Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH HÓA THỰC PHẨM NHÓM 7 BÁNH XÈO MIỀN TÂY GV: Nguyễn Minh Xuân Hồng Nhóm 6 Trần Mỹ Hoàng…………………..14125124 Trần Thị Thùy Dung……………...14125054 Nguyễn Thị Thanh Trúc……….....14125478 Nguyễn Thị Mỹ Linh……………..14125190 Mai Thị Mộng Tuyền………….....14125490 Phạm Quốc Vinh..…….…......…..14125517 Nguyễn Hoàng Thảo Vy………....14125523 Nguyễn Hoàng Kim Ngân………...14125247 Phùng Thị Phương Mai………......14125215 Lữ Thị Thanh Hằng……………...14125096 Nội dung 1) Giới thiệu 2) Cách chế biến 3) Thành phần hóa học 4) Thành phần dinh dưỡng 5) Thành phần quyết định giá trị dinh dưỡng 6) Thành phần ảnh hưởng đến chất lượng của bánh 7) Đối tượng tiêu dùng 8) Sự biến đổi nguyên liệu 9) Kết luận 1 .Giới thiệu Miền Tây ­ một vùng đất mỗi khi chúng ta nhắc tới là nơi luôn chan chứa và chất đầy những thứ mộc mạc và giản dị nhất. Nơi mà những dòng sông cứ êm đềm chảy, những cánh đồng bạt ngàn, phảng phất mùi lúa chín mỗi độ thu về xuân đến. Nơi con người sống với nhau bằng tình người chất phát, thật thà, chan chứa yêu thương. Và Miền Tây không thể thiếu dư vị vủa những món ăn đậm chất quê hương, dân dã và mộc mạc. Vâng! Có một món ăn không thể không nhắc đến khi đến với miền tây sông nước. Bánh Xèo Miền Tây, một món ăn có nguồn gốc từ người Khmer Nam bộ và đã có từ lâu đời, nó sống trong nền văn hóa của người Việt Nam nói chung và người miền tây nói riêng. Xuất phát từ tiếng đổ bột vào chảo phát ra tiếng “xèo” mà loại bánh này được gọi tên là “bánh xèo”. Bánh xèo thường hay được mọi người làm bán vào mùa mưa, có lẽ nó ăn rất ấm bụng nên được nhiều người ưa thích. Bánh xèo có nhiều vùng làm khác nhau. Ở miền Tây thì bánh xèo được làm rất to, miền trung thì vừa và miền bắc thì hơi nhỏ một tí. Mỗi nơi chọn nguyên liệu giống nhau đều là bột gạo nhưng gia vị thì khác nhau. Gia vị nó tượng trưng cho mỗi vùng miền. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng thưởng thức bằng ngũ giác trong ẩm thực bánh xèo được ông cha ta áp dụng thực tế: nghe được tiếng xèo xèo khi chiên bánh, nhìn thấy sắc vàng của vỏ bánh, xanh của rau, đỏ, trắng, cam của nước chấm, nhân bánh… và ngửi được mùi thơm, nếm được vị ngon, béo. Độc đáo nhất là ăn bằng tay để cảm nhận được hết hương vị đặc trưng. Cái ngon của bánh xèo miền Tây không chỉ từ cái bánh, mà hơn hết còn ở ý nghĩa sâu xa. Bởi, người Miền Tây không đổ bánh xèo mà ăn một mình thường thì phải cả gia đình xum họp. Không có gì ngạc nhiên khi bánh xèo luôn hiện diện trong mâm cúng tết Đoan Ngọ, hay các dịp lễ – hội, đám tiệc khác. Bởi lẽ có thể nó từ lâu, bánh xèo đã trở thành món “quốc hồn” trong ẩm thực của người Nam Bộ. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn