Xem mẫu

  1. Thị trường bất động sản: “Con bệnh” ngày càng…ốm yếu! Thị trường bất động sản (BĐS) chưa thể qua cơn bĩ cực bởi một nhẽ thật đơn giản, mọi nỗ lực giải quyết “lực cản” phục hồi, phát triển trên thị trường của nền kinh tế đang cho hiệu ứng ngược. “Con bệnh” BĐS càng được “chữa trị” thì lại càng “trầm trọng” và có lẽ chỉ có thuốc tiên mới chữa được! Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường BĐS cần tới 7 năm để tiêu thụ hàng tồn kho. Nền kinh tế Việt Nam đang trải qua quãng thời gian vô cùng khó khăn, hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đều đang phải đối diện với nguy cơ tồn
  2. đọng, ế ẩm. Trong bức tranh kinh tế có phần ảm đạm đó, thị trường BĐS đã nhận được những sự ưu ái cao nhất từ nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy nhiên, cái đích cuối cùng mà những giải pháp trên hướng tới thì vẫn chưa thấy đâu, BĐS vẫn ế ẩm, vẫn tồn đọng và lòng tin của khách hàng cũng ngày càng mai một. Tính đến thời điểm này, thị trường BĐS đã trải qua 1 năm sống trong đáy của khủng hoảng và nếu tính từ lúc khởi điểm của đợt suy thoái này thì quãng thời gian đó là gần 2 năm. Thiếu vốn, đói vốn, dự án chậm tiến độ, thậm chí là không thể thi công, kiện tụng, tố cáo,… là hàng loạt vấn đề mà thị trường BĐS đang phải đối diện. “Tâm bệnh” của thị trường BĐS như vậy là đã được xác định nhưng vấn đề là vẫn cho có liều thuốc đặc trị nào đủ “độ” để giải quyết dứt điểm những “mầm bệnh” đấy! Nhìn lại thị trường BĐS những tháng vừa qua có cảm giác thị trường BĐS đang rối loạn “binh pháp”. Nhiều gói hỗ trợ, kích cầu đã được các ngân hàng, các chủ đầu tư BĐS đưa ra nhằm tăng khả năng tài chính của người mua, kích thích tiêu dùng nhưng thực tế thì sao, giao dịch thành công trên thị trường vẫn là “của hiếm”. Báo cáo tồn kho của nhiều doanh nghiệp BÐS cũng cho thấy sự c ùng cực, bết bát, ví như: Quốc Cường Gia Lai (2.846 tỷ đồng), Sacomreal (2.496 tỷ đồng), Ðầu tư, Kinh doanh nhà - ITC (1.813 tỷ đồng),... Dưới một góc nhìn khác, doanh nghiệp giờ cũng bó tay với giảm giá, ngoảnh mặt với khuyến mại vì sức ép nợ nần và cũng vì giá trị hạch toán của các công trình giờ đã tăng lên rất nhiều. Giảm giá tiếp đồng nghĩa là vỡ nợ bởi đơn giản, có bán được hết số căn hộ, số sản phẩm BĐS nắm trong tay cũng
  3. không đủ để họ trả ngân hàng và chi trả cho các khoản chi phí phát sinh trong quá trình dự án bị đóng băng, ế ẩm! Thị trường kêu gọi giảm giá thì đã giảm giá, kêu gọi sự cầu thị từ phía chủ đầu tư thì cũng đã cầu thị nhưng mấu chốt nằm ở người tiêu dùng thì lại không thấy đâu. Lòng tin đã bị tổn thương và giờ rất khó lấy lại. Nhà đầu tư cũng “phát ngán” với thị trường BĐS và nếu có còn ở lại trên thị trường thì cũng chỉ là chuyện “cực chẳng đã” mà thôi. Anh Hoàng Tuấn Anh – một nhà đầu tư được liệt vào hạng hăng hái nhất trong hầu hết các kế hoạch đầu tư của một nhóm hộ kinh doanh ở khu vực Cầu Giấy chia sẻ: Nói thật, tôi cũng thấy sợ rồi! BĐS sinh lợi thì nhanh thật đấy nhưng “sơ cơ” một cái là mất tất. “Mấy năm vừa rồi, nhờ những lần đầu tư lướt sóng trên thị trường, tôi cũng kiếm được kha khá nhưng đó là chuyện trước kia thôi chứ hơn 1 năm nay thì chỉ có chết! 2 căn hộ mà tôi đầu tư giá đã giảm tới gần 1 nửa mà mời chào mãi cũng chẳng ai mua. Gần 3 tỉ bạc đầu t ư cho 2 căn hộ ở khu Văn Phú – Hà Đông giờ đang đắp chiếu không thể rút ra được. Lợi nhuận chẳng thấy đâu nhưng chỉ tính sơ sơ theo lãi suất ngân hàng cũng mất vài chục triệu rồi”, anh Tuấn Anh chia sẻ. Câu chuyện của anh Tuấn Anh có thể xem là “chuyện thường ở Huyện” nhưng nó lại thể hiện sự mất lòng tin nghiêm trọng của nhà đầu tư và khách hàng với thị trường BĐS. Người ta dễ dàng bắt gặp được điều này khi thị trường BĐS liên tục xuất hiện những đợt giảm giá tại nhiều dự án BĐS. Người tiêu dùng BĐS vẫn chưa tin mặt bằng giá BĐS hiện nay là thấp nhất. Doanh nghiệp BĐS kêu lỗ
  4. nhưng người tiêu dùng vẫn không tin vì nhiều chiêu khuyến mại khủng vẫn được doanh nghiệp đưa ra. Nợ xấu BĐS đã được cảnh báo nhưng lại chưa xác định được tính nghiêm trọng nên thực hư như thế nào vẫn là câu hỏi ngỏ. Đó là tất cả những gì mà thị trường BĐS đã và đang có gắng làm để lôi kéo khách hàng, là những nỗ lực mà nền kinh tế cố gắng hỗ trợ thị trường BĐS phục hồi nhưng hiệu ứng thì sao, người tiêu dùng vẫn không có lòng tin với thị trường. Thậm chí, sau quá nhiều lần được nghe những tiếng kêu từ chủ đầu tư, từ thị trường nhưng rồi lại giảm giá, lại khuyến mại,… thì người tiêu dùng đang có cảm giác như bị lừa dối, bị xúc phạm,… Phải cứu thị trường BĐS là mệnh lệnh của nền kinh tế nhưng làm sao lấy lại được lòng tin của người tiêu dùng đang là vấn đề. Thị trường BĐS cần phải minh bạch thu chi và đưa ra các phép tính với những con số cụ thể thì mới mong nhận được sự hồi đáp từ phía khách hàng.
nguon tai.lieu . vn