Xem mẫu

  1. THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THCS ĐẶNG THAI MAI, THÀNH PHỐ VINH Chu Thị Cẩm Vân GV Trường THCS Đặng Thai Mai, thành phố Vinh I. Đặc trưng và yêu cầu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) là một thuật ngữ mới xuất hiện trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo không phải một môn học mà là một hoạt động giáo dục. Chương trình mới có hai loại HĐTNST: Loại 1 là HĐTNST trong từng môn học nhằm trải nghiệm kiến thức môn học trong thực tiễn. Loại 2 là HĐTNST mang tính tích hợp, trong đó học sinh dựa trên sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kỹ năng khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống và tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, phù hợp với lứa tuổi, nhu cầu và điều kiện thực hiện của cơ sở giáo dục và địa phương. Tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm sẽ góp phần rèn luyện các kỹ năng mềm cho học sinh, qua đó xây dựng được môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phòng chống bạo lực học đường một cách hiệu quả. II. Giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh Trường THCS Đặng Thai Mai qua hoạt động trải nghiệm Trường THCS Đặng Thai Mai trước đây là trường Bồi dưỡng Năng khiếu Văn - Toán của thành phố Vinh, được thành lập từ năm học 1978 - 1979. Trước năm 2015, trường chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ tạo chất lượng mũi nhọn cho giáo dục thành phố. 173
  2. Từ năm học 2015 - 2016, bên cạnh nhiệm vụ đó, trường còn thực hiện thêm nhiệm vụ mới: làm công tác giáo dục bậc THCS cho học sinh trên địa bàn phường Hưng Phúc. Trong suốt chặng đường dài với bao đổi thay, trường THCS Đặng Thai Mai luôn khẳng định được vị thế của một ngôi trường chất lượng cao trên địa bàn thành phố và trong cả tỉnh. Song song với việc dạy kiến thức, nhà trường cũng rất chú trọng việc rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh thông qua các giờ học chính khóa, đặc biệt là các hoạt động trải nghiệm. Năm học 2018 - 2019, trường có quy mô 29 lớp với 1137 học sinh. Khi xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm học mới, trường đã bám sát vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT thành phố Vinh ban hành, phù hợp với điều kiện của nhà trường và đặc điểm tâm lý tuổi học sinh THCS. Theo đó, khi lập kế hoạch giảng dạy, các khối, các môn theo hướng dẫn phải có tiết TNST trong chương trình, gồm các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh vật, Tin học. Các môn học này đã xây dựng tiết học trải nghiệm trong phân phối chương trình của môn học theo quy định của chuyên môn. Bên cạnh đó, tổ nhóm chuyên môn cũng phải xây dựng được các kế hoạch hoạt động giáo dục khác như các Câu lạc bộ: Quê hương trong em của Tổ Khoa học Xã hội, Chinh phục đỉnh cao trí tuệ của tổ Khoa học Tự nhiên, Câu lạc bộ Tiếng Anh của nhóm Ngoại ngữ, Câu lạc bộ Thể dục thể thao của nhóm Thể dục, Câu lạc bộ Cộng đồng của Liên đội nhà trường và chương trình tham quan dã ngoại... Trong thực tế, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, sáng tạo KHKT... lâu nay cũng chính là những dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo, rèn luyện cho học sinh nhiều kỹ năng sống tích cực. Trong quá trình thực hiện, các hoạt động trải nghiệm đã hình thành cho các em học sinh những kỹ năng mềm theo các hoạt động như sau: 1. Những kỹ năng mềm hình thành cho học sinh qua các môn học trong chương trình chính khóa Tiết Các kỹ năng mềm hình thành Môn Khối Tên bài dạy PPCT cho học sinh Luyện tập số + Biết cách làm công tác thống Toán 7 48 trung bình cộng kê 174
  3. (Đại số) + Hiểu được công tác thống kê để làm gì + Tại sao phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình + Các biện pháp để học tốt môn toán + Học sinh có ý thức tốt trong hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân + Có kỹ năng cắt, ghép hình (góc) + Biết nhận xét, tổng hợp đưa ra Toán Tổng ba góc các kết luận phù hợp với nhiệm (Hình 7 17 của một tam vụ của giáo viên chuyển giao học) giác + Phát hiện năng lực tư duy hình học thông qua việc vẽ đường phụ xuất phát từ các thao tác thực tế (ghép góc) + Biết cách diễn đạt gọn gàng, đầy đủ nội dung trước đám đông + Biết cách làm 1 dụng cụ từ các vật liệu có sẵn + Tăng thêm các hiểu biết về âm Vật lý 7 11 Nguồn âm nhạc + Khả năng sáng tạo khoa học kỹ thuật + Biết cách làm việc an toàn, hiệu quả, tránh lãng phí hóa chất Pha chế dung Hóa học 8 68 + Biết cách cân, đong, đo hóa dịch chất chính xác + Biết pha chế một số dung dịch 175
  4. thường gặp + Rèn luyện được kỹ năng làm việc chính xác, khoa học + Kỹ năng tìm kiếm thông tin Tổ chức và truy trên mạng internet Tin học 9 5,6,7,8 cập thông tin + Kỹ năng tổ chức thông tin trên trên internet trang web + Kỹ năng trình bày báo cáo + Học sinh biết tham gia các hoạt Vận dụng luật động tuyên truyền bảo vê môi bảo vệ môi trường. trường vào việc + Biết chăm sóc, bảo vệ môi bảo vệ môi Sinh học 9 65 trường, thiên nhiên trường ở địa phương + Biết phê phán hành vi phá hoại môi trường. + Kỹ năng tìm tòi, thu thập tài liệu: Tài liệu sách, báo, bài viết về các địa danh lịch sử, văn hóa của xứ nghệ + Kỹ năng sáng tạo, làm việc nhóm: Sáng tạo những sản phẩm liên quan tới chủ đề “Về miền xứ Về miền xứ Nghệ” bài viết, vẽ, video clip Ngữ văn 8 72 Nghệ + Kỹ năng thuyết trình: thuyết minh về các địa danh xứ Nghệ gắn liền vơi lịch sử, nét văn hóa của từng vùng miền + Kỹ năng diễn xuất: biểu diễn dân ca, ví dặm hoặc đoạn kịch về truyền thống yêu nước, hiếu học của con người xứ nghệ Lịch sử 8 42 Từ làng Sen + Kỹ năng giải quyết vấn đề 176
  5. đến Bến cảng + Kỹ năng tư duy sáng tạo nhà rồng + Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin + Kỹ năng làm việc nhóm + Kỹ năng thuyết trình, diễn xuất + Kỹ năng thu thập và xử lý Môi thông tin Địa lý 8 46 trường và biến + Kỹ năng làm việc nhóm đổi khí hậu + Kỹ năng thuyết trình, phản biện + Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin Kỹ năng sơ cứu + Kỹ năng nhận biết và xử lý tình GDCD 8 20 trong những tai huống (vấn đề) nạn thường gặp + Kỹ năng làm việc nhóm + Kỹ năng thuyết trình, phản biện + Kỹ năng giải quyết vấn đề (vận dụng vào cuộc sống) Mỹ Tạo dáng trang + Kỹ năng tư duy sáng tạo 8 15 thuật trí mặt nạ + Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin + Kỹ năng làm việc theo nhóm + Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh 6 9 Skills 2 + Kỹ năng thuyết trình tiếng Anh + Làm việc theo nhóm, cặp Tiếng 7 10 Getting started + Phân tích xử lý tình huống Anh + Khai thác và sử dụng các phần 8 4 Acloser look1 mềm CNTT Communication 9 3 + Khả năng tích hợp, giải quyết vấn đề 177
  6. 2. Những kỹ năng mềm hình thành cho học sinh qua hoạt động các Câu lạc bộ Các kỹ năng mềm được hình Tên Câu lạc bộ Tên hoạt động thành cho học sinh + Biết vận dụng các kiến thức Ngoại khóa “Vinh xưa đã học vào thực tiễn và nay” + Biết giải quyết xử lý tình huống + Khả năng tư duy độc lập, sáng Hưởng ứng ngày đọc tạo Quê hương trong em sách, tham gia cuộc thi + Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, “Đại sứ văn hóa đọc” ứng xử, thực hành + Kĩ năng làm việc nhóm Viết thư Quốc tế UPU + Phát huy tinh thần đoàn kết lần thứ 48 + Tự phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu bản thân, hoàn thiện nhân cách. + Rèn luyện sáng tạo khám phá kiến thức + Tăng thêm niềm yêu thích các Chinh phục đỉnh cao môn KHTN trí tuệ + Khả năng vận dụng kiến thức KHTN vào các bài toán thực tiễn - Tổ chức phát thanh +Học sinh biết cách viết bài, tuyên truyền các ngày trình bày, tổ chức các hoạt động lễ lớn và các nội dung thông tin truyền thông Cộng đồng giáo dục. + Biết chia sẻ, quan tâm mọi - Thăm hỏi, tặng quà người các bạn có hoàn cảnh + Hiểu biết về những điều nên khó khăn. làm và không nên làm trong 178
  7. - Tổ chức các hoạt cuộc sống động NGLL, vui chơi + Biết xử lý các tình huống giải trí . thường gặp ở nhà trường, gia - Tổ chức các hoạt đình và ngoài xã hội. động kỷ niệm các ngày lễ như 20/11, 26/3... + Học sinh biết rèn luyện thân thể, sức khỏe để phát triển thể Bóng rổ chất Thể dục thể thao Earobic + Học sinh biết phân biệt các Võ hành động đúng/sai để tự bảo vệ mình, đặc biệt trong việc phòng chống bạo lực học đường 3. Những kỹ năng mềm hình thành cho học sinh qua hoạt động tham quan dã ngoại 3.1. Những điều học sinh thu nhận được + Biết thêm về Văn Miếu Quốc Tử Giám + Tình cảm kính yêu với chủ tịch Hồ Chí Minh, những điều chưa biết về cuộc đời vĩ đại của Người + Biết toàn nhà Quốc hội, biết quyền và nghĩa vụ của đại biểu Quốc hội + Hiểu thêm về đất nước, con người Việt Nam 3.2. Những kỹ năng được rèn luyện + Kỹ năng tự lập + Kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông + Kỹ năng giao tiếp + Kỹ năng lựa chọn, giải quyết vấn đề + Kỹ năng hoạt động tập thể, làm việc nhóm + Kỹ năng xử lý tình huống Có thể nói hoạt động TNST của trường THCS Đặng Thai Mai khá đa dạng, phong phú, phù hợp với đối tượng học sinh của trườngvà đem lại cho các em nhiều giá trị sống thiết thực. 179
  8. Một trong những nội dung liên quan đến an ninh trường học là bạo lực học đường đã được học sinh vận dụng những kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột để giải quyết sự vụ, sự việc khá thành công. Nội dung này được triển khai, tuyên truyền, nhắc nhở thường xuyên từ đầu đến cuối năm học qua các tiết chào cờ, NGLL, các tiết sinh hoạt lớp và các hoạt động khác. Học sinh được học kỹ về nội quy nhà trường, những việc được làm và những việc không được làm của học sinh theo luật giáo dục, từ đó học sinh có ý thức tôn trọng pháp luật, nội quy nhà trường, nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. Khi có vấn đề xích mích, mâu thuẫn có thể dẫn đến bạo lực học đường, học sinh cũng đã có cách ứng xử phù hợp, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, ban An ninh nhà trường để giải quyết dứt điểm vấn đề, không để kéo dài mâu thuẫn dẫn đến hậu quả. III. Một số đề xuất, kiến nghị Từ lí thuyết về hoạt động trải nghiệm, đối chiếu với thực tiễn hoạt động này ở trường THCS Đặng Thai Mai, tôi nhận thấy cần lưu ý một số vấn đề sau: 1. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hơn lý luận về tổ chức hoạt động TNST, đúc rút kinh nghiệm sau mỗi hình thức hoạt động về cách thức tổ chức, cách đánh giá hoạt động. 2. Cần cân nhắc lựa chọn và ưu tiên cho những chủ đề và mục tiêu giáo dục mang tính thời sự như: TNST về các vấn đề xã hội như an toàn giao thông, bạo lực học đường, HIV - AIDS, sức khỏe sinh sản vị thành niên,... 3. Khi tổ chức HĐTNST cần lưu ý thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội, Ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, Hội Khuyến học, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động tiêu biểu ở địa phương,… 180
nguon tai.lieu . vn