Xem mẫu

  1. MARTIN D.WEISS KIẾM TIỀN THỜI KHỦNG HOẢNG THOÁT KHÔI CÁC TRÙ LỪA ĐÀO KHI THỊ TRUỜNG CHÚNG KHOÁN BẤT ĐỘNG SÀN VÀ TÀI CHÍNH SUY THOÁI Nhà xuất bản LAO ĐỘNG https://tieulun.hopto.org
  2. Tiến sĩ Martin D. Weiss là một trong nhưng nhà tư vấn hàng đầu, là chủ tịch của We iss Rating Inc., một hang chuyên cung cấp các đánh giá xếp hạng độc lập về cổ phiếu, các quỹ đầu tư, hãng môi giới, các công ty, ngân hàng và hãng bảo hiểm. Đây là hãng xếp hạng duy nhất cung cấp các thông tin nhiều chiều hoàn toàn miễn phí về thi trường chứng khoán, không nhận bất cứ khoản thù lao nào từ các công ty được xếp hạng. Weiss là gương mặt quen thuộc trên các kênh truyền hình nổi tiếng như ABC, CBS, NBC và CNN. https://tieulun.hopto.org
  3. KIỂM TIỀN THỜI KHỦNG HOẢNG https://tieulun.hopto.org
  4. CRASH PROFITS Copyright © 2003 by Martin D. Weiss, Ph.D. All Rights Reserved. This translation published under license. KIÊM TtìÊN THỜI KHỦNG HOẢNG Bản quyền tiếng Việt © Công ty Cố phần Sách Alpha Thiết kế bìa: Cẩm Vân Biên tập viên Alpha: Phan Thị Kiều Diễm Không phần nào trong xuất bản phẩm này được phép sao chép hay phát hành dưới bất kỳ hình thức hoặc phương tiện nào mà không có sự cho phép trước bẳng văn bản của Công ty Cố phần Sách Alpha. Chúng tôi luôn mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp cùa quý vị độc giả đế sách ngày càng hoàn thiện hơn. Góp ý về sách, liên hệ về bản thào và bàn dịch: publication® alphabooks, vn Liên hệ hợp tác về nội dung số: ebook@alphabooks.vn Liên hệ hợp tác xuất bản & truyền thông trên sách: project® alphabooks.vn Liên hệ dịch vụ tư vấn, đại diện & giao địch bản quyền: copyright@alphabooks.vn https://tieulun.hopto.org
  5. Martin D. Weiss KIẾM TIỀN THỜI KHỦNG HOẢNG Thoát khỏi các trò lửa đảo khi thị trường chứng khoán, bát dộng sản và tài chính suy thoái Trần Hoàng Anh, Nguyễn Ngọc Toàn dịch NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘi https://tieulun.hopto.org
  6. KHỦNG HOẢNG Cơ HỘI ĐẨU Tư VÀ LÀM GIÀU hời gian trước, “khủng hoảng” có lẽ là từ được T nhắc đến nhiều nhất, nó xuất hiện trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, len lỏi vào cả những câu chuyện trong bữa cơm gia đình. Khủng hoảng ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ đến nền kinh tế vĩ mô của một đất nước, quổc gia mà còn tác động đến cuộc sống của từng người. Người ta coi khủng hoảng như một cơn bão quét, đặt chân đến đâu sẽ cuốn theo tài sản, sự yên ổn đến đó. Trong cơn bão “khủng hoảng” đó, dù ít hay nhiều, ai cũng sẽ phải gánh chịu tổn thất. Nhưng trong Kiếm tiền thời khủng hoảng, tác giả cuốn sách lại nhìn vấn đề đó từ quan điểm hoàn toàn trái ngược. Với cách tư duy mới mẻ, Martin Weiss coi khủng hoảng như một cơ hội đầu tư và làm giàu, không những chúng ta có thể bảo toàn tài sản mà còn https://tieulun.hopto.org
  7. ■P* 6 ■ Martin D. Weiss CÓ thể gia tăng khối tài sản đó dù trong thị trường giá lên hay giá xuống. Không liệt kê những lý thuyết đầu tư cũ kỹ khô cứng, điểu đặc biệt cùa cuốn sách này là nó được viết dưới dạng tiểu thuyết - một tiểu thuyết dạy cách kiếm tiền khi thị trường chứng khoán “chao đảo”. Nhân vật chính trong truyện là một giáo viên vật lý, hoàn toàn xa lạ với những chỉ số, quỹ đầu tư, trái phiếu, quyền chọn, v.v... Cũng đã từng thất bại, bị lừa gạt, nhưng nhờ những hướng dẫn chi tiết, hiệu quả của nhà tư vấn chỉ-nhận-phí, dần dần cô đã tìm ra cho mình phương thức đầu tư thành công. Mở đầu cuốn sách là hình ảnh Phố Wall đang bị bao trùm bởi bóng mây đen của khủng hoảng, của những trò bịp bợm, lừa dối, những mánh khóe của các công ty môi giới, kiểm toán. Hàng trăm nhà đầu tư đã rơi vào cảnh khốn cùng vì những nhận định và báo cáo sai lệch. Những ngụy tạo sổ sách kế toán, những vụ mờ ám quanh quỹ lương hưu hay việc biến các công ty con thành những thùng rác kế toán,... diễn ra khắp nơi. Luật pháp chính phủ thì không đủ chặt chẽ để bảo vệ nhà đầu tư. Và đó cũng mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Đọc đến đây, hẳn bạn sẽ nghĩ: Liệu đạo đức có thể tồn tại ở Phố Wall và ở bất cứ nơi nào đồng tiền đang ào ạt xoay vòng từ tài khoản nhà đầu tư này sang tài khoản nhà đầu https://tieulun.hopto.org
  8. KIẾM TIẾN THỜI KHỦNG HOẢNG 7 tư khác không? Và liệu có cách thức nào để không bị cuốn vào và trở thành nạn nhân của vòng xoáy đó không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong cuốn sách này. Nhẹ nhàng như một câu chuyện, lôi cuốn và sống động như một cuốn tiểu thuyết nhưng vẫn rất thực tế với đầy ắp những sự kiện, cuốn sách giúp người đọc dễ dàng hiểu, nắm vững và áp dụng những bí quyết học được để đầu tư thành công trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Trong thế giới kinh doanh phức tạp và mang tính toàn cầu như hiện nay, những kinh nghiệm cũng như những hướng dẫn cụ thể tác giả đưa ra sẽ là chiếc la bàn định hướng cho các nhà đầu tư vượt qua cơn bão thị trường. Thực tế cho thấy, mọi cuộc khủng hoảng rồi cũng sẽ kết thúc và nếu biết cách đầu tư thông minh, bất cứ ai cũng có thể an toàn vượt qua những thời kỳ đen tối nhất. Do đó, để luôn là người chiến thắng, mỗi chúng ta hãy tìm cách vượt qua khủng hoảng và coi nó là cơ hội để nền kinh tế tự điều chỉnh và hoàn thiện, là cơ hội cho mọi người tạo lập của cải. Trong “nguy” có “cơ”, và cơ hội sẽ dành cho ai biết lắng nghe và thành thực tin rằng mình có thể kiếm lời trong khủng hoảng. Dù trong thời kỳ khủng hoảng hay khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng, các cá nhân, các nhà đầu tư, những người quản lý công ty và chủ doanh https://tieulun.hopto.org
  9. 8 ■ Martin D. Weiss nghiệp vẫn có thể tìm thấy trong cuốn sách này những nguyên tắc cốt lõi để kiếm được lợi nhuận từ thị trường hay ít nhất là bảo toàn được lợi nhuận và tiền bạc • của mình. Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả! Tháng 11 năm 2014 CÔNG TY Cổ PHẦN SÁCH Alpha https://tieulun.hopto.org
  10. MỤC LỤC Khủng hoảng - cơ hội đầu tư và làm giàu........................ 5 Giới thiệu......................................................... 11 Chương 1. Những mánh khóe của tay môi giới chứng khoán.................... 20 Chương 2. Bong bóng........................................ 29 Chương 3. Sự thổi phòng của phố wall...................... 52 Chương 4. Bong bóng vỡ..................................... 73 Chương 5. Túi đồ trang điểm trị giá 17.000 Đô-la.......... 85 Chương 6. Hãy bán các cổ phiếu này ngay bây giờ!...... 103 Chương 7. Hãy giữ chặt túi tiền............................ 126 Chương 8. Tăng thâm hụt ngân sách....................... 143 Chương 9. Bong bóng thị trường trái phiếu................ 158 Chương 10. Bong bóng thị trường bất động sản............ 171 Chương 11. Những người thắng cuộc ít ỏi.................. 189 https://tieulun.hopto.org
  11. 10 ■ M ARTIN D. Weiss chương 12. Nhóm bảo vệ................................... 208 Chương 13. Những nguy cơ tiềm ẩn......................... 239 Chương 14. Giảm phát!...................................... 280 Chương 15. Sự sụt giá của các cổ phiếu blue-chip.......... 335 Chương 16. Hãy chuyển tài khoản của bạn đi!.............. 354 Chương 17. Lời kêu gọi hành động.......................... 372 Chương 18. Mất thăng bằng................................. 398 Chương 19. Gói cứu trợ lớn.................................. 407 Chương 20. Đợt tăng mạnh................................. 441 Chương 21. Khoảng gián đoạn.............................. 460 Chương 22. Trò chơi đổ lỗi.................................. 474 Chương 23. Đáy thị trường.................................. 503 Chương 24. Ngày đen tối nhất.............................. 539 Chương 25. Sự phục hồi thật sự............................. 547 https://tieulun.hopto.org
  12. GIỚI THIỆU iờ đây hàng triệu nhà đầu tư đang phải sống G trong nỗi lo sợ về tương lai và có lẽ bạn cũng nằm trong số đó. Tôi cũng nghĩ giai đoạn sắp tới sẽ là thời kỳ kinh tế rất khó khăn. Nhưng khác với hầu hết các nhà đầu tư khác, nỗi lo sợ gần như không có chỗ trong tâm trí tôi. Thực ra, cha tôi, Irving Weiss, đã bắt đầu luyện cho tôi cách đối mặt với những thời kỳ như thế này từ cách đây 50 năm. Trong khi những đứa trẻ khác chơi cờ hay vui đùa cùng cha mẹ thì cha con tôi lại cùng nhau chơi trò thị trường chứng khoán. Nếu tôi làm người mua thì cha tôi sẽ đóng vai người bán, hoặc ngược lại. Đó là cách cha dạy tôi những bài học mà ông học được từ vụ sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1929. X Cha tôi từng là một trong những người chơi chứng khoán nổi tiếng ở Phố Wall. Ông gần như là người duy nhất đoán trước được vụ sụp đổ 1929. Ông không những bảo toàn được túi tiền của mình trong khi giá các loại cổ phiếu khác rơi tự do mà còn tận dụng vụ sụp đổ đó để thu về những khoản lợi nhuận lớn. https://tieulun.hopto.org
  13. 12 ■ Martin D. Weiss Với số tiên 500 đô-la vay của bà nội, cha tôi đã biến nó thành 100.000 đô-la ngay trong thời kỳ sụt giảm tồi tệ nhất của thị trường chứng khoán Ông đã giảng giải cho tôi tại sao mọi cuộc khủng hoảng rồi cũng sẽ kết thúc... các vụ sụt giá cổ phiếu diễn ra và ảnh hưởng đến người dân như thế nào... làm thế nào để chuẩn bị đối phó với sự sụp đổ thị trường và hậu quả của chúng... và làm thế nào để vẫn có thể an toàn và làm giàu chân chính ngay cả trong những thời khắc khó khăn nhất. Tôi muốn chia sẻ những bài học quý giá này với các bạn. Cha tôi nói rằng ông đã chiến thắng trong Đại khủng hoảng năm 1929 không chỉ một lẩn mà tới hai lẩn - khi cổ phiếu sụt giảm vào những năm 1930 và khi cổ phiếu chạm đáy - bằng cách mua lại cổ phiếu của các công ty lớn nhất nước Mỹ ở mức giá gần như thấp nhất trong thế kỷ. Năm 1924, ở tuổi 16, cha tôi bắt đầu sự nghiệp với công việc đánh máy ở Phố Wall. Đến năm 1928, ông được cất nhắc vào vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng - nhân viên môi giới. Khi đó, ở Phố Wall, cơn sốt chứng khoán đang vào giai đoạn cao trào. Các nhà đầu tư dồn toàn bộ số tiền họ có vào thị trường chứng khoán, thậm chí còn vay thêm tiền để mua cổ phiếu. Nhưng cha tôi không mua điên cuồng như vậy. Ông nhận thẫy https://tieulun.hopto.org
  14. KIẾM TIÊN THỜI KHỦNG HOẢNG 13 tình hình kinh doanh trên khắp nước Mỹ đang không tốt và ngày càng xấu đi. Ông cũng nhận thấy thị trường chứng khoán Anh và các thị trường khác ở châu Âu đang lao xuống dốc. Và ông cũng biết rất nhiều nhà đẩu tư đang chìm ngập trong nợ nần. Vì vậy, khi cuộc Đại khủng hoảng xảy ra vào tháng 10/1929, ông đã khuyên cha mẹ chỉ nên đầu tư vào các kế hoạch an toàn tuyệt đối và không nên đầu tư vào thị trường chứng khoán. Trong khi hàng triệu người mất hết tiền vì cuộc Đại khủng hoảng, gia đình tôi đã không bị mất một xu. Đó là sự kiện đáng nhớ đầu tiên trong sự nghiệp đầu tư của ông. Sự kiện thứ hai đến khi ông gặp George Kato, một sinh viên người Nhật đang theo một khóa học của chương trình trao đổi văn hóa, đổng thời cũng là một nhà phân tích có mối quan hệ mật thiết với các nhà đầu cơ sắc sảo nhất lúc bấy giờ. George nhanh chóng trở thành cố vấn của cha tôi, dạy ông cách bán khống trong thị trường chứng khoán để có thể kiếm lời từ một cuộc khủng hoảng. Vì vậy, tháng 4/1930, khi các cổ phiếu tạm thời hồi phục và mọi người ở Phố Wall đểu cho rằng xu hướng thị trường đi xuống đã chấm dứt, cha tôi đã vay 500 đô-la của bà tôi và áp dụng những điều ông học được từ George Kato để bán khống các cổ phiếu mà ông nghĩ rằng sẽ có khả năng giảm nhiẽu nhất. https://tieulun.hopto.org
  15. 14 ■ Martin D. Weiss Cuộc Đại khủng hoảng 1929 mới chỉ là bước khởi đẩu. Cuộc suy thoái kéo dài hơn và sâu hơn bắt đầu từ năm 1930 và diễn ra gần ba nám ròng. Cha tôi kể lại rằng, khi thị trường chạm đáy, ông đã biến số tiền 500 đô-la vay từ bà nội thành 100.000 đô-la - tương đương với 1.300.000 đô-la hiện nay! Nhưng ông cũng thú nhận rằng ông đã trải qua những lần thua lỗ nặng mỗi khi thị trường không đi theo hướng dự đoán của ông. “Cha đã toát mổ hôi hột”, ông thường nói vậy, “và đôi khi mọi thứ trở nên rat tệ. Ihế rồi, vào những ngày trước lễ nhậm chức của Franklin Delano Roosevelt* (FDR), cha tôi được xem bản thống kế từ Cục Dự trữ Liên bang (FED), thể hiện chính xác số tiền mặt mà người dân Mỹ đang rút khỏi các ngân hàng Mỹ. Mọi người đang rút ra số lượng tiển rất lớn và ông kết luận rằng sắp tới, các ngân hàng trong nước sẽ đóng cửa hàng loạt. Đa phần mọi người đều cho rằng khủng hoảng và đóng cửa ngân hàng là một trong những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Họ coi đó là dấu hiệu của một đợt suy thoái trầm trọng hơn - là lúc nên tháo chạy. Nhưng cha tôi lại cảm thấy điều ngược lại mới chính xác. Ông tin rằng đợt đóng cửa ngân hàng này đánh 1. Franklin Delano Roosevelt (1882-1945): Tổng thống thứ 32 của Mỹ với bốn nhiệm kỳ (1933-1945), người có công lớn nhất đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng 1929-1933. https://tieulun.hopto.org
  16. KIẾM TIẾN THỜI KHỦNG HOẢNG 15 dấu thời điểm kết thúc hoàn toàn đợt suy giảm thị trường chứng khoán. Ngày 3/3/1932, cha tôi đã sẵn sàng hành động. FDR sẽ nhậm chức vào ngày hôm sau và cha tôi cho rằng ngài tổng thống mới sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc đóng cửa các ngân hàng để thực hiện tất cả những bước cần thiết nhằm phục hổi thị trường. Ông biết được điều đó qua việc các cổ phiếu blue-chip được bán với mức giá rẻ bất ngờ. Và rồi, cha tôi kể tiếp: “Cha và một số người nữa đi thẳng đến văn phòng chính của các hãng. Bỏ qua các chi nhánh nhỏ lẻ, cha muốn các lệnh đặt của mình đến tay người có khả năng liên lạc trực tiếp với các giao dịch viên trên sàn. Bằng cách mua tất cả những gì có thể, cha đã mua được cổ phiếu của các hãng GM, AT&T, GE và Sears với giá rẻ như bèo và gẩn chạm đáy.” Phần còn lại thuộc về lịch sử. Ngay sau khi nhậm chức, FDR đã cho đóng cửa tất cả các ngân hàng như cha tôi dự đoán. Tiếp nữa, ông còn cho đóng cửa cả thị trường chứng khoán, điêu cha tôi không dự đoán được. Tuy nhiên, quan điểm của các nhà đầu tư cũng bắt đầu thay đổi. Niềm tin vào hệ thống ngân hàng bắt đầu hồi phục. Các nhà đầu tư giàu có đã lên kế hoạch mua lại cổ phiếu. Cuối cùng, khi thị trường chứng khoán mở cửa trở lại, giá cổ phiếu tăng vù vù. Sự hồi phục diễn ra và https://tieulun.hopto.org
  17. 16 Martin D. Weiss cha tôi đã có được thứ khiến nhiêu người thèm muốn. “Cha chỉ ước gì mình giữ chỗ cổ phiêu đó thêm một thời gian nữa”, ông nói. “Tuy nhiên, cha đã thu một khoản lời kha khá dù rút lui quá sớm.” Đó là 70 năm trước! Giờ đây, tôi dành cả cuộc đời của mình để chia sẻ các kinh nghiệm đó - cả thành công và thất bại - cho các nhà đầu tư nhỏ, bao gồm những điều tôi học được từ cha mình và cả những điều tôi lĩnh hội được trong 30 năm phân tích các công ty và thị trường. Tôi đã nói với các nhà đầu tư rằng họ không nên kỳ vọng biến 500 đô-la thành 100.000 đô-la và bạn cũng không nên trông đợi điểu đó. Tuy nhiên, bạn chắc chắn có khả năng thay đổi tương lai tài chính của mình, lấy lại số tiền đã mất và có một khoản tiền dự trữ thoải mái cho bản thân và gia đình. Trong ngắn hạn, tôi đoán rằng sẽ có một vài điều tổi tệ xảy ra nhưng vê' cơ bản, tôi là người lạc quan. Tôi tự tin vê' kiến thức, công nghệ và khả năng hồi phục trong dài hạn của chúng ta. Tôi có thể thấy, một ngày mai tươi sáng hơn khi những tàn dư của cuộc khủng hoảng vừa qua được giải quyết. Các vụ sụp đổ thị trường chứng khoán - thậm chí cả các đợt suy thoái kinh tế - cũng chưa phải đã là tận thế. Nước Mỹ từng trải qua những thời kỳ tồi tệ hơn nhưng vẫn tồn tại. Nên lần này, chúng ta cũng sẽ tiếp tục tồn tại. Nếu chúng ta làm đúng, mọi thứ https://tieulun.hopto.org
  18. KIẾM TIÊN THỜI KHỦNG HOẢNG 17 thậm chí sẽ còn tốt hơn, và chúng ta có thể tận dụng khoảng thời gian giữa hai thời kỳ như một cơ hội để sửa chữa các yếu kém kinh tế và xã hội mà chúng ta đang mắc phải. Có hai cơ hội dành cho bạn: bạn có thể kiếm tiền khi thị trường chứng khoán đi lên hoặc đi xuống. Kể cả nếu chỉ tận dụng một trong hai cơ hội này và bắt đầu với một số vốn rất nhỏ, bạn vẫn có thể thành công. Càng thành công, bạn càng có khả năng đẩu tư vào các doanh nghiệp được quản lý tốt nhất, làm ăn phát đạt nhẫt và có lãi nhất khi họ cần tới sự hỗ trợ của bạn nhất. Cuốn sách này nhằm giúp bạn tối đa hóa các cơ hội thành công của mình. Nửa đầu cuốn sách sẽ nói về cuộc khủng hoảng gần đây - nguyên nhân khiến chúng ta rơi vào cuộc khủng hoảng này, những nguy cơ còn tiềm ẩn và ngay bây giờ bạn có thể làm gì. Nửa sau cuốn sách viết vê' các kịch bản cho trường hợp xấu nhẫt trong tương lai và các bước khôn ngoan cần thực hiện trước, trong và sau cuộc khủng hoảng. Mặc dù trong cuốn sách này, tôi đã vẽ nên một bức tranh thảm khốc, nhưng hãy luôn nhớ rằng không bao giờ là quá muộn - đối với bạn nói riêng và đối với đất nước nói chung - để thực hiện hành động bảo vệ. Và thậm chí cả trong những thời khắc tối tăm nhất, chúng ta vẫn sẽ còn niềm hy vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn. https://tieulun.hopto.org
  19. 18 Martin D. Weiss Hãy nhớ rằng, kịch bản xấu nhất mà tôi đặt ra không phải là tình huống nhất thiết sẽ xảy ra. Mục đích của nó là để cảnh báo những điểu có thể xảy ra nếu các nhà lãnh đạo của chúng ta vẫn tiếp tục hướng đi hiện tại. Và đó cũng là cách để tôi báo cho bạn biết về những cơ hội đặc biệt mà thị trường bất lợi có thể mang lại cho bạn. Một vài sự kiện vượt ngoài tầm kiểm soát của bất kỳ cá nhân hoặc nhóm người nào. Nhưng đừng bao giờ xem thường khả năng của bạn trong việc thay đổi tương lai của mình. Ngàỵ 6 tháng 12 năm 2002 Palm Beach Gardens, Florida https://tieulun.hopto.org
  20. Hư CẤU HAY THỰC TẾ? Cuốn sách này bao gồm thông tin về các công ty và hội đồng quản trị có thực. Tuy nhiên, vì nó được viết dưới dạng một cuốn tiểu thuyết nên những đặc điểm nhận dạng của họ đã được thay đổi so với nguyên mẫu. Các nhãn vật Các công ty Linda và Gabriel Dedini Harris & Jones James Dubois MetroBank Paul E. Johnston UCBS Oliver Dulles CECAR Tamara Belmont Tập đoàn ABC Don Walker Tập đoàn XYZ https://tieulun.hopto.org
nguon tai.lieu . vn