Xem mẫu

  1. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH I NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ThS. Trần Thị Bích Ngọc Khoa Kế toán - Kiểm toán I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đổi mới phương pháp dạy học là một xu hướng và là yêu cầu tất yếu hiện nay, nhằm tạo ra những con người năng động, sáng tạo tiếp thu được những tri thức khoa học kĩ thuật hiện đại. Do vậy, đối với Việt Nam - một nước đang phát triển, việc phát triển GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế là một nhiệm vụ cấp thiết. Trong quá trình dạy học, việc sử dụng phiếu học tập (PHT) sẽ hỗ trợ cho quá trình giảng dạy của giảng viên, đồng thời giúp sinh viên tiếp thu kiến thức được dễ dàng hơn. Các phương tiện dạy học có vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả của quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho sinh viên. Tuy nhiên, thực tế dạy học hiện nay cho thấy, việc sử dụng các phương tiện dạy học còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Từ thực tiễn giảng dạy môn Kế toán tài chính I cho sinh viên chuyên ngành kế toán; nhất là trong tình hình đổi mới nội dung, chương trình đào tạo hiện nay, bài viết này đề cập đến một số phương pháp thiết kế và sử dụng PHT trong dạy học. Thực tế, không có một phương pháp dạy học nào là tối ưu cho tất cả mọi người vì dạy học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Nhưng sử dụng phương tiện dạy học phù hợp trong quá trình giảng dạy sẽ mang lại hiệu quả tối ưu. II. NỘI DUNG 2.1. Phiếu học tập 2.1.1. Khái niệm phiếu học tập: Phiếu học tập là tờ giấy rời, trên đó ghi các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập... kèm theo các gợi ý, hướng dẫn của giảng viên, dựa vào nhiệm vụ đó học sinh thực hiện, hoặc ghi các thông tin cần thiết để mở rộng kiến thức, bổ sung kiến thức, tìm hiểu nội dung hoặc củng cố bài học. 2.1.2. Vai trò phiếu học tập: PHT có các vai trò sau: 80
  2. - Giúp sinh viên hoạt động độc lập hoặc hoạt động theo nhóm trong quá trình nhận thức. Thông qua PHT, người học có thể tự khám phá tri thức mới cũng như củng cố kiến thức đã học. - Các nội dung trong PHT cung cấp thông tin cho sinh viên một cách trực tiếp, là cơ sở cho hoạt động nhận thức của các em. - Là công cụ giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên thông qua các câu hỏi, bài tập, yêu cầu cần thực hiện và gợi ý cách làm. - Giúp người học chủ động trong các hoạt động tìm tòi, khám phá tri thức, qua đó rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo cho sinh viên. - Với lượng kiến thức rất lớn của mỗi bài học, mỗi chương, việc sử dụng PHT giúp sinh viên có thể đạt được các mục tiêu dạy học. - Thông qua các PHT, có thể chuyển hoạt động của giảng viên từ trình bày, giảng giải, thuyết trình sang hoạt động hướng dẫn, sinh viên được tham gia các hoạt động tích cực, không còn hiện tượng thụ động nghe giảng. - Giảng viên có thể kiểm soát, đánh giá được khả năng nhận thức cũng như thái độ của sinh viên trong học tập, từ đó sẽ có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. 2.1.3. Phân loại phiếu học tập: - Căn cứ vào mục đích: Phiếu học bài, phiếu ôn tập, phiếu kiểm tra. - Căn cứ vào nội dung: + Phiếu thông tin: Nội dung gồm các thông tin bổ sung, mở rộng, minh họa cho các kiến thức cơ bản của bài. + Phiếu bài tập: Nội dung là các bài tập nhận thức hoặc bài tập củng cố. + Phiếu yêu cầu: Nội dung là các vấn đề và tình huống cần phải giải quyết. + Phiếu thực hành: Nội dung liên quan đến những nhiệm vụ thực hành, rèn luyện kĩ năng. 2 4 Các bước thiết kế phiếu học tập: - Bước 1: Xác định các trường hợp cụ thể khi sử dụng PHT trong bài học. - Bước 2: Từ nội dung bài học và dụng ý sư phạm, giảng viên xác định những thời điểm, nội dung cần hỗ trợ hoạt động học tập của SV, bố trí hợp lí về thời điểm sử dụng PHT hỗ trợ cho hoạt động học tập của SV. 81
  3. - Bước 3: Nội dung của PHT được xác định dựa vào một số yếu tố sau: mục tiêu bài học và mục tiêu của từng nội dung của bài học, mục đích sử dụng PHT, môi trường lớp học, phương pháp và phương tiện dạy học,... Qua đó, giảng viên thiết kế nội dung và hình thức thể hiện trong PHT. - Bước 4: Viết PHT, ghi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, chính xác các thông tin, yêu cầu trên PHT. Nội dung và hình thức của PHT cần đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ. 2.1.5. Quy trình sử dụng phiếu học tập: Phiếu học tập là công cụ để giảng viên tiến hành tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, đồng thời là cơ sở để học sinh tiến hành các hoạt động một cách tích cực, chủ động. Việc sử dụng phiếu học tập nên được sử dụng trong dạy kiến thức mới, ôn tập, kiểm tra... và thường được diễn ra theo quy trình sau: - Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập, giao phiếu học tập cho học sinh, tùy theo hình thức tổ chức dạy học mà giáo viên giao cho mỗi học sinh một phiếu hay mỗi nhóm một phiếu. - Tiến hành quan sát, hướng dẫn và giám sát kết quả hoạt động của học sinh. - Tổ chức cho một số cá nhân hoặc đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập. Hướng dẫn toàn lớp trao đổi, bổ sung hoàn thành phiếu học tập. Giảng viên có thể yêu cầu học sinh trao đổi chéo nhau để sửa chữa, đánh giá kết quả làm việc với phiếu học tập của nhau trên cơ sở các kết luận của giáo viên. 2.2. Một số phƣơng pháp thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong giảng dạy môn Kế toán tài chính I tại trƣờng Đại học kinh tế Nghệ An Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ giảng viên trong việc thiết kế phiếu học tập và kiểm soát kết quả cho sinh viên như các ứng dụng azota hay quizizz… Với những ứng dụng này điểm chung là có tính bảo mật cao, có thể làm trực tiếp trên ứng dụng và tùy theo ý tưởng thiết kế mà một số bài tập có thể có ngay kết quả đánh giá sinh viên cũng như thống kê mức độ điểm của sinh viên. Qua đó giúp giảng viên có thể lập tức điều chỉnh nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy để sinh viên có thể cải thiện mức độ hiểu biết. Tuy nhiên, để việc thiết kế phiếu học tập đem lại hiệu quả cao đòi hỏi mỗi giảng viên phải xác định được mục tiêu của phiếu học tập nhằm mục đích phân lọa sinh viên, củng cố kiến thức hay gợi mở vấn đề mới. 82
  4. 2.2.1. Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong quá trình gợi vấn đề, phát hiện và giải quyết vấn đề Mục đích của việc thiết kế và sử dụng PHT nhằm: - Hỗ trợ giảng viên nắm được khả năng đọc hiểu vấn đề của sinh viên trong lớp, đồng thời có thể tham khảo ý kiến của nhiều sinh viên trong lớp ở cùng một thời điểm - Hỗ trợ sinh viên trong quá trình gợi vấn đề, phát hiện và giải quyết vấn đề, tăng cường tính hợp tác trong học tập. - Tập dượt cho sinh viên cách khám phá kiến thức mới, từ đó dẫn dắt sinh viên tổng hợp, phân tích và đưa ra kết luận về một vấn đề mới. Ví dụ, để kiểm tra việc đọc hiểu của sinh viên về các phương pháp tính giá nhập kho theo PP trực tiếp của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, giảng viên có thể thiết kế PHT theo hướng yêu cầu sinh viên tự tìm hiểu và tính toán để từ đó tổng hợp, gọi mở công thức tính. Bảng 1.1. Thiết kế PHT bằng ứng dụng Quizizz 2.2.2. Thiết kế phiếu học tập nhằm phân hóa về năng lực học tập của học sinh, hỗ trợ quá trình luyện tập, củng cố kiến thức cho học sinh Trình độ nhận thức của SV trong mỗi lớp học thường là không đồng đều, có SV khá giỏi, trung bình và cũng có SV có học lực yếu kém. Do vậy, thiết kế PHT dựa trên sự phân hóa về năng lực học tập của SV nhằm giúp các em có thể giải quyết được các nhiệm vụ học tập phù hợp với khả năng của mình. Dựa vào năng lực, trình độ của từng SV, GV đưa ra các nhiệm vụ học tập phù hợp, sát với từng đối tượng SV. Chẳng hạn: có câu hỏi/ bài toán đặt ra cho những SV 83
  5. yếu, kém thường ở mức biết, hiểu; có câu hỏi/ bài toán đặt ra cho những SV khá, giỏi thường ở mức vận dụng. Thông thường với dạng phiếu học tập này, giảng viên sẽ phải đưa ra nhiều câu hỏi theo mức độ từ dễ đến khó để phân loại và phiếu học tập này thường sẽ sử dụng khi kết thúc một bài giảng hoặc một chương, một học phần. Tuy nhiên, cũng cần phải đánh giá mức độ của sinh viên cho từng lớp để đưa ra gói câu hỏi phù hợp, tránh áp dụng chung cho tất cả các lớp. Ví dụ để đánh giá sinh viên sau khi học xong nội dung kế toán tiền mặt, giảng viên đưa ra các câu hỏi với mức độ phân loại từ dễ đến khó như sau: - Nhóm câu hỏi dễ Bảng 1.2. Thiết kế PHT bằng ứng dụng Azota đối với nhóm câu hỏi dễ - Nhóm câu hỏi vận dụng Bảng 1.3. Thiết kế PHT bằng ứng dụng Azota đối với nhóm câu hỏi vận dụng 84
  6. Hoặc với mục đích cho sinh viên tự học, nghiên cứu, giảng viên có thể thiết kế phiếu học tập với nội dung như sau: Bảng 1.4. Thiết kế PHT bằng ứng dụng Azota đối với nhóm câu hỏi tự học, tự NC III. KẾT LUẬN Trong thời gian gần đây, việc thiết kế và sử dụng PHT đã được giảng viên rất chú trọng. Tuy nhiên, kết quả thu được từ việc sử dụng PHT còn hạn chế, chưa phát huy hết vai trò của PHT, sinh viên đa phần chưa hứng thú với công cụ hỗ trợ này. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là do giảng viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế và sử dụng PHT sao cho hiệu quả. Trong khi đó, PHT được coi như là một phương tiện dạy học đơn giản mà giảng viên có thể sử dụng để phát triển năng lực sáng tạo của sinh viên và truyền đạt kiến thức đến các em một cách nhanh chóng và hiệu quả. Thông qua việc thiết kế và sử dụng PHT, giảng viên có thể linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch bài giảng của mình cho phù hợp với từng đối tượng sinh viên và nội dung giảng dạy. Đó là một quá trình lâu dài cần có sự hợp tác tích cực của giảng viên , sinh viên và của cả hệ thống giáo dục./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. https://vndoc.com/mau-phieu-hoc-tap-dep-240648. 2.https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/buoc-dau-xay-dung-va-su-dung-phieu-hoc-tap-de- day-hoc-phan-sinh-hoc-vi-sinh-vat-sgk-sinh-hoc-10-nang-cao-thpt-237690.html 3. https://kinhdientamquoc.vn/phieu-hoc-tap-la-gi/ 4.https://123docz.net/document/145719-mot-so-bien-phap-nang-cao-hieu-qua-viec-to- chuc-hoat-dong-nhom-trong-day-hoc-hoa-hoc-lop-11-o-truong-trung-hoc-pho- thong.htm 85
nguon tai.lieu . vn