Xem mẫu

  1. Thủ thuật 5: Biến con số thành câu chuyện Hãy đọc đoạn mở đầu sau đây của một bài báo vào năm 1994 về hoạt động nhập khẩu ôtô: Một cuộc điều tra đặc biệt cho thấy mức nhập khẩu ôtô cũ và ôtô mới trung bình hàng năm thông qua các cảng của quốc gia này đã lên tới mức cao chưa từng thấy.
  2. Từ mức nhập khẩu trung bình 148 xe/tháng vào năm 1990, con số này đã tăng lên 1.430 xe/tháng trong năm nay, và tổng số xe nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm là 8.581 chiếc. Có 1.442 xe ôtô nhập khẩu trong tháng Giêng, 1.556 xe trong tháng 2, 1.602 xe trong tháng 3, 1.579 xe trong tháng 4, 1.389 xe trong tháng 5, và 1.013 xe trong tháng 6. Năm ngoái (1993), có tổng cộng 13.253 xe nhập khẩu, mức trung bình hàng tháng là 1.104 xe. Trong năm
  3. 1992, tổng số xe nhập khẩu qua các cảng Lagos là 7.820 xe, tương đương 652 xe/tháng. Cần lưu ý rằng bài báo này không chỉ đưa các con số nhập khẩu năm 1994. Phóng viên đã đưa chúng vào ngữ cảnh và cho thấy ý nghĩa của chúng bằng cách so sánh với các năm trước. (Nhưng bài báo cũng có phần mạo hiểm khi bắt độc giả đọc quá nhiều con số ngay trong 3 đoạn văn đầu tiên.) Song việc trình bày các con số như vậy cũng không làm cho bài báo hay. Lý do là việc so sánh giữa các năm chưa
  4. đủ để kể trọn vẹn cả câu chuyện. Phóng viên cần phải nhìn lại tất cả các con số và tự hỏi: Thực sự là điều gì đang xảy ra ở đây? Nhìn vào các số liệu sẽ thấy số lượng xe nhập khẩu năm 1994, tuy tỉ lệ trung bình hàng tháng cao nhất cho đến thời điểm đó, nhưng bắt đầu giảm sút từ tháng 4 và tiếp tục chiều hướng đi xuống trong tháng 5 và tháng 6. Thực tế, những con số thống kê cho thấy số lượng xe nhập khẩu đã sụt giảm sau khi đạt mức tăng kỷ lục vào đầu năm.
  5. Nhưng ngay cả kết luận đó cũng không đủ để biến các con số thành câu chuyện có ý nghĩa. Phóng viên cần phải đặt câu hỏi tại sao tiếp sau đợt tăng số lượng xe nhập khẩu lại là tình trạng sụt giảm. Ở phần sau của bài viết, phóng viên trả lời câu hỏi này. Đề cập đến tình trạng sụt giảm nhập khẩu gần đây, bài báo viết “dường như thị trường đang bắt đầu phản ứng với mức thuế nhập khẩu cao hơn mà chính phủ liên bang ban hành với các ôtô nhập khẩu.” Vậy tại sao chính phủ lại đề ra biện pháp mạnh tay này?
  6. Một phần là vì xe nhập khẩu đang đe dọa sự lành mạnh của ngành lắp ráp ôtô nội địa. Điều đó có nghĩa là có thể tiếp tục so sánh các con số thống kê: Việc tăng-giảm số xe nhập khẩu so với sản lượng xe trong nước? Yếu tố này có ảnh hưởng đến yếu tố kia hay không? Bằng cách đặt câu hỏi – và trả lời – phóng viên đã đi xa hơn việc chỉ đơn thuần thông tin về các con số và biến chúng thành một câu chuyện có ý nghĩa. Và ý nghĩa đó, chứ không phải các con số, là điều cần nêu lên cho độc giả ở các đoạn văn đầu tiên.
  7. Trước các con số thống kê “thô”, một phóng viên cần đặt câu hỏi: Chúng có ý nghĩa gì? Đối với độc giả, câu trả lời cho câu hỏi đó quan trọng hơn một đống số liệu. Câu trả lời sẽ làm cho các số liệu này trở nên dễ hiểu và hấp dẫn./.
nguon tai.lieu . vn