Xem mẫu

Số 115 tháng 4/2016
thbmekong@gmail.com
tbmekong@yahoo.com
www.vilacaed.org.vn

Hotline: 091 4851538

090 9933888
098 7612850

Khuất tất trong xử lý
sai phạm ở cơ quan
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam?
Kỳ 1: Sai phạm
nghiêm trọng
vẫn được
bổ nhiệm
T.22

Kỳ 2:

Vụ Tiêu cực đấu giá
ở Bình Phước:

CẢ LÀNG BỨC XÚC CHÍNH QUYỀN “KHÔNG BIẾT”?



Vì đâu Nhà nước
bị thất thoát
hàng chục tỷ đồng?
Kỳ 2:

Tiếp theo bài: Hưng Yên - Có hay không
sai phạm trong quy trình dồn thửa đổi ruộng
ở xã Việt Hưng? T.15

T.15

T.21

Thủ đoạn
chiêu dụ khách hàng
của Công ty
Thiên Ngọc Minh Uy

T.16

NSƯT Bạch Tuyết
& Chuyện đời có hậu
nhờ niềm tin tuyệt đối
vào Phật pháp

Bạc Liêu:
Mẹ con sản phụ
chết bất thường
trong phòng mổ

T.12
Phát hành thứ 5 hàng tuần

02

THEO DÒNG THỜI SỰ

Tổng Bí thư hội đàm với Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Lào

Sáng 25/4, tại trụ sở Trung ương Đảng,
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội
đàm với Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Lào
Bounnhang Vorachit đang có chuyến thăm
hữu nghị chính thức Việt Nam.
Đây là chuyến thăm Việt Nam và nước
ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước
Bounnhang Vorachit trên cương vị lãnh đạo cao
nhất của CHDCND Lào. Sau lễ đón chính thức
theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc
gia tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư - Chủ tịch nước
Lào Bounnhang Vorachit.
Tại hội đàm, thay mặt Đảng, Nhà nước và
nhân dân Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng nhiệt liệt chào mừng Tổng Bí thư - Chủ
tịch nước Bounnhang Vorachit cùng đoàn đại
biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào sang thăm
hữu nghị chính thức Việt Nam, mang đến những
tình cảm hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, thủy
chung trong sáng của Đảng, Nhà nước và nhân
dân Lào anh em. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
nhấn mạnh chuyến thăm là một sự kiện quan
trọng, diễn ra ngay sau thành công tốt đẹp của
Đại hội mỗi Đảng và cuộc bầu cử Quốc hội khóa

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ đón chính thức
Tổng Bí thư - Chủ tịch nước CHDCND Lào Bounnhang
Vorachit theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ
quốc gia.

VIII của Lào; tin tưởng chuyến thăm thành công
tốt đẹp, góp phần thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai
nước tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Bounnhang Vorachit bày tỏ vui mừng phấn khởi khi dẫn đầu
đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào sang
thăm chính thức Việt Nam trong bầu không khí
hai Đảng vừa tiến hành Đại hội rất thành công,
Việt Nam chuẩn bị bầu cử Quốc hội khóa XIV,
chào mừng 41 năm thống nhất đất nước, kỷ niệm

Tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác
giữa Quốc hội hai nước Việt Nam-Lào
Chiều 25/4, tại Trụ sở Quốc
hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Thị Kim Ngân đã hội kiến với
Tổng Bí thư - Chủ tịch nước
CHDCND Lào Bounnhang Vorachith đang thăm hữu nghị
chính thức Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và
Tổng Bí thư - Chủ tịch nước CHDCND Lào
Bounnhang Vorachith. Ảnh: quochoi.vn

Thay mặt Quốc hội và Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhiệt liệt
chào mừng Tổng Bí thư - Chủ tịch
nước CHDCND Lào Bounnhang
Vorachith và đoàn đại biểu cấp cao
sang thăm hữu nghị chính thức Việt
Nam. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị
Kim Ngân chúc mừng thành công
rực rỡ của Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ X của Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào và cuộc bầu cử Quốc hội
Lào khóa VIII; vui mừng thông báo
với Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Lào
Bounnhang Vorachith về kết quả kỳ
họp thứ 11 - kỳ họp cuối cùng của
Quốc hội khóa XIII của Việt Nam,
trong đó có việc thông qua tổng kết
công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của
Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng
Chính phủ, Nghị quyết về Kế hoạch

Số 115 - Tháng 4/2016

P/V

126 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tổng
Bí thư - Chủ tịch nước Bounnhang Vorachit chúc
mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục
được tín nhiệm bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng
sản Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021; cảm ơn sự
đón tiếp chu đáo, nồng ấm, thắm tình hữu nghị
mà các đồng chí lãnh đạo và nhân dân Việt Nam
đã dành cho đoàn. Tổng Bí thư - Chủ tịch nước
Bounnhang Vorachit cho biết, Việt Nam là nước
đầu tiên đồng chí đến thăm ngay sau khi được
bầu làm Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Lào, thể
hiện sự coi trọng đặc biệt của Đảng, Nhà nước
Lào và cá nhân đồng chí đối với việc giữ gìn và
không ngừng vun đắp tình hữu nghị vĩ đại, quan
hệ đoàn kết đặc biệt, thủy chung trong sáng, hợp
tác toàn diện Việt Nam-Lào. Tổng Bí thư - Chủ
tịch nước Bounnhang Vorachit nhấn mạnh, Việt
Nam luôn là người bạn tin cậy, thân thiết của
nhân dân Lào; tin tưởng dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ
tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới, to lớn
hơn nữa, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội
lần thứ XII của Đảng, hoàn thành mục tiêu sớm
đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại, nâng cao vị thế quốc tế của
Việt Nam ở khu vực và trên thế giới.
theo TTXVN

Ưu tiên triển khai tốt Hiệp định Hợp tác Việt Nam-Lào
P/V

phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai
đoạn 2016-2020...
Trong thời gian tới, Quốc hội hai
nước cần tăng cường hợp tác, trao đổi
thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh
vực lập pháp, giám sát và quyết định
những vấn đề lớn của đất nước, trong
đó đặc biệt quan tâm đến việc chỉ đạo,
giám sát việc thực hiện thỏa thuận cấp
cao, các hiệp định hợp tác giữa hai nước.
Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Lào
Bounnhang Vorachith bày tỏ vui
mừng sang thăm hữu nghị chính
thức Việt Nam; cảm ơn sự đón tiếp
trọng thị, thắm tình đồng chí của các
đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
Quốc hội, Chính phủ Việt Nam; chúc
mừng đồng chí Nguyễn Thị Kim
Ngân được Quốc hội tín nhiệm bầu
làm Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Đánh giá cao sự
phối hợp ngày càng chặt chẽ, có hiệu
quả giữa Quốc hội hai nước thời gian
qua, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Lào
Bounnhang Vorachith bày tỏ mong
muốn trên cơ sở quan hệ chính trị
đang phát triển rất tốt đẹp giữa hai
Đảng, hai nước, Quốc hội hai nước sẽ
tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường hợp
tác, chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp
chặt chẽ trên các vấn đề mà hai nước
cùng quan tâm. Tổng Bí thư - Chủ
tịch nước Lào Bounnhang Vorachith
khẳng định, nhân dân Lào sẽ tiếp
tục duy trì, vun đắp cho tình hữu
nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước,
góp phần đưa quan hệ Việt-Lào lên
tầm cao mới.



Chiều 25/4, tại Trụ sở Chính
phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc đã hội kiến với Tổng Bí
thư - Chủ tịch nước CHDCND
Lào Bounnhang Vorachith
đang thăm hữu nghị chính thức
nước ta.
Thay mặt Chính phủ, Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệt
liệt chào mừng Tổng Bí thư - Chủ
tịch Bounnhang Vorachith dẫn đầu
Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng,
Nhà nước CHDCND Lào thăm hữu
nghị chính thức Việt Nam. Thủ
tướng cũng bày tỏ vui mừng về sự
phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu
nghị truyền thống, đoàn kết đặc
biệt và hợp tác toàn diện Việt NamLào trong thời gian gần đây.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
khẳng định, Chính phủ Việt Nam
sẽ tiếp tục làm hết sức mình, phối
hợp chặt chẽ với Chính phủ Lào để
vun đắp mối quan hệ hữu nghị, hợp
tác truyền thống tốt đẹp giữa nhân
dân hai nước. Đặc biệt là thực hiện
có hiệu quả các cơ chế hợp tác mà
lãnh đạo cấp cao hai nước đã thông
qua cũng như các kết quả đạt được
tại Kỳ họp lần thứ 38 Ủy ban Liên
Chính phủ, trong đó ưu tiên triển
khai tốt Hiệp định Hợp tác song
phương Việt Nam-Lào năm 2016 và
Hiệp định Hợp tác Việt Nam-Lào
giai đoạn 2016-2020. Đồng thời đẩy
nhanh tiến độ triển khai các dự án
đầu tư của Việt Nam tại Lào, phối
hợp đẩy nhanh hơn nữa việc triển

Đức Tuân-Quang Hiếu

khai Chiến lược hợp tác tại hai tỉnh
Houaphan và Xiengkhuang, sớm
hoàn thành việc xây dựng Đề án về
kết nối hai nền kinh tế.
Tổng Bí thư - Chủ tịch nước
Bounnhang Vorachith khẳng định,
Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào
nguyện làm hết sức mình để cùng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với
Tổng Bí thư - Chủ tịch nước CHDCND Lào
Bounnhang Vorachith. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt
Nam đưa quan hệ hữu nghị truyền
thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác
toàn diện Việt Nam-Lào phát triển
lên tầm cao mới. Đồng thời đề nghị
Chính phủ hai nước tăng cường phối
hợp, chỉ đạo triển khai có hiệu quả các
dự án hợp tác nhằm thúc đẩy mạnh
mẽ hơn nữa quan hệ kinh tế, thương
mại, đầu tư, tương xứng với mối quan
hệ chính trị đặc biệt giữa hai Đảng,
hai Nhà nước và nhân dân hai nước.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư - Chủ tịch
nước Bounnhang Vorachith cũng bày
tỏ cảm ơn Đảng, Nhà nước và nhân
dân Việt Nam đã luôn dành cho Lào
sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành, có
hiệu quả trong những năm qua.
theo TTXVN

theo TTXVN

Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình
Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn
Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468 - 0965.388.999

Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội

(Bộ Kế hoạch & Đầu tư)

Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc
Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.
Văn phòng đại diện tại đà nẵng: 148A Lê Đình Lý, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng.
Văn phòng đại diện tại Tây nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak.
Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội.
Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011
In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An
Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001
Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ

Số 115 - Tháng 4/2016

03

SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM

PHÓ THỦ TƯỚNG TRỊNH ĐÌNH DŨNG:
Cần Đưa Ra Sớm Nhất Kết Luận Nguyên Nhân Cá Chết Hàng Loạt

P/V

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG TRẦN HỒNG HÀ:

“Việt Nam một lần nữa khẳng định cam kết của mình
để ứng phó với biến đổi khí hậu”

Bảo Ngọc Lam

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân PhúcBộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã thay mặt Chính phủ Việt
Nam tham dự Lễ ký kết Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu tại trụ
sở của Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ) ngày 22/4 vừa qua.
Tại Hội nghị quan trọng này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã có bài
phát biểu quan trọng. Thời báo Mekong xin lược trích và trân trọng
giới thiệu cùng độc giả trong và ngòai nước Bài phát biểu của Bộ
trưởng Trần Hồng Hà tại Lễ ký kết.
Thưa Ngài Chủ tọa,

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo cần đưa ra sớm nhất kết luận
nguyên nhân cá chết hàng loạt.

Ngày 24/4, Phó Thủ tướng
Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã
đi kiểm tra, chỉ đạo khắc phục
hiện tượng cá chết hàng loạt tại
khu vực biển miền Trung.
Tại Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng
Trịnh  Đình Dũng  đã trực tiếp đi
kiểm tra thực địa, thăm hỏi các bà
con ngư dân chịu thiệt hại ở khu
vực Cảng Vũng Áng, thị xã Kỳ
Anh. Chiều cùng ngày, tại trụ sở
UBND thị xã Kỳ Anh,  Phó Thủ
tướng Trịnh Đình Dũng đã có buổi
làm việc với đại diện Bộ TN&MT,
Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Hà
Tĩnh. Theo đó, ý kiến của đại diện
Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT
đều đưa ra chung nhận định, các
nguyên nhân ban đầu về tình trạng
cá chết tuy đã được thanh lọc và
khoanh vùng là do nước nhiễm độc
tố, nhưng vẫn chưa đủ luận chứng,
luận cứ nên chưa thể coi là kết luận
cuối cùng. Việc kết luận chính thức
phải dựa trên cơ sở kết quả phân
tích khoa học do Bộ TN&MT chủ trì
tiến hành và công bố.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ
tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo,
các cơ quan chức năng cần phối hợp
đưa ra kết luận sớm nhất về tình
trạng cá chết bất thường hàng loạt
tại khu vực biển miền Trung nhằm
trấn an dư luận, nhanh chóng đưa
hoạt động nuôi trồng, khai thác,
kinh doanh dịch vụ liên quan đến
thủy hải sản hoạt động hồi phục
trở lại, ổn định tình hình kinh tế,
an sinh xã hội tại các địa phương.
Đồng thời yêu cầu Bộ TN&MT tiếp

tục chủ trì phối hợp với các cơ quan
chức năng liên quan  kiểm tra, khẩn
trương làm rõ nguyên nhân cá chết
trên cơ sở khoa học, tránh cảm tính;
thận trọng nhưng nhanh nhất, sớm
nhất. Việc tăng cường kiểm soát môi
trường, yêu cầu kiểm tra định kỳ tất
cả doanh nghiệp quy mô lớn có hệ
thống thải khí, xả thải ra tự nhiên
ra sông biển, ao hồ cũng là vấn đề
rất bức bách. Nếu nguyên nhân được
xác định do tổ chức, doanh nghiệp,
cá nhân gây ra cố tình gây thiệt hại
cho người nuôi trồng thủy sản, ảnh
hưởng đến môi trường sinh thái sẽ
bị xử lý nghiêm theo pháp luật… Phó
Thủ tướng Trịnh  Đình Dũng  giao
cho Bộ NN&PTNT trên cơ sở tình
hình thực tế và trách nhiệm chuyên
môn chỉ dẫn các địa phương bị ảnh
hưởng trong việc phục hồi sản xuất
thủy hải sản, trong đó có cả dịch vụ,
nhà hàng….Yêu cầu các địa phương
thống kê đầy đủ các trường hợp thiệt
hại sản xuất, thống kê đúng, đủ, kịp
thời để động viên bà con nhân dân,
đặc biệt có chính sách hỗ trợ các hộ
nghèo bị thiệt hại để họ sớm ổn định
cuộc sống, sản xuất.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường Võ Tuấn Nhân cũng
chia sẻ: “Bộ TN&MT đang phối hợp
các bộ, cơ quan chức năng liên quan
khẩn trương làm rõ để đưa ra kết
luận cuối cùng. Tuy nhiên, do tính
chất phức tạp của hiện tượng, vị trí
xảy ra trên biển nên việc truy tìm
nguyên nhân hết sức khó khăn.
Rất có thể phải cần hỗ trợ của các
chuyên gia quốc tế”.
Theobaotainguyenmoitruong

Hôm nay, tôi rất vinh dự tham
dự Lễ ký kết Thoả thuận Paris về
biến đổi khí hậu.Thay mặt Chính
phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, tôi trân trọng cảm ơn Ngài
Ban - Ki - Moon, Tổng Thư ký Liên
Hợp Quốc, đã chủ trì tổ chức sự kiện
quan trọng này.
…Thoả thuận Paris được thông
qua tại Hội nghị COP21 năm 2015
là căn cứ để chúng ta hành động
nhằm ứng phó với biến đổi khí
hậu. Việc ký kết Thoả thuận Paris
là một bước tiến quan trọng trong
việc chống lại biến đổi khí hậu như
đã thống nhất tại Hội nghị COP21.
Việt Nam tin rằng đây là khởi đầu
của một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên
cacbon thấp và có sức chống chịu với
biến đổi khí hậu mà chúng ta mong
muốn hướng tới. Để hướng tới kỷ
nguyên mới đó, Việt Nam muốn đề
xuất như sau:
Thứ nhất, các cơ chế công nghệ
và tăng cường năng lực và tài chính
đã được thiết lập cần phải được vận
hành đầy đủ nhằm cung cấp đầy đủ
các công cụ để ứng phó với biến đổi
khí hậu.
Thứ hai, tất cả các nước cần
phát huy những nỗ lực cao nhất
và tham vọng để thực hiện dự định
đóng góp do quốc gia xác định (INDCs) để đạt được các mục tiêu của
Thoả thuận Paris. Trong khi đó, các
cam kết trước năm 2020 phải được
thực hiện để tránh khoảng cách đe
dọa để tăng cường hơn nữa sự thay
đổi khí hậu.
Thứ ba, các nước phát triển
phải thể hiện vai trò đi đầu bằng
cách không chỉ thực hiện các cam
kết trong INDCs của mình mà còn
huy động và cung cấp nguồn tài
chính cho phát triển và chuyển giao

175 nước ký thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu
thuận về biến đổi khí hậu Paris.
Lễ ký kết được đánh giá là một
sự kiện đáng nhớ của ngành ngoại
giao quốc tế, bởi chưa bao giờ quy tụ
được cùng lúc nhiều quốc gia ký kết
một hiệp định chỉ trong vòng một
ngày như vậy.
Quang cảnh buổi lễ ký kết Thỏa thuận
Paris tại Liên Hợp  Quốc

Hôm qua 22/4, tại trụ sở của
Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ), đại
diện 175 nước hôm qua đã kí Thỏa

Các quốc gia chưa kí thỏa thuận
sẽ có một năm để thực hiện điều này.
Hiệp định Paris sẽ bắt đầu có hiệu
lực 30 ngày sau khi được 55 quốc gia
chiếm ít nhất 55% lượng phát thải

khí nhà kính toàn cầu phê chuẩn.
Nhiều người hi vọng thỏa thuận khí
hậu có hiệu lực sớm hơn nhiều so với
hạn chót gốc là 2020, với nhiều khả
năng là trong năm nay.
Hiệp định Paris được thông
qua tại Hội nghị lần thứ 21 Công
ước khung của Liên Hợp Quốc về
biến đổi khí hậu (COP21) tại Paris
(Pháp) tháng 12 năm ngoái. Các
quốc gia tham gia nhất trí kiềm
chế mức tăng nhiệt độ trên toàn

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà

công nghệ, tăng cường năng lực cho
các nước đang phát triển để thực
hiện INDCs và các dự án không hối
tiếc, về cả thích ứng và giảm nhẹ.
Việt Nam là một trong những
nước đang phát triển dễ bị tổn
thương nhất bởi biến đổi khí hậu và
tác động của nó. Ứng phó với biến
đổi khí hậu hiện nay là một nhiệm
vụ cấp bách của Chính phủ và nhân
dân Việt Nam. Với việc ký kết Thoả
thuận Paris ngày hôm nay, Việt
Nam một lần nữa khẳng định cam
kết của mình để ứng phó với biến
đổi khí hậu. Trong năm nay, Chính
phủ Việt Nam sẽ phê chuẩn Thoả
thuận này. Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ
lực hoàn thành các mục tiêu đặt ra
trong INDC.
Thưa Ngài Chủ toạ,
Nếu không có những nỗ lực và
hành động chung, không một quốc
gia riêng rẽ nào có thể vượt qua các
thách thức toàn cầu về biến đổi khí
hậu. Giờ là lúc cần phải làm cho
Thoả thuận quan trọng này có hiệu
lực với việc sớm phê chuẩn của tất
cả các bên tham gia ký kết.
Thời gian không chờ đợi chúng
ta. Chúng ta phải hành động vì
hành tinh của các thế hệ chúng ta
hôm nay và mai sau.
Trân trọng cảm ơn!

Việt Hùng - Hải Ngọc

cầu không quá 20C so với nhiệt độ
của thời kỳ tiền cách mạng công
nghiệp (vào khoảng những năm
1850).
Ngoài ra, hiệp định cũng đặt
mục tiêu từ nay đến năm 2020,
các nước phát triển sẽ huy động tối
thiểu 100 tỷ USD mỗi năm để giúp
các nước đang phát triển chuyển đổi
sang sử dụng những nguồn năng
lượng sạch và ứng phó với biến đổi
khí hậu.

04

SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM

Đình chỉ vụ án khởi tố chủ quán cà phê “Xin Chào”

Đức Thọ - Việt An

Sau nhiều lùm xùm gây
xôn xao dư luận, mới đây, Viện
KSND huyện Bình Chánh đã
trao quyết định đình chỉ vụ án,
đình chỉ bị can với ông Nguyễn
Văn Tấn, chủ quán cà phê Xin
Chào, người bị truy tố về tội kinh
doanh trái phép. Đây là một kết
thúc “có hậu” cho ông Tấn sau
những ngày lao đao suýt rơi vào
vòng lao lý.
*Không có căn cứ khởi tố
Sáng 24/4, tại quán cà phê Xin
Chào, Bình Chánh, TP.HCM, ông Võ
Gia Bình, Phó Viện trưởng VKSND
huyện Bình Chánh và Kiểm sát viên
Nguyễn Lê Anh đã trao quyết định
đình chỉ vụ án, đình chị bị can cho
ông Nguyễn Văn Tấn, người bị truy
tố về tội kinh doanh (KD) trái phép.
Trong quyết định này cũng nêu rõ,
ngành nghề mà ông Tấn đăng ký KD
thì pháp luật quy định không cần có
giấy phép riêng theo Điều 159, Bộ
Luật hình sự; không bắt buộc phải có
giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh
an toàn thực phẩm (VSATTP). Quyết
định trên cũng cho rằng, việc Công
an huyện Bình Chánh 2 lần kiểm
tra và xác định ông Tấn vi phạm KD
chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện
VSATTP và KD không có giấy phép
riêng để khởi tố ông Tấn về tội KD
trái phép là không có căn cứ.
Nhận được các quyết định trên,
ông Nguyễn Văn Tấn hết sức vui
mừng. Trong tâm trạng phấn khởi,
Ông Tấn cũng gửi lời cám ơn tới các
báo, đài đã thông tin vụ án của mình
và cám ơn các cấp lãnh đạo từ trung
ương tới địa phương, người dân cả
nước đã quan tâm, giúp đỡ, động viên
tinh thần cho ông. Ông Tấn bày tỏ
mong muốn không có ai phải vào tù
vì việc truy tố ông và chỉ mong được
yên ổn làm ăn buôn bán để có điều
kiện chăm lo cho mẹ già. Về phần bồi
thường thiệt hại, ông Tấn mong được
bù đắp theo quy định pháp luật thôi.
*Cố tình ghép tội hình sự?
Liên quan đến việc không
cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
VSATTP cho ông Nguyễn Văn Tấn,
UBND huyện Bình Chánh (TP
HCM) thừa nhận Phòng Y tế “thực
hiện chưa đúng quy trình thẩm định
điều kiện”. Theo đó, ngày 10/9/2015,
Công an huyện Bình Chánh mời

Phòng Y tế phối hợp kiểm tra quán
cà phê của ông Tấn lần 2. Phòng Y
tế cho rằng quán chưa đảm bảo các
điều kiện về VSATTP, vận động ông
Tấn rút hồ sơ xin cấp giấy chứng
nhận này, khi khắc phục xong thì
nộp lại. Sau khi bị lập biên bản xử
lý vi phạm hành chính, ông Tấn liên
hệ Phòng Y tế nhận lại hồ sơ. Khi
bị Công an huyện Bình Chánh xử
phạt, ngày 4/9/2015, ông Tấn làm
hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận đủ
điều kiện VSATTP và được huyện
hẹn ngày 29/9/2015 trả kết quả. Khi
ông đến lấy không có, bị trả hồ sơ mà
không có văn bản trả lời lý do.
Khi Công an huyện Bình Chánh
ra quyết định khởi tố ông Tấn về
hành vi KD trái phép, đơn vị này
cũng có công văn đề nghị UBND
huyện xác minh. Ngày 2/10/2015,
Phòng Kinh tế huyện có công văn
khẳng định, ông Tấn hoạt động KD
không vi phạm, đúng ngành nghề.
Tuy nhiên sau đó, ông Tấn vẫn bị
Công an huyện Bình Chánh khởi tố
về hành vi “Kinh doanh trái phép”.
Đến ngày 19/4, khi vụ án sắp bị đưa
ra xét xử, Bí thư Thành ủy Đinh La
Thăng yêu cầu UBND TP.HCM chỉ
đạo Công an và VKSND TP.HCM
kiểm tra vụ việc. Một ngày sau, Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo
UBND TP.HCM kiểm tra việc xử lý
hình sự ông Tấn. Sáng ngày 21/4,
Thiếu tướng Phan Anh Minh, Thủ
trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra,
Phó Giám đốc Công an TP.HCM, chủ
trì buổi họp báo đã thông tin chính
thức về việc khởi tố hình sự chủ quán
“Xin chào” ở Bình Chánh. Ông Minh
khẳng định trường hợp KD của
ông Nguyễn Văn Tấn phải có “giấy
chứng nhận VSATTP”. Ông cho
rằng, ông Tấn nhận thức được điều
này và đang tiến hành làm hồ sơ xin
giấy chứng nhận VSATTP. Trong
khi chưa được cấp giấy, ông Tấn vẫn
hoạt động KD và cho là có hành vi
cố ý vi phạm. Tuy nhiên, ông Minh
cũng thừa nhận rằng, Công an Bình
Chánh đã vội vàng trong vụ này, có
khuyết điểm là cứng nhắc, máy móc .

Tấm lòng nhân ái

VietnamVisa Online. NET:

Hỗ Trợ Vở Viết Cho Trường Học Vùng Biên Giới Hà Giang
Với truyền thống “Lá lành đùm
lá rách” vốn là nét đẹp nổi trội của
đơn vị trong nhiều năm qua: Luôn
đồng hành, hỗ trợ các gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn hoặc các
em học sinh vùng sâu, xa, biên giới
hải đảo… Nhân dịp năm học mới
2016-2017- VietnamVisa Online.
NET - đã gửi tặng các em học sinh
Trường Tiểu học Yên Định, Huyện
Bắc Mê, tỉnh biên giới cực Bắc Hà
Giang gần 1.400 cuốn vở viết, để góp

MeKong

phần hỗ trợ các em học sinh nhiều
khó khăn, có tinh thần vượt khó
vươn lên trong cuộc sống và học tập.
Thay mặt toàn thể cán bộ nhân
viên, các thầy cô giáo và các em học sinh
Trường Tiểu học Yên Định - Bà Hoàng
Thị Vân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học
Yên Định, đã trân trọng và chân thành
gửi lời tri ân VietnamVisa Online.
NET, đặc biệt là Đ/chí Giám đốc VietnamVisa Online. NET

Số 115 - Tháng 4/2016

Bến Tre:

Chủ động “sống chung” với hạn mặn

Mặc dù còn gặp nhiều khó
khăn trong ứng phó với khô hạn
và xâm nhập mặn, nhưng bước
đầu, chính quyền và người dân
Bến Tre đã có gắng chủ động
thích nghi, tìm mọi giải pháp
“sống chung” với biến đổi khí hậu
Ông Võ Thành Hạo - Bí thư
Tỉnh uỷ Bến Tre nhấn mạnh:
“Không lý luận nhiều nữa mà phải
tập trung giải quyết ngay. Cụ thể,
những người dân Bến Tre cần làm
một cuộc “Đồng khởi” dự trữ nước
mưa; đề nghị các địa phương có điều
kiện làm hồ dự trữ nước mưa với thể
tích lớn cần phải khẩn trương ngay.
Tỉnh kêu gọi nhân dân sửa sang, vệ
sinh lại mái nhà, chuẩn bị sẵn các
thiết bị chứa nước như lu, hồ... Sở
dĩ chúng ta phải làm như vậy để tự
cứu lấy mình vì các giải pháp công
trình ngăn mặn trữ ngọt còn lại trên
địa bàn tỉnh phải chờ ít nhất 2 năm
nữa mới bắt đầu có hiệu quả”.
Hiện nay, nước cung cấp cho
khoảng 8.000 hộ dân chỉ để tắm
giặt chứ không ăn uống vì không
xử lý mặn được. Hiện có 42 nhà
máy nước Trung tâm đang quản lý
với công suất khoảng 1.300m3/h,
phục vụ cho trên 54.320 hộ dân, thế
nhưng gần như 100% nhà máy đều
bị nhiễm mặn do sử dụng nước từ
kênh mương chứ không có nhà máy
nào sử dụng nước ngầm.
Trước tình huống cấp bách trên,
lãnh đạo tỉnh đã yêu cầu, tranh thủ

mọi biện pháp để hỗ trợ nhân dân
nước ngọt trong sản xuất và sinh
hoạt, nhất là tìm cách đưa nước ngọt
về một số vùng xa xôi (có trợ giá) với
tinh thần không để bất cứ hộ dân
nào thiếu nước uống. Trao đổi với
p/v Báo Thời báo Mê Kông, ông Bùi
Văn Lâm - Giám đốc Sở NN&PTNT
tỉnh Bến Tre, cho biết: “Đã chuyển
hướng tuyên truyền cho người dân
từ “phòng” sang “thích ứng”, nghĩa
là tập sống chung với mặn”.
Hiện trên toàn huyện Mỏ
Cày Nam có tổng đàn heo khoảng
250.000 con, vì thế, nhu cầu nước
ngọt phục vụ chăn nuôi khá lớn. Để
đối phó với hạn mặn người dân đã
chủ động trữ nước ngọt nhằm phục
vụ chăn nuôi trong thời gian bị xâm
nhập mặn. Hộ ông Phạm Văn Bé
ở xã Định Thuỷ, Mỏ Cày Nam đã
nhanh chóng đầu tư hệ thống máy
lọc nước mặn thành ngọt để đảm
bảo nguồn trong chăn nuôi. Thiết
kế hệ thống này có thể lọc nước có
độ mặn 9%, thường mỗi ngày chạy
khoảng 4 tiếng. Mỗi tháng tốn thêm
khoảng 300.000đ tiền điện và chỉ
thay màn lọc 1 lần/tháng.
Ông Trương Thanh Hải Trưởng Phòng NN&PTNT huyện
Thạnh Phú, cho biết: Huyện có
142 ha lúa Đông Xuân mất trắng
và 2.224 ha lúa vụ mùa thiệt hại
từ 70% trở lên. Tuy là thiệt hại do
thiên tai đột xuất, nhưng huyện
cũng đang tính tới chuyện sản xuất
thích nghi với điều kiện biến đổi
khí hậu lâu dài. Để chủ động thích
nghi hạn, mặn, huyện đã có các giải
pháp xây dựng các tuyến đê bao
ngăn mặn, nạo vét sông rạch trữ
nước. Đồng thời, huyện cũng đang
khuyến khích bà con sử dụng một
số giống lúa OM4900, OM6162,
OM9921, OM9915 là những giống
lúa chịu được mặn 4%.

Tuổi trẻ Đồng Nai tiếp nối
và phát huy truyền thống cha ông
Trong kỷ nguyên phát triển
hiện nay, thế hệ trẻ của luôn
luôn đóng vai trò quan trọng
trong tiến trình phát triển của
đất nước. Tuổi trẻ là đối tượng
xung kích kế thừa những
truyền thống tốt đẹp, mang giá
trị trường tồn của dân tộc.
Tiếp nối truyền thống của các
thế hệ thanh niên đi trước, thanh
niên Đồng Nai hôm nay luôn phát
huy tinh thần tự học, xung kích tình
nguyện trong lao động, sản xuất, xây
dựng Đồng Nai phát triển theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn
đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh, xứng
đáng với “Hào khí Đồng Nai”, với
“Miền Đông gian lao mà anh dũng”…
Bên cạnh đó, công tác Đoàn và phong
trào thanh thiếu niên của tỉnh đã có
sự đổi mới tích cực và phát triển tương

 Chí Nhân

Thanh Vũ

đối toàn diện. Các hoạt động do Đoàn
triển khai dần được đổi mới, thiết thực
và hiệu quả; từng bước đáp ứng nhu
cầu, nguyện vọng chính đáng của
đoàn viên thanh niên, góp phần tạo
môi trường cho đoàn viên thanh niên
rèn luyện và cống hiến.

Chia sẻ về việc này, Đ/c Nguyễn
Thanh Hiền - Phó Bí thư Thường
trực Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Liên
hiệp Thanh niên tỉnh Đồng Nai, bày
tỏ: Tiếp nối truyền thống hào hùng
của các thế hệ cha ông đi trước, các
thế hệ đoàn viên thanh niên đã
tích cực tổ chức nhiều phong trào
hành động Cách mạng như: “Ba sẵn
sàng”, “5 xung phong”, “Tuổi trẻ giữ
nước”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ
quốc giữ gìn an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội”... góp phần xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP

Số 115 - Tháng 4/2016

Phải có điểm tựa cho người tiêu dùng!

05
 TS. Nguyễn Chí Tân

Trên thị trường hiện nay, hàng thật,
hàng giả, hàng kém chất lượng đang có
nhiều lẫn lộn, gây không ít ngộ nhận, khó
khăn cho người tiêu dùng. Thêm vào đó,
chế tài xử lý chưa đủ mức răn đe khiến cuộc
chiến chống hàng giả, xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ vẫn còn gian nan. Khi mức độ tự
do hóa thương mại càng gia tăng thì người
tiêu dùng cũng phải đối mặt với nguy cơ bị
xâm hại quyền lợi do hàng giả, hàng kém
chất lượng phổ biến hơn.

hàng giả, hàng kém chất lượng thì 26% số khách
hàng lựa chọn gọi cho tổng đài 04.1081 - Tổng đài
vì quyền lợi NTD, 9% liên hệ đến chi cục quản lý
thị trường, 13% khiếu nại tới Hội tiêu chuẩn bảo
vệ NTD, Hội chống hàng giả và bảo vệ thương
hiệu. Số người quyết định sẽ nhờ sự trợ giúp của
cả 3 cơ quan trên chỉ 44%, 8% NTD được khảo sát
sẽ chọn phương án khác. Như vậy, có thể thấy, con
số NTD “chậc lưỡi” cho qua khi mua phải hàng
giả, hàng kèm chất lượng còn rất lớn - trên 50%.
Không thể đổ lỗi được cho “nhận thức” của NTD
(vì không ai dại gì bỏ qua quyền lợi của mình) mà
chỉ có thể cho rằng các cơ quan chức năng chưa
thực sự là “điểm tựa” để NTD tin tưởng.

*Ngày càng khó kiểm soát
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo 389, trong
năm 2015, mua bán vận chuyển hàng nhập lậu,
gian lận thương mại sản xuất, kinh doanh hàng
giả còn nhiều diễn biến phức tạp với thủ đoạn
tinh vi. Qua đó, ngành chức năng đã phát hiện
xử lý nhiều vi phạm của các doanh nghiệp bán
hàng đa cấp, lợi dụng dịch vụ trò chơi bắn cá để
đánh bạc. Điển hình, năm qua các cơ quan chức
năng đã tổ chức kiểm tra gần 23.000 vụ, nhắc
nhở và cảnh cáo 525 vụ, lập biên bản vi phạm
trên 3.200 vụ, số tiền xử phạt trên 24,2 tỷ đồng.
Trong đó, phạt hành chính trên 18 tỷ đồng, tịch
thu hàng hóa trên 1,1 tỷ đồng, truy thu thuế
trên 5,1 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 3/2016, thị
trường diễn biến sôi động, giao thương hàng hóa
nhộn nhịp, lưu lượng hàng hóa tăng mạnh. Theo
đó, các đối tượng làm ăn phi pháp đã lợi dụng để
mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, sản
xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng,
không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,...
Có thể thấy, thực trạng hiện nay hàng giả,
hàng kém chất lượng xuất hiện ngày càng nhiều
gây ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng (NTD),
gây khó khăn trong việc nhận biết đâu là thật,

đâu là giả. Cụ thể mới đây, trên địa bàn TPHCM
phát hiện 2 trường hợp sản xuất nón bảo hiểm
giả với số lượng hàng ngàn nón, giá chỉ vài chục
ngàn đồng nhưng lại được gắn mác nhiều thương
hiệu nổi tiếng, đã gây không ít hoang mang, lo
lắng cho NTD.
Ông  Phan Hoàn Kiếm - Phó Giám đốc Sở
Công thương Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết:
Hàng nhập lậu, hàng giả và gian lận thương
mại ngày càng gia tăng. Năm 2016, tình hình
vi phạm sẽ còn diễn biến phức tạp, chi cục sẽ
tập trung thanh kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm
liên quan đến hàng cấm, các mặt hàng tiêu dùng
là hàng nhái, hàng giả ảnh hưởng đến sức khỏe,
đời sống người dân. Trong đó, chú trọng kiểm
tra ngăn chặn các hành vi lợi dụng chủ trương
“Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” để trà
trộn hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng để
tiêu thụ, đồng thời lấy mẫu hàng hóa lưu thông
trên thị trường khi có dấu hiệu vi phạm.
*Điểm tựa của NTD
Theo khảo sát cho thấy, khi NTD mua phải

Ông Lê Hữu Thiện - Thường trực Hội Bảo
vệ quyền lợi NTD tỉnh Đồng Nai, cho biết: Qua
các vụ hòa giải thành và tư vấn cho NTD, các
chủ doanh nghiệp cơ sở sản xuất, kinh doanh ý
thức được trách nhiệm của mình đối với Luật Bảo
vệ quyền lợi NTD, từ đó chấp nhận thay đổi linh
kiện, đổi lại hàng hóa mới hoặc trả tiền mua và
bồi thường thiệt hại cho NTD.
Rõ ràng việc thúc đẩy và tăng cường thực
hiện Luật Bảo vệ người tiêu dùng trong các tầng
lớp nhân dân, các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ
chức xã hội phải cụ thể hóa trách nhiệm công tác
quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, đề
cao và giám sát chặt chẽ trách nhiệm cá nhân
chủ doanh nghiệp, người đứng đầu, phụ trách sản
xuất kinh doanh lưu thông háng hóa, sản phẩm
phục vụ NTD. Bên cạnh đó, NTD cần thể hiện sự
nhạy bén, thông thái, tự bảo vệ, chung tay bảo
vệ cộng đồng và chất lượng cuộc sống; cộng đồng
xã hội tiếp tục đẩy mạnh thực hiện “Người Việt
Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; kiên quyết
ngăn chặn, xử lý nghiêm khắc các hành vi vi
phạm Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.

Hội nhập dưới tác động biến đổi khí hậu
Trong vòng vài chục năm
trở lại đây, tình trạng biến đổi
khí hậu trên toàn cầu ngày càng
gia tăng rõ nét, và những tác
động xấu nghiêm trọng do ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu đến
trái đất là rất lớn, thể hiện cụ
thể bằng các biểu hiện như: mực
nước biển dâng, băng tan, tình
trạng nắng nóng, bão lụt, hạn
hán, dịch bệnh, thiệt hại kinh tế,
giảm đa dạng sinh học, hủy diệt
hệ sinh thái. Việt Nam là một
trong những khu vực chịu tổn
thương lớn trước hiện tượng này.
Theo TS. Võ Hùng Dũng Giám đốc Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi
nhánh tại Cần Thơ, cho rằng: Nếu
mực nước biển dâng cao 1m sẽ làm
ngập hơn 15.000km (38% diện tích
vùng ĐBSCL), thiên tai xảy ra ngày
càng nhiều và nặng nề hơn, đa dạng
sinh học bị mất đi, sản lượng nông
nghiệp bị suy giảm, 90% diện tích
đồng bằng có thể bị nhiễm mặn.
Tổng lượng mưa Hè Thu sẽ giảm,
hạn đầu vụ sẽ gay gắt hơn, lượng
mưa giảm dưới từ 5% đến trên 35%
và phân bố bất lợi cho sản xuất.
Vùng ven biển mưa giảm, khả năng
mặn xâm nhập gia tăng. Vùng có

nhiệt độ trên 37 độ C trở lên mở
rộng. Số ngày nóng trên 40 độ C vào
mùa hè nhiều hơn. Diện tích ngập
lũ sẽ mở rộng vào năm 2030, nhưng
số ngày ngập lũ ở vùng đầu nguồn
sẽ giảm và tăng ở khu vực hạ lưu.
Tác động này sẽ gây ảnh hưởng tới
vùng nuôi tôm ở Bạc Liêu, Cà Mau.
Nhiệt độ không khí ở vùng ĐBSCL
tăng cao và xảy ra hạn hán thất
thường.
Theo TS. Nguyễn Hồng Tín Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL,
những biểu hiện tiêu cực của BĐKH
như nhiệt độ tăng cao, mưa trái
mùa, lũ và đặc biệt hạn, mặn là yếu
tố chính tác động xấu lên ngành
nông nghiệp ĐBSCL thời gian qua.
Theo đó, trong các năm 2004, 2010
và 2016, xâm nhập mặn đã lấn
sâu vào đất liền tại 8 tỉnh ven biển
ĐBSCL (gồm Long An, Tiền Giang,
Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Cà Mau, Kiên Giang). Tính
riêng từ tháng 1 đến tháng 3 năm
nay, xâm nhập mặn gây thiệt hại
gần 166 ngàn hecta lúa tại ĐBSCL.
Ngay cả địa phương không giáp
biển như Vĩnh Long cũng đã xuất
hiện tình trạng xâm nhập mặn nghiêm trọng. BĐKH đang làm suy
thoái tài nguyên và sức sản xuất
của vùng, tác động mạnh lên ngành

nông nghiệp ĐBSCL - vốn được xem
là vùng sản xuất nông nghiệp trọng
điểm của cả nước, cung cấp 90% sản
lượng gạo xuất khẩu quốc gia, 70%
sản lượng trái cây, thủy sản.
TS. Võ Hữu Thoại - Phó Viện
trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam
cho biết: Đất bị nhiễm mặn gây trở
ngại cho sinh trưởng và phát triển
cây trồng, phá hủy cấu trúc đất,
ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời
sống của người dân. Kết quả nghiên cứu của Viện Cây ăn quả miền
Nam cho thấy, những năm gần đây,
nước mặn theo sông xâm nhập sâu
vào đất liền ngày một trầm trọng,
nhất là những tháng mùa khô (kéo
dài từ 1- 4 tháng mỗi năm). Ranh
mặn và độ mặn xâm nhập vào các
sông chính gây ảnh hưởng đến vùng
sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa
phương ĐBSCL hiện đang ở mức
rất cao như Bến Tre độ mặn 0,24%
vào sâu 60km, Tiền Giang độ mặn
gần 0,3% vào sâu 55km. Để ứng
phó lâu dài với hạn mặn và BĐKH,
Viện Cây ăn quả Miền Nam đề xuất
một số giải pháp như việc tiếp tục
đầu tư đồng bộ hệ thống đê bao tưới
tiêu, đầu tư cho công tác chọn lọc,
lai tạo giống có khả năng chống chịu
tốt. Song song đó, các cơ quan hữu
quan cần tăng cường năng lực dự

TS. Nguyễn Chí Tân

báo những biến động thời tiết, khí
hậu, thủy văn giúp ngành nông
nghiệp chủ động trước những diễn
biến bất lợi của BĐKH. Cũng theo
bà Nguyễn Thị Thương Linh - Phó
Giám đốc VCCI Cần Thơ, cho rằng:
Các cơ quan hữu quan trong vùng
cần cải thiện môi trường kinh doanh
một cách quyết liệt. Theo đó, cần đặt
mục tiêu khởi nghiệp chú trọng lĩnh
vực mới, ứng dụng công nghệ hiện
đại trong sản xuất, hạn chế phụ
thuộc vào sản xuất nông nghiệp.
Các lĩnh vực như nông nghiệp
hướng tới năng suất, chất lượng cao,
chế biến sản phẩm từ nông nghiệp,
chế biến thực phẩm, những ngành
phái sinh từ nông nghiệp và hỗ trợ
nông nghiệp như công nghệ sinh
học, ứng dụng công nghệ, cơ khí
nông nghiệp, chuỗi cung ứng, dịch
vụ nông nghiệp vẫn có nhiều triển
vọng đầu tư vào ĐBSCL.
Biến đổi khí hậu mà biểu hiện
chính là sự nóng lên toàn cầu và
mực nước biển dâng đã tạo nên các
hiện tượng thời tiết cực đoan như
hiện nay. Đây là một thách thức
lớn nhất đối với nhân loại trong thế
kỷ 21 vì biến đổi khí hậu đang ảnh
hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài
nguyên môi trường và cuộc sống của
con người.

nguon tai.lieu . vn