Xem mẫu

  1. Thủ thuật 3: Sử dụng các con số một cách có chọn lọc Có vẻ như đây là lời khuyên kỳ cục đối với một phóng viên kinh tế, bởi nguyên liệu cho bài báo của họ thường là những con số thống kê. Nhưng hầu hết các độc giả thấy những con số này “khô không khốc” và khó hấp thu nổi. Hãy thử hỏi bất kỳ ai từng kiên nhẫn “soi” mấy trang liền toàn bảng biểu thống kê. Rõ ràng, một bài báo với đầy những con số sẽ hết sức buồn tẻ và khó hiểu. Chúng ta hãy đọc đoạn đầu của một bài báo sau đây: Mặc dù hơn 13 triệu chiếc xe đạp sản xuất nội địa đang được chất đầy kho, các nhà sản xuất đang đặt hy vọng vào thị
  2. trường thế giới và cho rằng kinh doanh sẽ phục hồi. Từ tháng Giêng đến tháng 9 năm nay, nước này đã xuất khẩu 1,6 triệu chiếc xe đạp, đạt kim ngạch 67 triệu $: số lượng xe cao hơn 72% và kim ngạch cao hơn 87,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo báo cáo thống kê của Tổng cục Hải quan, chỉ riêng trong tháng 9, nước này đã xuất khẩu 294.000 chiếc xe đạp, đạt kim ngạch 11 triệu $. Năm ngoái, nước này sản xuất hơn 40 triệu chiếc xe đạp, trong đó xuất khẩu 2,53 triệu chiếc. Xuất khẩu xe đạp chiếm khoảng 5% tổng kim ngạch sản xuất của nước này mỗi năm.
  3. Bốn đoạn trên đầy thông tin, thậm chí là quá nhiều thông tin. Một độc giả nhìn vào tờ báo có thể bắt đầu từ bài báo này, rồi cau mày dừng lại trong khi bộ não cố gắng hấp thu các số liệu. Choáng ngợp với những con số này, có thể độc giả sẽ lật sang trang khác. Ở đây, phóng viên cần lựa chọn một vài con Đọc thêm: số có thể hỗ trợ tốt nhất ý kiến của anh ta rằng các nhà sản xuất xe đạp của nước này Các thủ thuật viết đang hy vọng xuất khẩu sẽ giúp tăng doanh tin kinh tế số. Nếu cần thiết, có thể đưa thêm một số con số bổ sung ở gần cuối bài viết, dành cho những độc giả quan tâm đến các chi tiết. Nhồi nhét quá nhiều con số ngay phần đầu của bài báo thì chẳng
  4. khác nào làm nhụt chí hầu hết các độc giả, khiến họ chẳng còn hứng thú đọc tiếp. Nhưng tại sao nhiều phóng viên thường chất đầy bài báo của họ bằng những con số thống kê? Một lý do là họ muốn chứng tỏ với độc giả (hoặc biên tập viên!) rằng họ đã phải vất vả thế nào để thu thập được những số liệu đó. Và họ muốn đưa tất cả các con số vào bài viết. Nhưng cần sử dụng các số liệu một cách có lựa chọn, nếu không chúng sẽ làm cho độc giả “ong đầu”. Các độc giả bình thường không cần tất cả các con số đó, còn các chuyên gia thì lại biết cả rồi.
  5. Có một bài báo khá hay nói về việc sản lượng nông nghiệp của một quốc gia bị giảm ra sao trong khi chính phủ đang cố gắng giảm lượng lương thực nhập khẩu. Đoạn giữa bài báo như sau: Sản lượng ngô là 694.000 tấn trong năm 1983, 1,05 triệu tấn vào năm 1984, 1,01 triệu tấn vào năm 1985 và 1,3 triệu tấn vào năm 1986. Trong năm 1987, con số này giảm xuống còn 1,2 triệu tấn, tức giảm 10% so với sản lượng của năm trước. Đối với kê cũng vậy. Sản lượng năm 1983 là 2,7 triệu tấn, năm 1984 là 3,3 triệu tấn, năm 1985 là 3,6 triệu tấn, năm 1986 là 4,1 triệu tấn và năm 1987 là 3,9 triệu tấn, giảm 5%... Và cứ thế với 3 loại nữa là lúa miến, củ mài và lúa. Tuy danh mục đầy đủ các con số thống kê này hỗ trợ cho quan điểm của phóng viên, nhưng nó làm cho bài báo bị sa lầy. Vì một bài báo không phải là một chuyên luận học thuật, hầu hết các độc giả chỉ cần
  6. một ví dụ để minh họa ý kiến của người viết: “Chẳng hạn, sản lượng ngô đã giảm 10% xuống còn 1,2 triệu tấn trong năm 1987.” Nếu phóng viên và biên tập viên cho rằng độc giả cần biết tất cả các số liệu thì có thể dùng bảng biểu, đồ thị để trình bày và như thế sẽ dễ hiểu hơn nhiều. Đôi khi dường như các phóng viên bị ám ảnh bởi các con số, như thể họ đang phải liệt kê số biển đăng ký xe ôtô hoặc số sêri séc ngân hàng vậy. Ở những nước mà chính phủ luôn nghi ngờ tính chính xác của báo chí thì có lẽ điều này là cần thiết. Nhưng thông thường những thông tin đó chẳng tạo thêm sức nặng bao nhiêu cho một bài báo ngoài việc chứng tỏ rằng phóng viên đã có cố gắng khi viết bài.
  7. Khi sử dụng các con số, đôi khi có thể làm tròn hoặc đưa ra con số xấp xỉ. Rõ ràng, sự chính xác là cần thiết trong nhiều lĩnh vực tin kinh tế; chẳng hạn với giá cổ phiếu và giá tiêu dùng, những biến động rất nhỏ cũng có ý nghĩa quan trọng. Nhưng trong nhiều trường hợp, phóng viên có thể nói “khoảng một nửa” hơn là “49%,” hoặc “gần gấp ba lần” thay cho “tăng 295%.” Trong bài báo về xe đạp nêu trên chẳng hạn, phóng viên có thể nói kim ngạch xuất khẩu tăng “gần 90%” hơn là “87,8%.” Các nhà kinh tế cần biết con số chính xác, còn độc giả nói chung không cần. Tôi phải nhấn mạnh rằng các phóng viên không nên lấy lời
  8. khuyên này để biện minh cho việc cẩu thả với các con số. Cần phải luôn luôn kiểm tra thật kỹ các con số. Điều này đặc biệt quan trọng trong đưa tin kinh tế, bởi một con số đăng sai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thị trường tài chính. Sự chính xác là mục tiêu của tất cả các phóng viên và nó lại càng đặc biệt quan trọng đối với một phóng viên kinh tế./.
nguon tai.lieu . vn