Xem mẫu

  1. THIẾT LẬP THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ PHỤC VỤ RA QUYẾT ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Dƣơng Thị Thủy Tiên, Nguyễn Khiết Nhƣ, Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Chung Huyền, Ngô Thúy Liễu Khoa Kế Toán – Tài Chính – Ngân hàng, trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh TÓM TẮT Trong thực tiễn và lý luận về kế toán quản trị (KTQT) đã được thực hiện ở các nước có nền kinh tế phát triển đã nhiều năm nay góp phần nâng cao đáng kể hiệu quả quản trị trong doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, KTQT là nội dung khá mới mẽ và thực tế chưa được quan tâm nhiều đứng trên cả hai giác độ nghiên cứu và ứng dụng. Do vậy, việc vận dụng KTQT là vấn đề quan trọng và cần thiết đối với các DN ở Việt Nam hiện nay. Việc thiết lập thông tin kế toán (TTKT) hỗ trợ cho việc ra quyết định của nhà quản trị cần cân nhắc các yếu tố về tính phù hợp không chỉ với mô hình DN, với nhu cầu thông tin thực tế mà còn phải xem xét trong mối quan hệ giữa chi phí với lợi ích. Tác giả đã đề xuất 1 số giải pháp hỗ trợ như doanh nghiệp cần phân loại và theo dõi chi phí theo cách ứng xử chi phí; chuẩn bị nguồn lực để thực hiện công việc KTQT, đồng thời phải tổ chức được công tác thông tin truyền thông giữa các bộ phận trong đơn vị. Từ khóa: Thông tin kế toán, quản trị, quyết định, doanh nghiệp thương mại. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, số lượng DN nói chung và doanh nghiệp thương mại (DNTM) nói riêng là nhiều nhất so với các thành phố và vùng miền khác của Việt Nam. DNTM làm nhiệm vụ phát triển các nhu cầu sử dụng về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường từ đó đưa ra các phương án đáp ứng yêu cầu đó. Là cầu nối trung gian giữa DN sản xuất và thị trường tiêu dùng. DNTM có trách nhiệm quan trọng với nền kinh tế quốc dân. Bởi liên quan trực tiếp với các mối quan hệ lớn trong xã hội giữa cung và cầu và cả các loại chi phí sản xuất. Vừa là cầu nối trung gian giữa người sản xuất và tiêu dùng. Điều chỉnh tỷ lệ cân đối trong sự phát triển của các nghành nghề kinh tế và đời sống hàng ngày. DNTM có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông tạo điều kiện không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của các DN, tích cực góp phần tăng tích lũy xã hội nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập mau chóng vào nền kinh tế thế giới. Từ thực tế trên, nhóm tác giả đã chọn và nghiên cứu đề tài “Thiết lập thông tin kế toán quản trị phục vụ ra quyết định trong doanh nghiệp thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh” nhằm mục đích đề xuất các giải pháp nhằm thiết lập TTKT để cung cấp thông tin thích hợp giúp nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn và hiệu quả liên quan đến nhiều chức năng quản trị trong DN. 395
  2. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Các lý thuyết Ra quyết định là một quá trình ý thức để lựa chọn một hay nhiều khả năng nhằm đạt được một số kết quả mong muốn. Nhà quản trị luôn luôn ra quyết định, và ra quyết định là một trong những kỹ năng chủ yếu của nhà quản trị. Tối đa hóa khả năng ra quyết định của bạn nếu bạn muốn trở thành một nhà quản trị thực sự có hiệu quả. Theo tiến sĩ Collier Ph.D. (Warwick), quá trình ra quyết định trong quản lý thường được tiến hành theo 6 bước sau: 1. Bước 1: Xác định rõ vấn đề cần giải quyết; 2. Bước 2: Liệt kê tất cả các phương án có thể có; 3. Bước 3: Nhận ra các tình huống hay các trạng thái; 4. Bước 4: Ước lượng tất cả các lợi ích và chi phí cho mỗi phương án ứng với mỗi tình huống hay mỗi trang thái. 5. Bước 5: Lựa chọn một mô hình toán học trong phương pháp định lượng để tìm lời giải tối ưu. 6. Bước 6: Áp dụng mô hình để tìm lời giải và dựa vào đó để ra quyết định. Khi nói đến TTKT cho việc ra quyết định của nhà quản trị trong DN nói chung, cũng có thể hiểu đó là thông tin KTQT, là mục đích và cũng là kết quả cuối cùng của KTQT. Trong khi đó, nội dung của KTQT hướng đến nghiên cứu những nhân tố tác động đến quy trình tạo giá trị trong hoạt động kinh doanh của DN. Vì vậy, nội dung thông tin kế toán hỗ trợ cho việc ra quyết định của các nhà quản trị trong DN phải chứa đựng các thông tin kinh tế, tài chính liên quan đến quy trình tạo giá trị trong hoạt động của doanh nghiệp. Khái quát về tổ chức KTQT trong DNTM Việt Nam: DNTM nói riêng và các loại hình DN khác nói chung, trong giai đoạn trước năm 1986, do nền kinh tế hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, nên hệ thống kế toán được xây dựng và phát triển dựa trên cơ sở thích ứng với cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Do đó, với quan điểm KTQT là một sản phẩm, một yêu cầu của nền kinh tế thị trường thì trong giai đoạn này KTQT chưa xuất hiện tại các DN Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế công tác kế toán của các DN tại thời điểm đó cũng có xuất hiện những hoạt động, nghiệp vụ mang dáng dấp của KTQT như kế toán giá thành, kế toán chi phí, … KTQT thật sự được quan tâm ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1996 đến nay, giai đoạn mà nền kinh tế nước ta đã thực sự từ bỏ chế độ kế hoạch hóa tập trung chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Nội dung chủ yếu của KTQT tại các DNTM hiện nay chủ yếu là KTQT chi phí; KTQT nhập hàng hóa; KTQT tiêu thụ, KTQT công nợ, KTQT kết quả hoạt động KD và tất cả hầu như dựa trên số liệu của các chứng từ gốc và các số liệu chi tiết của KTTC. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 2.2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài Tác giả Collier và cộng sự (2012) với đề tài nghiên cứu nổi bậc “Accounting for Managers interpreting accounting for decision making” đã nghiên cứu khá sâu về vai trò của thông tin KTQT trong việc ra QĐ hiệu quả cho nhà quản trị và được áp dụng khá rộng rãi trong nhiều công ty ở Anh và Australia. 2.2.2 Các nghiên cứu trong nước PGS.TS. Phạm Văn Dược và TS. Trần Văn Tùng (2013) thực hiện đề tài cấp cơ sở “Thiết lập thông tin kế toán phục vụ ra quyết định – Lý thuyết và Thực hành”. 396
  3. 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Cách tiếp cận: Hệ thống hóa lý luận các mô hình ra quyết định của nhà quản trị; các loại quyết định và nhu cầu về TTKT phục vụ ra từng loại quyết định của nhà quản trị trong DN; đồng thời tác giả tiến hành khảo sát và tìm hiểu thực trạng tổ chức, thiết lập TTKT giúp nhà quản trị ra quyết định trong một số DNTM có quy mô lớn ở Việt Nam; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thiết lập thông tin kế toán quản trị để ra quyết định kinh doanh trong các DN này. Phương pháp nghiên cứu: Nhóm tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính để thực hiện nghiên cứu đề tài, cụ thể sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát và phương pháp kiểm tra, đánh giá để hệ thống hóa những vấn đề lý luận, đánh giá thực tiễn và đề xuất giải pháp nhằm thỏa mãn mục tiêu đề tài. 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Bằng phương pháp gửi bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế sẵn đến lãnh đạo của các DN, với tài liệu thu thập được chúng tôi tiến hành xử lý tài liệu theo phương pháp thống kê là so sánh và xác định tỷ lệ phần trăm (%) và qua số liệu khảo sát thực tế ở trên thể hiện đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý và tình hình áp dụng kế toán quản trị nói chung cũng như tổ chức thông tin kế toán phục vụ ra quyết định nói riêng trong các DNTM ở Việt Nam nổi bật lên những vấn đề chính sau: Về công tác quản trị, thiết lập mô hình ra quyết định của các DNTM. Thứ nhất, tổ chức mô hình quản trị nói chung: Hầu hết các DN có đặc điểm trong mô hình tổ chức quản trị hoạt động KD của các DN đa số tập trung ở mô hình quản lý phân cấp, có sự ủy quyền nhưng tính kiêm nhiệm vẫn rất cao, cụ thể, số DN có mô hình quản lý này chiếm tới 67,6% (28 trong 42 DN khảo sát), trong đó chỉ có 14 DN (chiếm tỷ lệ 32,4%) có mô hình quản lý phân cấp, ủy quyền, không kiêm nhiêm giữa các chức danh quản lý với nhau. Thứ hai, về áp dụng loại mô hình ra quyết định: Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các DN đều có tổ chức mô hình ra quyết định cho nhà quản trị, mà đa số là áp dụng mô hình ra quyết định kết hợp giữa lý trí và hợp lý giới hạn (có đến 27 trong số 37 DN, chiếm tỷ lệ 64,9%); đồng thời cũng có đến 6 trong số 42 DN mà nhà quản trị ra quyết định chỉ dựa chủ yếu vào kinh nghiệm thực tế. Thứ ba, về các loại quyết định thường thực hiện của các nhà quản trị: 100% đơn vị khảo sát trả lời rằng, trong quá trình điều hành hoạt động KD của DN, các nhà quản trị thường phải tiến hành ra các quyết định sau: (1) Các quyết định về hàng tồn kho; (2) Các quyết định về bán hàng; (3) Các quyết định về công nợ; (4) Các quyết định về đầu tư và (5) Các quyết định về nhân sự. Đây chính là các loại quyết định mà đề tài nghiên cứu nhằm hướng đến việc thiết lập TTKT để giúp nhà quản trị có cơ sở đầy đủ khi ra các quyết định này. Về tình hình nhận thức và tổ chức công tác KTTC và KTQT của nhà quản trị: Trong số 42 DN được khảo sát, có tới 27 DN (chiếm tỷ lệ 64,9%) cho rằng KTQT là một bộ phận độc lập và chức năng riêng so với KTTC; trong khi đó có 11 DN (chiếm tỷ lệ 27%) cho biết KTQT là một bộ phận kế toán liên kết với KTTC và 4 DN (chiếm tỷ lệ 8,1%) quan niệm KTQT là một bộ phận của KTTC. Kết quả này cho thấy nhà quản trị có nhận thức khá tốt về phạm vi, chức năng của KTQT, mặc dù nhận thức về mối quan hệ giữa KTQT với KTTC là chưa rõ ràng Về tình hình tổ chức hệ thống TTKT của các DN cũng đáng để chúng ta quan tâm. Toàn bộ 42 DN khảo sát đều tổ chức thực hiện rất tốt phân hệ KTTC. Tuy nhiên, trong đó DN đã xây dựng và đang hoàn thiện cả phân hệ KTQT chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn là 10,8% (5 so 42 DN khảo sát). Trong khi đó, có tới 25 DN (chiếm tỷ lệ 59,5%) là chỉ tổ chức bộ phận KTTC mà chưa tổ chức rõ ràng bộ phận KTQT và 12 DN (chiếm tỷ lệ 29,7%) đang xây dựng bộ phận KTQT. 397
  4. Về nhận thức và tổ chức công tác thiết lập thông tin kế toán để ra quyết định kinh doanh trong các DNTM Thứ nhất, về thiết lập mô hình tổ chức thông tin kế toán để ra quyết định kinh doanh cho nhà quản trị: Với 32 DN trong tổng số 42 DN khảo sát, chiếm tỷ lệ đến 75,7% xác nhận là không có thiết lập mô hình; còn lại là không xác định được. Đây là tỷ lệ cao nhất, điều này có thể khẳng định việc thiết lập mô hình tổ chức TTKT nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của nhà quản trị trong các DNTM là nhu cầu thực sự và hết sức cần thiết. Thứ hai, về nhu cầu sử dụng thông tin kế toán của nhà quản trị phục vụ ra quyết định: Theo kết quả khảo sát, có đến 37 trong số 42 DN khảo sát (chiếm tỷ lệ 89,2%) khẳng định là rất cần TTKT cụ thể, rõ ràng để phục vụ cho họ ra từng loại QĐ đó. Đồng thời, cũng còn khá nhiều đơn vị chưa có sự phân biệt và chọn lọc rõ ràng về thông tin thích hợp và thông tin không thích hợp (có 14 trong số 42 DN) để ra từng quyết định cụ thể. Đây chính là điểm nhấn để khẳng định rằng mục tiêu nghiên cứu của đề tài là có cơ sở. Thứ ba, về tình hình tổ chức thông tin kế toán cho nhà quản trị ra quyết định: Hầu hết nhà quản trị của các DN sử dụng TTKT từ các báo cáo của KTTC; số liệu phân tích của các chỉ tiêu tài chính làm cơ sở để ra quyết định; và chỉ có 1 số ít DN là sử dụng TTKT từ các báo cáo phân tích về hàng tồn kho, công nợ, doanh thu; chi phí, lợi nhuận (chủ yếu theo phương pháp truyền thống của KTTC) mà thôi (13 trong số 37 DN khảo sát, chiếm tỷ lệ 32,4%) và chủ yếu là ở các công ty liên doanh hoặc có yếu tố nước ngoài. Đây có thể xem là kết quả chuyển giao KTQT từ các công ty mẹ ở nước ngoài cũng như sự nổ lực của các công ty trong việc tiếp cận KTQT của các nước, tuy nhiên tỷ lệ này là còn thấp. Thứ tư, về phương pháp kỹ thuật để tạo cơ sở dữ liệu nhằm cung cấp thông tin kế toán phục vụ ra quyết định: Số liệu khảo sát cho thấy trong số 42 DN thì có đến 22 DN, tương ứng với tỷ lệ 51,4% đã sử dụng phương pháp kỹ thuật của KTTC như phương pháp chứng từ, phương pháp tài khoản, phương pháp tổng hợp, … để tạo cơ sở dữ liệu phục vụ lập thiết lập TTKT phục vụ ra quyết định cho nhà quản trị; trong khi đó có 20 trong tổng số 42 DN, tương ứng tỷ lệ 48,6% là sử dụng kết hợp giữa các phương pháp, kỹ thuật của KTTC truyền thống và các phương pháp hiện đại và mang tính chuyên nghiệp của KTQT như phương pháp mô hình hóa hoạt động quản trị; phhân tích định lượng để tạo cơ sở dữ liệu này. Thứ năm, về tình hình phân loại chi phí: Thông tin kết quả hoạt động KD thường tập trung và có hình thức thông tin chi tiết thường trên cơ sở tiếp tục phân tích, chi tiết hóa thông tin KTTC, như phân loại và kiểm soát chi phí theo yếu tố và theo công dụng kinh tế đều chiếm tỷ lệ tuyệt đối là 100%, trong khi đó phân loại chi phí theo mức độ hoạt động (hay theo cách ứng xử chi phí) hoặc theo cách khác như phân thành chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được, … hầu như không được thực hiện ở các DN. Mặt khác, kế toán chi phí và tính giá thành theo phương pháp toàn bộ chiếm tỷ lệ tuyệt đối 100% , trong khi kế toán chi phí và tính giá thành theo phương pháp trực tiếp cũng chưa được tổ chức thực hiện. Thứ sáu, về tình hình phân tích biến động về các mặt doanh thu, chi phí, lợi nhuận, hàng tồn kho, công nợ: Thông tin về biến động kết quả và nguyên nhân của hoạt động KD tập trung vào phân tích biến động chênh lệch chi phí thực tế so với dự toán, định mức chiếm tỷ lệ 48,6%, phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận, công nợ, hàng tồn kho chiếm tỷ lệ 29,7%, riêng phân tích BCTC chiếm tỷ lệ tuyệt đối 100% các DN đều thực hiện. 5. KẾT LUẬN Các quyết định trong một tổ chức có thể có ảnh hưởng ngắn hạn đến tổ chức hoặc có thể là quyết định chiến lược ảnh hưởng lâu dài đến tổ chức. Tất cả quyết định đều có nền tảng từ thông tin, việc lựa chọn thông tin thích hợp là điều cần thiết nhằm rút ngắn quá trình xử lý thông tin, cung cấp thông tin kịp thời cho việc ra các quyết định. Mặc khác, nó giúp cho nhà quản trị tập trung vào những vấn đề chính cần giải quyết và tránh đưa ra những quyết định sai lầm. Vì vậy việc thiết lập TTKT giúp cho các nhà quản lý DN lập kế hoạch cũng như điều hành với việc đưa ra những quyết định đúng đắn là điều rất cần thiết. Để TTKT hỗ trợ và mang lại hiệu quả tốt nhất cho việc ra quyết định thì các nhà quản trị tại các DN phải quan tâm hơn nữa việc tổ chức và vận hành hệ thống KTQT tại DN. Việc tổ chức hệ thống KTQT tại công 398
  5. ty phải bắt đầu từ việc tổ chức tốt các khâu từ tổ chức dữ liệu đầu vào, đến việc xử lý dữ liệu thu thập và tạo được dữ liệu đầu ra nhằm phục vụ cho việc ứng dụng các thông tin này để phân tích, đánh giá và ra các quyết định điều hành hoạt động KD của nhà quản trị trong DN. Trong đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã trình bày được những phần tổng quan nhất cơ sở lý luận về thiết lập thông tin kế toán phục vụ ra quyết định KD trong DNTM; đồng thời tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác tổ chức TTKT phục vụ ra quyết định kinh doanh tại các DNTM Việt Nam. Từ đó tác giả đưa ra những yêu cầu và giải pháp nhằm thiết lập mô hình TTKT cung cấp ra quyết định tổng quát cũng như thiết lập TTKT phục vụ ra từng loại quyết định cụ thể cho nhà quản trị trong các DNTM như quyết định về mua hàng và hàng tồn kho; quyết định về bán hàng; quyết định về công nợ; quyết định về đầu tư và quyết định về nhân sự. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Tài chính – Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp. [2] PGS.TS. Phạm Văn Dược – Đặng Kim Cương - Kế toán quản trị, NXB Thống Kê, 2008. [3] Luật Doanh nghiệp năm 2005, NXB Lao động – xã hội. [4] Atkinson, A. A., R. D. Banker, R. S. Kaplan and S. M. Young (2001) - “Management Accounting”, Third Edition. 399
nguon tai.lieu . vn