Xem mẫu

  1. Thủ thuật đưa tin môi trường Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các cơ quan báo chí đều thừa nhận rằng môi trường là một câu chuyện lớn, và khi có thể, họ luôn chú trọng đăng tải vấn đề này. Đưa tin về môi trường không còn bị coi là thứ "ngoại lai" và không chính thống. Nhưng đây là một công việc phức tạp. Các vấn đề môi trường có liên hệ với các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội học và y tế. Đó là vấn đề mang tính quốc tế, vượt mọi biên giới. Tại các nước đang phát triển, nơi đòi hỏi phát triển đặc biệt mạnh mẽ và có nhiều khả năng gây ra nguy hại mang tính xã hội học,
  2. vấn đề này lại càng trở nên nổi bật. Đưa tin kịp thời và chính xác về vấn đề môi trường vì thế càng cần thiết hơn bao giờ hết. Cuốn cẩm nang "10 thủ thuật đưa tin môi trường" - do Trung tâm các Nhà báo Nước ngoài (Center for Foreign Journalists) và Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (World Wide Fund for Nature) phát hành - cung cấp những thủ thuật hữu dụng cho cả những nhà báo trẻ nhiệt huyết lẫn những phóng viên kinh nghiệm chuyên viết về môi trường. Tuy những ví dụ trong này có vẻ dành cho nhà báo ở các nước đang phát triển nhưng thực ra ở bất kỳ nước nào cũng áp dụng được. Có hai điểm chính cần lưu ý:
  3. 1. Phóng viên phải luôn nghĩ về độc giả. 2. Phóng viên cần phải đặt câu hỏi. Tôi tin tưởng rằng nếu đi theo những nguyên tắc cơ bản trong cuốn sách thì chất lượng của bất kỳ bài viết nào cũng được cải thiện đáng kể. Những nguyên tắc này có vẻ như đơn giản và ai cũng biết, nhưng rất dễ bị lãng quên. Trách nhiệm chính của phóng viên là phục vụ độc giả hoặc khán thính giả. Rất nhiều người dân coi các tin bài trên báo là nguồn thông tin duy nhất của họ để hiểu về sự phức tạp của môi trường. Điều đó có nghĩa là phóng viên còn phải đảm nhiệm vai trò của nhà sư phạm, giải thích những vấn đề kỹ thuật trong khi viết một bài thú vị và dễ hiểu.
  4. Khi phóng viên luôn nghĩ về độc giả, họ sẽ cố gắng viết cho rõ ràng và cung cấp đủ thông tin bối cảnh để bài viết có ý nghĩa hơn. Một số phóng viên lập luận rằng bài viết của họ chỉ nhằm phục vụ một nhóm chuyên gia mà hầu hết không quan tâm đến các tin tức về môi trường. Tôi không đồng ý với quan điểm đó. Hiện nay ai cũng quan tâm đến môi trường. Thật buồn cười khi nhắc nhở phóng viên phải đặt câu hỏi nhiều hơn bởi đó chính là một phần việc tất yếu của họ. Nhưng thực tế nhiều phóng viên không đặt ra đủ câu hỏi và không có được lời giải thích thỏa đáng để bài viết của họ trở nên dễ hiểu với người đọc. Một số phóng viên bị "lỡm" bởi các nguồn tin, hoặc có khi là những tài liệu khoa học rắc rối. Và hậu quả là phóng viên đó
  5. không hỏi được những thông tin mà họ cần: định nghĩa một thuật ngữ, ý nghĩa của một phát hiện, hoặc mức độ thống nhất của giới khoa học về một vấn đề. Trong khi nguồn tin thao thao bất tuyệt, không ít phóng viên cũng gật đầu lia lịa và ra chiều thông hiểu những điều mà nguồn tin nói. Nhiều người rất sợ khi bị coi là không nắm bắt được vấn đề hoặc đưa ra câu hỏi ngớ ngẩn. Nhưng đối với phóng viên, chẳng có câu hỏi nào là ngớ ngẩn cả, chỉ có những câu hỏi không cần thiết mà thôi. Không gì giúp phóng viên hiểu vấn đề tốt hơn là đặt câu hỏi. Bạn có thể thấy xấu hổ khi thừa nhận mình không biết một điều gì đó, nhưng đưa tin cẩu thả còn là điều đáng xấu hổ hơn gấp nhiều lần.
  6. Cuốn sách cung cấp nhiểu thủ thuật, từ cách tìm ra ý tưởng cho bài viết đến cách xử lý các con số, đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản của một phóng viên. Nhưng điều quan trọng hơn mà người viết hy vọng là nó có thể giúp những phóng viên trẻ vững tin vào nghề và những phóng viên kỳ cựu có thêm được niềm phấn khích. Ai đó có thể lập luận rằng để đưa tin về vấn đề môi trường một cách hiệu quả, phóng viên cần có cơ sở dữ liệu trong máy tính, cần máy fax và các bản tin điện tử. Tôi không nghĩ như thế. Tuy công nghệ hiện đại có thể giúp ích rất nhiều, nhưng không ít phóng viên nổi tiếng không cần tới chúng. Điều kiện tiên quyết duy nhất để đưa tin môi trường thật tốt là phải trở thành một phóng viên giỏi.
  7. 10 câu hỏi cho phóng viên khi viết một bài về vấn đề môi trường 1. Tôi đã "địa phương hóa" bài viết này để người đọc thấy gần gũi với nó chưa? 2. Tuần này tôi đã bổ sung thêm các nguồn tin mới vào danh sách của mình chưa? 3. Những khía cạnh quan trọng nhất đã được nhấn mạnh chưa và những chi tiết vụn vặt đã được bỏ đi chưa? 4. Cách trình bày của tôi có rõ ràng và chính xác không? 5. Tôi đã chuyển tải được nội dung câu chuyện tới người đọc chưa? 6. Các con số đã được nêu và so sánh đúng chưa? 7. Các thuật ngữ đã được giải thích chưa?
  8. 8. Tôi đã hỏi và trả lời đủ các câu hỏi chưa? 9. Tôi đã công bằng với các nguồn tin của mình cũng như chủ đề bài viết chưa? 10. Tôi có thể viết bài tiếp theo về vấn đề này như thế nào?
nguon tai.lieu . vn