Xem mẫu

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0104 Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 187-199 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Nguyễn Thị Hoài Khoa Địa lí - Quản lí tài nguyên, trường Đại học Vinh Tóm tắt. Bài báo tập trung phân tích thực trạng thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ, đánh giá những thành tựu đạt được cũng như chỉ ra một số tồn tại hạn chế trong hoạt động thu hút đầu tư công nghiệp của tỉnh và lí giải nguyên nhân. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trong phát triển công nghiệp của tỉnh Nghệ An đến năm 2030. Từ khóa: Thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, tỉnh Nghệ An. 1. Mở đầu Nghệ An là tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp. Do đó, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Nghệ An là một vấn đề đã và đang được quan tâm từ giới chuyên môn cũng như các nhà quản lí và hoạch định chính sách. Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh do Vương Thị Thảo Bình chủ nhiệm đã đề xuất một số giải pháp để thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh đến năm 2025. Trong đó, các tác giả có đề cập đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp [11]. Để thúc đẩy thu hút đầu tư vào nền kinh tế nói chung, ngành công nghiệp nói riêng, tỉnh Nghệ An đã thực hiện một số chương trình, kế hoạch, đề án [4, 5, 7]. Các tài liệu này chủ yếu đề cập đến thực trạng và kế hoạch thu hút đầu tư cho nền kinh tế chung của tỉnh Nghệ An, trong đó có công nghiệp. Trong thời kì CNH, HĐH, ngành công nghiệp đang có đóng góp ngày càng quan trọng cho nền kinh tế tỉnh Nghệ An. Với mong muốn có cái nhìn toàn diện để đề xuất giải pháp sát thực thúc đẩy thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp của địa phương (cả vốn đâu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài), tác giả đã sử dụng số liệu từ các báo cáo thống kê của các cơ quan ban ngành tỉnh Nghệ An [1, 2, 3, 6, 8, 9] kết hợp với khảo sát, phỏng vấn thực tế từ các chuyên gia, nhà đầu tư để tính toán, phân tích cũng như lí giải vấn đề theo các chỉ tiêu về thực trạng và hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp [11]. Thực trạng thu hút đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An vừa được phác họa một cách khái quát vừa được phân tích cụ thể theo ngành, thành phần và lãnh thổ kinh tế đặt trong mối tương quan với đầu tư của toàn bộ nền kinh tế. Thông qua đó, hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An được đánh giá dưới cả dưới góc độ kinh tế và xã hội. Ngày nhận bài: 15/5/2017. Ngày sửa bài: 21/9/2017. Ngày nhận đăng: 20/10/2017 Liên hệ: Nguyễn Thị Hoài, e-mail: hoaigvdhv@gmail.com 187
  2. Nguyễn Thị Hoài 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng thu hút đầu tư tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2015 Phát huy các nguồn lực phát triển kinh tế, trong 10 năm, từ năm 2005 đến 2015 thu hút đầu tư của tỉnh Nghệ An có nhiều khởi sắc. Số dự án tăng từ 102 năm 2005 lên 162 dự án năm 2015. Số vốn đầu tư tăng tương ứng là: 17 nghìn tỉ đồng (2005) lên 88 nghìn tỉ đồng (2015). Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2005-2015 về số dự án là 4,7%/năm, về vốn là 17,9%/năm. Quy mô đầu tư vốn trung bình trên dự án ngày càng lớn. Năm 2015, số vốn trung bình trên một dự án là 546,6 tỉ đồng, tăng gấp 3,2 lần so với năm 2005 [2]. Lũy kế từ năm 2005 đến năm 2015, tỉnh đã thu hút được 615 dự án với 144,5 nghìn tỉ đồng vốn đăng kí còn hiệu lực. Vốn thực hiện của các dự án đạt 30,6% vốn đăng kí [2]. Trong giai đoạn này, thu hút đầu tư vào công nghiệp luôn chiếm ưu thế về số lượng dự án và tổng số vốn đầu tư với 352 dự án và gần 74 nghìn tỉ đồng. Thấp nhất là lĩnh vực nông lâm thủy sản chỉ có 27 dự án với số vốn 32,7 nghìn tỉ đồng. Trong tổng số các dự án đầu tư thì đầu tư trong nước chiếm 88,7% số dự án, 83,8 % vốn đăng kí và 96,2% vốn thực hiện. Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hạn chế về số lượng dự án và qui mô vốn đầu tư (61 dự án, 23,4 nghìn tỉ đồng- tỉ trọng tương ứng là 11,2% và 16,2%). Bảng 1. Số lượng và cơ cấu nguồn vốn của các dự án đầu tư tại Nghệ An giai đoạn 2005 - 2015 TT Phân loại Dự án Số lượng Cơ cấu (%) Vốn Vốn Số dự Vốn đăng kí Vốn thực Số dự đăng thực án (tỉ đồng) hiện (tỉ đồng) án kí hiện Tổng số 615 144.484 44.256 100,0 100,0 100,0 Lĩnh vực đầu tư 1 Công nghiệp-XD 352 73.966 36.264 57,2 51,2 81,9 2 Dịch vụ 136 37.768 5.829 22,1 26,1 13,2 3 Nông -lâm –thủy sản 27 32.750 2.163 20,7 22,7 4,9 Nguồn đầu tư 1 Đầu tư trong nước 554 121.096 42.584 88,7 83,8 96,2 Đầu tư trực tiếp nước 2 61 23.388 1.672 11,2 16,2 3,8 ngoài (Nguồn: Xử lí và tính toán từ [2, 5]) 2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp Cùng với sự gia tăng về đầu tư phát triển KT-XH trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An, thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp của tỉnh đã có sự khởi sắc. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, số dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp của tỉnh năm 2010 có giảm so với năm 2005 (từ 41 dự án xuống 25 dự án) nhưng đến năm 2015 đã tăng lên 77 dự án. Vốn đầu tư do đó cũng có sự biến động tương ứng (6,7 nghìn tỉ năm 2005, 6,5 nghìn tỉ năm 2010 và 13 nghìn tỉ năm 2015). Tốc độ tăng về số dự án và vốn đầu tư trung bình giai đoạn lần lượt là 6,5% và 6,9%. Lũy kế giai đoạn 2005-2015, ngành thu hút được 352 dự án với số vốn đầu tư gần 74 nghìn tỉ đồng (chiếm 57% tổng số dự án và 36,6% tổng số vốn đầu tư toàn tỉnh trong cùng giai đoạn). Trung bình giai đoạn số vốn đầu tư trên dự án đạt 210 tỉ đồng, số vốn đầu tư trên đơn vị diện tích đạt 44,9 triệu đồng/ha. 188
  3. Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An: thực trạng và giải pháp Tỉ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng kí của các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An khá cao. Trong giai đoạn 2005-2015, đa số các năm đều đạt tỉ lệ trên 50%, cao gấp gần 2 lần so với con số trung bình chung toàn tỉnh (29,5%). Đặc biệt năm 2014 tỉ lệ vốn thực hiên đạt 80% so với vốn đăng kí. Điều này chứng tỏ các dự án đầu tư đã triển khai có kết quả, các nhà đầu tư cung cấp vốn khá kịp thời. Bảng 2. Tình hình thu hút đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 – 2015 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2010 2015 Số dự án Dự án 41 25 77 Vốn đầu tư Tỉ đồng 6.672 6.516 13.008 Vốn/dự án Triệu đồng 162,7 260,6 168,9 Vốn thực hiện/vốn đăng kí % 47,7 57,6 73,8 (Nguồn: tác giả tổng hợp và tình toán từ [2]) Cơ cấu nguồn vốn đầu tư có sự thay đổi phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành Ngành công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu đầu tư. Năm 2005 quy mô vốn đầu tư là 5259 tỉ đồng chiếm 78,8% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp, đến năm 2015 là 10238 tỉ đồng chiếm 78,7%, gắn với việc thu hút vốn đầu tư từ nhiều dự án quan trọng, có tổng mức đầu tư lớn của các nhà đầu tư có thương hiệu, như các tập đoàn VSIP, Massan, RoyalFood, Cargill, FPT, BSE, Vinamilk, TH, Nhựa Tiền phong, Tôn Hoa Sen, Xi măng, Thép Vissai, gỗ MDF...[5] Đối với ngành công nghiệp khai thác: Vốn đầu tư dành cho ngành này rất ít. Năm 2005 quy mô vốn đầu tư là 532 tỉ đồng, năm 2010 là 1191 tỉ đồng, cao nhất là năm 2015 là 1458 tỉ đồng chiếm 11,2% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh. Việc đầu tư này chưa hợp lí, quy mô vốn đầu tư còn rất nhỏ, chưa khai thác được tiềm năng về khoáng sản có trữ lượng lớn như than, thiếc, vàng, đá vôi. . . trên địa bàn tỉnh. Đối với ngành công nghiệp điện, nước: có mức đầu tư không đều qua các năm. Năm 2005, quy mô vốn đầu tư của ngành là 881 tỉ đồng chiếm 13,2% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp. Năm 2010, tăng gấp gần 3 lần so với năm 2005 (2.597 tỉ đồng, chiếm 39,8%). Đến năm 2015, thu hút được 1312 tỉ đồng (chiếm 10%). Năm 2015, thu hút đầu tư của ngành đạt mức cao là do trong năm này tỉnh mới đầu tư nâng cấp hệ thống cấp thoát nước ở thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, Hoàng Mai; đầu tư nâng cấp một số trạm biến áp trung kế, đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất. Vốn đầu tư cho công nghiệp khai thác và công nghiệp điện nước bị hạn chế là do khả năng huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế trong tỉnh tham gia đầu tư thấp, chủ yếu trông chờ vào vốn từ ngân sách, thêm vào đó ngành điện là độc quyền của Nhà nước đã và đang xã hội hoá đầu tư song tiến trình thực hiện ở Nghệ An mới chỉ dừng lại ở chủ trương mà chưa tiến hành thực hiện. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế Vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, nguồn vốn được đóng góp chủ yếu từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước: Năm 2005 chiếm 66,6%, năm 2010 tăng lên 68,7% đến năm 2015 đạt 74,2% trong tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp. Nguồn vốn đầu tư từ nhà nước giảm dần qua các năm, từ 32,1% năm 2005 xuống 29,7% năm 2010 và chỉ còn 23,0% vào năm 2015. Nguồn vốn từ khu vực nhà nước có xu hướng giảm 189
  4. Nguyễn Thị Hoài song vẫn giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu đầu tư cũng như các hoạt động kinh tế tại địa phương. Trong khi các nguồn vốn trong nước chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng vốn thì nguồn vốn nước ngoài FDI lại rất khiêm tốn tuy đang có xu hướng tăng chậm: 1,3% năm 2005, 1,6% năm 2010 và 2,8% năm 2015. Đây là kết quả của đề án tăng cường xúc tiến thu hút đầu tư của tỉnh từ các nhà đầu tư của Hàn Quốc, Sin-ga-po... Tuy vậy, tính chung cho cả giai đoạn 2005-2015 mới chỉ đạt xấp xỉ 3%. Điều này chứng tỏ việc thu hút nguồn vốn FDI của tỉnh chưa bền vững, môi trường đầu tư của tỉnh chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Bảng 3. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp Nghệ An giai đoạn 2005 – 2015 (%) Tiêu chí / Năm 2005 2010 2015 Tổng số 100,0 100,0 100,0 Phân theo ngành Công nghiệp khai thác 13,2 39,8 10,1 Công nghiệp chế biến 78,8 41,9 78,7 Công nghiệp điện, nước 8,0 18,3 11,2 Phân theo thành phần kinh tế Khu vực Nhà nước 32,1 29,7 23,0 Khu vực ngoài Nhà nước 66,6 68,7 74,2 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1,3 1,6 2,8 (Nguồn: tác giả tổng hợp và tình toán từ [2, 5]) Cơ cấu vốn đầu tư phân theo lãnh thổ Cho đến nay Thành phố Vinh và thị Xã Cửa Lò là hai địa bàn có tỉ trọng vốn đầu tư công nghiệp lớn nhất trong tổng vốn đầu tư công nghiệp của tỉnh. Thành phố Vinh có tỉ trọng vốn đầu tư công nghiệp các năm 2005 – 2010 – 2015 lần lượt là: 35% - 39,3% - 40,3%. Thị xã Cửa Lò có tỉ trọng vốn đầu tư các năm tương ứng là: 11,6 % - 9,2% - 8,8%. Nguyên nhân chủ yếu là do các dự án trọng điểm trong các khu công nghiệp tại các địa bàn này mang lại [5]. Tiểu vùng phía Đông là các huyện, thành phố, thị xã ở đồng bằng. Tỉ trọng vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp cao nhất trong toàn tỉnh: 70,4% (2015). Các dự án đầu tư tập trung vào một số huyện: Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Đô Lương, còn các địa phương khác thì rất hạn chế. Các dự án trọng điểm của vùng như: Nhà máy xi măng Tân Thắng, Nhà máy Tôn Hoa Sen, Nhà máy chế biến thực phẩm Massan, Nhà máy chế biến cá Royal Food, Nhà máy điện tử BSE. Đồng thời, vùng cũng nhận được sự quan tâm đầu tư của nhiều nhà đầu tư có tiềm lực, có thương hiệu như Tập đoàn Becamex, Massan, Vingroup, Vinamilk, Tôn Hoa Sen, Tập đoàn The Vissai, Cargill, FPT, BSE, ... [5, 9] Các huyện miền núi ở Tiểu vùng Tây Nam trong những năm gần đây tập trung nhiều dự án khai thác, chế biến khoáng sản, các dự án chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản, thủy điện nên số lượng các dự án hàng năm và tỉ trọng nguồn vốn cho phát triển công nghiệp tại địa bàn này tăng đáng kể: Từ 16,2% năm 2005 tăng lên 17,5% năm 2010 và đạt 18,5% năm 2015. Đặc biệt trong vùng là huyện Tương Dương chiếm 6,2% (2015), Thanh Chương chiếm 5,7% (2015) trong cơ cấu vốn đầu tư công nghiệp toàn tỉnh [3, 5]. Tiểu vùng Tây Bắc có tỉ trọng vốn đầu tư công nghiệp thấp nhất trong các vùng. Trong những năm gần đây thu hút đầu tư của một số địa phương như Thái Hòa, Nghĩa Đàn, Quì Hợp tăng đáng kể làm cho tỉ trọng của tiểu vùng có xu hướng tăng lên. Năm 2005 tiểu vùng chiếm 8,8 % tăng lên 10,2% năm 2010 và đạt 11,1% năm 2015. Tuy nhiên tỉ lệ này vẫn còn thấp so với tiềm năng và lợi thế của vùng [3, 5]. 190
  5. Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An: thực trạng và giải pháp Cơ cấu vốn đầu tư theo lãnh thổ đã phản ánh rõ sức hút của những lợi thế về vị trí địa lí, dân cư và nguồn lao động, cơ sở hạ tầng kĩ thuật trong việc thu hút các nhà đầu tư. 2.2.1. Đánh giá chung Kết quả đạt được a. Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở Nghệ An là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng GRDP và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH. Trong năm năm đầu (2005 - 2010) kinh tế tăng trưởng khá cao: 9,5%/năm (cả nước: 6,9%). Từ cuối năm 2012 chịu tác động bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; thiên tai, dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, độ tăng trưởng GRDP bình quân trong 5 năm 2011 – 2015 có giảm xuống nhưng vẫn đạt mức cao hơn thung bình chung cả nước: 7,9% (cả nước: 5,8%) [5]. Sự tăng trưởng này có sự đóng góp quan trọng của ngành công nghiệp: giai đoạn 2005-2015, tăng trưởng ngành công nghiệp luôn ở mức cao hơn trung bình chung toàn tỉnh, tỉ trọng GRDP ngành công nghiệp trong GDRP toàn tỉnh có xu hướng ngày càng tăng. Bảng 4. Đóng góp của ngành công nghiệp trong tăng trưởng kinh tế Nghệ An giai đoạn 2005-2015 ( đơn vị: %) Năm 2005 2010 2015 Tốc độ tăng trưởng GRDP toàn tỉnh 9,5 10,5 7,3 Tốc độ tăng trưởng GRDP ngành CN 17,7 12,8 7,9 Tỉ trọng GRDP ngành CN trong GDRP toàn tỉnh 15,4 11,3 16,6 (Nguồn: tác giả tổng hợp và tình toán từ [1, 2]) Sự gia tăng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp đã góp phần làm cho cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỉ trọng dịch vụ và công nghiệp xây dựng, giảm tỉ trọng nông nghiệp. Tỉ trọng nông nghiệp giảm từ 34,2% năm 2005 xuống còn 24,2%; tỉ trọng ngành công nghiệp-xây dựng tăng từ 30,4% lên 32,5%; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng từ 35,4% lên 43,3% năm 2015. [2] Kết quả lớn nhất của sự đầu tư công nghiệp theo lãnh thổ đó là sự hình thành và phát triển không ngừng của các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tạo động lực tăng trưởng cho kinh tế chung toàn tỉnh. b. Gia tăng xuất khẩu Đầu tư vào ngành công nghiệp Nghệ An đã góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành qua các năm. Trung bình mỗi năm ngành công nghiệp của tỉnh có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 20 triệu USD, chiếm bình quân 10,05% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh với các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là: hàng dệt may, đá trắng, sản phẩm gỗ, thức ăn gia súc, linh kiện điện tử, đồ chơi,... Cán cân thương mại đa số các năm luôn duy trì ở trạng thái xuất siêu và tăng dần qua các năm. Kim ngạch xuất – nhập khẩu tăng, từ chỗ nhập siêu 19,47 triệu USD năm 2005 tăng lên xuất siêu 59,6 triệu USD (năm 2011) lên 220 triệu USD năm 2015 [2]. c. Tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động Đầu tư vào ngành công nghiêp đã góp phần tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động. Tỉ lệ lao động làm việc trong ngành công nghiệp đang có xu hướng tăng lên trong cơ cấu lao động của tỉnh (xem Bảng 5) 191
  6. Nguyễn Thị Hoài Hình 1. Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh nghệ An giai đoạn 2005 -2015 [2] Thông qua việc triển khai các dự án đầu tư vào công nghiệp, tỉnh đã đào tạo được 3.000 cán bộ làm công tác quản lí điều hành và gần 17.000 công nhân kĩ thuật có trình độ, có tay nghề, có ngoại ngữ [5,9], từng bước tiếp cận được với khoa học, kĩ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỉ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lí tiên tiến, tạo đã cho việc thực hiện CNH, HĐH trong xu thế hội nhập, từng bước đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Cùng với sự tăng trưởng về qui mô GRDP ngành công nghiệp thì năng suất lao động công nghiệp cũng tăng không ngừng và cao hơn các khu vực khác trong tỉnh. Nếu như năm 2005 năng suất lao động công nghiệp của Nghệ An là 64,8 triệu đồng/người gấp gần 6 lần năng suất lao động chung toàn tỉnh thì đến năm 2015 con số này đã tăng lên gấp 5,6 lần, với 361,3 triệu đồng/lao động, gấp 4 lần năng suất lao động chung toàn tỉnh. Bảng 5. Lao động và năng suất lao động công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 -2015 Lao động ngành Tỉ trọng trong Năng suất lao động Năng suất lao động Năm công nghiệp lao động toàn công nghiệp (Triệu toàn tỉnh (Triệu (người) tỉnh (%) đồng / lao động) đồng /lao động) 2005 75.532 4,9 64,8 11,4 2010 117.021 6,8 147,1 25,3 2015 215.829 11,2 361,3 89,7 (Nguồn: tác giả tổng hợp và tính toán từ [1, 2, 6]) d. Đóng góp vào nguồn thu ngân sách Nghệ An là một tỉnh nghèo, thu ngân sách chỉ đủ đáp ứng 2/3 cho chi thường xuyên và hàng năm phải dựa vào cân đối của Trung ương, kĩ thuật công nghệ còn lạc hậu, tích lũy nội bộ trong tỉnh còn thấp. Do đó, nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp, nhất là các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp thêm vào trong tổng nguồn vốn cho đầu tư phát triển Nghệ An. Năm 2015, đóng góp của ngành công nghiệp vào thu ngân sách của tỉnh đạt 3443,7 tỉ đồng, tăng gần 19 lần so với mười năm trước. Tỉ lệ đóng góp của ngành trong tổng thu ngân sách của tỉnh tăng tương ứng từ 2,7% lên 8,9% [7]. Một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có số nộp ngân sách lớn như: Công ty Cổ phần bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, Công ty xi măng Hoàng Mai, Liên doanh mía đường Nghệ An Tate & Lyle, . . . [7] 192
  7. Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An: thực trạng và giải pháp e. Chuyển giao công nghệ Hoạt động thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp tại Nghệ An cũng đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong tỉnh không ngừng đổi mới công nghệ, phương thức quản lí để nâng cao hơn chất lượng, tạo sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế. Thu hút vốn đầu tư, nhất là nguồn vốn FDI đã góp phần chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ quản lí, chuyên môn kĩ thuật cho công nhân thông qua việc nhập khẩu nhiều thiết bị với dây chuyền công nghệ hiện đại, công nghệ mới. Nổi bật là các dự án FDI của Liên doanh mía đường Nghệ An Tate & Lyle (Anh); Nhà máy Bê tông Khánh Vinh, nhà máy thức ăn gia súc Sao Vàng (Trung Quốc), Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử BSE (Hàn Quốc), Nhà máy sản xuất loa điện thoại di động Emtech (Hàn Quốc), Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Royal Food (Thái Lan)... [5] Hạn chế và nguyên nhân a. Hạn chế - Thu hút đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh; số dự án, vốn đầu tư thấp, chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, ít sử dụng công nghệ tiên tiến; chưa có dự án lớn mang tính động lực; ít các dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng (mới có Dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN Hoàng Mai của VIP 200 ha) - Về lĩnh vực đầu tư: Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng và phát triển đô thị chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu lĩnh vực đầu tư (chiếm 68,4% số lượng và 86,1% số vốn đăng kí đầu tư của toàn bộ) nhưng các dự án đầu tư vào công nghiệp hầu như có quy mô còn khiêm tốn, chưa có dự án động lực nên tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh còn hạn chế, tỉ trọng công nghiệp – xây dựng chưa thay đổi nhiều. - Về địa bàn đầu tư: Các dự án đầu tư vào KKT và các KCN còn ít và chậm, chưa có nhà đầu tư phát triển kinh doanh hạ tầng và kinh doanh hạ tầng vào khu kinh tế; - Vốn thực hiện của các dự án chưa cao, tiến độ triển khai của các dự án còn chậm (trung bình 01 dự án đưa vào hoạt động mất từ 1-3 năm). - Các dự án sử dụng lao động với giá rẻ chiếm tỉ lệ cao, lao động sử dụng tại các cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh chủ yếu là lao động phổ thông, có trình độ thấp. - Về công nghệ: Nhiều nhà đầu tư trong nước còn đang sử dụng công nghệ lạc hậu. Các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu là gia công, lắp ráp mà không chuyển giao công nghệ vào Việt Nam, hoặc chỉ là chuyển giao hàng dọc (từ công ti mẹ ở nước ngoài cho công ty con ở Việt Nam), không có chuyển giao công nghệ hàng ngang (giữa khu vực đầu tư nước ngoài và khu vực trong nước). - Số lượng các dự án đi vào triển khai hoạt động còn thấp hơn nhiều so với đăng kí. Do đó, thu ngân sách từ các dự án đầu tư chưa đem lại kết quả cao. Hiệu quả đầu tư của các dự án trong KKT và các KCN thấp. Năm 2015, thu ngân sách của các dự án trong KKT chỉ đạt hơn 360 tỉ đồng (chỉ góp 10,5% trong tổng thu ngân sách của tỉnh). Riêng dự án Nhà máy Bia Hà Nội, Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp và Dự án chế biến gỗ MDF đã góp trên 330 tỉ đồng [7]. - Kết cấu hạ tầng các dự án đầu tư chưa đồng bộ, hạ tầng khu kinh tế đang được đầu tư xây dựng theo quy hoạch nhưng thiếu vốn, đầu tư dàn trải, hiệu quả còn thấp (KCN Hoàng Mai, Nam Cấm), hạ tầng thiết yếu nhà đầu tư cần lại còn thiếu như: cảng nước sâu, cảng cho tàu trọng tải lớn ra vào, xử lí nước thải, cấp nước sạch, - Công tác quản lí nhà nước đối với các dự án đầu tư chưa phát huy hết vai trò: + Công tác giải phóng mặt bằng rất khó khăn, chậm trễ, kéo dài. Công tác tái định cư của 193
  8. Nguyễn Thị Hoài các dự án thủy điện còn để tồn tại, kéo dài. Quản lí đất đai trong Khu kinh tế còn yếu kém (để xảy ra tình trạng chiếm dụng đất với diện tích lớn, công tác thu hồi các dự án còn chậm ...) + Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư ban hành nhiều nhưng chưa đủ hấp dẫn các nhà đầu tư. - Lực lượng lao động của Nghệ An dồi dào nhưng chất lượng lao động chưa cao, chủ yếu là lao động phổ thông. Lao động đã qua đào tạo không phù hợp, hầu hết nhà đầu tư phải đào tạo lại. Đặc biệt ý thức, tác phong công nghiệp của lao động Nghệ An thấp và thua nhiều địa phương khác trong cả nước, gây nhiều khó khăn cho nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, tâm lí ngại sử dụng lao động Nghệ An đã xuất hiện. b. Nguyên nhân - Tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn. Nền kinh tế quốc gia đang trong thời kì tái cơ cấu, làm giảm dòng vốn đầu tư công và doanh nghiệp nhà nước. -Về cơ sở hạ tầng: thiếu vốn đầu tư và chưa có đầu tư trọng điểm phát triển cơ sở hạ tầng để đi tắt đón đầu. Thiếu nhà đầu tư hạ tầng gắn với thu hút đầu tư, thiếu quỹ đất sạch đón nhà đầu tư (Tỉnh Bình Dương có cả nghìn ha đất sạch chờ nhà đầu tư, tỉnh Nghệ An hầu hết các nhà đầu tư chờ giải quyết mặt bằng, có những dự án là mất nhiều năm). - Chi phí đầu tư tại Nghệ An lớn do chi phí giải phóng, san lấp mặt bằng cao, đã ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa bàn ưu tiên đầu tư của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. - Hệ thống pháp luật, chính sách và thủ tục đầu tư chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và thay đổi nhanh, chồng chéo giữa hệ thống pháp luật đầu tư, luật doanh nghiệp và các luật chuyên ngành, ... chưa đủ sức hấp dẫn đối với một số ngành, lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư như lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ. Cải cách thủ tục hành chính hiệu quả còn thấp, thủ tục nhiều, thời gian giải quyết thủ tục lâu. Bên cạnh đó, công tác cải cách hành chính còn gặp trở ngại lớn do đụng chạm đến lợi ích cục bộ của một số cơ quan hành chính và cán bộ. Ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức chưa cao, kĩ năng hành chính thiếu chuyên nghiệp, tư duy, phương pháp làm việc còn chậm đổi mới, nặng lối mòn, thiếu chủ động. - Công tác tham mưu, chỉ đạo điều hành chưa quyết liệt, chưa kịp thời, việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện chưa tốt; Chỉ đạo, giải quyết vướng mắc mắc cho nhà đầu tư chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án và môi trường đầu tư; Sự phối hợp của các cấp, các ngành trong thu hút đầu tư và chỉ đạo giải quyết vướng mắc chưa kịp thời, chưa tốt. - Việc đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, thiếu sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng nhân lực. Ý thức kỉ luật của người lao động không cao, thiếu tác phong công nghiệp và mang tính cục bộ địa phương. 2.3. Một số giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư cho phát triển công nghiệp đến năm 2030 2.3.1. Về công tác chỉ đạo - Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức từ lãnh đạo các cấp, ngành, cán bộ công chức nhất là các cơ quan liên quan đến việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; Tuyên truyền, vận động tạo đồng thuận cao trong nhân dân và cán bộ; huy động cả hệ thống chính trị vào thực hiện nhiệm thu hút đầu tư. 194
  9. Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An: thực trạng và giải pháp - Soát xét thủ tục đầu tư, kiên quyết loại bỏ các thủ tục rườm rà, không cần thiết, pháp luật không quy định, nhập các thủ tục có thể nhập được để đơn giản gọn nhất các thủ tục đầu tư. - Củng cố một cửa liên thông, rà soát điều chỉnh quy định nhằm bảo đảm hoạt động hiệu quả thực sự của một cửa: Nhà đầu tư chỉ đến nộp hồ sơ và nhận kết quả tại một cửa liên thông. - Nhất quán trong cơ chế, chính sách thu hút đầu tư để tạo niềm tin và sự an tâm cho các nhà đầu tư trong việc triển khai thực hiện Dự án. - Thiết lập đường dây nóng để các doanh nghiệp/nhà đầu tư phản ánh những trường hợp cán bộ, công chức gây nhũng nhiễu, thiếu trách nhiệm trong quá trình xử lí hồ sơ dự án đầu tư. - Tăng cường chỉ đạo thực hiện nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). - Tăng cường thanh tra công vụ thường xuyên đối với việc tiếp nhận, xử lí, giải quyết các thủ tục hành chính tại các cơ quan quản lí nhà nước trong lĩnh vực đầu tư; Kiên quyết xử lí, thay thế những cán bộ, công chức trì trệ, gây khó khăn, không đáp ứng được yêu cầu. - Công khai minh bạch trên Internet về thủ tục hành chính và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính. - Tăng cường ứng dụng thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt xây dựng, ứng dụng phần mềm tiếp nhận và trả kết quả liên thông giữa các cơ quan gắn với việc xây dựng Chính quyền điện tử. 2.3.2. Về quy hoạch, cơ chế, chính sách - Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2030; quy hoạch thành phố Vinh, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An để làm căn cứ xây dựng và triển khai các quy hoạch ngành, lĩnh vực để vận động, thu hút đầu tư. - Rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch ngành, lĩnh vực phù hợp với thực tiễn và hấp dẫn nhà đầu tư. - Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch KKT, các KCN, CCN cho phù hợp với tình hình mới, gắn với hiệu quả, ít ảnh hưởng đến nhân dân vùng quy hoạch; - Rà soát cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh để điều chỉnh bổ sung phù hợp với tình hình thực tế và nguồn vốn ngân sách tỉnh. 2.3.3. Về xúc tiến đầu tư - Tiếp tục theo dõi, vận động, bám và hỗ trợ các đối tác trọng điểm, dự án của các Tập đoàn lớn đang trong quá trình xúc tiến đầu tư như: Tập đoàn Hoa Sen, Becamex Bình Dương, Nguyễn Kim, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Sam sung, Tập đoàn Thái Bình Dương, các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc...; hỗ trợ tối đa, giải quyết nhanh các thủ tục liên quan, vướng mắc khó khăn khi nhà đầu tư có quyết định đầu tư. - Nghiên cứu và có chính sách vận động thu hút đầu tư các đối tác, nhà đầu tư trọng điểm phù hợp với định hướng thu hút đầu tư của tỉnh như các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singpore... Gắn hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh với chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, các bộ ngành trung ương, các địa phương trong cùng khu vực. - Coi trọng xúc tiến đầu tư tại chỗ: tăng cường hỗ trợ các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư để các dự án này triển khai hoạt động một cách thuận lợi, có hiệu quả; tập trung, duy trì các kênh đối thoại với các nhà đầu tư để giải quyết kịp thời những kiến nghị hợp lí của doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Xem việc xúc tiến đầu tư tại chỗ là kênh quan trọng và thông qua các nhà đầu tư đã thành công tại Nghệ An để chia sẻ về kinh nghiệm đầu tư và giới 195
  10. Nguyễn Thị Hoài thiệu về môi trường đầu tư tại Nghệ An cho các nhà đầu tư khác. - Xây dựng các tài liệu xúc tiến đầu tư đảm bảo cả về nội dung, hình thức để quảng bá thông tin về môi trường đầu tư ngành công nghiệp của tỉnh nhằm thu hút đầu tư. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về các ngành, địa phương phục vụ công tác xúc tiến đầu tư công nghiệp. - Tổ chức lại hoạt động của các cơ quan xúc tiến đầu tư công nghiệp ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả theo hướng một đầu mối trong toàn bộ quá trình khảo sát, tìm hiểu, đăng kí và thực hiện dự án đầu tư; có khả năng hướng dẫn và hỗ trợ nhà đầu tư lập thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Đồng thời tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư. 2.3.4. Về phát triển cơ sở hạ tầng - Tập trung chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện các hạ tầng trọng yếu phục vụ thu hút đầu tư như: Cảng Cửa Lò, Cảng Đông Hồi, sân bay Vinh, đường giao thông Hoàng Mai - Thái Hoà, hạ tầng thiết yếu khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. - Tiếp tục ưu tiên bố trí vốn đầu tư để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ nhà đầu tư; Chú trọng xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp. Trước mặt tập trung nguồn lực để lựa chọn đầu tư các hạ tầng thiết yếu tại khu kinh tế Đông Nam, các khu công nghiệp tập trung theo hướng đầu tư phục vụ thu hút đầu tư, không đầu tư dàn trải gắn với hiệu quả đầu tư. - Chủ động tạo quỹ đất sạch hợp lí sẵn sàng đón các nhà đầu tư, xóa dần tình trạng nhà đầu tư chờ giải phóng mặt bằng quá lâu. - Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án dịch vụ: trường học quốc tế, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, điện, nước, tài chính ngân hàng... 2.3.5. Về hỗ trợ nhà đầu tư - Công tác giải phóng mặt bằng: Chỉ đạo xóa bỏ những lực cản trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư; hỗ trợ nhà đầu tư có được mặt bằng nhanh chóng, thuận lợi. Trước mắt, trong thời gian tới tập trung giải phóng mặt bằng và bàn giao đất cho một số dự án lớn như các dự án của Tập đoàn Becamex Bình Dương, Tôn Hoa Sen, Nguyễn Kim, Vinhgroup, Dự án Sản xuất tinh dầu dược liệu, Dự án sản xuất công nghiệp công nghệ cao của Công ty TNHH VN Nam Đàn Vạn An, ... - Hỗ trợ cung ứng và đào tạo lao động. - Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu đa dạng, đa tầng mà công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành đề ra. Triển khai mạnh mẽ đào tạo theo nhu cầu xã hội, thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, có sở đào tạo và cơ quan quản lí nhà nước để phát triện nguồn nhân lực. -Tạo điều kiện liên kết, hợp tác đào tạo nghề giữa nhà đầu tư với các trường, các trung tâm dạy nghề; Nhà đầu tư được ưu tiên tuyển lao n˜ ộng đã qua đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Dạy nghề trên địa bàn thuộc tỉnh quản lí. - Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào dự án. - Hỗ trợ nhà đầu tư về hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và xây dựng các mô hình công nghệ chất lượng cao. - Hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết nhanh chóng và thuận lợi các thủ tục hành chính về đăng kí đầu tư, xin cấp phép đầu tư hoặc điều chỉnh giấy phép đầu tư và các thủ tục hành chính khác. 196
  11. Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An: thực trạng và giải pháp 2.3.6. Về mặt bằng sản xuất, kinh doanh công nghiệp - Nghiên cứu xây dựng trang thông tin điện tử về đất đai (tham khảo cách làm của một số tỉnh thành phố như Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế,..) với mục đích giúp cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và công dân tiếp cận các thông tin liên quan đến đất đai trên địa bàn tỉnh như: thông tin về quy hoạch; giải tỏa đền bù; bán đấu giá quyền sử dụng đất, các văn bản về đất đai,.. một cách kịp thời, nhanh chóng nhằm nâng cao tính minh bạch và tiếp cận thông tin, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). - Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp đã được phê duyệt để cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê hoạt động sản xuất kinh doanh. - Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, trong đó đặc biệt giảm các chi phí về thủ tục hồ sơ khi cấp giấy chứng nhận, coi đây là biện pháp quan trọng để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp hiện nay. 2.3.7. Về quản lí nhà nước - Tăng cường công tác quản lí nhà nước về đất đai, xem đây là một trong những giải pháp đảm bảo nâng cao tính hiệu quả trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp. + Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, nghiêm minh các vi phạm trong quản lí, sử dụng đất đai, nhất là tình trạng chiếm dụng, lấn chiếm, sử dụng sai mục đích. + Kiên quyết thu hồi đất đối với các doanh nghiệp được giao đất, cho thuê đất, nhưng chậm triển khai hoặc vi phạm Luật đất đai. Xử lí sau thu hồi dự án nhanh để đưa dự án mới vào dầu tư, hạn chế tình trạng lãng phí đất đai. - Tăng cường công tác quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường, kiểm tra giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật bảo vệ môi trường, ... tăng cường các biện pháp giám sát kiểm tra về công nghệ, máy móc thiết bị của các dự án. Kiên quyết xử lí những Dự án có vi phạm, đặc biệt là những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. - Bảo đảm an ninh, trật tự cho các dự án đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn + Thường xuyên theo dõi, giám sát để ngăn ngừa các nguy cơ xảy ra đình công, tranh chấp giữa chủ doanh nghiệp và người lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. + Xem xét, xử lí nghiêm đối với các trường hợp có hành vi xúi dục, kích động, gây rối, phá hoại đến hoạt động triển khai dự án và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và nhà đầu tư. + Can thiệp kịp thời, có hiệu quả để dự án hoạt động bình thường, tạo tâm lí an tâm cho nhà đầu tư khi triển khai thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh. - Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định hồ sơ xin cấp phép đầu tư để lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm, hạn chế tình trạng dự án triển khai chậm tiến độ hoặc không triển khai. 2.3.8. Về khoa học và công nghệ Mở rộng sự tham gia của các nhà khoa học, doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN; đảm bảo dân chủ, khách quan, công khai và bình đẳng trong việc tuyển chọn các tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Thực hiện cơ chế liên kết giữa cơ quan quản lí nhà nước tổ chức KH&CN và doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình từ xác định nhiệm vụ KH&CN, triển 197
  12. Nguyễn Thị Hoài khai thực hiện, đánh giá và đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn. Triển khai các chính sách khuyến khích của Nhà nước đã ban hành trong các văn bản pháp quy như: Luật KH&CN, Nghị định 119/ NĐ-CP . . . của chính phủ và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khác của tỉnh Ngân sách sự nghiệp khoa học hàng năm dành riêng tối thiểu 35% cho việc hỗ trợ nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng cường phối hợp hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các công tác hướng dẫn hoạt động đăng kí triển khai, dịch vụ KH&CN, đổi mới công nghệ và thẩm định công nghệ Đối với những công nghệ không đòi hỏi kĩ thuật cao, phức tạp khi các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư, Tỉnh cần hỗ trợ kinh phí để các doanh nghiệp tổ chức thực hiện đề tài khoa học và phối hợp với các cơ quan khoa học nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ vào sản xuất của doanh nghiệp. Đối với những công nghệ phức tạp đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao thì tuỳ theo mức độ tỉnh cần hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ các khâu lựa chọn. 2.3.9. Về nguồn nhân lực Việc đào tạo và cung cấp lao động, trước hết phải căn cứ vào định hướng phát triển ngành công nghiệp tại địa phương để có phương án bố trí hợp lí và đáp ứng được yêu cầu. Để phát triển nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp ở Nghệ An trong thời gian tới, một số giải pháp cần thực hiện là: - Tăng cường mạnh mẽ công tác đào tạo, nhất là đào tạo nghề với sự tham gia của các tổ chức trong và ngoài nước nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động kĩ thuật cao của nhà đầu tư công nghiệp. Trước hết là đào tạo đội ngũ công nhân kĩ thuật, công nhân lành nghề, công nhân bậc cao. Đây là khâu thiếu và yếu của Nghệ An hiện nay. Ngoài ra, cần đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lí các chương trình, dự án theo ISO, giỏi ngoại ngữ, tâm huyết, phục vụ tốt cho công tác xúc tiến đầu tư và quản lí hoạt động đầu tư công nghiệp. - Khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư công nghiệp xây dựng các trường đại học và cao đẳng. Triển khai các giải pháp đồng bộ để tạo ra những đột phá về nâng cao chất lượng và quy mô đào tạo theo nhu cầu của xã hội. - Tiếp tục triển khai đề án nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH. Xây dựng Nghệ An trở thành trung tâm giáo dục đào tạo của cả nước với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc gia và khu vực, thành phố Vinh trở thành trung tâm giáo dục – đào tạo của Khu vực Bắc Trung bộ. - Phát triển mạnh mẽ hệ thống dạy nghề đa cấp, đa trình độ, chuyển từ dạy nghề trình độ thấp sang trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng lao động cho thị trường lao động. Sở Lao động – Thương binh và xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan, căn cứ vào cơ cấu ngành nghề để dự báo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp. Qua đó phối hợp với các trường nghề để có định hướng và kế hoạch đào tạo lao động phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tăng cường năng lực, quản lí đầu tư cho hệ thống cơ quan quản lí nhà nước về đầu tư các cấp. - Sửa đổi, bổ sung chính sách thu hút nhân tài, có cơ chế phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo nhân tài; khuyến khích phát huy tài năng, đặc biệt là tài năng của lớp trẻ; Xây dựng một số trường dạy nghề, cơ sở đào tạo tại các vùng sâu, vùng xa, các huyện phía Tây tỉnh Nghệ An, thị xã Hoàng Mai, đặc biệt tại các vùng có các KCN, Khu kinh tế; Phát triển các trung tâm xúc tiến việc làm để kết nối người lao động với các cơ sở sử dụng lao động. 198
  13. Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An: thực trạng và giải pháp 3. Kết luận Thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 – 2015 đạt được một số thành tựu nhưng cũng tồn tại không ít khó khăn. Trên cơ sở phân tích tiềm năng và thực trạng thu hút đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An, dựa trên quan điểm, mục tiêu, định hướng đầu tư, nghiên cứu qui hoạch tổng thể phát triển KT – XH chung và theo ngành của tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tác giả đã đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả vốn đầu tư phát triển công nghiệp trong tương lai. Các giải pháp gồm chín nhóm trong đó giải pháp về quy hoạch, cơ chế, chính sách; giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực được xác định là ba giải pháp quan trọng nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cục thống kê Nghệ An, 2010, 2016. Báo cáo ước tính giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm phân theo huyện, thành phố, thị xã năm 2010,2016. [2] Cục thống kê tỉnh Nghệ An. Niên giám thống kê các năm từ năm 2005 đến năm 2016. [3] Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An, 2010. Danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2015. [4] Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An, 2011. Kế hoạch xúc tiến đầu tư và phát triển kinh tế đối ngoại tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015. [5] Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An, 2016. Kết quả triển khai thực hiện Đề án Tập trung thu hút đầu tư có hiệu quả vào tỉnh Nghệ An đến năm 2025 và các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh gắn với các lĩnh vực đầu tư trọng điểm. [6] Sở lao động thương binh và xã hội Nghệ An, 2015. Kế hoạch 5 năm 2016 – 2020 lĩnh vực việc làm. [7] Tỉnh uỷ Nghệ An, 2015. Chương trình xúc tiến đầu tư gắn với phát triển nguồn thu ngân sách tỉnh giai đoạn 2006 – 2015. [8] Tổng cục thống kê, 2006, 2016. Niên giám thống kê Việt Nam 2005, 2015, NXB Thống kê, Hà Nội. [9] UBND tỉnh Nghệ An, 2016. Báo cáo giữa nhiệm kì thực hiện Nghị quyết Đại hội XVIII của Đảng và Nghị quyết XVI của Đảng bộ Nghệ An. [10] Vương Thị Thảo Bình, trường đại học Ngoại thương (chủ nhiệm), 2015. “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thu hút, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ phát triển KT-XH Nghệ An giai đoạn 2013 – 2020, có tính đến năm 2025”. Đề tài Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An. ABSTRACT Attracting investment in to Nghe An province’s developing industrial: situation and solutions Nguyen Thi Hoai Department of Geography - Resource Management, Vinh University The article focuses on analyzing the situation of attracting investment in Nghe An province’s industrial development according to economic sectors, economic composition and territorial, assessing the achievements and indicatting some limited existences in there and explaining reason. From these, the author proposes some solutions to promote attractiveness and improve investment efficiency in to developing the industrial of Nghe An province to 2030. Keywords: Attracting investment, developing industrial, Nghe An province newpage 199
nguon tai.lieu . vn