Xem mẫu

  1. Thủ thuật 3: Chuẩn bị trước Chìa khóa để đưa tin tốt về vấn đề môi trường là chuẩn bị trước thật kỹ, dù là phóng viên mới vào nghề hày phóng viên kỳ cựu. Những phóng viên mới phụ trách vấn đề môi trường có thể thấy choáng ngợp với những sự phức tạp khi chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn hay hội thảo. Song các “tân binh” này có thể được tha thứ về việc không biết tất cả những khía cạnh của lĩnh vực mà họ phụ trách. Chẳng hạn, nếu nguồn tin nói đến “Ủy ban Brundtland” – tức một ủy ban của Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển – và bạn là một phóng viên mới bước vào lĩnh vực môi trường thì đừng e ngại đặt câu hỏi nếu bạn không biết về ủy ban đó. Phóng viên phải luôn sẵn sàng, và có khả năng, đặt câu
  2. hỏi. Trong khi đó, những phóng viên đã có vài năm kinh nghiệm đưa tin về môi trường được trông đợi là sẽ hiểu biết hơn về nhiều vấn đề cũng như thuật ngữ trong ngành này. Một phóng viên môi trường kỳ cựu mà còn hỏi nguồn tin về “Ủy ban Brundtland” thì có thể sẽ bị giảm uy tín đáng kể. Những phóng viên sau mấy năm đưa tin về môi trường vẫn không hiểu rõ về các vấn đề cơ bản có thể sẽ bị coi là lười nhác và không chịu học hỏi để theo kịp những diễn biến mới nhất. Một vài phóng viên có thể lập luận rằng họ không cần phải học về môn này. Một số người sẽ nói rằng họ không có thời gian rỗi để học khi phải đưa tin về một lĩnh vực rộng lớn như môi trường,
  3. nhất là khi họ vừa phải phụ trách lĩnh vực môi trường, thỉnh thoảng lại còn phải viết về các lĩnh vực khác. Rất ít người làm báo có bằng cấp về khoa học bởi hầu hết các phóng viên vốn tốt nghiệp các ngành xã hội, và việc nhiều phóng viên môi trường không có kiến thức nền về lĩnh vực này là điều dễ hiểu. Một cách để nâng cao kiến thức là theo các khóa học nhập môn về môi trường và sinh thái tại một trường đại học. Nhưng cách này không dễ thực hiện bởi các phóng viên thường quá bận rộn. Các nguồn tin thường quan niệm rằng phóng viên đã hiểu hết về lĩnh vực của họ. Nhưng môi trường là một chủ đề quá lớn rộng, không thể nào biết hết mọi thứ được. Cách học tốt nhất là đặt câu
  4. hỏi và giải thích các câu trả lời một cách rõ ràng, chính xác. Kể cả những phóng viên kinh nghiệm cũng có thể sử dụng thủ thuật này khi muốn tìm hiểu thông tin mới. Phóng viên có trách nhiệm tự học để có thể “dạy” độc giả của họ. Họ có thể tham dự các hội thảo, hội nghị chuyên đề, đọc sách và các tạp chí chuyên ngành, tìm hiểu các thông tin cơ bản thông qua các nhà khoa học hay chuyên gia, và trò chuyện với những đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm. Và các phóng viên cũng nhớ giữ lại những thông tin họ ghi lại được để tham khảo sau này. Luôn nhớ rằng học về một môn học mới có thể mất thời gian nhưng về lâu dài nó có thể giúp cho cả sự nghiệp. Phóng viên biết càng nhiều thì họ càng nhanh chóng nhận ra những khía
  5. cạnh chính của một câu chuyện. Và rõ ràng, những phóng viên nắm vững kiến thức về lĩnh vực của mình có nhiều khả năng viết những bài hay và có tác dụng giáo dục với công chúng hơn. Một phóng viên bị tiếng là không chuẩn bị kỹ có nguy cơ bị từ chối trả lời phỏng vấn trong tương lai. Những phóng viên kinh nghiệm phải nghiên cứu rất nhiều trước khi phỏng vấn hay tham dự hội thảo, tìm hiểu kỹ về chủ đề cũng như những thông tin cơ bản về đối tượng sẽ phỏng vấn. Một phóng viên được 20 phút phỏng vấn một nhà khoa học nổi tiếng thế giới không thể phí phạm thời gian để hỏi những câu như “Tên ông viết như thế nào?” hoặc “Ông có thể giải thích về hiệu ứng nhà kính không?”
nguon tai.lieu . vn