Xem mẫu

  1. Nhóm 2 Nhóm Đề tài : Gluxit Sinh viên : 1. Lê Thị Duyên 2. Lê Thị Dung 2. 3. Trần Anh Dũng 3. 4. Nguyễn Thị Dung 4.
  2. I. Định nghĩa, thành phần cấu tạo I. • Gluxit là nhóm hợp chất hữu cơ khá phổ biến ở cả động vật, thực vật và vi sinh vật. • Các nguyên tố cấu tạo nên gluxit là C, H, O. Công thức cấu tạo của gluxit thường được biểu diễn dưới dạng CnH2nOn. theo tỉ lệ : 1C : 2H :1O. • Gluxit được chia làm 3 nhóm :
  3. Định nghĩa, thành phần cấu tạo • Monosaccarid : Glucose, fructose • Oligosaccarid : Saccharose, mantose • Polisaccarid : Tinh bột, cellulose, hemicellulose…. + Ở động vật, gluxit được dự trữ dưới dạng glycogen ở gan và cơ. + Còn ở thực vật, gluxit được tích lũy dưới dạng xelulozơ và tinh bột.
  4. Cấu tạo glucose Cấu tạo glucose
  5. • Cấu tạo của mantose • Cấu tạo xenlulose
  6. II. Vai trò dinh dưỡng của Gluxit II Vai 1. Cung cấp năng lượng Gluxit là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu của cơ thể vì bữa ăn của nhân dân ta hiện nay vẫn là gạo: Khi oxy hóa 1gam gluxit giải phóng ra 4.1Kcal. Sự cung cấp năng lượng của gluxit có nhiều ưu điểm. So với lipit và protit thì gluxit dễ hấp thụ hơn, sinh nhiệt nhanh, tiêu hao oxy ít hơn. Ðốt cháy lg gluxit cần 0,83 lít oxy, trong khi đó đốt cháy lg lipit tiêu hao 2,03 lít và đạm :0,97 lít oxy. Nhu cầu gluxit tùy theo nhu cầu thể lực và tình trạng sinh lí của cơ thể. Gluxit của khẩu phần ăn hàng ngày cần đảm bảo cung cấp 60-65% tổng số năng lượng của cơ thể.
  7. 2. Duy trì hoạt động chức năng thần kinh 2. trung ương Gluxit là nguồn năng lượng rất quan trọng của vỏ đại não. Trong tổ chức não không tích luỹ đường, tất cả đều nhờ vào sự cung cấp của máu. Mỗi ngày một người cần 100-120g đường đơn. Ðường huyết phải ở mức bình thường mới có thể duy trì chức năng của đại não. Ðường huyết giảm sẽ ảnh hưởng tới chức năng đại não và có thể dẫn đến bệnh hạ đường huyết.
  8. 3. Tác dụng kháng xeton, duy trì sự trao đổi chất Tác Lipit trong cơ thể qua phân giải sản sinh ra chất trung gian là xeton, cần có glycogen kết hợp với axit oxaloaxetic mới tiếp tục oxy hoá được. Thiếu gluxit, mỡ tiến hành trao đổi chất không hoàn toàn, sẽ tích luỹ nhiều thể xeton, tăng lượng axit trong máu, làm thay đổi chức năng sinh lý bình thường của cơ thể 4. Thúc đẩy việc hấp thụ protit Gluxit và protit vào cơ thể cùng lúc thì gluxit tăng cường giải phóng ATP, có lợi cho sự hoạt hoá axit min và hợp thành protit, làm cho nitơ trong cơ thể tăng lên.
  9. 5. Chức năng cấu tạo 5. Gluxit tham gia vào việc cấu tạo nên vật chất quan trọng của cơ thể như mô tế bào, tổ chức liên kết, tổ chức thần kinh. - Là thành phần cấu tạo của máu. Hàm lượng glucose trong máu từ 80-120mg. Khi lượng glucose trong máu giảm xuống bao giờ cũng đi kèm với các triệu chứng suy nhược về thể lực, giảm thân nhiệt và cảm giác mệt mỏi. Nếu lượng glucose trong máu giảm dưới mức 40mg thì cơ thể bị co giật, hôn mê và mất ý thức. Ngược lại, nếu lượng glucose trong máu tăng từ 150-180mg thì thận không tái hấp thụ được toàn bộ đường, sẽ bị tiểu đường.
  10. - Là thành phần cấu tạo của axit nucleic như đường C5H10O5 trong ARN,đường C5H10O4 trong ADN - Là thành phần cấu tạo tế bào dưới dạng polysaccarit, hoặc kết hợp với protein như glucoprotein, với lipit như glucolipit. 6. Bảo vệ gan Kho dự trữ đường ở gan tăng sẽ bảo vệ gan ít chịu ảnh hưởng của chất độc như : rượu, vi khuẩn, độc tố...
  11. III. Các bệnh thường gặp III. 1. Rối loạn tiêu hóa. - Do thiếu men tiêu hoá gluxit (đặc biệt là amylaza tuỵ), nên đa số đường không biến thành đường đơn, do đó không hấp thụ được và phát sinh đói gluxit. - Rối loạn hấp thu gluxit còn gặp trong rối loạn phốtphoryl hoá gluccose ở thành ruột: trường hợp này gặp trong viêm niêm mạc ruột, nhiễm độc phloridzin, monoiodoaxetat (có tác dụng ức chế men hexokinase). Glucose không biến thành glucose-6- phôtphat nên không hấp thu vào máu được.
  12. 2. Rối loạn tổng hợp và thoái biến glycogen 2. a) Tăng thoái biến glycogen do hưng phấn hệ thần kinh trung ương: xung động thần kinh theo đường giao cảm, được dẫn tới kho dự trữ glycogen và kích thích thoái biến glycogen. Ngoài ra, hưng phấn hệ thần kinh trung ương còn tăng cường chức năng tuỷ thượng thận, tiền yên, tuyến giáp, kết quả là tăng thoái biến glycogen. Trong lao động nặng, cơ tiêu thụ nhiều glucose, cũng thấy glycogen tăng cường thoái biến. b) Giảm thoái biến glycogen: loạn chuyền hoá glycogen. Do thiếu men thoái biến glycogen (gluccose-6-photphatase, amylo- 1,6-glucozidase, photphorylase...), nên phát sinh ứ đọng glycogen ở một số cơ quan (gan, thận, cơ). Bệnh di truyền, ít gặp. c) Giảm tổng hợp glycogen: gặp trong thiếu oxy, do giảm năng lượng dự trữ ATP, cần thiết cho tổng hợp glycogen. Khi thiếu glycogen, cơ thể phải sử dụng tới lipit dự trữ, thậm chí cả protein tổ chức, để bảo đảm năng lượng cần thiết cho sự hoạt động bình thường của cơ thể
  13. 3. Rối loạn chức năng gan 3. Do axit lactic không tái tổng hợp được glucose hoặc glycogen, gây tăng axit lactic trong máu (nhiễm toan).
  14. 4. Tăng đường máu 4. Tăng đường máu phát sinh khi nồng độ đường máu trên 120mg. Tăng đường máu xảy ra khi ăn nhiều đường. Loại tăng đường máu này thường được ứng dụng để đánh giá trạng thái chuyển hoá gluxit. Người bình thường sau khi uống một lần 100-150mg đường, thấy nồng độ đường máu tăng, đạt mức tối đa 150-170mg sau 30-45 phút. Sau đó, đường máu bắt đàu giảm và sau 2 giờ thì trở về bình thường, sau 3giờ thì có hơi giảm so với bình thường
  15. 5. Đái tháo đường 5. Do nhiễm độc phloridzin, monoiodoaxetat, đã ức chế men hexokinazakhieens cho glucose không được tái hấp thu và đào thải theo nước tiểu, gây giảm đường máu. Đặc biệt mẫn cảm đối với thiếu glucose là hệ thần kinh trung ương mà tế bào không có dự trữ glycogen. Thiếu glucose dẫn tới thiếu oxy. Khi giảm glucose máu kéo dài, ở tế bào thần kinh thấy phát sinh những tổn thương không hồi phục, bắt đàu là rối loạn chức năng vỏ não, sau đó là não giữa
  16. IV. Những thực phẩm giàu gluxit IV. Gluxit có nhiều trong thực phẩm nguồn gốc thực vật, đặc biệt là ngũ cốc, hoa quả. 1. Ngũ cốc a, Lúa mì Trong thành phần của lúa mì có nhiều gluxit, trong đó tinh bột chiếm từ 48¸73%, ngoài ra còn có lượng đường khử từ 0,11-0,37%, sacaroza 1,93- 3,67% và maltoza 0,93-2,63%
  17. b. Sắn dây b. Về thành phần dinh dưỡng, trong 100g bột sắn dây có 84,3g gluxit, 14g nước, 0,7g protit, 0,8g xenlucoza, 18mg canxi, 20mg photpho, 1,5mg sắt… Vì vậy, mùa hè sau những giờ lao động mệt nhọc hoặc đi ngoài nắng về, được uống một cốc nước bột sắn ta thấy mát, dễ chịu, người đỡ mệt hẳn
  18. c. Ngô c. • Gluxit trong ngô khoảng 69% chủ yếu là tinh bột. ở hạt ngô non có thêm một số đường đơn và đường kép.
  19. d, khoai tây d, • Một củ khoai tây cũng có chứa phần lớn các gluxit tương tự như trong mì ống, gạo hay bánh mì. • Trong thành phần của củ khoai tây có chứa khoảng 80% là nước, 16- 20% tinh bột (gluxit phức tạp), 2-2,5% protein, 1-1,8% chất xơ và 0,15% lipide .
  20. 2. Các loại quả 2. a, Trái sơri Được coi là giàu đường nhất trong số những trái cây màu đỏ vì trung bình mỗi trái sơri có tới 15% thành phần là đường gluxít
nguon tai.lieu . vn