Xem mẫu

  1. Thông hai lá dẹt, loài cây đặc hữu ở Việt Nam  5/29/2009 6:03:56 PM  Thông hai lá dẹt có tên khoa học là  Ducampopinus Krempfii, thuộc họ thông  (Pinaceae). Đây là loài thông cổ với đặc trưng là  có hai lá dẹt hình lưỡi kiếm, trên thế giới chỉ có  độc nhất ở Việt Nam 1. Phân loại học  Thông hai lá dẹt có tên khoa học là Ducampopinus   Krempfii, thuộc họ thông (Pinaceae). Đây là loài thông  cổ với đặc trưng là có hai lá dẹt hình lưỡi kiếm, trên thế  giới chỉ có độc nhất ở Việt Nam và có phân bố hẹp ở  tỉnh Lâm Đồng. Đây là loài thông được nhiều nhà thực  vật học trên thế giới hết sức quan tâm. Ban đầu, loài  thông quý hiếm này được gọi là Pinus Krempfii H. Lec.  (thuộc họ Abietaceae), mang tên nhà thực vật học  người Đức M. Krempf, người đầu tiên thu mẫu vật  thông hai lá dẹt ở thượng nguồn Sông Mao trên độ cao  1.350m. Sau này, nhà thực vật học người Pháp là A.  Chevalier đã lấy tên Ducamp, một quản đốc thủy lâm  người Pháp, người tổ chức nên Cục lâm nghiệp ở Đông  Dương, để đặt tên cho loài là Ducampopinus Krempfii  
  2. (Lec) A. Chev. Người ta còn gọi loài thông này với cái  tên khác nữa là thông Sré.  2. Phân bố  Trong công trình Thực vật học đại cương của Đông   Dương, Hickel cho biết thông hai lá dẹt gặp ở độ cao  1.200 ­ 1.500m tại một vài khu phân bố chính ở Lâm  Đồng, song nơi dễ tiếp cận nhất là vùng Cổng Trời.  Vùng Cổng Trời trên dãy Hòn Nga thuộc xã Lát, huyện  Lạc Dương, cách thành phố Đà Lạt 20km, khu phân bố  có diện tích khoảng 750ha. Vào mùa khô, đường đến  khu vực này không gặp trở ngại gì lớn. Từ năm 1989,  chúng tôi đã có nhiều dịp đến đây để thu thập mẫu  thực vật, cây con tái sinh, chụp ảnh và quay video về  loài thông quý hiếm này.  Đứng xa vùng phân bố tự nhiên mấy kilômét cũng đã  thấy tán lá hình quạt của những cây thông hai lá dẹt  cao tuổi nổi lên rất rõ, chiếm lĩnh tầng tán trội của  rừng. Càng lại gần, tán cây càng nổi bật và đây cũng là  đặc điểm dễ nhận biết nhất của loài thông quý này.  Thông hai lá dẹt thường gặp ở độ cao trên 1.000m. ở  Cổng Trời, cây mọc thành quần thụ lớn ở độ cao  1.600m. Trong đợt điều tra gần đây ở vùng núi Bidoup, 
  3. chúng tôi cũng gặp thông hai lá dẹt mọc rải rác ở độ  cao 1.600m trở lên.  Vùng núi Bidoup nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên  Thượng Đa Nhim, có diện tích trên 10.000ha, thuộc xã  Đa Chay, huyện Lạc Dương, nằm dưới sự quản lý của  hai trạm quản lý rừng đầu nguồn là trạm Long Lanh và  trạm Đa Chay. Đây là khu phân bố thứ hai mà chúng  tôi đã tới khảo sát và khu vực khảo sát thuộc địa phận  Long Lanh, cách thành phố Đà Lạt 50km, có thể dễ  dàng đi lại vào mùa khô.  Theo các tài liệu và các nhà khoa học thì ngoài hai  vùng trên, thông hai lá dẹt còn có thể thấy ở một số nơi  khác thuộc Lâm Đồng và Khánh Hòa; Poilane đã tìm  thấy loài cây này ở vùng phụ cận Nha Trang và ở Đơn  Dương; M. Schmid và Trương Văn Lên thấy có ở Suối  Vàng, gần Đà Lạt; Lê Kim Biên thu được mẫu ở đèo  Ngoạn Mục; Võ Văn Chi, Vũ Văn Dũng tìm thấy ở vùng  Cổng Trời...  3. Một số đặc điểm sinh học ­ sinh thái  Thông hai lá dẹt thường gặp rải rác như là những cây  đại thụ cao trên dưới 30m, đường kính có thể đạt 1,5­ 1,6m, đôi khi tới 2m. Tán của cây thường khá rộng, 
  4. dày, sẫm màu và có hình rẻ quạt. Đoạn thân dưới cành  lớn, hầu như không có cành nhánh, tròn đều và đâm  thẳng vào tán lá.  Cây mầm thường có khoảng 10­13 lá mầm đầu tiên có  hình xoắn cong về một hướng như lưỡi liềm, lá dài  khoảng 2­3cm, sau đến là các lá nhỏ mọc quanh thân,  dài  1,5­2,5cm. Khi cây ở độ tuổi non (5­20 tuổi), lá dài và  rộng bản (dài 10­15cm) hơn lá cây trưởng thành, xếp  như hai lưỡi kéo ở phần đầu cành. Khi cây trưởng  thành, lá nhỏ và ngắn lại (dài 4­5cm), màu sẫm, mọc  thành búi dày ở đầu cành, làm cho tán cây thông già  trở nên dày và sẫm màu hơn.  Hạt màu nâu nhạt và có cánh trắng, khi chín, hạt có  thể phát tán trong một phạm vi tương đối rộng và nón  quả còn tồn tại một thời gian trên cây. Quả chín vào  mùa mưa nên đây là một khó khăn lớn đối với việc thu  thập hạt vì khó đến được rừng để xem xét và thu hái  đúng thời gian.  Có thể gặp nhiều cây non tái sinh ngay dưới tán rừng  rậm ở Cổng Trời, còn ở vùng Long Lanh, nhiều cây tái  sinh bên các khoảng trống, đường mới ủi phục vụ khai 
  5. thác Pơmu một vài năm trước đây. Cây tái sinh thường  gặp nhất ở độ tuổi 1 đến 5, rất hiếm cây có đường kính  từ 10 đến 40cm. Điều đó chứng tỏ rằng rừng thông hai  lá dẹt ở Cổng Trời và Bidoup hầu như không có thế hệ  trung gian. Việc duy trì các rừng thông này tồn tại lâu  dài trong trạng thái tự nhiên với tổ thành loài cây ổn  định đang là một câu hỏi lớn đặt ra đối với chúng ta.  Dưới tán những cây thông hai lá dẹt khổng lồ ở vùng  Cổng Trời là những cây lá rộng đặc trưng cho rừng á  nhiệt đới ẩm, như các cây thuộc họ sồi dẻ (Fagaceae),  họ long não (Lauraceae), họ mộc lan (Magnoliaceae).  Ngoài ra còn thấy hồi núi, thông lông gà, cau rừng,  hồng rừng và các loài thực vật chỉ thị cho độ ẩm cao  đặc trưng của rừng là cây tóc thần vệ nữ, đỗ quyên,  rêu, các loài phong lan v.v... Phẫu diện đất ở đây cho  thấy tầng thảm mục xốp, màu nâu sẫm, dày 20cm,  tầng Ao cũng dày tới 20cm.  Khác với ở vùng Cổng Trời, ở vùng núi Bidoup, thông  hai lá dẹt cổ thụ với đường kính 1,0­1,6m mọc xen với  nhiều loài cây hạt trần quý hiếm khác, như thông năm  lá Đà Lạt (Pinus Dalatensis), Pơmu, có khi còn gọi là  thông hôi (Fokienia Hodgensii), bạch tùng  (Podocarpus Imbricatus), hồng tùng (Dacrydium  
  6. Pierrei) v.v... Đặc biệt là ngoài nhiều cây lá rụng đặc  trưng, còn gặp cả hồi núi và cả cây quế đã bị chặt đổ  ngang đường có vỏ rất dày và đường kính lớn (50cm).  Khu vực Long Lanh gần với đỉnh Gia­rít (1.900m), một  trong ba đỉnh cao của dãy Bidoup, vài năm trước đây  đã bị khai thác Pơmu, vì vậy ở đây chỉ còn gặp rất ít  loài cây này, hoặc chỉ còn một số cây nhỏ. Giữa rừng  thông ba lá và rừng già nguyên sinh là một khoảng  trống rộng vài ba kilômét bao gồm toàn đồi trọc do hậu  quả của việc phá rừng già làm nương rẫy, nên thông  ba lá cứ lấn dần mãi vào rừng già. Nhờ đầu tư vào  trồng rừng Đa Nhim mà mấy năm gần đây, việc đốt  rừng làm nương đã phần nào bị chặn lại.  Thông hai lá dẹt sinh trưởng rất chậm, tăng trưởng  đường kính khoảng 1mm/năm, như vậy nếu cây có  đường kính 2,5m thì tuổi cây có thể đạt tới 1.000 năm,  hoặc ít ra có tuổi hàng trăm năm.  4. Thực trạng và biện pháp bảo tồn  Do bị phá rừng làm nương, các rừng thông hai lá dẹt  đang bị đe dọa, nhiều cây bị mất môi trường sinh sống  tối ưu, bị chết rụi, nhiều cây quá già cũng tự đổ gãy.  Tái sinh tự nhiên hầu như chỉ hạn chế ở giai đoạn cây 
  7. mầm, lại gặp chủ yếu ở nơi có khoảng trống, ven  đường; mặt khác lại thiếu vắng các cây tái sinh ở tuổi  trung gian, nên khó có thể đủ sức thay thế những cánh  rừng thông hai lá dẹt cổ thụ hiện đang tồn tại. Có thể  nhận thấy rất rõ ngay trên đường đi, rừng thông ba lá  nằm kề bên rừng thông hai lá dẹt, và khi rừng thông  hai lá dẹt bị đốt phá làm nương rẫy, thông ba lá chiếm  lĩnh dần vùng đất trống. Cứ xu thế đó rừng thông hai lá  dẹt hỗn giao cây lá rộng sẽ bị thông ba lá thay thế  trong một thời gian không xa.  Việc gây trồng thông hai lá dẹt ở ngoài vùng phân bố  tự nhiên còn nhiều trở ngại, cần được nghiên cứu xem  xét. Người ta đã đưa thông hai lá dẹt về trồng ở vườn  hoa Đà Lạt và hiện còn một cây, song có sức sinh  trưởng kém. Từ năm 1989, chúng tôi đã bứng một số  cây thông hai lá dẹt tái sinh về trồng thử ở trạm lâm  sinh Măng Linh (Đà Lạt), song do nhiều nguyên nhân  nên sự tồn tại và sinh trưởng của chúng gặp nhiều khó  khăn. Gần đây, chúng tôi tiếp tục các thử nghiệm gây  trồng loài cây này ở Đà Lạt và tổ chức thu hái hạt để  tìm hiểu khả năng nảy mầm của hạt giống, góp phần  vào công tác bảo tồn exsitu loài thông quý hiếm này. 
  8. Trên cơ sở đầu tư của Bộ khoa học, công nghệ và môi  trường, đề tài Bảo tồn nguồn gen thực vật rừng do Viện  khoa học lâm nghiệp Việt Nam chủ trì từ năm 1988, đã  phối hợp với các cơ quan chức năng và địa phương  như với Cục kiểm lâm và đặc biệt là với Sở nông lâm  thủy Lâm Đồng, Ban quản lý rừng đặc dụng Lâm Viên  (Đà Lạt), Trung tâm nghiên cứu lâm sinh Lâm Đồng  (thuộc Viện), đã nhiều lần tiến hành điều tra, khảo sát  tại hai vùng phân bố chính của thông hai lá dẹt là vùng  Cổng Trời và vùng Long Lanh, đã thu thập hạt, cây con  tái sinh, thử nghiệm gây trồng và đề xuất phương án  bảo vệ cho loài thông này.  Cùng với nhiều cơ quan và cá nhân các nhà khoa học  khác, chúng tôi đã đề nghị với các cơ quan chức năng  đưa khu Cổng Trời thành rừng cấm với tổng diện tích  khoảng 600ha, để có thể duy trì tình trạng nguyên vẹn  của rừng.  Đối với vùng Bidoup, chúng tôi đề nghị đưa khu bảo  tồn thiên nhiên Thượng Đa Nhim thành một vườn quốc  gia, có diện tích khoảng 10.000 ­ 15.000ha, để không  chỉ bảo tồn lâu dài loài thông hai lá dẹt, mà còn tạo cơ  hội bảo vệ nhiều loài hạt trần quý khác. Có thể nói,  hiếm có nơi nào lại quy tụ với số lượng đủ lớn và đa 
  9. dạng các loài cây quý như thông hai lá dẹt, thông năm  lá Đà Lạt, Pơmu, bạch tùng, hồng tùng v.v... như ở  vùng Bidoup này.  Bảo tồn insitu (bảo tồn tại chỗ) là biện pháp bảo tồn  hữu hiệu nhất vì nó duy trì hệ sinh thái phù hợp với  điều kiện sống hiện tại của loài, với các điều kiện khí  hậu, đất đai ổn định, tổ thành loài cây đã phát triển và  tiến hóa cùng nhau theo thời gian và nay được giữ ở  tình trạng tối ưu.  Mặc dù đã đôi lúc hoặc đôi chỗ bị xâm phạm, song  mới xảy ra ở vùng ngoại vi, các khu rừng thông hai lá  dẹt nói chung vẫn còn nguyên vẹn, do vậy việc bảo vệ  có nhiều thuận lợi. Khó khăn cơ bản vẫn là vốn đầu tư  cho công tác bảo vệ, đầu tư cho dân trồng rừng ở các  vùng đệm, đầu tư quy hoạch và đưa dân vào cuộc  sống ổn định, bảo đảm thu nhập thì có thể tránh được  việc đốt phá rừng làm nương rẫy.  Do những khó khăn về tái sinh tự nhiên trong rừng già  nguyên sinh, nên bảo tồn exsitu cũng đóng một vai trò  không nhỏ. Thu thập hạt và cây con tái sinh về gây  trồng thử là những cố gắng cần thiết, song cần bảo  đảm nguyên tắc là thu hái hạt từ nhiều cây mẹ, từ 
  10. nhiều điểm trong vùng phân bố và từ nhiều vùng, để  bảo tồn nguồn gen có được nền tảng di truyền đủ lớn.  Mặc dù mới là những bước đầu tiên, song công tác bảo  tồn nguồn gen cây rừng chắc chắn sẽ có được những  đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ sự đa dạng sinh  học, bảo vệ những nguồn gen quý hiếm của đất nước,  cho hiện tại và cho cả tương lai. Kết quả bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài thông hai lá dẹt là nơi tập trung hầu hết các loài cây lá kim hiện có tại Việt Nam, trong đó có nhiều loài cây có giá trị kinh tế, văn hoá, khoa học cao như Bách Xanh, Thông đỏ, Pơ mu,… Tây nguyên nói chung và cao nguyên Lâm Viên nói riêng được đánh giá là vùng đa dạng về các loài Thông thứ hai của Việt Nam ( Nguyễn Tiến Hiệp và cộng sự - 2005). Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà với tổng diện tích lâm phần được giao quản lý là 64.800ha. Vườn Quốc Bidoup – Núi Bà đuợc đánh giá là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam với nhiều hệ sinh thái rừng khác nhau, là nơi tập trung hầu hết các loài cây lá kim hiện có tại Việt Nam, trong đó có nhiều loài cây có giá trị kinh tế, văn hoá, khoa học cao như Bách Xanh, Thông đỏ, Pơ mu,… hoặc có tính chất đặc hữu hẹp, chỉ có ở vùng Nam Tây nguyên Việt Nam như Thông hai lá dẹt, thông năm lá Đà Lạt. Ngoài ra, Vườn Quốc gia Bidup – Núi Bà là nơi chứa đựng một diện tích rất lớn rừng gần như nguyên sinh được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm. Trong năm 2007, Phòng Kỹ thuật & NCKH – VQG Bidoup – Núi Bà phối hợp với các các phòng ban khác đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài thông hai lá dẹt (Pinus krempfii) tại lâm phần thuộc quyền quản lý của VQG Bidoup – Núi Bà từ nguồn vốn: Ngân sách trung ương hỗ trợ theo mục tiêu. 1. MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
  11. Mục tiêu: - Xác định các đặc điểm về phân bố quần thể, một số đặc tính sinh thái của các loài cây Thông lá dẹt trong lâm phần quản lý của Vườn Quốc Gia Bidoup-Núi Bà; - Đề xuất các biện pháp kỹ thuật gây trồng và các giải pháp góp phần phát triển một chiến lược bảo tồn hiệu quả nguồn gien các loài trên. Nội Dung nghiên cứu: * Nghiên cứu về phân bố và đặc điểm sinh thái: - Tình hình phân bố quần thể các loài cây nghiên cứu tại Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà. - Cấu trúc tầng thứ của các loài Thông lá dẹt. - Cấu trúc tổ thành và quan hệ giữa các loài nghiên cứu với các loài trong lâm phần và theo các tầng thứ trong lâm phần. - Phân bố trên mặt bằng của lâm phần và các loài nghiên cứu - Khả năng tái sinh tự nhiên. * Nghiên cứu về các đặc điểm cấu trúc: - Cấu trúc thế hệ biểu diễn thông qua cấu trúc N/D với cấp kính 10cm. Mô phỏng cấu trúc N/D theo một dạng phân bố lý thuyết thích hợp và kiểm tra bằng tiêu 2 chuẩn χ Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: 1. Nghiên cứu về các đặc điểm sinh thái: - Điều tra thu thập thông tin, số liệu về tình hình phân bố của các lòai nghiên cứu trong khu vực quản lý của Vườn Quốc Gia. - Lập các tuyến điều tra song song trên các khu vực qua điều tra thu thập số
  12. liệu để phát hiện sự xuất hiện của các lòai nghiên cứu trong lâm phần quản lý của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà. - Xác định tình hình phân bố quần thể của ba loài nghiên cứu, trên các tuyến, cứ 200m tiến hành các khảo sát ra 4 bên, bán kính khảo sát khoảng 50m. + Khoanh vẽ diện tích của quần thể, xác định số lượng cá thể trong quần thể. 2 Đặt ô tiêu chuẩn điển hình 2.500 m trong vùng diện tích phân bố của quần thể (tỉ lệ rút mẫu > 2%). Trong ÔTC tiến hành xác định các cấu trúc của loài cây nghiên cứu, xác định các loài cây cùng tầng thứ với loài nghiên cứu để tính toán mối quan hệ giữa các loài này với loài nghiên cứu. 2 + Trong mỗi ÔTC tiến hành đặt 5 ô dạng bản 4 m (2m x 2m) ở giữa và 4 góc để điều tra tái sinh. Chỉ đo đếm, đánh giá các cây tái sinh của các loài nghiên cứu có 0,5 m ≤ H ≤ 2m, đánh giá phẩm chất tốt, trung bình, xấu làm cơ sở xác định cây tái sinh triển vọng, thống kê theo ha. + Tiến hành điều tra phẫu diện đất trong các ÔTC bằng cách đào 01 phẫu diện điển hình trong ÔTC có cây tái sinh và cây trưởng thành của các loài nghiên cứu mọc tương đối tập trung và nhiều. Tiến hành mô tả các phẫu diện (loại đất, độ dày, tỉ lệ
  13. đá lẫn). Lấy mẫu đất 03 tầng: từ 0-30cm, 30-60cm và 60-100cm cho phân tích tại phòng thí nghiệm. + Tính toán xác định mối quan hệ sinh thái loài giữa loài nghiên cứu với các loài trong lâm phần và cùng tầng thứ bằng Phương pháp thực nghiệm sinh thái học được sử dụng để dự báo cho quan hệ này. * Phương pháp phân tích số liệu: Các số liệu thu thập được, được tính toán và xử lý thống kê trên máy tính và các phần mềm thống kê chuyên dùng khác. (có chèn hình) Cây trội Thông hai lá dẹt (P. Krempfii) 2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Trong năm 2007, chúng tôi chỉ mới tiến hành nghiên cứu tại các khu vực phía đông và đông nam của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tại các khu vực nghiên cứu này chủ yếu có độ cao từ 1.400m trở lên. Vì vậy các kết quả này chỉ có tính chất bước đầu. Từ các kết quả điều tra thực địa cho thấy thông hai lá dẹt có phân bố ở độ cao từ 1460m trở lên, ở trong kiểu rừng hỗn giao lá và rộng lá kim. Trong qua trình đi thực
  14. địa, đã xác định được các vùng phân bố của thông hai lá dẹt với diện tích khá lớn từ 30ha trở lên như khu vực đỉnh Ca Tiên thuộc tiểu khu 127B, tiểu khu 128 thuộc khu vực Bidoup, các tiểu khu 89, 90 và 91. Tại các tiểu khu này, thông hai lá dẹt thường mọc hỗn giao với các loài Dẻ, Thông năm lá, Bạch tùng, Hồng tùng, Thông tre, Pơ mu, và nhiều loài cây lá rộng khác như các loài cây thuộc họ Re, Hồi... Thông hai lá dẹt tại tiểu khu 128 2.1. Đặc điểm lâm phần có các loài nghiên cứu phân bố: 2 Đã điều tra được 40 ô tiêu chuẩn, mỗi ô có kích thước 2500m (50m x 50m). Nhìn chung các lâm phần điều tra điều có cấu trúc 5 tầng. Từ các số liệu thu thập được trong quá trình đi điều tra thực địa, qua phân tích, tính toán chúng tôi có được một số kết quả sau: + Mật độ trung bình của lâm phần: Ntb = 885cây/ha + Đường kính trung bình của lâm phần: D1.3tb = 23.8cm + Chiều cao trung bình của lâm phần: Hvntb = 20.3 m. 2.2. Một số đặc điểm của loài nghiên cứu: Từ kết quả điều tra, chúng tôi xác định được: . Mật độ trung bình: Ntb = 12cây/ha; .Chiều cao vút ngọn trung bình: Hvntb = 27.9m;
  15. . Đường kính trung bình: D1.3tb = 70.9cm. Cấu trúc tổ thành: Kết quả điều tra đã xác định được 80 loài xuất hiện trong lâm phần. Trong rừng hỗn loài nhiệt đới, các loài cây có IV% > 5 là loài ưu thế của lâm phần (Có ý nghĩa về mặt sinh thái), vì vậy chúng tôi chỉ chọn những loài có IV% >5. Từ kết điều tra, qua xử lý thống kê, tính toán tổ thành loài chúng tôi đã xác định được cấu trúc tổ thành của lâm phần. IV% = 8,99 Dẻ + 8,28 Trâm đỏ + 6,71 Tiểu hồi + 5,96 Thông 2 lá dẹt + 5,82 Dẻ xanh + 5,3 Kha thụ Trung Quốc + 58,94 các loài khác. Từ kết quả chỉ số IV% cho thấy Thông hai lá dẹt được xem là một nhóm loài ưu thế trong sinh thái quần thể. Phân bố tự nhiên của thông hai lá dẹt (P. Krempfii) Quan hệ sinh thái: Từ các kết quả có được chúng tôi tiến hành kiểm tra quan hệ sinh thái cho từng 2 cặp loài theo tiêu chuẩn ρ và χ . Qua kết quả tính toán ở bảng 2 cho thấy Thông hai lá dẹt có quan hệ ngẫu nhiên với loài Trâm đỏ, Tiểu hồi và có quan hệ dương với các loài Dẻ, Dẻ Xanh và Kha thụ Trung Quốc.
  16. + Mật độ tái sinh trung bình/ha của Thông hai lá dẹt trong lâm phần: Kết quả điều tra từ 100 ô tái sinh, chúng tôi xác định được mật độ tái sinh trung bình của quần thể Thông hai lá dẹt là: Ntstb = 214 Cây/ha. Điều này cho thấy khả năng tái sinh của Thông hai lá dẹt tương đối tốt. Vấn đề đặt ra là những cây tái sinh này sẽ sinh trưởng và phát triển như thế nào thì cần có những theo dõi tiếp theo. Cây tái sinh Thông hai lá dẹt tại Tiểu khu 90 Cấu trúc thế hệ: Từ kết quả điều tra, chúng tôi xác định được phân bố N – D1.3 thực nghiệm D1. Nt D1.3 Nt 3X n X n 15 50 115 10 25 37 125 8 35 51 135 5 45 73 145 10 55 86 155 6 65 70 165 7 75 57 175 1 85 57 195 2 95 31 205 1 105 25 235 1 Qua biểu đồ phân bố số cây theo cấp kính cho thấy số cây tập trung nhiều nhất ở cấp kính từ 45 cm – 85 cm, số cây ở cấp kính 15cm là 50 và giảm xưống còn 37 cây ở cấp kính 35cm trong khi đó theo lý thuyết thì ở cấp kính 15 thì số lượng cá thể trong lâm phần là 120 cây, điều này cho thấy thế kế cận của loài là đang ở mức độ đáng lo ngại nhưng không đến mức nguy cấp như các nhận định trước đây. Ở rừng nhiệt đới nói chung ở cấp kính càng nhỏ thì số lượng cá thể càng cao để đảm bảo sự kế tục của các thế hệ cây rừng và bảo đảm sự ổn định quần thể thực vật rừng theo thời gian. 2.3. Kết quả phân tích mẫu đất: Trong quá trình điều tra thực địa, chúng tôi đã đào phẫu diện và phân ích mẫu đất, kết quả ở bảng 5, kết quả phân tích cho thấy:
  17. Bảng kết quả phân tích mẫu đất: Stt Mẫu đất Độ sâu (cm) pHKCl N% K2O% P2O5% 1 01 (TK 127B) 0 - 30 5.3 0.441 0.023 0.026 2 01 (TK 127B) 30 - 60 5.4 0.058 0.037 0.033 3 01 (TK 127B) 60 -100 5.4 0.036 0.008 0.032 4 02(TK 127B) 0 - 30 5.0 0.110 0.092 0.021 5 02(TK 127B) 30 - 60 5.0 0.098 0.493 0.036 6 02(TK 127B) 60 -100 5.1 0.056 0.624 0.013 7 03(TK 128) 0 - 30 4.9 0.385 0.008 0.051 8 03(TK 128) 30 - 60 5.3 0.148 0.027 0.033 9 03(TK 128) 60 -100 5.2 0.085 0.006 0.021 10 04(TK 90) 0 - 30 5.3 0.205 0.021 0.025 11 04(TK 90) 30 - 60 5.1 0.045 0.029 0.030 12 04(TK 90) 60 -100 5.2 0.030 0.013 0.029 13 05 (TK 90) 0 - 30 5.0 0.138 0.150 0.022 14 05 (TK 90) 30 - 60 5.0 0.047 0.327 0.034 15 05 (TK 90) 60 -100 5.1 0.037 0.415 0.051 Thông hai lá dẹt sinh trưởng và phát triển trên các loại đất có độ pH KCl từ 4.9 – 5.4 tức là đất từ chua đến ít chua và có hàm lượng N tổng số từ 0.138 - 0.441 tức là từ nghèo đến giàu đạm và hàm lượng P205 tổng số trong đất nghèo. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận: Từ các kết quả có được, có thể rút ra một số kết luận ban đầu như sau: Thông hai lá dẹt là loài có phân bố hẹp và mang tính đặt hữu, có giá trị to lớn về khoa học, khả năng tái sinh hạn chế của lòai cần có những nghiên cứu tiếp theo để xác định nguyên nhân. Có phân bố chủ yếu ở độ cao từ 1460m trở lên trong kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng – cây lá kim, trên đất có độ pH từ 4.9 – 5.4 và hàm lượng N tổng số từ 0.138 – 0.441. Trong các quần thể tự nhiên của hai loài này thường có 4 – 6 loài ưu thế như Dẻ, Tiểu hồi, Trâm, Cáp mộc. Hai loài có quan hệ cùng hỗ trợ với các loài Cáp mộc, Trâm đỏ, Tiểu hồi. 3.2. Kiến nghị và các bước nghiên cứu tiếp theo:
  18. - Cần có những nghiên cứu sâu hơn về khả năng tái sinh cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của loài cây này để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp bảo tồn hợp lý. - Tiếp tục điều tra phân bố quần thể và đo đếm các đặc điểm quần thể, điều tra cấu trúc tổ thành, tái sinh tự nhiên, lấy mẫu đất trong các ÔTC điều tra cho phân tích đất, định vị cây trội trong các ÔTC và tiếp tục theo dõi tình hình vật hậu của 3 lòai cây nghiên cứu. - Thu quả, tiến hành gieo ươm và giâm hom thực nghiệm các lòai cây nghiên cứu, tiếp tục thu hái quả trên các cây trội đã định vị, gieo ươm chuẩn bị cho xây dựng các mô hình rừng trồng.
nguon tai.lieu . vn