Xem mẫu

  1. 382 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HÔI - ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG HIỆN NAY ThS. Vũ Thị Hồng Dung Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt: Trách nhiệm xã hội chính là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đây cũng là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định sự ổn định và khẳng định uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Nhận thấy được tầm quan trọng này, trong phạm vi của bài viết, chúng tôi đề cập tới vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội – động lực thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng hiện nay. Để góp phần làm rõ vấn đề này, trước hết cần phải làm rõ trách nhiệm xã hội và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì? Nó có tác động như thế nào đến sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng hiện nay? Từ khóa: trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp tư nhân… REALIZE SOCIAL RESPONSIBILITY - DEVELOPMENT MOTIVE OF COMPANY Abstract: Social responsibility is one of the strong motives to improve the development of social economic, concurrently, this is one of the most factor to decide the constant of company and assert the charismatic on market. Understand the important, in scope of this essay, we are concerned with the problem practice social responsibility – motive of improve the development of the individual company in Hai Phong, nowaday. To understand this problem, first of all, we need to tell apart what is social responsibility and social responsibility of company? How is it affect to the development of individual company in Hai Phong nowaday? Keywords: Social responsibility, individual company… I. MỞ ĐÆU Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Có thể nói đây là nội dung hết sức quan trọng nhằm củng cố, phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta. Tuy nhiên, làm thế nào để tăng năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh sự phát triển doanh nghiệp tư nhân? Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng đang đứng trước những thời cơ và thử thách to lớn, đòi hỏi cần nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ bằng nguồn vốn, công nghệ, chất lượng, giá cả và mẫu mã mà sản phẩm mà còn cần phải thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quá trình phát triển của mình. Bởi vì thực hiện trách nhiệm xã hội không
  2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 383 chỉ tạo nên uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng hiện nay mà nó còn tác động rất lớn đến lợi nhuận và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp đó. Nhận thức được tầm quan trọng đó, chúng tôi lựa chọn chủ đề: Thực hiện trách nhiệm xã hội - động lực phát triển của doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng hiện nay làm đề tài nghiên cứu của mình. II. NỘI DUNG 1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và doanh nghiệp tư nhân 1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Để hiểu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, trước tiên chúng ta cần hiểu về trách nhiệm xã hội. Theo nghĩa thông thường, trách nhiệm được hiểu là điều phải làm, phải gánh vác, hoặc phải nhận lấy về mình. Trách nhiệm thuộc phạm trù đạo đức học và luật học, phản ánh thái độ xã hội đặc biệt và thái độ đạo đức – pháp luật của cá nhân đối với xã hội (đối với nhân loại nói chung); thái độ này biểu thị sự hoàn thành nghĩa vụ đạo đức của mình và các tiêu chuẩn pháp luật. Trong chủ nghĩa Mác, vấn đề trách nhiệm mang tính lịch sử - cụ thể và được giải quyết trên cơ sở phân tích mức độ tự do hiện thực của con người trong những điều kiện lịch sử nhất định. Việc xây dựng một xã hội không có bóc lột, không có những giai cấp thù địch, việc áp dụng nguyên lý tự giác một cách có kế hoạch vào đời sống xã hội, việc làm cho quần chúng nhân dân quen với việc tự quản lý xã hội và sáng tạo lịch sử sẽ tăng cường mạnh mẽ mức độ tự do của cá nhân và đồng thời, tăng cường trách nhiệm xã hội và đạo đức của mỗi người. Trách nhiệm xã hội được coi là một cam kết của doanh nghiệp hay cá nhân đối với xã hội. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được nhiều người sử dụng đồng nghĩa với đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên về bản chất đây là hai khái niệm khác nhau. Nếu như đạo đức kinh doanh gồm những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh; Thì trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội. Về cơ bản, trách nhiệm xã hội bao gồm những nghĩa vụ về kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn. Nghĩa vụ kinh tế của một doanh nghiệp là sản xuất hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng của xã hội ở mức giá cả có thể cho phép duy trì được công việc kinh doanh và làm hài lòng các chủ đầu tư. Thực hiện nghĩa vụ kinh tế để đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp. Nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp là thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với người đầu tư, với khách hàng, với người lao động, trong cạnh tranh và đối với môi trường tự nhiên do pháp luật hiện hành quy định. Thực hiện nghĩa vụ pháp lý là để doanh nghiệp có thể được chấp nhận về mặt xã hội. Nghĩa vụ đạo đức của daonh nghiệp được định nghĩa là những hành vi hay hoạt động được xã hội mong đợi nhưng không được quy định thành các nghĩa vụ pháp lý. Nghĩa vụ đạo đức chính là nền tảng của nghĩa vụ pháp lý. Thực hiện nghĩa vụ đạo đức là để doanh nghiệp có thể được xã hội tôn trọng và được chấp nhận trong xã hội.
  3. 384 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Nghĩa vụ nhân văn của doanh nghiệp bao gồm những hành vi và hoạt động mà xã hội hướng tới và có tác dụng quyết định chân giá trị của một tổ chức hay doanh nghiệp. Nghĩa vụ nhân văn thể hiện mong muốn cống hiến của doanh nghiệp cho xã hội. Thực hiện nghĩa vụ nhân văn là thể hiện ước muốn tự hoàn thiện và vì xã hội [5, tr15]. Trong thực tế, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện: tính bền vững của doanh nghiệp; lương tâm của doanh nghiệp, bổn phận của doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm. Từ đó trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được tiếp cận: cách tạo ra giá trị sản phẩm an toàn, chất lượng cao; phương pháp quản lý rủi ro của doanh nghiệp; đạo đức doanh nghiệp, tính nhân văn của doanh nghiệp. Hành vi cụ thể thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: hành vi của nhà cung cấp sản phẩm, cách sử dụng sản phẩm của mình, cách xử lý chúng khi không còn giá trị. Các trách nhiệm này gắn với trách nhiệm thị trường người tiêu dùng, trách nhiệm bảo vệ môi trường, trách nhiệm với người lao động, trách nhiệm với cộng đồng. Trách nhiệm xã hội được thể hiện ở 6 loại hình: kinh doanh sản phẩm có ích cho xã hội, tình nguyện vì cộng đồng, hoạt động từ thiện của doanh nghiệp, thúc đẩy thực hiện các chính sách vì cộng đồng, các hoạt động maketting có ý nghĩa cho xã hội, thay đổi hành vi của xã hội. Như vậy, trách nhiệm xã hội đã biến doanh nghiệp như một công dân sống. 1.2. Khái niệm về doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (Điều 141 Luật doanh nghiệp 2005). Từ định nghĩa này cho thấy: Thứ nhất: doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp dó một cá nhân làm chủ. Trong doanh nghiệp không có sự liên kết góp vốn của nhiều chủ thể. Là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp, có toàn quyền quyết định các vấn đề tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Thứ hai về khía cạnh sở hữu, ở doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch về quyền sở hữu giữa tài sản trong doanh nghiệp (tài sản dùng vào hoạt động kinh doanh) và tài sản của chủ doanh nghiệp không đầu tư vào doanh nghiệp. Khi đầu tư vốn vào doanh nghiệp tư nhân chủ doanh nghiệp không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho doanh nghiệp Thứ ba, chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Thứ tư, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Doanh nghiệp tư nhân là một thực thể pháp lý và có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách là một chủ thể có quan hệ pháp luật [4, tr 79]. 2. Tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với sự phát triển doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay. 2.1 Khái quát sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng hiện nay Trong những năm vừa qua các dooanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng đang có sự vươn lên mạnh mẽ và dần khẳng định vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội nói
  4. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 385 chung của thành phố. Hải Phòng hiện có xấp xỉ 20 nghìn doanh nghiệp, mà trong đó đa phần là các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa. Năm 2017, tổng thu nội địa của Hải Phòng đạt gần 22.000 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp gần 16.000 tỷ đồng, chiếm gần 73%. Hải Phòng coi phát triển doanh nghiệp và thúc đẩy đổi mới sáng tạo là then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Về dịch vụ cảng biển, hiện nay, Hải Phòng có gần 40 doanh nghiệp cảng, đa phần là tư nhân, sử dụng chiều dài cầu cảng hơn 11km, lượng hàng hóa qua cảng tăng trưởng từ 13 đến 15%/năm; riêng năm 2017 đạt 92 triệu tấn [9]. Về dịch vụ du lịch, dịch vụ xã hội cũng đóng góp vào phát triển kinh tế thành phố, với hệ thống hàng chục bệnh viện và hàng trăm trường học dân lập, cùng trên 20 nghìn doanh nghiệp hoạt động theo các mô khác nhau tính đến thời điểm năm 2017. Về lĩnh vực sản xuất công nghiệp phải kể đến khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài đang đóng vai trò đặc biệt quan trọng với các khu công nghiệp lớn như: Đình Vũ, Tràng Duệ (LG), VSIP… Để thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước, tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân, làm cho thành phần này thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường. Hải Phòng, đã đề ra những cơ chế mở, thu hút hàng trăm nghìn tỷ đồng của các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh như VinGroup, SunGroup, Him Lam… đầu tư vào các dự án lớn. . Đó là các dự án khổng lồ hàng trăm nghìn tỷ đồng của VinGroup cho các dự án khu vui chơi giải trí đảo Vũ Yên, khu nông nghiệp kỹ thuật cao Vineco ở huyện Vĩnh Bảo, khu nhà ở cao cấp ở quận Hồng Bàng, bệnh viện Vinmec ở quận Lê Chân và tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast, sản xuất điện tử Vinsmart ở huyện Cát Hải; SunGroup với hàng chục nghìn tỷ đồng cho dự án phát triển du lịch Cát Hả; tập đoàn Mường Thanh với dự án hơn 5 nghìn tỷ đồng phát triển khu du lịch ở Đồ Sơn…Song song với đó, thành phố đã tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, tìm cơ hội kết nối các nguồn lực. Tuy đạt được những thành quả ban đầu đáng ghi nhận nhưng nhìn chung doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng còn nhiều bất cập, yếu kém. Trong tuân thủ chính sách pháp luật, một phần vì năng lực tài chính giai đoạn khởi nghiệp yếu, trình độ quản lý hạn chế, nhận thức pháp luật chưa đầy đủ, trong khi mục tiêu và tham vọng lại lớn nên một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp tư nhân vô tình vi phạm, nhất là các điều kiện về an toàn lao động, về môi trường, về chế độ lao động và việc làm… Đồng thời, cũng không ít doanh nghiệp ngay từ lúc sinh ra đã hình thành ý thức vi phạm, phổ biến trên lĩnh vực mua bán hóa đơn, chứng từ giả; sản xuất, buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng; lập dự án một đằng hoạt động một nẻo để chiếm dụng đất đai… mà thời gian qua Hải Phòng cũng như cả nước đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc lớn, tiêu biểu là ngày 9/4/2019, Sở Y tế Hải Phòng bắt tại trận những công nhân trong xưởng đang đổ bột than tre vào các vỏ thuốc con nhộng để đóng gói cho ra sản phẩm Vinaca ung thư CO3 bán cho bệnh nhân ung thư.Thông tin này ngay lập tức gây bức xúc trong dư luận xã hội về sự vô đạo đức trong kinh doanh của chủ công ty Vicana. Gần đây nhất, hàng trăm công nhân của Công ty cổ
  5. 386 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP phần Lisemco Hải Phòng (viết tắt là Công ty Lisemco), đã cùng nhau tập trung tại cổng công ty để đề nghị Ban lãnh đạo công ty thanh toán tiền lương cùng tiền bảo hiểm xã hội. Công ty Lisemco đã không đóng bảo hiểm cho người lao động từ năm 2013 và còn nợ lương đối với người lao động khối sản xuất từ tháng 1/2019 và nợ lương đối với người lao động khối văn phòng từ tháng 2/2019. Người lao động không có tiền trang trải cuộc sống hằng ngày, nhiều trường hợp rơi vào cảnh nợ nần, hoàn cảnh khó khăn [10]. 2.2 Thực hiện trách nhiệm xã hội thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng Nền kinh tế nước ta nước ta nói chung, ở Hải Phòng nói riêng đang trong quá trình chuyển đổi, các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước đang tiến hành cổ phần hóa; khu vực doanh nghiệp tư nhân được chính phủ coi là một trọng tâm cần phát triển mạnh trong những năm tới. Nhiều doanh nghiệp mới sẽ hình thành, rất cần được định hướng đúng đắn và nhanh chóng định hình phong cách và bản sắc riêng để có thể nhanh chóng hội nhập thuận lợi với nền kinh tế khu vực và thế giới. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp tư nhân cần thực hiện đầy đủ các trách nhiệm xã hội của mình như nghĩa vụ kinh tế, nghĩa vụ pháp lý, nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ nhân văn. Chính vì thế,, những người lãnh đạo doanh nghiệp phải là những người có tầm nhìn xa, trông rộng để thấy được vai trò của việc thực hiện trách nhiệm không chỉ hướng tới lợi nhuận kinh tế đơn thuần mà còn tạo nên thành công từ những tác động mà các doanh nghiệp tạo ra đối với nhu cầu xã hội. Các doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng cần tìm kiếm những giải pháp để thay đổi xã hội theo chiều hướng ngày càng tốt hơn và ngược lại, các doanh nghiệp của họ sẽ có những điều kiện để phát triển bền vững hơn. Thứ nhất, thực hiện trách nhiệm xã hội giúp xây dựng uy tín và tăng năng lực cạnh trạnh cho các doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng Thực hiện nghĩa vụ kinh tế trong các doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng hiện nay là cung cấp hàng hóa và dịch vụ, tạo công ăn việc làm với mức thù lao tương xứng, bao gồm cả việc tìm kiếm nguồn lực mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm. Trong khi thực hiện nghĩa vụ này, các doanh nghiệp tư nhân thực sự góp phần tăng thêm phúc lợi xã hội, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của bản thân doanh nghiệp. Đối với người tiêu dùng nghĩa vụ kinh tế còn liên quan đến những vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm, phân phối và bán hàng cạnh tranh. Lợi ích của người tiêu dùng khi đó là quyền chính đáng và khả năng hợp lý khi lựa chọn và sử dụng hàng hóa và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu bản thân với mức giá hợp lý. Đối với người lao động, đó là cơ hội việc làm ngang nhau, cơ hội phát triển nghề nghiệp và chuyên môn, được hưởng mức thù tương xứng, được hưởng môi trường lao động an toàn và vệ sinh, và được đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc. Đáp ứng được những yêu cầu đó sẽ tạo nên uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp trong quá trình phát triển của mình. Cạnh tranh trong các sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp phản ánh những khía cạnh liên quan đến lợi ích của người tiêu dùng và lợi nhuận của công ty, doanh nghiệp có thể sử dụng để phân phối cho người lao động và chủ sở hữu. Các biện pháp
  6. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 387 cạnh tranh giữa các công ty có thể làm thay đổi khả năng tiếp cận và lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã rất ý thức trong việc lựa chọn biện pháp cạnh tranh và triết lý đạo đức của công ty có ý nghĩa quyết định đối với việc nhận thức và lựa chọn những biện pháp có thể chấp nhận được về mặt xã hội. Những biện pháp cạnh tranh như chiến tranh giá cả, phá giá, phân biệt giá, cố định giá… có thể làm giảm tính cạnh tranh, tăng quyền lực độc quyền và gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Điều này không chỉ liên quan đến vấn đề sở hữu và lợi ích mà còn liên quan đến quyền con người. Trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đòi hỏi chủ thể kinh doanh không dùng các thủ đoạn gian xảo hoặc phi pháp để kiếm lời, cạnh tranh không lành mạnh. Đối với đối tác, khách hàng và người tiêu dùng, chủ thể kinh doanh phải giữ chữ tín trong kinh doanh, theo đó doanh nghiệp, doanh nhân phải giữ chữ tín trong quan hệ, bảo đảm thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết; không sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng độc hại cho sức khỏe con người, quảng cáo sai sự thật, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhãn mác và xuất xứ hàng hóa. Chủ thể kinh doanh phải chấp hành nghiêm luật pháp của Nhà nước, theo đó doanh nghiệp, doanh nhân không trốn thuế, lậu thuế, sản xuất kinh doanh những mặt hàng quốc cấm. Đối với xã hội, chủ thể kinh doanh không được làm ô nhiễm môi trường tự nhiên (xả thải độc hại ra môi trường, tàn phá hệ sinh thái) và môi trường xã hội (kinh doanh những hàng hóa hay dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến giáo dục con người), thực hiện các trách nhiệm xã hội. Ngoài việc, trách nhiệm xã hội là yếu tố cấu thành quan trọng trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, thì nó còn là yếu tố cấu thành quan trọng đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, của các lãnh đạo doanh nghiệp, và còn là yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp. Điều này được dựa trên ba yếu tố, yếu tố đầu tiên là tôn trọng, trong đó gồm tôn trọng pháp luật, tôn trọng con người và tôn trọng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với xã hội.. mở rộng dân chủ và khuyến khích phát huy sáng kiến, cải tiến công nghệ; tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng; cạnh tranh lành mạnh và công bằng với đối thủ cạnh tranh, thúc đẩy không khí vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh; gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội. Thứ hai, thực hiện trách nhiệm xã hội giúp doanh nghiệp tư nhân tạo niềm tin với người lao động, thu hút nhân tài. Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình tạo động lực làm việc cho nhân viên. Nguyên tắc tôn trọng con người đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng của người lao động về lương, bảo hiểm, hưu trí, các chế độ chính sách; bảo đảm an toàn lao động; tạo điều kiện phát triển về thể lực và trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp. Được làm việc trong môi trường lành mạnh, tư tưởng nhân viên sẽ thoải mái hơn, tâm trạng cũng phấn khích hơn khi bắt tay vào công việc. Nhân viên chỉ thấy được mục tiêu, định hướng và bản chất của công việc trong một
  7. 388 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP nền văn hóa tích cực và điều này có ý nghĩa rất lớn đến việc nỗ lực thực hiện công việc của họ. Đồng thời, nó cũng tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo với nhân viên và giữa nhân viên với nhau. Trong môi trường làm việc như vậy, các cá nhân không chỉ nhận thấy nỗ lực làm việc của mình là cần thiết mà còn nhận thức được vai trò của mình vào nỗ lực chung của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ quy tụ được sức mạnh của toàn doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nào thực hiện tốt các nghĩa vụ về trách nhiệm xã hội của mình thì sẽ thu hút và giữ được nhân tài, củng cố lòng trung thành của nhân viên với doanh nghiệp, và ngược lại. Sẽ là sai lầm khi cho rằng trả lương cao sẽ giữ được nhân tài. Lương cao, nhưng không khuyến khích sự sáng tạo, nội bộ lục đục… thì nhân tài cũng đi tìm một môi trường làm việc mới. Nhân viên chỉ trung thành, gắn bó với doanh nghiệp khi doanh nghiệp có môi trường làm tốt, khuyến khích họ phát triển. Việc thu hút, giữ chân người tài là tiền đề quan trọng để con tàu doanh nghiệp có thể đi đến bến thành công. Thứ ba, thực hiện trách nhiệm xã hội giúp các doanh nghiệp tư nhân đóng góp tích cực cho sự phát triển đời sống xã hội dân sinh ở Hải Phòng Sự tồn vong, phát triển cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp chính là do người tiêu dùng quyết định, do đó doanh nghiệp muốn đạt được tỷ suất lợi nhuận cao và thành công bền vững thì phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mình. Nếu quá tập trung vào đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhưng suy thoái về văn hóa đạo đức, tăng trưởng kinh tế nhưng môi trường ô nhiêm, tài nguyên cạn kiệt, do đó trong quá trình phát triển kinh tế cần có những chính sách, kế hoạch cụ thể trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để đảm bảo tiến bộ xã hội và hạnh phúc con người. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tương đối mới mẻ với Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây,đứng trước thảm họa về môi trường cùng với những hậu quả tiêu cực về xã hội do các doanh nghiệp gây ra, vấn đề trách nhiệm xã hội được đặt ra một cách cấp bách. Con người cần thực phẩm không phải chỉ để duy trì cuộc sống, họ cũng không chỉ muốn nguồn thực phẩm luôn dồi dào và sẵn có. Con người còn muốn thực phẩm của họ phải an toàn, không chứa những chất độc hại cho con người và sức khỏe con người. Hơn nữa họ cũng không muốn thấy các loài động vật hoang dã bị giết hại một cách không cần thiết chỉ để bổ sung vào nguồn thực phẩm cho con người. Bên cạnh đó, những vấn đề phổ biến được quan tâm hiện nay là việc chất thải độc hại trong sản xuất vào môi trường không khí, nước, đất đai và tiếng ồn.. Đây chính là những hệ quả do quá trình sản xuất của doanh nghiệp để lại. Chính vì thế, doanh nghiệp phải có trách nhiệm xã hội. Mức độ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tùy thuộc vào theo tính chất, quy mô, môi trường, quan hệ sản xuất… mang tính linh hoạt, đồng thuận cộng đồng doanh nghiệp, không cứng nhắc, bắt buộc như tính chất thực hiện nghĩa vụ như nộp thuế. Cho nên trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với sự đóng góp không chỉ đột xuất, mà còn mang tính thường xuyên. Tuy nhiên cũng phải nhận thấy rằng, trong quá trình phát triển của mình, hoạt động từ thiện còn là một sách lược kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp. Thông qua hoạt động này có tác dụng tạo dựng danh tiếng, mở rộng ảnh hưởng, gây thiện cảm cho người
  8. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 389 tiêu dùng giúp cho doanh nghiệp củng cố thị trường đã có và mở rộng thị phần trong phát triển. Bởi vì, giúp đỡ những người bất hạnh hay yếu thế cũng là một lĩnh vực nhân đạo được các doanh nghiệp quan tâm. Những người bệnh luôn mong muốn được chữa trị, nhưng đôi khi họ không có khả năng tiếp cận các nguồn dược liệu cần thiết hay tránh khỏi bệnh tật chỉ vì họ nghèo. Giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với quốc gia hay cá nhân mỗi người dân mà còn đối với công ty trong tương lai. Đóng góp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục, cải thiện khám chữa bệnh cho người nghèo, xây dựng các công trình dân sinh không chỉ là nghĩa vụ nhân đạo đối với các công ty mà còn là khoản đầu tư thông minh cho tương lai của các doanh nghiệp sau này. Vì thế, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tư nhân ở hải Phòng hiện nay hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển bền vững. Chính vì vậy, để phát huy hơn nữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay, thành phố Hải Phòng cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp và hoàn thiện hành lang pháp lý, có chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp chủ động, tự nguyện thực hiện trách nhiệm xã hội của mình và cần có các biện pháp có hiệu quả đối với các doanh nghiệp vi phạm trách nhiệm xã hội. Bên cạnh đó, về phía các doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức, hiểu đúng về tầm quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại của bản thân doanh nghiệp, để từ đó có các chiến lược dài hạn trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội để khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. III. KẾT LUẬN Tóm lại để các doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng thực sự có được bước phát triển vượt bậc, đúng hướng ngày càng tương xứng với vai trò quan trọng, vị trí chiến lược của nó trong sự phát triển kinh tế nói chung của thành phố, trước hết các doanh nghiệp tư nhân cần quyết tâm thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân. Cùng với đó, các chủ thể kinh doanh phải tạo ra một môi trường thuận lợi cả về thể chế lẫn tâm lý xã hội cho sự phát triển của doanh nghiệp mình; tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách cho phù hợp với đặc điểm của kinh tế tư nhân của thành phố Hải Phòng hiện nay. Đồng thời, cần phải tăng cường hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và phát huy có hiệu quả vai trò của các tổ chức quần chúng, các đoàn thể nhân dân, các hiệp hội doanh nghiệp trong sự phát triển kinh tế tư nhân. “Xây dựng thương hiệu, xử lý rủi ro trong kinh doanh, bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp” và “thực sự tôn vinh các doanh nhân có tài và thành đạt, đóng góp nhiều cho xã hội” [1, tr 231-232]. TÀI LIỆU THAM KHÂO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2006) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 231 – 232. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII) 3/6/2017
  9. 390 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP 3. Đảng Cộng sản Việt Nam Nghị quyết số 10, 11 -NQ/TW (3/6/2017) 4. Nguyễn Như Phát (Chủ biên) (2013), Giáo trình Luật kinh tế Việt Nam, Bộ giáo dục và đào tạo, Viện Đại học Mở Hà Nội, Nxb Tư Pháp, Hà Nội. 5. Nguyễn Mạnh Quân (2012), Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty, Đại học Kinh tế Quốc dân, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Thức (2008), Vai trò của nhà nước và vấn đề trách nhiệm xã hội, Tạp chí Triết học, số 6 (205). 7. Vũ Đức Tâm - Minh Lê, Dấu ấn doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng, chuyên mục Doanh nghiệp - Doanh nhân, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp. 8. https://vanhoadoanhnghiepvn.vn/vai-tro-cua-dao-duc-kinh-doanh-trong-phat-trien-doanh- nghiep-thuc-trang-va-giai-phap/ 9. https://enternews.vn/dau-an-doanh-nghiep-tu-nhan-hai-phong 10. https://www.msn.com/vi-vn/money/news/hàng-trăm-công-nhân-lisemco-đòi-thanh-toán- lương-bhxh-công-ty-cam-kết-trả-dần
nguon tai.lieu . vn