Xem mẫu

  1. TAP CHI SINH HOC 2019, 41(2se1&2se2): 385–392 DOI: 10.15625/0866-7160/v41n2se1&2se2.14186 VEGETATIVE PROPOGATION EXPERIMENT OF Heliciopsis lobata (Merr.) Sleum. Nguyen Thi Van Anh*, Bui Van Thanh Institute of Ecology and Biological Resources, VAST, Vietnam Received 12 August 2019, accepted 28 September 2019 ABSTRACT The fruits of ghost hand are harvested in September–October, the best seed quality when they ripe. We have used 8 experiment recipes with the methods of handling of different seeds, each experiment is repeated 3 times with 90 seeds. Fresh seed are processed by soaking in water 24 hours at 40oC for high germination rate up to 78,88%. With this temperature, the highest germination rate is in 50–60 days. At the high temperature, the speed of germination is quick and eariler than the seed not treated and soaking in the common temperature. The humidity had lots of effect to the seed ability. When seeds dry (humidity = 0), the germination rate is 0%, so seeds should be processed immediately after harvesting, or finding a preserve reasonable method to retain the moisture of the seeds. Keywords: Heliciopsis lobata, germination rate, vegetative propogation. Citation: Nguyen Thi Van Anh, Bui Van Thanh, 2019. Vegetative propogation experiment of Heliciopsis lobata (Merr.) Sleum.. Tap chi Sinh hoc, 41(2se1&2se2): 385–392. https://doi.org/10.15625/0866-7160/v41n2se1&2se2.14186. * Corresponding author email: vananh0804@gmail.com ©2019 Vietnam Academy of Science and Technology (VAST) 385
  2. TAP CHI SINH HOC 2019, 41(2se1&2se2): 385–392 DOI: 10.15625/0866-7160/v41n2se1&2se2.14186 THỬ NGHIỆM NHÂN GIỐNG CÂY BÀN TAY MA (Heliciopcis lobata (Merr.) Sleum. BẰNG HẠT Nguyễn Thị Vân Anh*, Bùi Văn Thanh Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Việt Nam Ngày nhận bài 12-8-2019, ngày chấp nhận 28-9-2019 TÓM TẲT Thử nghiệm nhân giống cây Bàn tay ma Heliciopsis lobata (Merr.) Sleum. bằng hạt được tiến hành tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh. Để có chất lượng hạt tốt nhất, quả chín được thu hái vào tháng 9, 10. Thực nghiệm đã tiến hành 8 công thức thí nghiệm với 3 lần lặp lại, bằng các biện pháp xử lý hạt giống khác nhau. Kết quả cho thấy, hạt tươi được xử lý bằng cách ngâm trong nước 24 giờ ở nhiệt độ 40ºC có tỷ lệ nẩy mầm cao nhất, lên tới 78,88%. Với nhiệt độ này, tỷ lệ nẩy mầm cao nhất trong khoảng thời gian 50–60 ngày. Ở nhiệt độ 40ºC hoặc 60ºC, tốc độ nảy mầm của hạt nhanh hơn và quá trình nẩy mầm kết thúc sớm hơn so với hạt không qua xử lý và hạt ngâm ở nhiệt 20–25ºC. Độ ẩm hạt có ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng nảy mầm, hạt có độ ẩm 15,88% tỷ lệ nẩy mầm là 0%, vì vậy, hạt sau khi thu hái cần được xử lý nhân giống ngay. Từ khóa: Cây Bàn tay ma, nhân giống bằng hạt, khả năng nảy mầm. *Địa chỉ email liên hệ: vananh0804@gmail.com MỞ ĐẦU tế số lượng cá thể loài này đang giảm mạnh do việc khai thác không hợp lý. Cho đến Cây Bàn tay ma, Heliciopsis lobata nay chưa có nghiên cứu nào đề cập đến về (Merr.) Sleum., thuộc họ Quắn hoa ươm, trồng hay nhân giống về loài cây này. (Proteaceae) (Phạm Hoàng Hộ, 2000), còn Bài báo này đưa ra kết quả thử nghiệm nhân có tên gọi khác là Co mừ phi (tiếng Tày) là giống bàn tay ma từ hạt, góp phần làm cơ sở một loài cây mọc hoang trong rừng. Cây này cho việc bảo tồn một trong những cây dược thường dùng để chữa các bệnh lý về gan, liệu có giá trị. thận, lao hạch (Viện dược liệu, 2003). Đặc biệt, cây Bàn tay ma là vị thuốc chính trong VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN hầu hết các các đơn thuốc chữa bệnh về gan CỨU của các lương y nổi tiếng ở các tỉnh Cao Vật liệu được sử dụng trong trồng thử Bằng, Bắc Kạn (Nguyễn Thị Phương Lan, nghiệm là hạt thu từ quả chín của loài Bàn 2010). Trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tay ma (Heliciopsis lobata) được thu trong các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Ngân Sơn, tự nhiên trên cây khỏe mạnh, không nhiễm Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn, cây Bàn tay ma sâu bệnh tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang được sử dụng khá phổ biến để chữa các và huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn vào tháng bệnh về gan với các dấu hiệu như chướng 10 năm 2018. bụng, vàng da bằng cách đun uống hay tắm. Hiện nay, có nhiều loại dược liệu không rõ Địa điểm trồng thử nghiệm tại Trạm Đa nguồn gốc đang bán trên thị trường, dùng dạng sinh học Mê Linh, thời gian thực hiện từ làm thuốc với tên gọi bàn tay ma. Trên thực tháng 10 năm 2018 đến tháng 6 năm 2019. 386
  3. Thử nghiệm nhân giống cây Phƣơng pháp nhân giống CT 6: Ngâm hạt tươi (độ ẩm trung bình Sử dụng phương pháp nhân giống cây 50,19%) trong nước có nhiệt độ phòng trong rừng, cây thuốc theo Dương Mộng Hùng 24 h sau đó ủ trong cát sạch; (2005), Nguyễn Duy Minh (2009) và Nguyễn CT 7: Ngâm hạt khô (độ ẩm trung bình Hoàng Nghĩa (2001). 15,88%) với nước có nhiệt độ phòng trong 24 Thử nghiệm nhân giống được tiến hành h sau đó ủ trong đất vườn; với 2 lô thí nghiệm: CT 8: Ngâm hạt khô (độ ẩm trung bình Thí nghiệm 1 (TN1) với hạt tươi, chia 15,88%) với nước ở nhiệt độ phòng trong 24 h thành 4 công thức thí nghiệm, 30 hạt/1 công sau đó ủ trong cát sạch. thức x 3 lần lặp lại, tổng số gồm 360 hạt được Hạt sau khi nảy mầm được đưa vào bầu trồng thử nghiệm. Hạt được thử nghiệm theo các biện pháp xử lý khác nhau. có kích thước 15 cm × 25 cm với thành phần ruột bầu là đất lấy ở vườn cây thuốc CT 1: Hạt tươi nguyên, không qua xử lý, ủ của Trạm có thành phần cơ giới nhẹ, tơi trong cát ẩm ở nhiệt độ phòng 20 ± 5oC; xốp, tính năng giữ nước và độ phì tốt, không CT 2: Ngâm hạt trong nước có nhiệt độ có cỏ dại và sâu bệnh trộn với phân hữu cơ phòng 20 ± 5oC trong thời gian 24 h, sau đó ủ vi sinh với tỷ lệ 80% đất màu + 20% phân trong cát ẩm ở nhiệt độ phòng 20 ± 5oC; hữu cơ vi sinh. CT 3: Ngâm hạt trong nước ấm có nhiệt Xử lý số liệu độ 40ºC trong thời gian 24 h, sau đó ủ trong cát ẩm ở nhiệt độ phòng 20 ± 5oC; Để xác định độ ẩm của hạt, lấy ngẫu nhiên 10 hạt trong tổng số hạt mẫu, tách vỏ hạt lấy CT 4: Ngâm hạt trong nước ấm có nhiệt độ 60oC trong thời gian 24 giờ, sau đó ủ trong nhân hạt để mang sấy. Mỗi hạt lấy khoảng cát ẩm ở nhiệt độ phòng 20 ± 5oC. 5,00 g sấy ở nhiệt độ 70ºC, cân khối lượng hạt sấy sau 2 h/lần cho đến khi khối lượng hạt Thí nghiệm 2 (TN2): Ảnh hưởng của không đổi ở 3 lần liên tiếp. độ ẩm hạt và giá thể đến sự nảy mầm của hạt theo 4 công thức thí nghiệm, với 30 Sau khi sấy và cân, sự hao hụt khối lượng hạt/1 công thức × 3 lần lặp lại, tổng số gồm hạt ban đầu so với hạt sau sấy chính là lượng 360 hạt được trồng thử nghiệm. Hạt được nước tự do trong hạt bị mất đi trong quá trình thử nghiệm theo các biện pháp xử lý sấy khô. Độ ẩm trung bình trong hạt tươi khác nhau. 50,19%; độ ẩm hạt khô trong thí nghiệm còn CT 5: Ngâm hạt tươi (độ ẩm trung bình 15,88%. 50,19% với nước có nhiệt độ phòng trong 24 Thế nảy mầm của hạt được tính theo công h sau đó ủ trong đất vườn; thức: Tæng sè h¹t n¶y mÇm trong 1/3 thêi gian ®Çu cña thêi kú n¶y mÇm ThÕ h¹t n¶y mÇm %  Tæng sè h¹t kiÓm nghiÖm  100 Chỉ số nảy mầm của hạt tính theo công thức: Chỉ số nảy mầm = tỷ lệ nảy mầm × thế nẩy mầm Độ ẩm của hạt được tính theo công thức: Khèi l­îng h¹t ban ®Çu  Khèi l­îng h¹t sau sÊy §é Èm %   100 Khèi l­îng h¹t ban ®Çu 387
  4. Nguyen Thi Van Anh, Bui Van Thanh KẾT QUẢ Điều này cho thấy khi xử lý hạt ở nhiệt độ cao Thử nghiệm nhân giống hơn, tốc độ nẩy mầm nhanh hơn. Ngoài ra, tốc độ nảy mầm của hạt nhanh sẽ tránh được Tỷ lệ nảy mầm những rủi ro trong môi trường ươm trồng như Hạt của cây bàn tay ma (H. lobata) bắt nấm mốc gây thối hạt, vì vậy ở CT3. tỷ lệ nảy đầu nảy mầm vào ngày thứ 50 sau khi ươm, mầm lớn nhất; ở CT 4, hiệu quả nẩy mầm nảy mầm mạnh trong khoảng 10 ngày từ ngày thấp nhất. Như vậy, nhiệt độ cao có tác động thứ 50 đến ngày thứ 60. Sau khi gieo hạt được tổn thương đến phôi điều này dẫn tới việc làm 50 ngày, ở CT3 số lượng hạt nẩy mầm cao giảm khả năng nẩy mầm của hạt (bảng 1–2, nhất với tổng số 38 hạt trên 90 hạt nghiên cứu hình 1). Theo kết quả thí nghiệm sau 90 ngày (hình 1). Trong CT1 và 2, số hạt nảy mầm ở theo dõi hạt cho đến ngày thứ 100 cho thây thời điểm 60 ngày cao hơn thời điểm 50 ngày, thấy các hạt đã ngừng nảy mầm. tuy nhiên, với CTTN3 và 4, kết quả ngược lại. Hình 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý hạt bàn tay ma đến khả năng nảy mầm Bảng 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý hạt bàn tay ma đến khả năng nảy mầm Thời gian CT1 CT2 CT 3 CT 4 (ngày) Lần Lần TB Lần Lần Lần TB Lần Lần Lần TB Lần Lần Lần TB Lần 3 1 2 (Hạt) 1 2 3 (Hạt) 1 2 3 (Hạt) 1 2 3 (Hạt) 40 0 0 0 0,00 0 0 0 0,00 0 0 0 0,00 0 0 0 00 50 5 6 4 5,00 8 7 4 3,33 13 12 12 12,33 12 12 10 7,66 60 9 11 11 10,33 11 12 9 10,66 8 10 10 9,33 5 4 6 4,99 70 2 3 3 2,66 2 3 5 3,33 3 2 1 2,00 1 0 2 1,00 80 1 0 0 0,33 1 0 1 0,66 0 0 0 0,00 0 0 0 0,00 90 0 0 0 0,00 0 0 0 0,00 0 0 0 0,00 0 0 0 0,00 Tổng 17 20 18 18,33 21 22 19 18 24 24 23 23,66 18 16 18 17,66 Bảng 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý hạt đến thế nảy mầm và chỉ số nảy mầm Công thức thí nghiệm Tỷ lệ nảy mầm (%) Thế nảy mầm (%) Chỉ số nảy mầm CT 1 61,11 26,00 1588,86 CT 2 68,88 29,33 2020,25 CT 3 78,88 50,44 3978,70 CT 4 57,77 42,22 2439,05 388
  5. Thử nghiệm nhân giống cây Bảng 3. Ảnh hưởng của độ ẩm hạt và giá thể đến hiệu quả nảy mầm Thời gian CT 5 CT 6 CT 7 CT 8 (ngày) Lần Lần Lần TB Lần Lần Lần TB Lần Lần Lần TB Lần Lần Lần TB 1 2 3 (Hạt) 1 2 3 (Hạt) 1 2 3 (Hạt) 1 2 3 (Hạt) 40 0 0 0 0,00 0 0 0 0,00 0 0 0 0,00 0 0 0 0,00 50 1 1 2 1,33 5 4 5 5,66 0 0 0 0,00 0 0 0 0,00 60 5 3 5 4,32 14 12 11 12,32 0 0 0 0,00 0 0 0 0,00 70 9 9 10 9,33 2 6 3 3,66 0 0 0 0,00 0 0 0 0,00 80 5 5 5 4,99 1 0 1 0,33 0 0 0 0,00 0 0 0 0,00 90 0 0 0 0,00 0 0 0 0,00 0 0 0 0,00 0 0 0 0,00 Tổng 20 18 22 20,00 22 22 20 21,33 0 0 0 0,00 0 0 0 0,00 Bảng 4. Ảnh hưởng của độ ẩm hạt và giá thể đến thế nảy mầm và chỉ số nảy mầm Công thức thí nghiệm Tỷ lệ nảy mầm (%) Thế nảy mầm (%) Chỉ số nảy mầm CT 5 66,66 13,55 903,24 CT 6 71,11 26,0 1.848,86 CT 7 0,00 0,00 0,00 CT 8 0,00 0,00 0,00 Hình 2. Ảnh hưởng của độ ẩm hạt và giá thể đến hiệu quả nảy mầm Sau 90 ngày hạt nảy mầm tiếp tục theo dõi CT 5 giá thể là đất vườn ươm cho tỷ lệ nảy hạt đến ngày thứ 100 thấy các hạt đã ngừng mầm là 66,66%, tốc độ nảy mầm chậm hơn so nảy mầm, cho thấy hạt cây kết thúc nảy mầm với CT 6 với thế nảy mầm đạt 13,55% và chỉ sau 90 ngày. số nảy mầm đạt 903,24, hạt nảy mầm tập Trong các công thức thí nghiệm với giá trung vào ngày thứ 60–70, nảy mầm mạnh vào thể và độ ẩm của hạt khác nhau, tỷ lệ nảy ngày thứ 70. Điều này cho thấy, trong môi mầm, thế nảy mầm và chỉ số nảy mầm khác trường cát ẩm hạt ít bị những tác động xấu từ nhau. Ở CT 5 và CT 6 tiến hành với hạt tươi môi trường như nấm mốc, vi khuẩn so với cho ra kết quả tỷ lệ nảy mầm tương đối cao và môi trường đât vườn, từ đó tạo điều kiện cho tốc độ nảy mầm khác nhau. Hạt được xử lý ủ hạt nẩy mầm với tỷ lệ cao hơn (bảng 3–4, vào cát cho tỷ mầm lệ nảy mầm cao nhất ở CT hình 2). 6 đạt 71,11%, tốc độ nảy mầm nhanh với thế Ở CT7 và CT8 hạt khô được tiến hành thí nảy mầm đạt 26,0% và chỉ số nảy mầm đạt nghiệm với hiệu quả nảy mầm và tỷ lệ nảy 1.848,86, hạt nảy mầm chủ yếu vào vào ngày mầm đều bằng 0 cho thấy độ ẩm của hạt đã thứ 50–60, nảy mầm mạnh ở ngày thứ 60. Ở ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng nảy mầm của 389
  6. Nguyen Thi Van Anh, Bui Van Thanh hạt. Hạt khô có thủy phần thấp dù vẫn được quản hạt tươi bằng các phương pháp bảo quản xử lý nhưng đã mất đi khả năng nảy mầm do để giữ độ ẩm cho hạt, không làm hạt bị giảm phôi bị chết. khả năng nảy mầm hoặc bị chết phôi. Như vậy, để đạt được hiệu quả cao trong Với các hạt đã qua xử lý, hạt nảy mầm có nhân giống cây Bàn tay ma, xử lý và gieo hạt mầm rễ trắng và dài từ 5–7 cm, lúc này, hạt ngay khi hạt còn tươi nguyên sẽ cho kết quả mới bắt đầu nảy mầm thành cây non, hạt ủ nhân giống đạt cao. trong đất vườn có mầm rễ chuyển sang màu Đánh giá hiệu quả nhân giống vàng ngà, mầm còn ngắn, chỉ từ 2–4 cm và Sự biến thiên tỷ lệ nảy mầm của các công mầm cây con bắt đầu mọc. thức trong cả 2 thí nghiệm được thể hiện ở hình 3. Có thể thấy, trong cả 8 công thức thí nghiệm, CT 3 cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất, đạt 78,88%, như vậy, phương pháp xử lý hạt ở công thức thí ngiệm này phù hợp trong nhân giống cây Bàn tay ma bằng hạt. Hình 5. Hạt ủ trong cát ẩm Hình 3. Tỷ lệ nảy mầm của các công thức thí nghiệm Ở thí nghiệm 1 (TN1), phương pháp xử lý hạt khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng nảy mầm của hạt, ở CT 3 hạt được ngâm ở nhiệt độ 40ºC cho tỷ lệ nảy mầm, thế nảy mầm và chỉ số nảy mầm cao nhất với các giá trị tương ứng 78,88%, 50,44% Hình 6. Hạt ủ trong đất vườn và 3.978,70. Ở thí nghiệm 2 (TN2), trong CT 5, hạt tươi được ngâm với nước có nhiệt độ phòng, ủ trong đất vườn và trong CT 6 hạt tươi được ngâm trong nước có nhiệt độ phòng, ủ trong cát sạch với tỷ lệ nảy mầm, thế nảy mầm và chỉ số nảy mầm đạt lần lượt là 66,66%; 13,55%; 903,24 và 71,11%; 26,00%; 1.848,86. Như vậy, để đạt được hiệu quả cao trong nhân giống cây Bàn tay ma, khi hạt còn tươi nguyên nên xử lý và gieo hạt ngay để hiệu quả nhân giống đạt cao. Hoặc trong trường hợp chưa đủ điều kiện nhân giống ngay, nên bảo Hình 7. Nhân hạt khô 390
  7. Thử nghiệm nhân giống cây Theo dõi quá trình tăng trƣởng của cây con môi trường mới. Sau 60 ngày, cây đã có sự trong vƣờn ƣơm phát triển rõ rệt, chiều cao trung bình của Bảng 6 cho thấy, cây con trong vườn cây từ 4,01–5,4 cm, đường kính tăng thêm ươm có tỷ lệ sống cao, đạt 100% sau 90 ngày 0,65 mm trong 90 ngày, sau thời gian này, theo dõi và phát triển bình thường đồng đều cây tiếp tục phát triển bình thường. Kết quả qua quá trình chăm bón trong vườn. Trong này cho thấy cây con nhanh thích nghi khi 30 ngày đầu khi mới vào đất, chưa nhận rõ chuyển từ bầu ra vườn ươm, đặc biệt môi được sự phát triển về chiều cao của cây do trường vườn ươm có điều kiện đất, nhiệt độ trong thời gian này, cây chưa thích nghi với và độ ẩm phù hợp. Bảng 6. Tỷ lệ sống và tăng trưởng của cây con trong vườn ươm Tỷ lệ cây Tỷ lệ cây Chiều cao trung bình (cm) Đường kính trung bình (mm) Tổng số sống khi sống khi Khi mới Khi mới cây trồng vào bầu ra vườn đưa vào 30 60 90 đưa vào 30 60 90 (cây) ngày ngày ngày ngày ngày ngày (%) (%) trồng trồng 50 100 100 25,21 26,90 32,30 36,31 5,62 5,73 6,01 6,27 Ghi chú: Chiều cao cây được đo từ phần sát mặt đất tới ngọn; đường kính phần cổ rễ. Hình 8. Cây con còn trong bầu Hình 10. Cây con sau 15 ngày KẾT LUẬN Phương pháp xử lý hạt tươi cây Bàn tày ma (H. lobata) bằng cách ngâm trong nước có nhiệt độ 40ºC trong 24 giờ, ủ trong cát ẩm là phương pháp cho tỷ lệ nảy mầm, thế nảy mầm và chỉ số nảy mầm cao nhất trong các thí nghiệm, giá trị tương ứng là 78,88%, 50,44% Hình 9. Kiểm tra kích thước cây và 3978,70. 391
  8. Nguyen Thi Van Anh, Bui Van Thanh Hạt khô mất hoàn toàn khả năng nảy Võ Văn Chi,1999. Từ điển cây thuốc Việt mầm, vì vậy, nhân giống tốt nhất cây Bàn tày Nam. Nxb Y học, TP HCM: 70. ma bằng hạt ngay sau khi thu hoạch quả, để Nguyễn Thị Phương Lan, 2010. Nghiên cứu giữ lâu được khả năng này mầm của hạt cần các thành phần hóa học của lá cây Bàn tay có biện pháp bảo quản tốt nhằm giữ được độ ma (Heliciopsis lobata (Merr.) Sleum) họ ẩm của hạt. Proteaceae ở Cao Bằng. Luận văn Th.S Để cây sinh trưởng và phát triển tốt khi Hóa học, Trường Đại học Sư Phạm - Đại đưa cây con từ bầu ra vườn ươm cần tạo điều học Thái Nguyên. kiện về thổ nhưỡng và khí hậu của vườn ươm Dương Mộng Hùng 2005. Kỹ thuật nhân phù hợp. giống cây rừng, Nxb Nông nghiệp, Lời cảm ơn: Tác giả bài báo xin trân thành Hà Nội. cảm ơn đề tài “Thử nghiệm nhân giống loài Duy Minh 2009, Cẩm nang Kỹ thuật nhân Bàn tay ma (Heliciopsis lobata (Merr.) giống cây (Gieo hạt, chiết cành, giâm cành, Sleum.) tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh”. ghép cành). Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Mã số IEBR.ThST.1-19. Nguyễn Hoàng Nghĩa 2001. Nhân giống vô TÀI LIỆU THAM KHẢO tính và trồng rừng vô tính. Nxb Nông Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Như Khanh,1979. nghiệp, Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu thực vật, tập 1, Huaxing Qui, Peter H.Weston, 2003. Nxb. Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. (Tài Proteace, In:Wu Z.Y, Raven P.H. & Hong liệu dịch dịch từ tiếng Nga). D.Y (eds), Flora of China, 5, pp. 192–199, Nông Phúc Chinh,2009. Cây bàn tay ma – cây Science Press, Beijing & Missouri thuốc chữa gan thận độc đáo của đồng bào Botanical Gaden Press, Louis. các dân tộc Bắc Kạn. Tạp chí Dược liệu Orchard A. E., 1995. Flora of Autralia, và cuộc sống, (8): 142. CSIRO publishing, 16. 392
nguon tai.lieu . vn