Xem mẫu

  1. Thủ thuật 7: Nhân cách hóa tin kinh tế Nhưng đó là điều mà các phóng viên kinh tế rất hay quên. Ví dụ, một tạp chí đăng một bài chuyên sâu về trận chiến vì người tiêu dùng trong ngành sản xuất “snack” khoai tây đang rất phát triển ở một quốc gia. Bài báo dẫn lời nhiều quan chức điều hành của các công ty sản xuất đồ ăn nhẹ nhưng lại không có ý kiến của chính người ăn “snack” khoai tây. Một tuần báo kinh doanh ở một quốc gia khác đăng tải một bài dài về môi trường kinh doanh hấp dẫn tại một thành phố. Trong bài báo có phân tích về nhiều chính sách đang được dùng để
  2. khuyến khích các doanh nhân trong thành phố – nhưng không hiểu sao lại không có ý kiến của chính các doanh nhân và những câu chuyện về họ. Hãy so sánh với phần đầu của một bài báo nói về việc thiếu tiền xu: Chiếc xe buýt dừng lại trước một tòa nhà chung cư, và như thường lệ, anh phụ xe nhảy xuống. Nhưng ngay lập tức, anh ta bị những người khách giận dữ vây quanh, người nào cũng giơ tay đòi tiền lẻ. Chẳng thèm để ý, anh phụ xe cứ việc tính toán. Rồi anh đếm số hành khách và chia họ thành hai nhóm. Anh ta lấy từ nắm tiền trong tay trái một tờ 1$ và một tờ 50 xu, và bảo mỗi nhóm, “Các vị tự chia lấy nhé.”
  3. Bài báo tiếp tục giải thích việc thiếu tiền xu khiến cho công việc gặp nhiều khó khăn và đôi khi dẫn tới bạo lực. Bài báo cũng phân tính những nguyên nhân có khả năng dẫn đến tình trạng thiếu tiền xu này. Đây là một bài khá dài với nhiều đất để mô tả về những câu chuyện đối với con người. Đây là một ví dụ hay về cách nắm bắt sự quan tâm của độc giả bằng cách sử dụng “câu dẫn mang tính giai thoại”, một câu chuyện ngắn và cụ thể về những con người thật để mô tả cho trọng tâm lớn hơn của câu chuyện. Tại sao nó lại hiệu quả? Vì người ta thích đọc về những con người. Họ thích đọc những câu chuyện về thành công và thất bại, về sự tranh đua. Họ thích nghe tiếng nói của những người dân thường
  4. qua những câu nói ngắn gọn, màu sắc bằng ngôn ngữ hàng ngày. (Trái ngược với lối nói buồn tẻ, không tự nhiên của các giám đốc công ty trong các thông cáo báo chí.) Họ thích các phần mô tả chi tiết về những con người và sự kiện để có thể hiểu rõ những gì đang xảy ra, giống như là đang xem một bộ phim vậy. Điều này nói chung có thể đạt được với những bài viết dài. Nhưng ngay cả trong các tin kinh tế, phóng viên cũng nên nhìn vấn đề từ góc cạnh nhân văn. Cần cho thấy tin này liên quan đến độc giả ra sao. Độc giả cần phải giải đáp được câu hỏi: Những gì đã xảy ra ảnh hưởng như thế nào đến bản thân tôi? Chẳng hạn, một độc giả bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những diễn biến của hoạt động kinh doanh khi những diễn biến đó tác động
  5. lên giá cả, thuế, hàng hóa trên thị trường hay sức mua của người dân. Bất kỳ tin tức nào liên quan đến một sản phẩm tiêu dùng thì thường có tác động đến độc giả. Ngay cả khi tác động đó không trực tiếp thì độc giả vẫn muốn biết có ảnh hưởng ra sao đến những người khác. Hãy trở lại bài ở trên, nói về việc các chính sách của chính phủ đã khuyến khích doanh nhân ở một thành phố khu vực như thế nào. Nếu gặp phải một bài như thế, bạn sẽ thích đọc bài phỏng vấn một quan chức chính phủ phụ trách về phát triển kinh doanh hơn hay câu chuyện về những khó khăn và thành công của một doanh nhân đang cố gắng mở một hiệu bánh nhỏ? Rõ ràng đây là một câu hỏi không công bằng. Một bài báo về chủ
  6. đề này nên đề cập đến cả hai chuyện. Đúng, chúng ta cần nghe ý kiến của quan chức nọ để hiểu các mục tiêu và kết quả các chính sách của chính phủ. Nhưng chính câu chuyện về ông chủ cửa hàng bánh lại hấp dẫn người đọc. Và câu chuyện về người chủ cửa hàng bánh là điều thường thiếu trong tin kinh tế.
nguon tai.lieu . vn