kiện thiên nhiên thuận lợi và được tạo tiền đề từ xa xư Với điều kiện tự nhiên “Rừng vàng, Biển bạc”, thiện nhiên Việt Nam được ưu ái với khí hậu gió mùa và sự da dạng về tự nhiên sinh học cao, có trên 3500 loài thực vật, 400 loài động vật, 75 loại khoáng vật và 50 loại rong tảo có khả năng làm thuốc (Bình Thuận, Khánh Hòa…), được kết hợp và vận dụng từ nên y học cổ truyền lâu đời làm cho thực phẩm chức năng ở Việt Nam có tiềm năng khai khác và phát triển rất lớn ở hiện tại và tương lai. Đặc biệt hơn, ứng dụng công nghiệp hóa hiện đại vào ngành sản xuất, ngành sinh học, thực phẩm đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm chức năng có chất lượng tương đương với nước ngoài [8]. 2.1.3 Nhu cầu của người tiêu dùng đ ng ăng theo chiều hư ng ăng ưởng Cuộc Cách mạng Công nghiệp 3.0 và 4.0 diễn ra, đã dẫn đến những thay đổi cơ bản trong đó có 4 yếu tố thay đổi đang đượ chú ý là: phương phức làm việc, lối sống và sinh hoạt, lối tiêu dùng thực phẩm (chủ yếu là thực phẩm chế biến), và thay đổi về môi trường. Từ đó làm thay đổi khả năng tiếp thu và sinh hoạt của cơ thể con người. Các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, ung thư, tăng cân béo phì, bệnh hô hấp ngoài da, rối loạn tiêu hóa… cũng từ đó mà hình thành gây một số tác hại nhất định. Điều đáng nói, các bệnh này không thể chữa bằng vacxin mà cần thực hiện bằng cách bổ sung các dưỡng chất thiết yếu như vitamin, khoáng chất, các chất kháng oxy hóa có nguồn gốc từ tự nhiên. Thực phẩm chức năng (TPCN) không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống ôxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E...), chất xơ và một số thành phần khác. Từ nguồn gốc bệnh mạn tính và lợi ích của TPCN có thể thấy, nhu cầu tiêu thụ TPCN ngày càng tăng cao theo sự phát triển của xã hội, những người dân thành thị có nhu cầu tiêu thụ cao hơn người dân nông thôn, những người lao động trí óc (như buôn bán kinh doanh, quản lý trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị) sẽ có nhu cầu cao hơn người lao động chân tay, những người lớn tuổi hơn sẽ có nhu cầu tiêu thụ cao hơn người trẻ tuổi, nữ giới sẽ có nhu cầu cao hơn nam giới (do quan tâm về làm đẹp, sức khỏe bản thân và gia đình cao hơn) [1][3]. 543
  5. 2.1.4 Nhận được sự tác động tích cực của xu hư ng thế gi i Người dân ở một số nước đang phát triển trên thế giới như Mỹ, Pháp, Nhật, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Úc… thường xuyên sử dụng TPCN để phòng bệnh và giảm thiểu khả năng gây bệnh của các bênh tự phát như cảm, sốt…. Chính vì thế, thị trường TPCN ở Mỹ chiếm 35%, châu Âu 32%, Nhật Bản 25% và phần còn lại của các nước trên thế giới là 8%. Xu thế phát triển TPCN trên thế giới và khu vực ASEAN cũng tác động mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam lẽ đương nhiên. Tính đến hiện tại thì có hơn 40 quốc gia xuất khẩu 5.518 sản phẩm thực phẩm chức năng vào thị trường Việt Nam. Trong đó các sản phẩm thực phẩm chức năng của Mỹ chiếm 18.15% thị phần TPCN ở Việt Nam, sau đó là Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Pháp, Malaysia, Thái Lan, Canada, Đức… Điều này khúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của nước nhà đồng thời góp phần vào việc cải thiện sức khỏe cho người dân Việt Nam [2][6]. 2.2 Thách thức 2.2.1 gười tiêu dùng hư đủ nhận thức đầy đủ về thực phẩm chức năng Thách thức lớn nhất là người tiêu dùng chưa nhận thức đầy đủ về TPCN từ định nghĩa, phân loại, phân biệt đến tác dụng của TPCN. Không ít người còn quan niệm TPCN vô hại, “Không bổ âm thì bổ dương”, bởi họ cho rằng TPCN vừa là thuốc chữa bệnh vừa là thuốc bổ lý do là vì kiến thức về thực phẩm chức năng trong nền dân trí hiện tại còn hạn chế nên khả năng tiếp nhận và hiểu hết được nhửng lợi ích và ứng dụng của TPCN còn chưa được hiểu rõ phải cần có chuyên gia tư vấn và giải thích. Tuy nhiên, giá thành để tư vấn và hướng dẫn sử dụng thì lại tương đối cao đối với mặt chung về kinh tế của người dân [5]. 2.2.2 Sự hạn chế của pháp luật và tính dúng đắn trong quảng cáo còn sai lệch Ngoài ra quy định pháp luật về TPCN còn thiếu và chưa đầy đủ, đặc biệt là các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy định quản lý. Việc lạch luật và quảng cáo còn sai sự thật, những thông tin chưa thật sự đúng về sản phẩm. Theo kết quả của Cục An toàn Thực phẩm cho thấy, cứ 10 quảng cáo đã có giấy phép nhưng có 5 quảng cáo sai về nội dung so với công bố tiêu chuẩn 50% [4]. 2.2.3 Giá thành sản phẩm ương đối cao Một trong những yếu tố quyết định đến khả năng mua hàng của người tiêu dùng là giá thành của sản phẩm. Thực phẩm chức năng có giá từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng, mức giá này khá cao so thu nhập bình quân hằng năm của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, thực phẩm chức năng không phải thuốc nên không có tác dụng tức thì, người tiêu dùng phải sử dụng nhiều lần trong thời gian dài mới có tác dụng khiến chi phí TPCN tăng cao. Với mức giá TPCN như hiện nay, khả năng sử dụng TPCN nghiên về những hộ gia đình có thu nhập cao và tương đối ổn định còn những hộ thu nhập thấp thì điều này rất hạn chế [5][7]. 544
  6. Hình 3. Giá thành của một số thực phẩm chức năng hiện nay 2.2.4 Sự cạnh tranh trên thị ường Sự phát triển của TPCN chỉ mới được phát triển trong những năm gần đây, tuy nhiên số lượng sản phẩm lớn, chủng loại đa dạng nên người tiêu dùng vẫn chưa quen với những thương hiệu uy tín nên còn nhầm lẫn giữa các trang quảng cáo, thuật ngữ về TPCN. Nắm bắt được những hạn chế này và ưa thích sự khuyến mãi nên nhiều loại TPCN giả bắt đầu xuất hiện và tấn công vào thị trường với giá thành rẻ hơn và được tặng kèm nhiều quà tặng hơn khi sử dụng. Điều này khiến người tiêu dùng bâng khuâng khi chọn mua TPCN, có thái độ e dè, nghi ngờ về chất lượng sản phẩm và tính trung thực của các quảng cáo về tác dụng của sản phẩm [11]. 3 KẾT LUẬN Thị trường thực phẩm chức năng đang phát triển theo hướng tích cực, phát triển ở cả trong và ngoài nước với số lượng sản phẩm, doanh nghiệp nhà máy sản xuất ngày một tăng và đạt chuẩn của Bộ Y tế song song đó nhận thức của người tiêu dùng về mối liên hệ giữa thực phẩm - sức khỏe ngày càng được nâng cao. Đi cùng với những cơ hội thì những thách thức về nguồn dược phẩm này đáng lo ngại nhất chính là sự hiểu biết chưa tường tận về thực phẩm chức năng về định nghĩa, công dụng và cách thức sử dụng. Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm khá cao cũng là một nhược điểm đối với nền kinh tế nước nhà. TÀI LIỆU KHAM KHẢO [1] Agriculture, Food and Rural Development. (2003). Functional foods. Alberta: Agriculture, Food and Rural Development. [2] Annunziata, A., & Vecchio, R. (2011). Functional foods development in the European market: a consumer perspective. Journal of Functional Foods, 3(3), 223-228. [3] Annunziata, A., & Vecchio, R. (2013). Consumer perception of functional foods: a conjoint analysis with probiotics. Food Quality and Preference, 28, 348-355. [4] Ballali, S., & Lanciai, F. (2012). Functional food and diabetes: a natural way in diabetes prevention? International Journal of Food Sciences and Nutrition, 63(1), 51-61. 545
  7. [5] Food and Nutrition Board, Institute of Medicine, National Academy of Sciences. (1994). In P. R. Thomas, & R. Earl (Eds.), Opportunities in the nutrition and food sciences. Washington, DC: National Academy Press. [6] General Accounting Office. (2000). Improvements needed in overseeing the safety of dietary supplements and functional foods. Report to Congressional Committees. Washington DC: General Accounting Office. [7] Hollingsworth, P. (1999). Retargeting candy as a functional food. Food Technology, 53(12), 30. [8] Steptoe, A., Pollard, T. M., & Wardle, J. (1995). Development of a measure of the motives underlying the selection of food: the food choice questionnaire. Appetite, 25(3), 267-284. [9] Tammsaar, E. (2007). Estonian/Baltic functional food market. In Proceedings of the fourth international FFNet meeting on functional foods. [10] Verbeke, W. (2005). Consumer acceptance of functional foods: sociodemographic, cognitive and attitudinal determinants. Food Quality and Preference, 16(1), 45-57. [11] Wilson, T. (2001). Food and pharmaceuticals e industries on a collision course. Pharmaceutical Technology Europe, 13(10), 56-60. [12] Hiệp hội Thực phẩm Chức năng, http://vads.org.vn. 546
nguon tai.lieu . vn