Xem mẫu

  1. HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC 2021 - AVS2021: 116-125 THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG BỘ CÔNG CỤ PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC VÀ SƠ ĐỒ HÓA HỆ THỐNG MỘT SỨC KHỎE (OH-SMART) VÀO MÔ HÌNH QUẢN LÝ THỊT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2021 Trần Phạm Tiến Thịnh*, Vũ Phương Thảo1, Phạm Đức Phúc2 và Lê Thanh Hiền1 Tóm tắt Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) là thành phố lớn với nguồn cung thịt động vật đa dạng nhằm phục nhu cầu tiêu thụ của người dân. Những vấn đề liên quan đến thịt bẩn do vấy nhiễm các mối nguy hại trong an toàn thực phẩm thường xảy ra và cần được quản lý chặt chẽ. Mục đích của nghiên cứu này là áp dụng bộ công cụ phân tích nguồn lực và sơ đồ hóa hệ thống Một sức khỏe (OH-SMART) để tìm hiểu sự phối hợp quản lý của các cơ quan nhà nước trong việc đảm bảo chuỗi cung ứng thịt sạch tại Tp. HCM. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng, một số khả năng cải thiện được xác định trong hệ thống quản lý, bao gồm việc tạo kênh thông tin trực tiếp kết nối giữa cơ quan quản lý động vật và cơ quan quản lý sản phẩm động vật, thành lập mạng lưới hệ thống phòng lab của các ngành khác nhau trong việc phối hợp phân tích rủi ro trong chuỗi cung ứng động vật và sản phẩm động vật, chuyển đổi mô hình từ “thanh tra - xử phạt” sang “hợp tác - tự kiểm tra”; đào tạo nâng cao năng lực điều tra ngộ độc thực phẩm và các năng lực cốt lõi Một sức khỏe. Tóm lại, quản lý chuỗi cung ứng thịt hiện nay giữa các cơ quan chưa có sự kết nối chặt chẽ và công cụ OH-SMART có thể dùng để hỗ trợ cho quá trình phân tích. Từ khóa: Chuỗi cung ứng thịt; quản lý chuỗi thịt an toàn; OH-SMART. A PILOT MODEL TO APPLY ONE HEALTH SYSTEMS MAPPING AND ANALYSIS RESOURCE TOOLKIT (OH-SMART) TO REVIEW SAFE MEAT SUPPLY CHAIN MANAGEMENT IN HO CHI MINH CITY, 2021 Abstract Ho Chi Minh City (HCMC), the largest city in Vietnam, has meat supplies derived from various sources to meet consumers’ needs. However, unsafe meat contaminated with hazards such as biological and chemical ones does exist and needs to be well managed. This study aimed to review the current food safety management framework and linkages among the agencies in the meat supply chain via application of One Health Systems Mapping and Analysis Resource Toolkit (OH-SMART). The results revealed that main possibilities for further improvement were identified, including: establishing direct communication in the chain of management between the agency monitoring animals and the agency inspecting animal products, optimizing the function of authorized laboratories and laboratory information networks in each chain of meat safety management, specifying a clear responsibility for effectively monitor distribution channels, and developing training courses related to food safety and one health issues. In conclusion, the current management of food safety in the meat supply chain was not entirely consistent, and OH-SMARt seems to be useful for this analysis. Keywords: Meat supply chain; meat safety management; OH-SMART. 1 Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh; 2 Trung tâm nghiên cứu Y tế công cộng và Hệ sinh thái, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội; * Tác giả liên hệ: Trần Phạm Tiến Thịnh. Email: 15112356@st.hcmuaf.edu.vn; ĐT: 0828876906 116
  2. HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC 2021 - AVS2021: 116-125 1. GIỚI THIỆU Tại Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ dự án RESPOND được tài (Tp. HCM) là nơi có mật độ dân số đông trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ nhất. So với các địa phương khác, Tp. HCM (USAID) (Errecaborde và cs., 2017). Công đặc thù bởi sự tập trung phát triển các ngành cụ này đã được thử nghiệm tại nhiều quốc công nghiệp và dịch vụ hơn là các ngành gia nhằm đánh giá khả năng kết hợp của các nông nghiệp. Để đáp ứng được nhu cầu tiêu nhóm làm việc trong lĩnh vực một sức khỏe. thụ thực phẩm của người dân, trong đó có thịt Cụ thể, OH-SMART đã được ứng dụng trong động vật, Tp. HCM có nguồn cung đa dạng việc quản lý đợt dịch cúm gia cầm tại Hoa Kỳ đến từ các tỉnh lân cận và cả từ các quốc gia vào năm 2013, các kế hoạch hành động hạn khác (Faltman, 2019). Do đó, việc kiểm soát chế đề kháng kháng sinh tại Lào, Campuchia đảm bảo thịt sạch đòi hỏi sự hợp tác từ nhiều và Myanmar (Vesterinen và cs., 2019). Các ban ngành (Hung và cs., 2017). Theo quy lợi ích mà OH-SMART có thể mang lại bao định hiện hành, công tác quản lý nhà nước gồm việc hỗ trợ cơ quan quản lý phân tích về an toàn thực phẩm (ATTP) phân công cho khả năng làm việc của hệ thống hiện tại và 3 Bộ: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển khả năng phối hợp với các bên liên quan nông thôn và Bộ Công thương. Theo cấp trong nỗ lực giám sát và phản ứng khi bắt gặp bậc, quản lý về ATTP tại các tỉnh sẽ do các vấn đề Một sức khỏe. Dựa trên bản đồ được Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông phác họa, các bên liên quan có thể hình dung thôn (SNN.PTNT) và Sở Công thương quản rõ ràng hơn về các hoạt động giữa các đối tác lý. Vào năm 2017, sau khi được phê duyệt khác nhau và xác định những khó khăn và cơ bởi chính phủ, Tp. HCM thí điểm thành lập hội cải thiện của toàn bộ hệ thống (Rist và cs., Ban quản lý An toàn thực phẩm (BQLATTP) 2014). Từ đó, những cải thiện để nâng cao nhằm thống nhất việc quản lý an toàn thực nguồn nhân lực cũng như các giải pháp cho phẩm về một đầu mối (Quyết định 2349/QD- các vấn đề của cộng đồng sẽ được đưa ra cụ TT, Thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thể hơn. thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, 2016). Vì vậy, đề tài được tiến hành nhằm đánh Theo mô hình này, việc quản lý ATTP tại Tp. giá hoạt động phối hợp liên ngành giữa các bên HCM sẽ do BQL.ATTP và SNN.PTNT đảm liên quan trong việc quản lý thịt sạch tại Tp. nhận. Bên cạnh đó, theo mô hình chung của HCM thông qua phương pháp OH-SMART. cả nước, Tp. HCM có Ban chỉ đạo liên ngành Từ đó, đưa ra những ý tưởng về giải pháp cải vệ sinh ATTP cấp thành phố, quận/huyện thiện quản lý hiện nay, đồng thời kết quả còn cũng có vai trò nhất định. Sự chuyển đổi cách là mô hình cho giảng dạy Một sức khỏe tại quản lý này mang lại một số hiệu quả nhất mạng lưới các trường đại học Việt Nam. định trong quản lý hành chính nhưng cũng 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU có nhiều bất cập cần cải thiện. Hiện chưa có một nghiên cứu bài bản nào thật sự đào sâu về 2.1. Địa điểm thu thập cách quản lý ATTP tại Tp. HCM vì sự phức Nghiên cứu được tiến hành trong 4 tạp và thiếu công cụ hữu hiệu hỗ trợ. tháng tại Tp. HCM, từ tháng 10, 2020 đến OH-SMART được viết tắt từ “One tháng 1, 2021. Các địa điểm chính để thu Health Systems Mapping and Analysis thập thông tin bao gồm: Ban Quản lý An toàn Resource Toolkit”, tạm dịch là Bộ công cụ thực phẩm Tp. HCM, Đội Quản lý An toàn phân tích nguồn lực và sơ đồ hóa hệ thống thực phẩm liên quận (Quận 6, Quận 8, Bình Một sức khỏe. Đây là bộ công cụ được phát Chánh), Chi cục Chăn nuôi Thú y Tp. HCM, triển bởi tập thể các nhóm, bao gồm Ngân Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh hàng thế giới (WB), Bộ Nông nghiệp Hoa động vật, Khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại Kỳ (USDA) và Đại học Minnesota (UMN) học Nông Lâm Tp. HCM. 117
  3. HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC 2021 - AVS2021: 116-125 2.2. Phương pháp tiến hành tên cơ quan, hoạt động của cơ quan đó, và sự Quá trình thu thập thông tin được diễn tương tác giữa các cơ quan. Điều quan trọng ra từ các cuộc phỏng vấn riêng lẻ và phỏng khi lập bản đồ hệ thống là các bên liên quan vấn nhóm các nhân viên chủ chốt tham gia cần nêu tình hình hiện tại của mình, tức là trong chuỗi quản lý sản phẩm động vật sạch những gì đang thực sự xảy ra mà không phải từ trang trại đến nơi phân phối tại Tp. HCM. những điều đáng lẽ phải xảy ra. Bộ câu hỏi trong các buổi phỏng vấn được Bước 4. Phân tích hệ thống xây dựng dựa trên bộ công cụ OH-SMART. Trong bước này, dựa vào bản đồ hệ Có 8 cuộc phỏng vấn diễn ra tại các nơi khác thống vừa được thiết lập, các thảo luận nhằm nhau nhằm thu thập thông tin cho quá trình tìm ra những khác biệt, khó khăn, hay bất nghiên cứu định tính trên. đồng quan điểm giữa các bên rồi tiến tới thỏa Bước 1. Xác định mạng lưới các bên thuận chung, hướng giải quyết chung cho vấn liên quan đề Một sức khỏe được tiến hành. Những điểm Trong bước 1, các cuộc phỏng vấn đã khó khăn/khác biệt trên cần được ghi chép được thực hiện nhằm phác họa một mạng lưới cẩn thận (bất đồng của ai, hướng về ai, trong liên ngành/xuyên ngành hoàn chỉnh. Thông vấn đề nào) và cập nhật liên tục trên bản đồ qua lời của các đối tượng được phỏng vấn từ hệ thống. nhiều ngành khác nhau mà các bên liên quan Bước 5. Xác định cơ hội cải thiện chính đã được bổ sung dần và được xác định Các bên liên quan cần đưa ra giải pháp một cách đầy đủ. Các bên liên quan này gồm cho những khác biệt/ khó khăn vừa được xác tất cả các ban ngành thuộc hệ thống quản lí định. Bên cạnh đó, họ cũng cần nêu ra điểm chuỗi cung ứng thịt sạch và được phân loại mạnh, điểm yếu và những cơ hội áp dụng hay theo từng mức độ liên quan đến vấn đề trên. nhân rộng giải pháp này ra cộng đồng. Các Các ban ngành bao gồm: SNN.PTNT và giải pháp được nêu ra nên được cân nhắc theo BQL.ATTP. thứ tự ưu tiên và sự lựa chọn nên dựa theo Bước 2. Phỏng vấn các bên liên quan các tiêu chí: tính khả thi, huy động nguồn lực, trong mạng lưới đã xác định tính bền vững, tác động. Bước này nhằm tìm hiểu về các đặc Bước 6. Xây dựng kế hoạch hành động điểm giống và khác nhau của các bên liên Các giải pháp được liệt kê và được chọn quan, cũng như những yếu tố nào kết nối họ trong bước 5 cần được cụ thể hóa và hiện thực với vấn đề quản lý chuỗi cung ứng thịt sạch hóa dựa trên kế hoạch hành động. Kế hoạch và những động lực nào khiến họ hợp tác với này bao gồm nhiều bước hành động, hay hoạt nhau. Các buổi phỏng vấn này là bán cấu trúc, động. Các hoạt động này cần được mô tả sử dụng những câu hỏi mở và thay đổi tùy thật cụ thể về: nguồn lực cần thiết, cơ quan theo tình hình nhằm thu thập được thông tin chịu trách nhiệm, khung thời gian, người phụ cần thiết cho những bước tiếp theo (lập bản trách. đồ và phân tích). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề Bước 3. Lập bản đồ hệ thống tài này, các thảo luận chỉ dừng lại ở bước số 5 Các bên liên quan cùng làm việc và chia nhằm xác định được các cải thiện tiềm năng. sẻ thông tin để lập bản đồ hệ thống nhằm giải Do việc xây dựng kế hoạch đòi hỏi sự hiểu quyết vấn đề Một sức khỏe được quan tâm, ví biết cụ thể về tình hình hiện tại của các cơ dụ như động vật và sản phẩm động vật không quan để đưa ra kế hoạch phù hợp và có tính phù hợp để tiêu thụ hoặc các vụ ngộ độc thực thực thi nhất. Như vậy, sự hợp tác và tham dự phẩm, với mục tiêu cuối cùng là tăng cường của các Ban lãnh đạo trong việc xây dựng kế hiệu quả hợp tác giữa các cơ quan, ban ngành. hoạch ở bước 6 vẫn cần thêm nhiều thời gian Biểu đồ phân làn được sử dụng để biểu thị để thực hiện. 118
  4. HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC 2021 - AVS2021: 116-125 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN tại Tp. HCM. Trong đó, Sở Nông nghiệp và 3.1. Hệ thống quản lý đảm bảo chuỗi cung Phát triển nông thôn (SNN.PTNT) sẽ đảm ứng thịt sạch tại Tp. HCM nhiệm phần quản lý động vật từ trang trại đến cơ sở giết mổ và Ban quản lý An toàn thực Trên phương diện quản lý từ các cơ phẩm (BQL.ATTP) sẽ phụ trách phần quản quan nhà nước, chuỗi thịt cung ứng tại lý sản phẩm động vật sau giết mổ bao gồm TP.HCM được chia làm hai đối tượng: động sản phẩm có nguồn gốc nội địa và nhập khẩu. vật sống và sản phẩm động vật. Các đối tượng Sự liên quan của các cơ quan đơn vị được thể này được quản lý bởi hai cơ quan riêng biệt hiện trong sơ đồ của Hình 1. Hình 1. Các cơ quan tham gia quản lý động vật và sản phẩm động vật được tiêu thụ tại Tp. HCM, 2020 Bắt đầu từ việc kiểm soát động vật Các quá trình trên đều được nhân viên thú y sống tại trang trại tại TP.HCM, Chi cục Chăn ghi nhận lại và cập nhật vào phần mềm quản nuôi Thú y (CC.CNTY) sẽ trực tiếp quản lý lý động vật xuất - nhập tỉnh cũng như lượng dịch tễ, các vấn đề về sức khỏe đàn động vật động vật giết mổ tại các cơ sở giết mổ. Phần cũng như cung cấp giấy xuất đàn cho động mềm này được CC.CNTY trực tiếp quản lý vật đạt yêu cầu trong trường hợp vận chuyển và đánh giá. động vật sống đi các tỉnh khác. Riêng trường Thịt và các sản phẩm động vật sau khi hợp xuất đàn để vận chuyển trong địa bàn rời cơ sở giết mổ tại Tp. HCM hoặc được vận TP.HCM, giấy xuất đàn sẽ được cung cấp chuyển từ các tỉnh khác vào Tp. HCM để tiêu bởi các Trạm Thú y quận - huyện. Có 4 trạm thụ sẽ được BQL.ATTP phân công cho các cơ kiểm dịch động vật tại TP.HCM, nhân viên quan nhà nước khác nhau cùng hỗ trợ quản lý. thú y sẽ đóng vai trò kiểm tra giấy kiểm dịch Các kênh phân phối các sản phẩm động vật thú y cũng như kiểm tra lâm sàng để đánh tại Tp. HCM bao gồm: chợ đầu mối (chợ sỉ), giá sơ bộ sức khỏe đàn động vật. Quá trình chợ lẻ, doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Hai này được quy định chi tiết tại Thông tư 25/ chợ đầu mối (chợ đầu mối Hóc Môn và chợ TT-BNNPTNT (2016). Đối với các cơ sở giết đầu mối Bình Điền) sẽ được trực tiếp quản lý hàng ngày bởi hai đội quản lý an toàn thực mổ gia súc - gia cầm tại TP.HCM, các Trạm phẩm liên quận huyện. Các doanh nghiệp thú y liên quận - huyện sẽ phụ trách kiểm soát kinh doanh - phân phối sản phẩm thịt sẽ được giết mổ (Thông tư 06/TT-BNNPTNT, 2016). quản lý bởi 8 đội quản lý an toàn thực phẩm 119
  5. HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC 2021 - AVS2021: 116-125 liên quận huyện còn lại. Còn lại, Phòng Y tế không phù hợp hoặc không chứng minh được Quận/Huyện sẽ quản lý các hộ kinh doanh và chứng nhận đạt yêu cầu để tiêu thụ tại các Ban Quản lý chợ sẽ quản lý các tiểu thương chốt kiểm dịch, việc xử lý đòi hỏi sự phối hợp tại các chợ lẻ. Khác với hai chợ đầu mối, các với BQL.ATTP. Khi đó, nhân viên thú y tại địa điểm kinh doanh - phân phối sản phẩm chốt kiểm dịch phải báo cáo lên CC.CNTY. động vật còn lại được giám sát một lần trong Sau đó, Ban lãnh đạo Chi cục sau đó sẽ trình năm. Khi các nơi này có dấu hiệu vi phạm, báo lên SNN.PTNT để cơ quan này liên hệ việc tái giám sát sẽ được tiến hành (Nghị định với BQL.ATTP. Điều này được giải thích do 15/ND-CP, 2018). So với việc quản lý động cấp bậc của giữa CC.CNTY và BQL.ATTP vật sống, các sản phẩm động vật sau giết mổ là khác nhau, do đó, Trạm kiểm dịch không có sự lựa chọn trong việc báo cáo trực tiếp được quản lý bởi nhiều cơ quan liên ngành đến BQL.ATTP mà phải báo cáo lên các cơ (các đội quản lý ATTP liên quận trực thuộc quan cấp trên. Trong khi quá trình báo cáo BQL.ATTP, Phòng Y tế Quận/Huyện, Ban các vấn đề liên quan đến xử lý đàn động vật Quản lý chợ thuộc và chưa có sự tập hợp các diễn ra trong vòng 24 giờ nhằm giảm thiệt hại dữ liệu từ các cơ quan trực tiếp quản lý. trong việc phát tán mầm bệnh, chi phí cách ly 3.2. Sự tương tác giữa các cơ quan khi giải đàn động vật và các nguy cơ rủi ro khác, việc quyết vấn đề phát sinh trình báo liên quan đến sản phẩm động vật diễn ra tốn nhiều thời gian và gặp khó khăn Khi thảo luận các vấn đề đòi hỏi sự phối trong quá trình kết nối và chia sẻ thông tin hợp giải quyết giữa các cơ quan, hai trường giữa các cơ quan. Vì vậy, việc xử lý triệt để hợp được đặt ra: khi nghi ngờ hoặc phát hiện các trường hợp phát hiện sản phẩm thịt động động vật không phù hợp cho việc tiêu thụ vật nghi ngờ không phù hợp để tiêu thụ còn (Hình 2) và khi nghi ngờ hoặc phát hiện bệnh gặp nhiều khó khăn. nhân bị ngộ độc thực phẩm có liên quan đến (b) Trường hợp còn lại được đề cập là sản phẩm động vật (Hình 3). cách xử lý khi phát hiện ca nghi ngờ ngộ độc (a) Đầu tiên là việc xử lý khi phát hiện thực phẩm do tiêu thụ thịt. Trước hết, các bệnh động vật và sản phẩm động vật không đạt yêu viện hoặc cơ sở y tế sẽ báo cáo lên Phòng cầu cho việc tiêu thụ. Vấn đề này có thể được Quản lý Ngộ độc thực phẩm (PQL.NĐTP) phát hiện tại chốt kiểm dịch hoặc tại cơ sở (thuộc BQL.ATTP) thông qua Trung tâm y tế giết mổ. Nhân viên thú y tại các nơi này sẽ quận/huyện. Nếu bệnh viện thuộc tuyến quận/ ghi nhận các triệu chứng lâm sàng và phối huyện, việc báo cáo trực tiếp không thông hợp với Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều qua Trung tâm y tế đều được chấp nhận. Khi trị để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm và báo đó, nhân viên tại PQL.NĐTP sẽ thu gom các cáo lên CC.CNTY. Nếu phát hiện động vật dữ liệu khai báo từ bệnh nhân và gửi đến các nằm trong trường hợp phải tiêu hủy và giá trị cơ quan quản lý các nơi này để tiến hành điều đàn lớn hơn 50 triệu đồng, CC.CNTY phải tra. Ví dụ, các doanh nghiệp sẽ do Đội quản lý báo cáo lên UBND Tp. HCM thông qua SNN. ATTP liên quận/huyện, hộ kinh doanh sẽ do PTNT để được phê duyệt. Ngược lại, nếu giá Phòng Y tế quản lý và chợ lẻ sẽ do Ban Quản trị đàn dưới 50 triệu đồng, Chi cục trưởng sẽ lý Chợ điều tra. Tuy nhiên, hầu hết các trường ra quyết định tiêu hủy đàn. Tuy nhiên, trong hợp đều gặp khó khăn trong quá trình điều tra trường hợp phát hiện sản phẩm động vật được nguyên nhân cụ thể gây bệnh. 120
  6. HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC 2021 - AVS2021: 116-125 121
  7. HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC 2021 - AVS2021: 116-125 122
  8. HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC 2021 - AVS2021: 116-125 3.3. Những điểm không đồng nhất trong (iv) Năng lực điều tra ngộ độc thực quá trình quản lý phẩm còn chưa hiệu quả. Hiện nay, lực lượng Khi nhìn tổng thể quá trình quản lý, có nhân sự tham gia điều tra ngộ độc thực phẩm thể thấy có bốn điểm không đồng nhất trong chưa có đủ kiến thức chuyên môn để phát hiện quá trình phối hợp giữa các cơ quan. và xử lý các trường hợp ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, người dân cũng chưa được tiếp cận (i) Thiếu kênh chia sẻ thông tin. Hiện và trang bị kiến thức về ngộ độc thực phẩm tại, phần lớn quá trình giao tiếp đều được thực để tự phát hiện trong phạm vi gia đình và khu hiện qua văn bản hành chính và đòi hỏi nhiều phố. Bên cạnh đó, hiện có rất ít trường Đại quy trình mới được thông qua. Bên cạnh đó, học cung cấp chương trình học về phân tích hầu hết việc chia sẻ hay báo cáo thông đều rủi ro an toàn thực phẩm (bao gồm đánh giá, được thực hiện thông qua các cấp, từ cấp thấp quản lý và truyền thông rủi ro an toàn thực nhất mới đến cấp cao nhất. Việc thiếu giao phẩm) dẫn tới thiếu hụt lực lượng chuyên gia tiếp trực tiếp giữa các cấp mà không qua văn điều tra ngộ độc thực phẩm. bản dẫn tới việc sự thiếu hiệu quả trong chia 3.4. Các cải thiện tiềm năng sẻ thông tin và cuối cùng là chậm trễ trong xử lý vấn đề. Điểm yếu này sẽ bị lộ ra trong khi Nhằm giải quyết những điểm không điều tra, phát hiện và xử lý các trường hợp đồng nhất trên, bốn điểm cải thiện tiềm năng vận chuyển thịt tươi một cách không hợp lệ tương ứng đã được đề xuất: hoặc trái phép, cũng như các trường hợp ngộ (1) Lập kênh trao đổi thông tin giữa độc thực phẩm. CC.CNTY và BQL.ATTP. Việc giao tiếp (ii) Thiếu phối hợp giữa các cơ quan; trong ngành và liên/xuyên ngành cần tận các cơ quan hoạt động riêng lẻ. Hiện nay, dụng tối đa công nghệ 4.0 nói chung và các phần lớn các cơ sở trực thuộc ban ngành đều kênh giao tiếp trực tuyến nói riêng, bao gồm sở hữu cơ quan xét nghiệm riêng để phát hiện Zalo, Facebook, Skype... Việc giao tiếp trực và xử lý các rủi ro, vi phạm của riêng ban tiếp và cởi mở góp phần thúc đẩy hiệu quả ngành đó. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xét chia sẻ thông tin và tốc độ xử lý vấn đề trong nghiệm mẫu từ động vật sống hoặc mẫu thịt nội bộ ngành và giữa các ngành. đều có thể được thực hiện bởi mọi ban ngành (2) Xây dựng kế hoạch hợp tác - kết nối và công việc này nên được điều phối đồng giữa các phòng chẩn đoán - xét nghiệm liên đều đến mọi mắt xích của hệ thống phân phối. ngành. Cần thiết lập mạng lưới các phòng Việc thiếu hợp tác và thiếu điều phối khâu chẩn đoán - xét nghiệm liên/xuyên ngành xét nghiệm giữa các cơ quan có thể đặt nhiều (cơ sở xét nghiệm thuộc BYT, SNN.PTNT) gánh nặng lên một cơ quan xét nghiệm riêng và liên tỉnh/thành và điều phối các khâu xét lẻ (một cơ quan phải làm nhiều khâu), thiếu nghiệm mẫu động vật sống, mẫu thịt đồng chia sẻ thông tin giữa các ban ngành, gây tốn đều cho các cơ sở nhằm nhanh chóng đánh kém về chi phí và nhân sự. giá rủi ro về thịt và ngộ độc thực phẩm. Việc (iii) Việc giám sát chưa đồng đều giữa phân chia các khâu xét nghiệm đến nhiều ban các kênh phân phối thịt. Việc giám sát tại chợ ngành không những làm giảm gánh nặng lên lẻ, hộ kinh doanh được thực hiện 1 lần/năm một cơ sở xét nghiệm, mà còn tăng cường trong khi tại các chợ đầu mối là hằng ngày. chia sẻ thông tin liên ngành/xuyên ngành, từ Các rủi ro thịt không đảm bảo an toàn tại đó các ngành có thể phản ứng nhanh chóng và các nơi này vẫn nằm ở mức cao (Hanh và cs, hiệu quả hơn với vấn đề Một sức khỏe. 2015; Dang và cs, 2017). Thêm vào đó, mật (3) Xây dựng kế hoạch phối hợp tự kiểm độ của các địa điểm kinh doanh này cũng rất soát, cho các bên tham gia vào chuỗi cung dày đặc. Do đó, việc thanh tra tại các kênh ứng thịt heo đảm bảo thịt sạch dưới sự hướng phân phối này cũng gặp nhiều khó khăn. dẫn của các cơ quan, bộ ngành. Theo đó, các 123
  9. HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC 2021 - AVS2021: 116-125 cán bộ chuyên môn nên hướng dẫn cá nhân, TÀI LIỆU THAM KHẢO hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ có Dang-Xuan, S., Nguyen-Viet, H., Unger, F., hoạt động kinh doanh thịt thường xuyên tự Pham-Duc, P., Grace, D., Tran-Thi, N., giác mang mẫu thịt đến các cơ sở xét nghiệm Barot, M., Pham-Thi, N. and Makita, K. trực thuộc ban, ngành; hướng dẫn người dân (2017). Quantitative risk assessment of thực hiện các thủ tục, giấy tờ cần thiết để human salmonellosis in the smallholder hoàn thành quy trình xét nghiệm thịt, tự mỗi pig value chains in urban of Vietnam. người, mỗi cơ sở kinh doanh phải đảm bảo International Journal of Public Health. một nguồn cung thịt sạch và an toàn. Mô hình 62: 93-102. “hợp tác - tự kiểm tra” này tăng tần suất kiểm Errecaborde, K.M., Pelican, K.M., định thịt trong năm, cắt giảm chi phí nhân sự Kassenborg, H., Prasarnphanich, O.O., của các ban ngành, cũng như nâng cao tinh Valeri, L., Yuuzar, E., Fauzi, R.P.S., thần tự giác đảm bảo an toàn thực phẩm trong Budayanti, N.S., Suwandono, A., Artama, các bên tham gia chuỗi cung ứng thịt. W.T., Adisasmito, W. and Dutcher, T. (4) Tăng cường đào tạo, truyền thông (2017). Piloting the One Health Systems năng lực Một sức khỏe. Đầu tiên, khuyến Mapping and Analysis Resource Toolkit khích các trường Đại học, Cao đẳng xây dựng in Indonesia. EcoHealth. 14(1): 178-81. thêm chương trình và khóa học đào tạo năng Faltmann, N.K. (2019). Between Food lực Một sức khỏe, cũng như các kỹ năng cần Safety Concerns and Responsibilisation: thiết khác nhằm nâng cao năng lực điều tra, Organic Food Consumption in Ho Chi xử lý ngộ độc thực phẩm. Tiếp theo, các ban Minh City. In: Ehlert, J., Faltmann, ngành và chính quyền địa phương cần thúc N. (eds) Food Anxiety in Globalising đẩy truyền thông về Một sức khỏe cho người Vietnam (167-204). Palgrave Macmillan, dân trong tổ dân phố, thôn, xóm,... để mỗi cá Singapore. nhân đều có kiến thức căn bản trong phát hiện Hanh, T.T.T., Phuc, P.D., Sinh, D.X., Ngan, và xử lý vấn đề Một sức khỏe, đặc biệt là ngộ T.T. ,Tuat, C.V. and Hung, N.V. (2015). độc thực phẩm. Antibiotic residues, growth promoters and heavy metals in pork at wet markets in 4. KẾT LUẬN vietnam. Food Safety Risks Management Việc quản lý nguồn động vật và các in Vietnam: Challenges and Priorities, sản phẩm động vật cho mục đích tiêu thụ tại Ha Noi. Tp. HCM được thực hiện bởi nhiều cơ quan Hung, N.V., Hanh, T.T.T., Unger, F., Dang- chức năng khác nhau. Các cải thiện tiềm năng Xuan, S. and Grace, D. (2017). Food nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý safety in Vietnam: where we are at and của nhiều cơ quan trên trên được đề xuất bao what we can learn from international gồm việc xây dựng một kênh kết nối - chia experiences.  Infectious Diseases of sẻ thông tin giữa CC.CNTY và BQL.ATTP; Poverty. 6(1): 39. tận dụng hệ thống phòng xét nghiệm của cách Jun, G.T., Ward, J., Morris, Z. and Clarkson, ngành khác nhau để kết nối lại thành một J. (2009). Health care process modelling: mạng lưới phối hợp trong việc phân tích và which method when? International xác định rủi ro trong chuỗi cung ứng thịt; thay Journal for Quality in Health Care. 21(3): đổi mô hình “thanh tra - kiểm soát” sang mô 214-24. hình “hợp tác - tự kiểm tra” trong việc quản Rist, C.L., Arriola, C. S. and Rubin, C. (2014). lý các kênh phân phối; và nâng cao năng lực Prioritizing Zoonoses: A Proposed One liên quan đến an toàn thực phẩm và các năng Health Tool for Collaborative Decision- lực cốt lõi Một sức khỏe. Making. PLoS ONE, 9(10), e109986. 124
  10. HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC 2021 - AVS2021: 116-125 Vesterinen, H.M., Dutcher, T.V., Errecaborde, multi-sectoral collaboration on critical K. M., Mahero, M.W., Macy, K.W., health issues: One Health Systems Prasarnphanich, O.O., Kassenborg, H., Mapping and Analysis Resource Toolkit Yulizar, E., Fauzi, R.P., Budayanti, N.S., (OH-SMART) for operationalizing One Suwandono, A., Artama, W.T., Valeri, L. and Pelican K.M. (2019). Strengthening Health. PLoS ONE, 14(7), e0219197. 125
nguon tai.lieu . vn