Xem mẫu

Thiết kế Ánh sáng Sân khấu PHẦN 1 / 7 – Lời giới thiệu về Ánh sáng Sân khấu 1.01 Niềm vui khi Thiết kế ánh sáng 1.02 Sự phát triển của ánh sáng sân khấu 1.03 Người thiết kế ánh sáng 1.04 Mục tiêu của ánh sáng sân khấu 1.05 Phẩm chất của ánh sáng 1.06 Cường độ & độ sáng 1.07 Dạng thức & phân phối 1.08 Color, Chroma, Hue & Giá trị 1.09 Định hướng & Di chuyển 1.10 Ngôn ngữ của ánh sáng 1.01 - NIỀM VUI KHI THIẾT KẾ ÁNH SÁNG 1.) GIỚI THIỆU: Một trong những ngành nghề xứng đáng nhất hiện nay có thể là nghề thiết kế ánh sáng làm việc trong môi trường nghệ thuật. Nó cũng có thể là một trong những ngành nghề dễ nản chí nhất trên hành tinh. Người thiết kế ánh sáng sẽ không bao giờ ngừng học hỏi. Mỗi tác phẩm, dự án sẽ đưa ra những thách thức mới, những trở ngại mới, những động lực của con người mới và các vấn đề mới phải giải quyết. Bạn có thể gặp nhiều thất bại trên công việc. Đây là một phần của tiến trình nghệ thuật. Các người thiết kế ánh sáng không nên ngần ngại mà chùn bước khi có những sai lầm, nên có càng nhiều sai lầm càng tốt, chỉ cần không bao giờ mắc phải sai lầm tương tự đến lần thứ hai. Niềm vui tuyệt vời là khi thiết kế ánh sáng cho một tác phẩm đã đáp ứng được các yêu cầu của các nhà biên soạn kịch bản và cũng có thể đáp ứng các ý đồ của giám đốc chương trình và các người thiết kế khác. Tuy nhiên, niềm vui sẽ lớn hơn nhiều khi biết rằng bạn đã thành công trong mục đích và ý đồ của bạn và bạn sẽ vô cùng xúc động khi "kích động" được toàn bộ khán giả thông qua việc xử dụng bộ điều khiển và chương trình ánh sáng của bạn. Ánh sáng sân khấu không chỉ là vấn đề chiếu sáng đơn giản như hơn 100 năm trước đây. Ngày nay, người thiết kế ánh sáng dự kiến sẽ là một bậc thầy về nghệ thuật, khoa học, lịch sử, tâm lý học, truyền thông, chính trị và thậm chí đôi khi còn đọc được tâm hồn. Người thiết kế sân khấu sẽ học được một cách nhanh chóng rằng mọi thứ không luôn là những gì họ thấy thể hiện. Một giám đốc yêu cầu cho “nhiều ánh sáng” trên một diễn viên, không có nghĩa là cho tất cả diễn viên. Thay vào đó, ông ta thực ra chỉ muốn “để xem các diễn viên đẹp hơn”. Người thiết kế có thể chọn: giảm độ tương phản ánh sáng chung quanh diễn viên này, hay đơn giản hơn là yêu cầu diễn viên nghiêng mặt của mình lên một chút. Cả hai giải pháp đều giải quyết được vấn đề mà không cần "thêm nhiều ánh sáng hơn”. Vì vậy, người thiết kế ánh sáng cũng phải là một người biết lắng nghe, người phiên dịch cẩn thận và là một người có tay nghề cao. Cuối cùng, người thiết kế ánh sáng phải là một nghệ sĩ! Họ phải hiểu biết phong cách, kết cấu, cân bằng, thẩm mỹ và cảm xúc của con người. Họ cũng phải hiểu khoa học của ánh sáng, quang học, tầm nhìn, nhận thức tâm lý học và công nghệ ánh sáng. Xử dụng những công cụ để thiết kế ánh sáng phải học cách suy nghĩ, cảm nhận và tạo ra tác phẩm bằng trái tim mình. Khi thiết kế ánh sáng tốt – chỉ một mình bạn biết. Khi thiết kế ánh sáng tồi -- tất cả mọi người sẽ cho bạn biết! 1.02 – SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THIẾT KẾ ÁNH SÁNG 1.) ÁNH SÁNG SÂN KHẤU TRƯỚC ĐÂY Thiết kế ánh sáng sân khấu có thể cổ xưa như nhà hát trang trọng. Người Hy Lạp trước đây đã xây dựng nhà hát của họ với không gian mở và định hướng chúng quan hệ với ánh nắng mặt trời, xử dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng sân khấu. Họ trình diễn vở kịch của mình tại những thời điểm khác nhau trong ngày, để tận dụng lợi thế sự khác nhau của ánh sáng tự nhiên. Loại hình này về bản chất, là thiết kế ánh sáng đầu tiên. Nhà hát Dionysus (Athens, khoảng năm 330 trước Công nguyên) và nhà hát Epidaurus (đã hoàn thành khoảng năm 340 trước Công nguyên) là những thí dụ về các nhà hát công cộng đầu tiên trên thế giới. Ánh sáng cho nhà hát được phát triển qua nhiều thế kỷ, xử dụng cả hai nguồn: tự nhiên và sau đó là các nguồn nhân tạo. Mặt trời, nến, đuốc dầu, khí đốt, hồ quang điện và ánh sáng vôi? (lime), tất cả đều có một vị trí trong ánh sáng sân khấu trước kia. Tại Italia thời Phục hưng, nhiều nền tảng của thiết kế ánh sáng như hiện nay, đã được xây dựng khá vững chắc. 2.) ÁNH SÁNG SÂN KHẤU HIỆN ĐẠI Thiết kế ánh sáng sân khấu hiện đại bắt đầu tiến triển mạnh với sự phát triển của đèn đốt tim vào cuối những năm 1800. Sáng chế này cho phép phát triển thiết bị đèn (fixture) ánh sáng nhỏ, an toàn, di động, có thể dễ dàng đặt ở bất cứ đâu chung quanh sân khấu, và sau đó được điều khiển bởi một hệ thống dimmer từ xa. Trước đây trong thời kỳ ánh sáng khí đốt, ánh sáng sân khấu phức tạp đã thực sự tồn tại. Tuy nhiên, nó được giới hạn bởi công nghệ này có mùi khó chịu, với nhiều vấn đề vốn có của nó. Trong thời kỳ ánh sáng khí, một số lượng lớn nhà hát đã bị phá hủy bởi hỏa hoạn. Trong thời gian đầu những năm 1900, ánh sáng sân khấu tiếp tục phát triển, một số ngành công nghiệp ánh sáng bắt đầu phát triển song song, vay mượn gốc cơ bản từ các lĩnh vực thiết kế ánh sáng sân khấu. Các lĩnh vực hiện đại của màn hình, phim ảnh, nhiếp ảnh và thiết kế ánh sáng truyền hình tất cả đã tiến hóa và phát triển từ những nguồn gốc cơ bản của thiết kế ánh sáng sân khấu ban đầu. Thiết kế ánh sáng sân khấu hiện nay đã được công nhận như là một sự hợp nhất của hai lĩnh vực: khoa học với nghệ thuật. 3.) ÁNH SÁNG SÂN KHẤU TRONG TƯƠNG LAI Tương lai của ánh sáng sân khấu rất là thú vị. Sau khi có các bóng đèn đốt tim, ánh sáng sân khấu đã được cách mạng hóa trong những năm 1930 bởi sự phát triển của loại đèn phản xạ hình elip (ellipsoidal reflector) (Leko). Sự phát triển của các dimmer SCR vào năm 1960 tạo ra một sự thay đổi triệt để. Bây giờ các loại đèn tự động (được giới thiệu lần đầu tiên trong năm 1970) là cuộc cách mạng hóa ngành công nghiệp ánh sáng một lần nữa. Công nghệ mới gần đây đã sản xuất ra những màu sắc, chưa bao giờ nhìn thấy trong các thiết kế ánh sáng trước đây. Nguồn ánh sáng mới được phát triển bao gồm: Xenon, Metal Halide, cảm ứng, ánh đèn huỳnh quang và đèn lưu huỳnh. Việc xử dụng sợi quang học mang theo cả hai: “ánh sáng (light)” và “dữ liệu (data)” và sự phát triển hơn nữa của công nghệ chiếu hình tinh thể lỏng là tất cả các phần của tương lai thú vị cho thiết kế ánh sáng giải trí. Thiết kế phần mềm cho máy tính sẽ tiếp tục phát triển và cuối cùng cho cho người thiết kế đầy đủ nghệ thuật điều khiển "tương tác" qua công nghệ "trực quan (visual)". Phần mềm ánh sáng hiện nay cung cấp sự hỗ trợ với thiết kế, bản vẽ và giấy tờ. Thiết kế phần mềm trong tương lai sẽ xử dụng cả hai loại: màn hình cảm ứng và công nghệ “nhận dạng tiếng nói”. Có thể điều khiển tinh thần của hệ thống ánh sáng được xa tới đâu? "Vở kịch có vẻ như dài vô tận. Đừng nhớ một điều nhỏ nào giống như các diễn viên đang thách thức Điều duy nhất tôi lo lắng là về mặt trời. Chúng ta sẽ đúng hoàn toàn nếu ánh sáng không có gì sai ". (It Bids Pretty Fair - Steeple Bush - 1947) 1.03 – NGƯỜI THIẾT KẾ ÁNH SÁNG 1.) VIỆC LÀM, SỰ NGHIỆP, CUỘC SỐNG Người thiết kế ánh sáng sân khấu truyền thống chịu trách nhiệm cho việc thiết kế và giám sát tất cả các khía cạnh của ánh sáng cho một chương trình sân khấu điển hình. Trong giữa năm 1900 người thiết kế ánh sáng ở Anh và Mỹ phát triển và tinh chế các phương pháp thiết kế ánh sáng hiện đại cho sân khấu, múa và opera. Đó là chỉ sau khi sự phát triển của bóng đèn đốt tim mà những người tiên phong đầu tiên đã có thể thành lập các điểm cơ bản và tiêu chuẩn mới trong thiết kế. Cho dù làm việc trong một nhà hát cộng đồng nhỏ hay trong một hội trường opera lớn, người thiết kế ánh sáng là (hay nên là) một thành viên quan trọng và được tôn trọng của bất kỳ chương trình hiện đại nào. Thiết kế này, phối hợp với Giám đốc và các người thiết kế khác (thiết lập và trang phục) để bảo đảm rằng chương trình là đúng và phù hợp với ánh sáng trong tất cả các khía cạnh, từ khi thành lập đến khi hoàn thành. Người sản xuất chương trình và quản lý nhà hát đã thực hiện điều này nhiều năm trước đây, họ có thể chi tiêu “hàng triệu” đô la, cho cảnh trí, trang phục, và diễn viên nhưng tất cả đều lãng phí nếu ánh sáng “xấu”. Nhiều chương trình thương mại hiện tại có nhu cầu rất cao về các yêu cầu ánh sáng cho nó và về mặt này, người thiết kế ánh sáng đã trở thành một thành viên quan trọng và không thể tách rời của ngành công nghiệp nhà hát và giải trí. Thiết kế ánh sáng thường được thiết kế ở giai đoạn cuối cùng ở nhà hát, và tất cả mọi người hoàn toàn hy vọng anh (chị) ta thực hiện được các ma thuật, phép lạ và làm cho bộ trang phục và diễn viên ... "nhìn tuyệt vời`. Nhiều cá nhân, trong những năm 1700 và 1800, đã đóng góp cho sự phát triển nghệ thuật và khoa học về thiết kế ánh sáng sân khấu. Không phải cho đến đầu những năm 1950 mới có, tuy nhiên cho đến khi vai trò của người thiết kế ánh sáng chắc chắn là một nghệ sĩ cuối cùng đã được thừa nhận. Cho đến thời điểm này, ánh sáng chủ yếu là một cái gì đó để được các kỹ thuật viên chăm chút. Ngày nay, hàng ngàn người thiết kế ánh sáng làm việc trên thế giới trong nhiều ngành công nghiệp giải trí khác nhau. Thiết kế ánh sáng ngày nay thường có khuynh hướng chuyên môn hóa trong từng loại cụ thể của chương trình giải trí, mỗi yêu cầu hơi khác nhau trong phương pháp làm việc và kỹ thuật. Chuyên ngành có thể bao gồm chiếu sáng cho Nhà hát, Dance, Opera, Truyền hình, Công viên, cho show trượt băng, cuộc thi ngoài trời, truyền hình thương mại và các chương trình công nghiệp hay doanh nghiệp. Một số thiết kế ánh sáng sân khấu cũng có thể chuyên môn hóa trong chuyên ngành. Thí dụ, hiện nay khó tìm một người thiết kế ánh sáng “dance” mà có thể làm việc tốt trong lĩnh vực múa hiện đại, hay nhiều người thiết kế ánh sáng chỉ hoạt động chuyên biệt trong lĩnh vực nhạc "Rock”. Bất kể dùng phương pháp rèn luyện ánh sáng nào, tất cả các người thiết kế ánh sáng phải có một sự hiểu biết đầy đủ về các công cụ của họ và cả hai khía cạnh: vật lý và tâm lý của ánh sáng. Điểm cơ bản chính của tầm nhìn, ánh sáng và thiết kế, áp dụng cho bất kỳ phương pháp rèn luyện thiết kế ánh sáng nào. Chỉ có khác biệt thực sự từ một ngành công nghiệp ánh sáng khác là hệ phương pháp (methodology) và các loại thiết bị liên quan. Thí dụ, người thiết kế màn hình có thể xử dụng đèn Fresnel 3" -150watt, thiết kế sân khấu nhà hát có thể dùng Fresnel 8" -2000 watt, và thiết kế truyền hình hay phim ảnh có thể xử dụng Fresnel 30" -10000 watt. Hơn nữa, người thiết kế ánh sáng phải có kiến thức và kinh nghiệm với các phương pháp ánh sáng, thiết bị (fixture) và các phần cứng có sẵn để phục vụ ngành công nghiệp ánh sáng đặc biệt của họ. Mọi người trong nhà hát đều biết 2 việc làm ... cho riêng mình ... và ánh sáng! 1.04 – MỤC TIÊU CỦA ÁNH SÁNG SÂN KHẤU 1) MỤC TIÊU CỦA ÁNH SÁNG SÂN KHẤU "Ánh sáng sân khấu có thể được định nghĩa là việc xử dụng ánh sáng để tạo ra một cảm giác về TẦM NHÌN, TỰ NHIÊN, BỐ CỤC và TÂM TRẠNG, (hay KHÔNG KHÍ)". Vì vậy, bắt đầu một chương trong văn bản năm 1933: "Đề cương của chiếu sáng sân khấu của Stanley McCandless. Các văn bản ánh sáng toàn diện nhất, có khuynh hướng thảo luận về các mục tiêu nghệ thuật, (chức năng) của ánh sáng, trong những điều khoản này, McCandless công nhận rằng đây là những phẩm chất "chồng chéo" và một trong những cái hiện ra không tồn tại độc lập với những cái khác. 2.) TẦM NHÌN (VISIBILITY) TẦM NHÌN là thường được coi là chức năng cơ bản nhất của ánh sáng sân khấu. Những gì chúng ta không nhìn thấy, chúng ta hiếm khi hiểu rõ được nó. Tầm nhìn bị phụ thuộc vào nhiều hơn so với cường độ của ánh sáng. Các yếu tố khác như, tương phản, màu sắc, kích thước và dịch chuyển tất cả có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn. Khoảng cách, độ tuổi và tình trạng của mắt cũng đóng vai trò quan trọng trong tầm nhìn. "Tầm nhìn tốt về bản chất là lựa chọn mục đích của nó là để tiết lộ những điều có chọn lọc trong các điều khoản của độ sắc sảo." - (S. McCandless, 1933). 3) TỰ NHIÊN (NATURALISM) và THÚC ĐẨY (MOVATION) TỰ NHIÊN tạo ra một cảm giác về THỜI GIAN và ĐỊA ĐIỂM. Thiết lập sân khấu có thể được đánh giá cao hay thực tế hoàn toàn trừu tượng, vô lý, hay cách điệu. Nếu thời điểm trong ngày là quan trọng hay địa điểm là thực tế, sau đó động cơ thúc đẩy thường được cung cấp bởi ánh sáng mặt trời, ánh trăng, ánh lửa, ánh đèn, hay các nguồn sáng sân khấu tự nhiên khác. Khái niệm về phong cách bao gồm: tự nhiên, không tự nhiên, thực tế, siêu thực, pointilistic, tương lai, đơn giản, ấn tượng, expressionistic, expansionistic, trừu tượng, hiện đại, tôn giáo, lãng mạn, Victorian, nguyên thủy, Gothic, Elizabethan, Georgian, và nhiều, nhiều hơn nữa. 4) BỐ CỤC (COMPOSITION) BỐ CỤC đề cập đến các khía cạnh hình ảnh tổng thể của sân khấu, chịu ảnh hưởng của ánh sáng. Bố cục cũng liên hệ với DẠNG THỨC của một đối tượng. Một cảnh (scene) sân khấu có thể tràn lan rộng rãi nhẹ nhàng, ngay cả ánh sáng, biểu lộ tất cả các đối tượng như nhau, hay nó có thể được chiếu sáng bởi ánh sáng cao cục bộ chỉ trên các diễn viên - hay bất cứ cái gì nằm ở giữa. Vì vậy, bố cục trong ánh sáng phải biểu lộ ra diễn viên, các đối tượng và khung cảnh tương ứng với tầm quan trọng của họ, bằng cách xây dựng một hình ảnh trực quan. Khái niệm bố cục bao gồm: cân bằng, không cân bằng, đối xứng, không đối xứng, đơn giản, phức tạp, trừu tượng, hình học, phân mảnh, biểu tượng, năng động, tuyến tính, ngẫu nhiên, thô, ngang, dọc, chéo, và còn nhiều nữa. 5.) TÂM TRẠNG (MOOD) và KHÔNG KHÍ (ATMOSPHERE) TÂM TRẠNG xem xét các phản ứng tâm lý cơ bản của khán giả. Nếu các yếu tố ánh sáng khác đã được áp dụng, kết quả cho ra một tâm trạng cụ thể, được tạo ra bởi thiết kế ánh sáng. Ánh sáng có thể làm cho một khán giả cảm thấy nhiều cảm xúc khác nhau. Cảm giác hạnh phúc, hài lòng, buồn bã, sợ hãi, kích thích, (và thường là `chán`), tất cả đều phụ thuộc vào một số lượng lớn các yếu tố tâm lý và sinh lý. Điều này cũng đúng đối với khán giả, giải thích tâm trạng tự nhiên hay khí quyển, như nắng, mây, sấm chớp, mưa, v.v. Các người thiết kế ánh sáng sân khấu nhanh chóng nhận ra rằng: "Mọi thứ không phải là những gì nó đang có, mọi thứ là những gì chúng xuất hiện. " (Tác giả). 1.05 – PHẨM CHẤT CỦA ÁNH SÁNG 1.) PHẨM CHẤT CỦA ÁNH SÁNG Bất kỳ nghiên cứu nào về thiết kế ánh sáng phải bao gồm một sự hiểu biết toàn diện cả về các tính chất VẬT CHẤT và TÂM LÝ của ánh sáng. Kiến thức về hành vi và tính chất của ánh sáng có thể giúp giải thích về tầm nhìn và nhận thức của con người. Các người thiết kế ánh sáng quan tâm đặc biệt đến các tính chất của ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình mắt / não và gây ra sự nhạy cảm và cảm xúc. Một sự hiểu biết về các tính chất vật lý của ánh sáng cũng có thể giúp giải thích về quang học, ống kính, lý thuyết màu sắc, ánh sáng, thiết bị chiếu và nhiều hơn nữa. Định luật và các ứng dụng của khúc xạ, phản xạ và hấp thụ đang gặp phải và xử dụng hàng ngày bởi người thiết kế ánh sáng sân khấu, và các khái niệm này phải được hiểu kỹ lưỡng cả về lý thuyết lẫn trong thực tế. Những phẩm chất cơ bản của ánh sáng là CƯỜNG ĐỘ, DẠNG THỨC, MÀU SẮC, HƯỚNG XẠ và DỊCH CHUYỂN. Đây là những công cụ thiết kế ánh sáng. Hầu như tất cả các hình ảnh trực quan có thể được mô tả, thảo luận và phân tích trong các điều khoản này - cả về vật chất lẫn tâm lý. Đây là một lớp học thực hành tuyệt vời mà thường bắt đầu với một phân tích về bức tranh sao chép từ “Old Masters”. Học viên học để thảo luận về những phẩm chất của ánh sáng, xử dụng các thuật ngữ như cường độ, hướng xạ, độ sáng, màu sắc, dạng thức, và phân phối. Những thuật ngữ này được dùng để thảo luận về các bức tranh chi tiết từ một khu vực nhỏ này sang khu vực khác. Ngoài ra bức tranh như một toàn bộ thảo luận liên quan đến tác động tổng thể của ánh sáng: phong cách, tâm trạng, bố cục, hài lòng, cảm xúc và các phẩm chất khác. (Bài tập này đôi khi được gọi là ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn