Xem mẫu

  1. THÁO GỠ RÀO CẢN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP KHU VỰC NÔNG THÔN PGS.TS. Kiều Hữu Thiện Học viện Ngân hàng Tóm tắt Khởi nghiệp đã khó nhưng khởi nghiệp trong khu vực nông thôn còn khó hơn, vì đây là lĩnh vực đầy rủi ro cần đầu tư lâu dài. Nông dân muốn khởi nghiệp phải được hỗ trợ đầy đủ 5 yếu tố về đất đai, vốn, nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng đi kèm. Những điều kiện này nông dân không thể làm được một mình mà cần sự đồng hành của Đảng, Nhà nước, các bộ ngành và cả hệ thống chính trị vào cuộc. Câu hỏi đặt ra hiện nay là làm thế nào để tháo gỡ rào cản nhằm phát triển hoạt động khởi nghiệp trong khu vực nông thôn, qua đó không những giúp người dân có công ăn việc làm tăng thu nhập mà còn góp phần thực hiện chương trình mục tiêu nông thôn mới ở Việt nam hiện nay. Bài viết sẽ tập trung nghiên cứu: (i) Hoạt động khởi nghiệp ở khu vực nông thôn Việt Nam hiện nay, (ii) Rào cản đối với hoạt động khởi nghiệp tại khu vực nông thôn và (iii) một số vấn đề đặt ra trong thời gian tới. Từ khóa: Hoạt động khởi nghiệp khu vực nông thôn, tài chính vi mô 1. Hoạt động khởi nghiệp khu vực nông thôn Nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng như ý chí khát vọng vươn lên làm giàu của các tầng lớp dân chúng trong xã hội, đặc biệt là trong giới trẻ, khởi nghiệp trong nông nghiệp hiện nay đang dần trở thành một xu hướng mới tại Việt Nam. Ngày càng nhiều các công ty đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhiều bạn trẻ sẵn sàng từ bỏ cơ hội được làm tại các doanh nghiệp lớn để về quê hương khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, những năm gần đây, cụm từ “khởi nghiệp” được nhắc đến nhiều và rất phổ biến ở Việt Nam. Theo kết quả khảo sát trong mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu, có 76% người trưởng thành Việt Nam cho rằng doanh nhân là một nghề được xã hội tôn trọng, 74% số người trưởng thành có mong muốn trở thành doanh nhân, và cứ 1 trong 5 người trưởng thành ở Việt Nam thì có 1 người có kế hoạch sẽ khởi nghiệp trong 3 năm tới (Bảo Ngọc, 2017). Tại các vùng nông thôn, hoạt động khởi nghiệp cũng không kém phần sôi động với hàng loạt các tấm gương với ý chí khát vọng mạnh mẽ vươn lên làm giàu thông qua việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Thậm chí có những gương thanh niên từ chối các công việc tại các thành phố lớn với mức thu 361
  2. nhập cao trở về nông thôn tiến hành khởi nghiệp và có những thành công rất đáng khích lệ. Những năm qua, triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 theo Quyết định số 800/QĐ- TTG của Thủ tướng Chính phủ thì điều kiện hạ tầng các vùng nông thôn Việt Nam có những bước cải thiện rất đáng kể - đây chính là tiền đề để khuyến khích và thúc đẩy khởi nghiệp khu vực nông thôn. Tuy vậy, điều kiện hạ tầng tốt mới chỉ là điều kiện ban đầu cho hoạt động kinh doanh, các điều kiện khác như vốn tài chính, chất lượng nguồn nhân lực cũng có tầm quan trọng đặc biệt cho việc khởi nghiệp. Với những tiềm năng lợi thế lớn về tự nhiên cho phép phát triển các hoạt động nuôi trồng, khai thác, chế biến nông sản, thủy hải sản, khai thác phát triển hoạt động du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh…, nếu được đầu tư khái thác tốt gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới thì khu vực nông thôn Việt Nam sẽ có sự phát triển bền vững. Hoạt động khởi nghiệp khu vực nông thôn nếu được khuyến khích thúc đẩy sẽ là biện pháp khai thác tốt nhất các tiềm năng thế mạnh này trong khu vực nông thôn. Tuy vậy, thực tiễn cho thấy, khởi nghiệp tại Việt Nam dù đã phát triển và khởi tạo song chủ yếu vẫn ở các thành phố lớn, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ ứng dụng, còn đối với nhiều ngành, nghề khởi nghiệp vẫn còn khiêm tốn, nhận thức khởi nghiệp còn mơ hồ và thấp (Nguyễn Tuyền, 2016). Vài năm trở lại đây, chính phủ Việt Nam kh ng định quan điểm nhất quán là khuyến khích, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp với những kết quả đạt được tương đối khả quan, thể hiện ở việc các doanh nghiệp thành lập mới gia tăng nhanh. H nh 1. Diễn biến số lượng doanh nghiệp giai đoạn từ tháng 5/2016 đến tháng 5/2017 Nguồn: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ 362
  3. Mặc dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới và giải thể liên tục diễn biến trong giai đoạn 5/2016-5/2017 nhưng nhìn chung số lượng doanh nghiệp thành lập mới luôn lớn hơn số lượng doanh nghiệp bị giải thể. Tuy vậy, “thể trạng” các doanh nghiệp đang khá yếu: trong gần nửa triệu doanh nghiệp hiện đang hoạt động, có tới 97% có quy mô vừa và nhỏ, 60% có quy mô rất nhỏ, với vốn đầu tư thấp, trang thiết bị lạc hậu, nên hiệu quả kinh doanh không cao, lợi nhuận thấp, điều này dẫn tới kết quả là mặc dù số lượng doanh nghiệp tăng nhanh song sự phát triển không có nền tảng bền vững. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng kỷ lục nhưng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quý 1-2017 gần như không đáng kể. Năm 2016 có hơn 110.000 doanh nghiệp được thành lập, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tuy nhiên, chỉ có 41% trong số này đi vào hoạt động và tạo ra doanh thu tính tới quý 1-2017; trong khi hơn 60.000 doanh nghiệp còn lại gần như chưa tạo ra tác động đến bức tranh kinh tế nói chung. (Tư Hoàng, 2017). Như vậy, vấn đề đặt ra hiện nay vẫn là phải có các giải pháp cần thiết và hiệu quả nhằm tăng sức sống cho các doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua cơ chế chính sách gắn với các hỗ trợ đủ liều lượng, chủ yếu hướng vào các doanh nghiệp khởi nghiệp khu vực nông thôn. Mặt khác, các cơ chế chính sách và sự hỗ trợ này cũng cần hướng tới các doanh nghiệp khởi nghiệp gắn với các hoạt động bao tiêu sản phẩm trong khu vực nông thôn, qua đó tạo hiệu ứng chính sách thúc đẩy khu vực nông nghiệp gắn với thực thi chiến lược nông thôn mới của Đảng và Nhà nước đề ra. 2. Các rào cản đối với hoạt động khởi nghiệp Rào cản lớn nhất mà doanh nghiệp nói chung, trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đang gặp phải chính là chi phí đầu vào bao gồm giá xăng, điện, nước, nhân công... Có đến 61% doanh nghiệp kh ng định đây là lí do khiến họ chậm phát triển, khó phát triển trong thời gian qua. Bên cạnh đó, biến động nhu cầu thị trường sản phẩm và sự trỗi dậy của đối thủ cũng là những khó khăn lớn đối với doanh nghiệp khởi nghiệp. 363
  4. H nh 2. Những rào cản phát triển doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012-2015 Nguồn: An Nhiên, 2016 Về các quy định của Chính phủ: Có tới 22% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng chính các quy định của Chính phủ lại trở thành rào cản phát triển doanh nghiệp1. Mặc dù Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ luôn nhấn mạnh quan điểm “kiến tạo” một môi trường bình đ ng để khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp, song đâu đó thông điệp này chưa được chuyển tải đúng tới các sở, ngành, các cấp chính quyền địa phương nên các quy định đưa ra đâu đó vẫn gây khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động, đặc biệt là các thủ tục hành chính còn khá nhiêu khê với 33,9% số doanh nghiệp than vãn về vấn đề này. Bên cạnh các khó khăn trên đây thì các doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn rất khó khăn về nguồn vốn do vốn tự có hạn chế trong khi lại rất khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức cũng như các dịch vụ tài chính khác. Cho dù trong thời gian vừa qua, Chính phủ và các cơ quan chức năng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận tín dụng: thúc giục các NHTM tăng 1 Tại buổi đối thoại trực tiếp giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp tư nhân ngày 31/7/2017 tại Hà Nội, một số ý kiến cho rằng các chủ doanh nghiệp Việt Nam đang phải đương đầu với rất nhiều vấn đề, tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí, ch ng hạn, việc đóng thuế rất khó khăn, cần có một loạt các giấy phép con để thực hiện các công việc đơn giản, các thủ tục xuất nhập khẩu phức tạp và không rõ ràng, sự phối hợp giữa các bộ ngành hoặc giữa chính quyền trung ương và địa phương thiếu đồng bộ…(Tư Giang, 2017) 364
  5. cho vay tín chấp, ban hành Nghị định 59/2009/NĐ - CP để đưa ra chủ trương và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo ngành nghề và địa phương, kêu gọi thành lập vườm ươm doanh nghiệp, quỹ bảo lãnh tín dụng DN. Các năm 2014 và 2015, NHNN cũng kêu gọi các NHTM chủ động tiếp cận khách hàng có nhu cầu vay vốn, bật đèn xanh cho NHTM thúc đẩy cho vay tín chấp, kêu gọi ngân hàng cải thiện hệ thống nội bộ xếp hạng khách hàng. Chính phủ cũng thúc đẩy các bộ, ngành như NHNN, Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ... nhưng thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp khu vực nông thôn rất khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Theo Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thì chỉ khoảng 30% các doanh nghiệp này có thể tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng bởi lý do là đa phần doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu các điều kiện để ngân hàng yên tâm khi cho vay, như thiếu tài sản thế chấp, năng lực quản trị doanh nghiệp chưa cao, dự án chưa thực sự lớn và đáng tin cậy… Còn ngân hàng thì vẫn chủ yếu huy động vốn ngắn hạn, trong khi doanh nghiệp cần vay dài hạn. Mặt khác qua nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tiếp cận đất nông nghiệp khi triển khai dự án đầu tư gặp khó khăn do một số quy định của Luật Đất đai năm 2013 bộc lộ bất cập, cản trở nhu cầu tích tụ, tập trung ruộng đất, pháp luật đất đai hiện hành chưa quy định rõ vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ doanh nghiệp thuê lại hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân cho nên việc triển khai các dự án đầu tư của doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp quy mô lớn trên thực tế còn nhiều khó khăn, thậm chí “bế tắc” trong một số trường hợp liên quan công tác giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, chưa hình thành khung pháp lý cần thiết về việc chính quyền thuê đất của hộ gia đình, cá nhân, sau đó cho doanh nghiệp thuê lại, một số quy định của pháp luật đất đai thiếu thống nhất, chưa rõ ràng trong mối quan hệ với các quy định khác có liên quan… 3. Vấn đề đặt ra và khuyến nghị chính sách 3.1. Những vấn đề đ t ra Qua nghiên cứu thực trạng khởi nghiệp khu vực nông thôn Việt Nam những năm qua có thể thấy rằng mặc dù hoạt động này được Chính phủ quan tâm cũng như khát vọng khởi nghiệp là khá lớn trong một bộ phận dân chúng, đặc biệt là giới trí thức trẻ xuất thân từ các vùng nông thôn, song hoạt động này vẫn còn khá nhiều tồn tại, bất cập, đặt ra những vấn đề cần quan tâm xử lý: 365
  6. Thứ nhất, mặc dù Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra thông điệp khuyến khích hoạt động khởi nghiệp thông qua việc xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động vì sự phát triển của người dân, doanh nghiệp, song thực tế cho thấy rằng hoạt động khởi nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều rào cản. Kết quả khảo sát của Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam cũng cho thấy chỉ có 33- 37% doanh nghiệp nhìn thấy những thuận lợi trong ngành kinh doanh của mình, có tới 44% doanh nghiệp đã từng lỡ cơ hội vì rào cản pháp lý và hạn chế thị trường, do giấy phép có quá nhiều thủ tục; khởi nghiệp khó hoặc không xin được giấy phép do ngành nghề kinh doanh không có trong danh mục; giấy phép chuyên ngành xuất nhập khẩu nhiều và phức tạp; thủ tục hành chính phiền hà; tiếp cận đất đai, vốn khó khăn; chính sách thuế, bảo hiểm còn nhiều bất cập... (Khánh An, 2017) Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp khu vực nông thôn còn khá nhiều bất cập. Chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động khởi nghiệp càng cao thì những rủi ro tiềm ẩn gắn với hoạt động khởi nghiệp càng được giảm thiểu. Thường thì chất lượng nguồn nhân lực trong các khu vực nông thôn Việt Nam bị hạn chế đáng kể nếu so sánh với các khu vực đô thị, do vậy nó tạo ra rào cản lớn cho các hoạt động khởi nghiệp. Chính vì vậy, để cho các hoạt động khởi nghiệp ở khu vực nông thôn thành công thì không thể thiếu được các hoạt động hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp2. Thường thì hoạt động này được tiến hành thông qua các Hội nghề nghiệp hoặc trực tiếp Nhà nước đứng ra tổ chức các lớp hướng dẫn, các buổi Hội thảo/Tọa đàm dưới sự chủ trì của các chuyên gia, nhà quản lý chuyên ngành. Các hoạt động hỗ trợ không chỉ liên quan đến hoạt động kinh doanh mà còn phải chú ý đào tạo, hướng dẫn về quản lý, đầu tư tài chính cá nhân, kỹ thuật phòng vệ rủi ro… chỉ có như vậy thì các nhà khởi nghiệp mới có thể vững tin trong hoạt động khởi nghiệp của họ. Để các hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các dự án khởi nghiệp tại khu vực nông thôn thì không thể thiếu vai trò của hoạt động TCVM thông qua việc hỗ trợ tài chính cho các hoạt động đào tạo, hội thảo/tọa đàm nói chuyện chuyên đề về vấn đề khởi sự doanh nghiệp cũng như vấn đề quản lý tài chính và 2 Theo thống kê thì chỉ khoảng 4,3% thanh niên Việt Nam tốt nghiệp cao đ ng, đại học, nhưng khu vực nông thôn thì tỷ lệ này còn thấp hơn nhiều, tỷ lệ thanh niên chưa tốt nghiệp tiểu học lên tới 10,7%. Nhiều địa phương ở vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, nơi có điều kiện kinh tế khó khăn có trên 50% thanh niên lứa tuổi 16-19 ngừng học. (Mỹ Hà, 2016). Do vây, việc đào tạo hướng dẫn cho người dân khu vực nông thôn các kỹ năng hoạt động kinh doanh nói chung, trong đó đặc biệt là kỹ năng về quản lý tài chính là rất quan trọng trong hoạt động khởi nghiệp 366
  7. phòng ngừa rủi ro trong hoạt động, mặc dù những năm qua công tác đào tạo của Việt Nam đã được chú ý nhằm từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, song thực tế thì chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn còn khá nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sử dụng lao động, nhất là lao động trong các khu vực công nghệ cao (Quỳnh Lam, 2015). Kết quả khảo sát của Vietnam Report 2015 cho thấy có tới khoảng trên 40% ý kiến doanh nghiệp cho rằng các yếu tố liên quan đến thị trường lao động của Việt Nam là kém và rất kém, trong đó chủ yếu vẫn là các đánh giá về kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp còn bất cập. Đối với việc bố trí nguồn vốn ngân sách, cần tiếp tục lồng ghép các chương trình, đồng thời tích cực huy động các nguồn vốn khác, đảm bảo nguyên tắc không áp dụng các chính sách hỗ trợ đại trà, có chính sách ưu đãi chung và chính sách ưu đãi riêng; tập trung tạo quỹ đất sạch ở địa phương cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn hướng đến xuất khẩu đối với các doanh nghiệp lớn; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ tham gia đầu tư sản xuất nông sản cung cấp cho thị trường nội địa hoặc tham gia vào chuỗi giá trị xuất khẩu; có chính sách đặc thù, cụ thể cho các doanh nghiệp khởi nghiệp nông nghiệp, các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng có địa bàn khó khăn. Trên cơ sở đó xây dựng các ưu đãi chung (bảo hiểm nông nghiệp, đào tạo, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại,...) và ưu đãi riêng cho doanh nghiệp (chính sách tín dụng, chính sách thuế...) và theo từng giai đoạn (hình thành, đầu tư vào dự án, giai đoạn sản xuất; giai đoạn tiêu thụ sản phẩm). Hình 3. Kết quả khảo sát hạ tầng kinh tế của Việt Nam Nguồn: Vietnam Report, 2015 367
  8. Kết quả trên đây mặc dù chỉ là để tham khảo do đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp lớn, nhưng nó cũng giúp minh chứng thêm cho nhận định trước đó về chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay. Hoạt động khởi nghiệp hiện nay ở Việt Nam chủ yếu vẫn hướng vào các khu vực đòi hỏi công nghệ cao và để đáp ứng những kỳ vọng của Nhà nước về khởi nghiệp gắn với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thì càng có những đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng nguồn nhân lực, bao hàm cả năng lực nghề nghiệp cũng như ý thức tuân thủ kỷ luật lao động. Thứ ba, hoạt động khởi nghiệp là hoạt động có tính mạo hiểm cao trên cơ sở các nhận thức của nhà đầu tư về cơ hội đầu tư sinh lợi, do vậy sẽ rất khó khăn trong việc định hướng hoạt động này. Tuy nhiên, trong một nền kinh tế thì tất cả các hoạt động đều phải được quản lý nhằm bảo đảm chúng tuân thủ mục tiêu kinh tế xã hội mà Chính phủ kỳ vọng trên cơ sở một sự phối kết hợp hiệu quả giữa tất cả các doanh nghiệp, tổ chức nhằm khai thác và phát huy tốt nhất các tiềm năng và lợi thế trong nền kinh tế, tránh các hành vi cạnh tranh quá mức dẫn tới mất ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Làm thế nào để có thể định hướng tốt hoạt động khởi nghiệp vẫn đang là đòi hỏi cấp thiết nhằm khai thác, sử dụng tốt nhất các nguồn lực trong nền kinh tế để phát triển kinh tế xã hội. Với khu vực nông thôn, để hoạt động khởi nghiệp đúng định hướng của Chính phủ thì nên lồng ghép hoạt động này với việc thực hiện chương trình mục tiêu Nông thôn mới. Thứ tư, trong điều kiện hiện nay gắn với cuộc cách mạng kỹ thuật công nghệ 4.0 thì hoạt động khởi nghiệp sẽ càng khó khăn do nó đòi hỏi nguồn vốn hỗ trợ hoạt động này lớn hơn nhưng hiện nay vốn vẫn là khó khăn mang tính thách thức đối với hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam. Hình 2 cho thấy rằng mặc dù chỉ khoảng 11,9% các doanh nghiệp được khảo sát cho rằng họ khó tiếp cận dịch vụ tài chính nhưng quy mô doanh nghiệp khác nhau cũng quyết định cơ hội tiếp cận tín dụng chính thức. Kết quả khảo sát từ PCI 2015 cho thấy trong số các doanh nghiệp trả lời khảo sát, tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa có khoản vay từ ngân hàng là thấp hơn đáng kể so với doanh nghiệp quy mô lớn: trung bình chỉ có 40% số doanh nghiệp siêu nhỏ tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Con số này ở doanh nghiệp nhỏ là 62%, 74% số doanh nghiệp vừa và lên tới 81% đối với các doanh nghiệp quy mô lớn (Văn Nguyễn, 2017). Hiện chỉ khoảng 30% - 40% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được với nguồn vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay từ nguồn vốn khác với chi phí rất cao (Nguyên Mạnh, 2016). Các doanh nghiệp khởi nghiệp hầu hết đều có quy mô nhỏ hoặc siêu nhỏ và điều này cũng có nghĩa rằng cơ hội thành công trong kinh doanh sẽ không cao, khả năng 368
  9. “chết yểu” sẽ lớn nếu những trở ngại trong tiếp cận vốn tín dụng chính thức không được dỡ bỏ trong điều kiện các nguồn vốn hỗ trợ chính thức khác cho hoạt động khởi nghiệp là tương đối thấp. Điều này đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có các biện pháp hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Thực tế là các doanh nghiệp khởi nghiệp khu vực nông thôn đa phần quy mô nhỏ do thiếu vốn đầu tư và vì quy mô nhỏ, hoạt động có tính mạo hiểm cao nên các NHTM rất khó khăn khi đưa ra các quyết định cho vay. Đặt trong điều kiện xử lý nợ xấu còn rất khó khăn thì chúng ta không thể và không nên trách cứ các NHTM khi họ phải e ngại khi cho vay doanh nghiệp khởi nghiệp. Chính vì vậy, Chính phủ phải tìm giải pháp đúng để xử lý khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Với việc gắn các chương trình khuyến khích hoạt động khởi nghiệp khu vực nông thôn với việc thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng Nông thôn mới sẽ giúp xử lý tốt hơn các yêu cầu về vốn tài chính của các doanh nghiệp khởi nghiệp nếu như các doanh nghiệp này giúp triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu hướng tới tại các khu vực nông thôn. Thứ năm, hoạt động khởi nghiệp là hoạt động mang tính chất cá biệt cao trên cơ sở nhận thức được các cơ hội đầu tư sinh lời của từng cá nhân hay tổ chức và do vậy chủ yếu phải do cá nhân hay tổ chức tự bỏ vốn đầu tư, tự khai thác thị trường các yếu tố đầu vào - đầu ra trong hoạt động kinh doanh, nhưng nếu như hoạt động này nhận được sự hậu thuẫn cần thiết thì khả năng tồn tại và phát triển sẽ cao hơn. 3.2. Một số khuyến nghị chính sách Thứ nhất, thúc đẩy khởi nghiệp là một chủ trương đúng đắn của Chính phủ nhằm tạo ra một đội ngũ doanh nhân hùng hậu làm nền tảng phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra rất sâu sắc hiện nay và trong tương lai. Tuy nhiên, do đây là hoạt động có mức độ rủi ro cao, đặc biệt là hoạt động khởi nghiệp ở khu vực nông thôn, do chịu sự tác động của các yếu tố thời tiết, mùa vụ,… nên Chính phủ cần tạo lập môi trường kinh doanh ổn định cũng như thiết kế hệ thống các cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là các chính sách có liên quan đến yếu tố ổn định thị trường đầu vào – đầu ra. Quan trọng hơn, Chính phủ cần có các chính sách nhằm định hướng hoạt động khởi nghiệp theo mục tiêu mà Chính phủ kỳ vọng thông qua đưa ra các thông điệp chính sách cũng như hỗ trợ nguồn lực đủ mạnh, bao gồm cả nguồn lực tài chính (hỗ trợ vốn thông qua lồng ghép với việc thực hiện chiến lược mục tiêu xây dựng nông thôn mới, chính sách miễn giảm thuế) và phi tài chính. Thứ hai, từ thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp thời gian qua cho thấy rằng mặc dù số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng lên rất nhanh nhưng thể trạng doanh nghiệp còn rất yếu, chủ yếu các doanh nghiệp khởi nghiệp 369
  10. có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, đóng góp đối với sự phát triển kinh tế xã hội rất hạn chế. Thực trạng này do sự chi phối của nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu vẫn do chi phí đầu vào trong hoạt động kinh doanh quá cao, thủ tục hành chính còn chưa phù hợp, các cơ chế chính sách cũng chưa thực sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, đặc biệt, các doanh nghiệp khởi nghiệp khu vực nông thôn rất khó khăn về vốn hoạt động nhưng việc tiếp cận tín dụng từ các kênh chính thống rất khó khăn. Nghiên cứu các giải pháp tài chính nhằm tháo gỡ những khó khăn về thủ tục hành chính cũng như tạo ra các cơ chế thuận lợi trong tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức đang được đặt ra rất cấp thiết hiện nay và trong tương lai gần. Chính phủ nên đưa ra các biện pháp quyết liệt hơn nữa để tạo lập một môi trường thực sự có tính chất “kiến tạo”. Hơn nữa, nhằm định hướng các hoạt động đầu tư theo đúng kỳ vọng thì Chính phủ cần thường xuyên đưa ra các thông điệp về định hướng ưu tiên đầu tư, các cơ hội tiếp cận những ưu đãi từ phía Chính phủ theo các định hướng ưu tiên này, bao gồm những ưu tiên về các cơ hội tiếp cận các dịch vụ “đầu vào” và “đầu ra” với chi phí thấp. Thứ ba, thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp khu vực nông thôn. Quỹ đầu tư mạo hiểm có thể được thành lập thông qua việc sử dụng nguồn vốn thu hồi từ việc thoái vốn khỏi các DNNN. Về nguyên tắc thì nguồn vốn thu về từ việc thoái vốn khỏi các DNNN vẫn phải tiếp tục được tái đầu tư bởi chỉ có như vậy thì vai trò kinh tế của Nhà nước mới tiếp tục được kh ng định và củng cố. Nhưng nếu nguồn vốn này Nhà nước lại đem đầu tư xây dựng các DNNN khác thì có thể hiệu quả không cao. Nhưng nếu như nguồn vốn này được sử dụng nhằm hình thành nên quĩ đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ quá trình khởi nghiệp thì sẽ đem lại hiệu quả cao, bởi vì: (i) sử dụng quỹ mạo hiểm Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động khởi nghiệp sẽ làm tăng niềm tin cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, từ đó, kích thích các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư; (ii) thông qua các thông điệp về quan điểm ưu tiên, cơ chế chính sách ưu đãi Nhà nước sẽ định hướng được các hoạt động khởi nghiệp theo kỳ vọng gắn các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn mà Nhà nước đã hoạch định. Đây là cách tốt nhất để làm tăng tính hiệu lực của các chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cũng như phát huy liên kết công – tư trong hoạt động đầu tư phát triển kinh tế xã hội3; (iii) Nhà nước sẽ tham gia sâu vào các doanh nghiệp khởi nghiệp thông 3 Ch ng hạn, nếu như có quĩ đầu tư mạo hiểm của Nhà nước thì có thể thông qua hoạt động hỗ trợ vốn đầu tư sẽ khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp khu vực nông thôn, đưa ra các chính sách ưu đãi đặc biệt với các doanh nghiệp khởi nghiệp hỗ trợ “đầu vào” và “đầu ra” các sản phẩm nông nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp kinh doanh lẫn các định chế tài chính, bảo hiểm, khi đó, những khó khăn trong sản xuất kinh doanh khu vực nông nghiệp và nông thôn sẽ từng bước được tháo gỡ hiệu quả thay vì phải loay hoay đi tìm cách xử lý từng tình huống phát sinh riêng rẽ trong khu vực này như hiện nay. 370
  11. qua xét duyệt nhân sự ở các doanh nghiệp này, thậm chí sẽ đề cử nhân sự tham gia quản trị doanh nghiệp khởi nghiệp - đây là biện pháp tốt nhất để định hướng các hoạt động kinh doanh theo đúng quĩ đạo mà Nhà nước mong muốn. Thứ tư, nghiên cứu thành lập Trung tâm tư vấn hoạt động khởi nghiệp khu vực nông thôn. Các phân tích trên đã chỉ ra thực tế này, bên cạnh nguyên nhân thiếu vốn thì một trong những nguyên nhân quan trọng khác khiến hoạt động khởi nghiệp bị thất bại là do chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp khởi nghiệp bị hạn chế. Do vậy, để giúp khắc phục một bước các rào cản cho hoạt động khởi nghiệp, qua đó giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công thì cần thiết phải thành lập Ủy ban Tư vấn hoạt động khởi nghiệp, trong đó các lĩnh vực cần tư vấn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp khu vực nông thôn bao gồm: (i) Tư vấn về thủ tục thành lập doanh nghiệp, trợ giúp pháp lý cho hoạt động khởi nghiệp. Đây hiện vẫn là khâu yếu nhất của hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp khu vực nông thôn; (ii) Tư vấn về kỹ năng, kinh nghiệm kinh doanh, tiếp cận thị trường; (iii) Tư vấn về quản trị hoạt động kinh doanh; (iv) Tư vấn về quản lý tài chính công ty cũng như quản lý tài chính cá nhân; (v) Trực tiếp mở các lớp huấn luyện, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ, nhân viên các doanh nghiệp khởi nghiệp. Thứ năm, cần giải quyết vấn đề về đất đai, vướng mắc lớn nhất của các doanh nghiệp là vấn đề tích tụ ruộng đất. Các giải pháp đưa ra là hoàn thiện cơ chế, chính sách về đất đai đồng bộ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được thuê đất, giao đất phù hợp cho hoạt động sản xuất theo hướng tạo quỹ đất sạch để cung cấp cho doanh nghiệp thay cho việc doanh nghiệp phải tự đi thỏa thuận với người dân để có đất sử dụng. Cần có chính sách tích tụ ruộng đất, sớm hình thành thị trường đất đai đúng nghĩa nhằm giải quyết khó khăn về mặt bằng sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nguồn lực tài chính để đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhà xưởng, máy móc thiết bị, nhanh chóng ổn định sản xuất và nắm bắt được cơ hội kinh doanh. Nhận diện những “rào cản” phát triển hoạt động khởi nghiệp khu vực nông thôn là rất cần thiết nhằm đề xuất chính sách pháp lý phù hợp, đáp ứng yêu cầu giải quyết hài hòa quyền lợi của người nông dân có đất cũng như các doanh nghiệp. Bên cạnh đó giúp “cởi trói”, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động đầu tư, khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian tới. 371
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. An Nhiên, 2016: Bị xăng, điện, nước... ngáng chân, doanh nghiệp Việt Nam phát triển như "rùa bò", truy cập tại http://cafef.vn/bi-xang-dien- nuoc-ngang-chan-doanh-nghiep-viet-nam-phat-trien-nhu-rua-bo- 20160413143755283.chn. 2. Bảo Ngọc (2017), 5 năm tới sẽ là 5 năm quốc gia khởi nghiệp, truy cập tại http://vov.vn/khoi-nghiep/5-nam-toi-se-la-5-nam-quoc-gia-khoi- nghiep-589187.vov 3. Đào Văn Hùng (2005), Phát triển hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội 4. Khánh An (2017), Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2017: Đầu tư niềm tin, truy cập tại: http://baodautu.vn/dien-dan-kinh-te-tu-nhan-viet- nam-2017-dau-tu-niem-tin-d67304.html. 5. Lam Phong (2017), Giải mã “truyền thuyết” cứ 10 startup thì 8 dự án thất bại, truy cập tại http://baodautu.vn/giai-ma-truyen-thuyet-cu-10- startup-thi-8-du-an-that-bai-d46125.html 6. Mỹ Hà: Hơn 10% thanh niên Việt Nam chưa tốt nghiệp tiểu học, truy cập tại http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/hon-10-thanh-nien-viet- nam-chua-tot-nghiep-tieu-hoc-20160302221016838.htm. 7. Ngụy Kiệt & Hạ Diệu (1993), Bí quyết cất cánh của bốn con rồng nhỏ. NXB Chính trị Quốc gia 8. Nguyễn Đức Hải, Trần Huy Tùng, Chu Khánh Lân và các cộng sự (2015), Hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức ở Việt Nam, Đề tài Cấp ngành 2014 9. Nguyên Mạnh (2016), Chỉ 30% tiếp cận được vốn: Vì sao doanh nghiệp, ngân hàng khó gặp nhau?, truy cập tại: http://cafef.vn/chi-30-tiep-can- duoc-von-vi-sao-doanh-nghiep-ngan-hang-kho-gap-nhau- 20161202211851848.chn. 10. Nguyễn Thu Hằng và Lê Thanh Tâm (2014), Mô hình phát triển bền vững cho các tổ chức tài chính vi mô: trường hợp Việt Nam, VEPR. 11. Nguyễn Tiến Đông (2016), Quản lý các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Vai trò của các tổ chức tài chính vi mô đối với phát triển kinh tế xã hội Việt Nam”, NXB Dân Trí 372
  13. 12. Nguyễn Tuyền (2016), Khởi nghiệp, thanh niên Việt sợ thất bại hơn người trung niên, truy cập tại http://genvietnam.net/vn/khoi-nghiep-- thanh-nien-viet-so-that-bai-hon-nguoi-trung-nien_458.html. 13. Phạm Văn Hồng (2016): Vai trò của tài chính vi mô trong quá trình phát triển của khu vực hộ kinh doanh cá thể ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Vai trò của các tổ chức tài chính vi mô đối với phát triển kinh tế xã hội Việt Nam”, NXB Dân Trí 14. Phí Trọng Hiển (2016): Bài toán phát triển hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Vai trò của các tổ chức tài chính vi mô đối với phát triển kinh tế xã hội Việt Nam”, NXB Dân Trí 15. Quỳnh Lam (2015), doanh nghiệp FDI “kêu” chất lượng nhân lực Việt, truy cập tại http://vneconomy.vn/doanh-nhan/doanh-nghiep-fdi-keu-chat- luong-nhan-luc-viet-20150305050940669.htm. 16. Trần Huy Tùng, 2017, Financial Consumer Protection in Microfinance Sector: Case of Vietnam, Slide presented at The OECD-ADBI-SBV Conference on Financial Literacy and Consumer Protection, accessed from: http://www.oecd.org/daf/fin/financial-education/vietnam-oecd- financial-education-conference-2017.htm 17. Tư Giang (2017), Lần thứ hai trong năm Thủ tướng đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp tư nhân, truy cập tại: http://tiepthithegioi.vn/goc- nhin/ca-phe-sang/lan-thu-hai-trong-nam-thu-tuong-doi-thoai-truc-tiep- voi-doanh-nghiep-tu-nhan/ 18. Tư Hoàng (2017), Thể trạng doanh nghiệp Việt Nam vẫn èo uột, truy cập tại http://www.thesaigontimes.vn/158941/The-trang-doanh-nghiep-Viet- Nam-van-eo-uot.html. 19. Văn Nguyễn (2017), doanh nghiệp tư nhân dường như bị gạt ra khỏi guồng quay của nền kinh tế, truy cập tại http://nongnghiep.vn/doanh- nghiep-tu-nhan-duong-nhu-bi-gat-ra-khoi-guong-quay-cua-nen-kinh-te- post194974.html. 373
nguon tai.lieu . vn