Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 THIẾT KẾ NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH LỚP 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỚI CHỦ ĐỀ “NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ” NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN*, NGUYỄN QUỐC THẮNG** Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: Nhauyen1702@gmail.com ** Email: hoabattu0121@gmail.com Tóm tắt: Trong xu hướng đổi mới của nền giáo dục Việt Nam, chuyển từ định hướng giáo dục cung cấp kiến thức cho người học sang phát triển toàn diện kiến thức và kỹ năng, hoạt động trải nghiệm trở thành một yêu cầu bắt buộc trong chương trình giáo dục ở trường phổ thông. Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh tạo dựng nền tảng tư duy độc lập, tích cực và chủ động tuy nhiên, vai trò lớn nhất của Hoạt động trải nghiệm chính là mang đến niềm yêu thích, tạo cảm xúc trực tiếp đối với học sinh. Thiết kế nội dung và kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm với chủ đề “Nhã nhạc Cung đình Huế” bên cạnh ý nghĩa tuyên truyền và bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống của Huế nó còn đưa đến cho học sinh một cách tiếp cận văn học mới mẻ, góp phần hiện thực hóa mục tiêu “Phát triển năng lực học sinh”thông qua các hoạt động giáo dục trong nhà trường THPT. Từ khóa: Thiết kế, hoạt động trải nghiệm, Nhã nhạc Cung đình Huế. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) là hoạt động mà trong đó “Học sinh (HS) dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội; tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục; qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này như: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực thích ứng với những biến động trong cuộc sống và các kỹ năng sống khác” [1; tr.28]. Như vậy, có thể thấy “Bản chất của HĐTN là hoạt động giáo dục được tổ chức theo con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, hình thành và phát triển cho học sinh niềm tin, tình cảm, những năng lực cần có của người công dân trong tương lai. Chính vì vậy, trong nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức của hoạt động có thể mang dáng dấp của hoạt động theo nghĩa hẹp. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa chúng chính là cách làm, cách triển khai hoạt động” [2; tr.77]. Trên cơ sở tiếp nhận những quan điểm của các tác giả, chúng tôi quan niệm: HĐTN trong nhà trường là những hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm cuộc sống để học sinh trải nghiệm và sáng tạo. Dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân người học được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau trong thực tế của nhà trường và xã hội; qua đó, phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân. Bài viết đề cập hướng thiết kế HĐTN cho học sinh lớp 10 ở trường trung học phổ thông (THPT) về chủ để: “Nhã nhạc Cung đình Huế” với mong muốn giúp HS phát huy được năng lực sáng tạo, gắn kiến thức môn học với trải nghiệm thực tiễn một cách tốt nhất. Nhã nhạc Cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của 38
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 Việt Nam. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại vào năm 2003. Có thể nói, Huế là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc, những di tích lịch sử - văn hóa nơi đây, các hoạt động văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán,... phản ánh sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, cuộc đấu tranh xác lập địa bàn, chinh phục tự nhiên, tổ chức xã hội của các cả dân tộc. Tuy nhiên, những giá trị văn hóa truyền thống của Thừa Thiên Huế đứng trước nguy cơ mai một bởi công tác giáo dục cho thế hệ trẻ chưa được chú trọng đúng mức. Đối với Huế, những điệu lý, câu hò hay những mẩu chuyện, giai thoại… lưu dấu ấn hình thành và phát triển vùng đất Huế, đều là những giá trị tinh thần hữu ích cho thế hệ trẻ. Vì vậy đặt vấn đề kết nối giữa hình thức hoạt động trải nghiệm với một nội dung cụ thể của một loại hình nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu cho mảnh đất Kinh kỳ cũng được xem là cách bảo lưu các giá trị truyền thống và là con đường giới thiệu nó đến với du khách nói chung. 2. NỘI DUNG 2.1. Giới thiệu tổng thể về Nhã nhạc cung đình Huế Nhã nhạc cung đình Huế là loại hình âm nhạc chính thống, được xem là quốc nhạc của nhà Nguyễn (1802-1945). Nhã nhạc thường được dùng để biểu diễn trong các ngày lễ trọng của Hoàng cung như: Tế Nam Giao, Tế Xã Tắc, mừng đăng quang, mừng thọ vua, tiếp đón các sứ thần… Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Nhã nhạc là loại hình âm nhạc cung đình nên lời lẽ tao nhã, điệu thức cao sang, quý phái. Nó biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại. Vì vậy, Nhã nhạc được các triều đại quân chủ Việt Nam rất coi trọng. Theo sử sách, Nhã nhạc Việt Nam có từ thời Lý (1010-1225) nhưng phát triển mạnh và bài bản nhất là vào thời nhà Nguyễn (1802- 1945). Nhã nhạc thời Nguyễn thường được gọi là Nhã nhạc cung đình Huế vì triều đại này đóng đô ở Huế suốt gần 150 năm. Thời nhà Nguyễn, nhờ điều kiện kinh tế và xã hội phát triển mạnh nên các triều vua rất quan tâm đến Nhã nhạc. Nhã nhạc lúc này có hệ thống bài bản rất phong phú, với hàng trăm nhạc chương. Các nhạc chương đều do Bộ Lễ chủ trì biên soạn cho phù hợp với từng cuộc lễ của triều đình. Ví dụ Tế Nam Giao có 10 nhạc chương mang chữ “Thành” (thành công); Tế Xã Tắc có 7 nhạc chương mang chữ “Phong” (được mùa); Tế Miếu có 9 nhạc chương mang chữ “Hòa” (hòa hợp); Lễ Đại triều dùng 5 bài mang chữ “Bình” (hòa bình); Lễ Vạn thọ dùng 7 bài mang chữ “Thọ” (trường tồn); Lễ Đại yến dùng 5 bài mang chữ “Phúc” (phúc lành)... Về tổ chức Nhã nhạc thời Nguyễn, theo sách Khâm định Đại Thanh hội điển sử lệ xuất bản năm 1908, biên chế dàn nhạc cung đình Việt Nam vào cuối thế kỷ XVIII gồm có: 1 cái trống bản, 1 cái phách (sinh tiền), 2 cái sáo, 1 đàn huyền tử (tức tam huyền tử, đàn tam), 1 đàn hồ cầm (đàn nhị), 1 đàn song vận (nguyệt cầm), 1 đàn tỳ bà, 1 tam âm la (chùm thanh la bằng đồng 3 chiếc). Nhã nhạc cung đình Huế thường đi đôi với múa cung đình. Múa cung đình triều Nguyễn rất phong phú như: long, ly, quy, phượng, múa đèn, múa quạt, bát tiên quá hải, bát tiên đăng vân, nhị tướng xuất quân. Đặc sắc nhất là múa “Lục cúng hoa đăng” và “Lân mẫu xuất lân nhi”... Đây là những điệu múa rất độc đáo thể hiện rõ bản sắc văn hoá Việt Nam. Tiết mục nào cũng trang nghiêm không có chút trần tục và đều mang tính nghệ thuật cao, cùng với Nhã nhạc tạo nên một sân khấu thiêng liêng và bác học khó có dàn nhạc nào sánh nổi. Trong hệ thống Nhã nhạc cung đình Huế còn có tiết mục hòa tấu các nhạc khí thuộc bộ dây, gồm: đàn nguyệt, đàn tam, đàn tỳ bà, đàn nhị cùng với sáo trúc kết hợp với bộ gõ (trống, não, sênh tiền) tạo nên 39
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 những âm thanh trong sáng, thanh khiết có sức gợi cảm sâu xa. Các nhạc công thường trình tấu tác phẩm liên hoàn 10 bài ngự, hoặc còn gọi là “Thập thủ liên hoàn” tác phẩm này chủ yếu phục vụ các buổi yến tiệc, hoặc lúc đón tiếp các sứ thần. Từ năm 2004, Duyệt Thị đường được trung tâm bảo tàng di tích cố đô Huế khôi phục và đưa vào hoạt động phục vụ khách du lịch với thể loại nhã nhạc cung đình Huế khá thu hút du lịch. Nhà hát đã sưu tầm và khôi phục 8 trong số 11 điệu múa cổ, 40 bài nhã nhạc và nhiều trích đoạn tuồng cổ, trong đó có nhiều tiết mục được dàn dựng công phu như Trống Thái Bình, Tam luân cửu chuyển (đại nhạc), Phú lục địch, Kim tiền (Tiểu nhạc), Vũ phiến, Lục cúng hoa đăng và các trích đoạn tuồng Kỷ Lan Anh, Ôn Đình chém Tá, Lục cúng hoa đăng, Nữ tướng xuất quân, Lân mẫu xuất Lân nhi... các trích đoạn Tuồng Cung đình tiêu biểu trong vở Sơn Hậu, Tam Nữ Đồ Vương,... Nhà hát cũng đã sáng tạo, dàn dựng hàng chục tác phẩm mới trên chất liệu cổ, phù hợp với thị hiếu người xem, trong đó có vở "Người khởi nghiệp đàng trong" được công chúng đánh giá cao. 2.2. Thiết kế hoạt động trải nghiệm với chủ đề: “Nhã nhạc Cung đình Huế” Trước khi dạy học bài “Nhã nhạc Cung đình Huế” cho HS lớp 10, sau khi xin ý kiến xét duyệt của Ban Giám hiệu nhà trường, chúng tôi tổ chức cho các em trải nghiệm thưởng thức các tiết mục Nhã nhạc Cung đình Huế tại Đại Nội theo kế hoạch như sau: - Chương trình cụ thể (bảng 1): Thời gian: 9 giờ đến 11 giờ (2 tiếng); Địa điểm: Nhà hát Duyệt Thị Đường - Đại Nội Huế. - Đối tượng, số lượng: Học sinh lớp 10; giáo viên dạy Ngữ văn, các nghệ nhân, cán bộ phụ trách quản lý nhà hát Duyệt Thị Đường. Bảng 1. Chương trình, nội dung trải nghiệm tại nhà hát Duyệt Thị Đường Thời gian Nội dung Người phụ trách Học sinh tập trung trước sân nhà hát Duyệt Thị Đường, 9h Giáo viên dạy Ngữ văn điểm danh sĩ số Cán bộ phụ trách quản 9h30 Giới thiệu sơ lược về Nhã nhạc Cung đình Huế lý nhà hát Duyệt Thị Đường 10h Học sinh thưởng thức tiết mục “Lục cúng hoa đăng” Các nghệ nhân 10h30 Học sinh thưởng thức tiết mục “Lân mẫu xuất lân nhi” Các nghệ nhân 11h Tập trung học sinh để kiểm tra lại quân số trước khi ra về Giáo viên dạy Ngữ văn - Mục đích: Cho học sinh đi thưởng thức các tiết mục Nhã nhạc Cung đình Huế tại Đại Nội, tạo điều kiện để học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm, qua đó hình thành, tích lũy kiến thức về Nhã nhạc - Chuẩn bị: Giáo viên chủ nhiệm lớp thông báo đến phụ huynh học sinh và giáo viên Ngữ văn phải chịu trách nhiệm quản lý lớp trong suốt thời gian tham gia hoạt động trải nghiệm; học sinh trang phục gọn gàng, đội mũ đồng phục, chuẩn bị nước uống, giấy bút, máy ảnh hoặc thiết bị ghi hình (nếu có) để ghi lại kết quả hoạt động. - Chương trình cụ thể (bảng 1): Thời gian: 9h đến 11h (2 tiếng); Địa điểm: Nhà hát Duyệt Thị Đường - Đại Nội Huế. Trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trước giờ học cho học sinh, tất cả các hoạt động đưa ra đều phải hướng đến mục tiêu của bài học, mục đích của buổi trải nghiệm. Giáo 40
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 viên phụ trách phải giao nhiệm vụ rõ ràng, mạch lạc để học sinh thuận lợi tiếp thu, chắt lọc thông tin một cách tinh túy, cô đọng. Thông qua buổi trải nghiệm, học sinh tích lũy được vốn hiểu biết về Nhã nhạc Cung đình Huế cho bản thân, tạo tiền đề để giáo viên khai thác chúng áp dụng vào quá trình dạy học, qua đó phát huy tính tích cực, chủ động và phát triển năng lực cho học sinh. Dựa trên nghiên cứu lý thuyết học tập trải nghiệm và thực tiễn dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông, chúng tôi đã thiết kế mô hình tổ chức HĐTN ở trường trung học phổ thông gồm 5 giai đoạn: 2. Xây dựng 1. Xác định kế hoạch mục tiêu, trải nghiệm nhiệm vụ 5. Vận dụng 3. Trải trong tình nghiệm cụ huống mới thể 4. Chia sẻ, PT-TH, hình thành kiến thức Hình 1. Mô hình hoạt động trải nghiệm (1) Xác định mục tiêu Kiến thức - Nắm được những thông tin cơ bản về Nhã nhạc cung đình Huế, các giai đoạn, thời kì phát triển của Nhã nhạc cung đình và những nghệ nhân nổi tiếng trong làng Nhã nhạc cung đình hiện nay. - Vận dụng các kiến thức, kỹ năng về văn học, âm nhạc, mĩ thuật, kiến trúc để hiểu được quá trình chuẩn bị. - Hiểu được tinh hoa văn hóa dân tộc được lồng ghép trong một bài Nhã nhạc. - Hiểu được suy nghĩ của tác giả sau lời và giai điệu của một bài Nhã nhạc. Kỹ năng: - Kỹ năng làm việc nhóm. - Kỹ năng đọc hiểu văn bản nhật dụng. - Kỹ năng tạo lập văn bản nhật dụng. - Hình thành một số kỹ năng nghiên cứu khoa học: thu thập, phân tích, viết báo cáo… - Hoàn thiện một số kỹ năng từ các nền tảng âm nhạc, mĩ thuật… đã được rèn giũa từ nhà trường. - Kỹ năng trò chuyện, giao tiếp với mọi người. Thái độ: - Nghiêm túc, đứng đắn trong việc tiếp thu nét đẹp cổ truyền dân tộc 41
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 - Nghiêm túc trong việc thu hoạch và viết báo cáo. - Chủ động liên hệ kiến thức của các bộ môn nghệ thuật khác vào trong Nhã nhạc cung đình Huế, khiến Nhã nhạc trở nên gần gũi, bình dị và phù hợp xu thế thời đại. - Tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm: các buổi hòa nhạc cung đình, các điệu múa cung đình dưới sự hướng dẫn của thầy cô và các cơ quan có thẩm quyền. - Có thái độ kính trọng, học hỏi, cầu tiến khi tiếp xúc với các nghệ nhân trong làng nghề, động viên, giúp đỡ họ phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Năng lực - Năng lực tạo lập văn bản nhật dụng, năng lực tiếp thụ, cảm nhận văn học. - Năng lực cảm thụ các bộ môn nghệ thuật bao gồm: Âm nhạc, hội họa, kiến trúc,… - Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực tự học. - Năng lực giao tiếp. - Năng lực hoàn thiện các kỹ năng mềm. - Năng lực hợp tác, năng lực hoạt động công tác xã hội. HS xác định các nhiệm vụ cần tiến hành bao gồm: - Thi rung chuông vàng tìm hiểu về chủ đề Nhã nhạc cung đình Huế - Thi văn nghệ về chủ đề Nhã nhạc cung đình Huế - Thi thuyết trình về các nghệ nhân và các điệu hò Nhã nhạc cung đình Huế (2) Xây dựng kế hoạch trải nghiệm - GV hướng dẫn HS xây dựng được kế hoạch trải nghiệm cá nhân, sau đó thảo luận thống nhất kế hoạch của nhóm một cách chi tiết, cụ thể. Ví dụ như: Người STT Nội dung công việc Phương pháp Địa điểm Sản phẩm thực hiện Thông tin về Thi rung chuông vàng tìm Nghiên cứu Phòng đa Nhã nhạc 1 hiểu về chủ đề Nhã nhạc cung Cá nhân tài liệu năng cung đình đình Huế Huế Ý tưởng về Thi văn nghệ về chủ đề Nhã Thảo luận Phòng đa âm nhạc 2 Tập thể nhạc cung đình Huế nhóm năng Cung đình Huế Thi thuyết trình về các nghệ Thảo luận Phòng đa 3 nhân và các điệu hò Nhã nhạc Tập thể Tranh vẽ nhóm năng cung đình Huế (3) Trải nghiệm cụ thể (Rèn luyện kỹ năng thu thập và xử lý thông tin) - HS sẽ trải nghiệm, thực hiện nhiệm vụ của hoạt động: + Cá nhân HS tìm hiểu thông tin về Nhã nhạc Cung đình Huế qua tài liệu, sách, báo, internet để thi rung chuông vàng và thi tìm hiểu. + Nhóm thảo luận để thống nhất ý tưởng về các tiết mục văn nghệ 42
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 (4) Chia sẻ, phát triển hình thành kiến thức - Người giới thiệu chương trình giới thiệu ban tổ chức, ban giám khảo hội thi: Giáo viên bộ môn Ngữ văn (tổ trưởng chuyên môn) và 4 HS được tập huấn nhanh thành nhóm chuyên gia - Giáo viên phổ biến nội quy của cuộc thi, thang điểm chấm cho các sản phẩm của hội thi. (5) Vận dụng - Giáo viên định hướng các tình huống thực tế liên quan đến Nhã Nhạc Cung đình Huế. 3. KẾT LUẬN Có thể nói, việc thiết kế hoạt động trải nghiệm cho học sinh là một điều cần thiết, cần trong tất cả các bộ môn và tất cả mọi lứa tuổi. Việc trải nghiệm thực tế chính là góp phần làm cho kiến thức học sinh trở nên phong phú hơn, giúp các em có cái nhìn phong phú và thực tế hơn về cuộc sống. Trong hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10, phần văn học địa phương, chúng tôi xin đề xuất về những trải nghiệm trong làn điệu nhã nhạc cung đình, giúp các em, những người đang sống ở đất cố đô hiểu thêm về những di sản của một thời phong kiến vàng son. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể. [2] Nguyễn Thị Liên (2016). Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục. [3] Duy Từ. Lễ hội Cung đình triều Nguyễn, NXB Thuận Hóa, Huế. [4] Hồ Vĩnh (2006). Giữ hồn cho Huế, NXB Thuận Hoá Huế. [5] Song Nguyên (20/07/2015). Nhã nhạc - âm nhạc cung đình việt nam: tinh hoa nghìn năm hội tụ, http://quehuongonline.vn/gioi-thieu-ban-sac-van-hoa/nha-nhac-am-nhac-cung-dinh-viet- nam-tinh-hoa-nghin-nam-hoi-tu-47566.htm. 43
nguon tai.lieu . vn