Xem mẫu

  1. THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VỚI CÁC TỪ CHỈ NHÀ CỬA VÀ THÀNH PHẦN CỦA NÓ TRONG TIẾNG NGA SVTH: Tưởng Thùy Linh 1N16 GVHD: Ts. Trần Thị Thu Hường I. GIỚI THIỆU CHUNG Theo định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì: “Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó” [1, 915], ví dụ: “Hai sương một nắng”, “Rán sành ra mỡ”. “Tục ngữ câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân” [1, 1063], ví dụ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Một giọt máu đào hơn ao nuớc lã”. Sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là ở chỗ cả hai đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan. Sự khác nhau là ở chỗ những tri thức ấy khi được rút lại thành những khái niệm thì ta có thành ngữ, còn khi được trình bày, diễn giải thành những phán đoán thì ta có tục ngữ. Thành ngữ và tục ngữ đóng vai trò quan trọng trong lời nói hàng ngày. Chúng là sự kết hợp của thần thoại, tôn giáo và đạo đức của các dân tộc thuộc các thời đại và thế hệ khác nhau. Trong cuộc sống hiện đại, những giá trị về vật chất và tinh thần vẫn còn được lưu giữ lại đầy đủ nhất trong ngôn ngữ, trong đó có thành ngữ nói chung. Thành ngữ chỉ nhà cửa và các thành phần liên quan đến nó thể hiện vai trò quan trọng của ngôi nhà trong cuộc sống mỗi con người. II. THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VỚI CÁC TỪ CHỈ NHÀ CỬA TRONG TIẾNG NGA Đối với người Nga xây dựng nhà cửa rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, chính vì nhà là trụ cột, bảo vệ và che chở. Trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Nga chúng ta thường gặp 4 từ chỉ nhà: “дом”, “изба”, “хата”, “пaлаты”. “Дом” – tên gọi chung của những loại nhà khác nhau, những căn phòng với những mục đích khác nhau. Người Nga có câu tục ngữ “дома и стены помогают” (букв. ở nhà thì những bức tường cũng giúp cho). Ở nhà tức là ở nơi ta làm chủ, là nơi thuộc quyền sở hữu của ta, là nơi ta được che chở, bảo vệ, nơi không có gì nguy hiểm cho ta. 67
  2. Изба Хата Палаты Trong thành phố người Nga xây những ngôi nhà to, giàu có, khang trang, thường bằng đá và có nhiều phòng, tiếng Nga là “палаты”. Thành ngữ “ума палата”(букв. trí thông minh bằng cả ngôi nhà rộng lớn) nói về người rất đỗi thông minh, có khả năng tư duy sâu rộng. Theo truyền thống, ở Nga có 2 loại nhà cơ bản của nông dân: ở phương Bắc – “изба”, phương Nam – “хата”. “Изба” – nhà với những khúc gỗ tròn, đôi khi nền dựng trên sàn cao vì ở phương Bắc đất ẩm ướt. Tên gọi của loại nhà này ta bắt gặp trong câu thành ngữ “выносить сор из избы”(букв. mang rác ra khỏi nhà gỗ) điều này có nghĩa là tiết lộ cho người ngoài điều xấu về gia đình, bôi gio trát trấu gia đình mình. Ngữ cố định này xuất hiện là bở vì người Nga tránh mang rác ra khỏi nhà sau khi mặt trời lặn vì sợ nghèo túng, mất mát. Хата – nhà truyền thống ở phương Nam. Trước thế kỉ XV loại nhà này thường được chôn sâu xuống lòng đất để giữ nhiệt. Các bức tường của loại nhà này được làm từ đất sét, đá hoặc gỗ và tường thường được trát đát sét lên. Người Nga có câu “моя хата с краю” (букв. nhà của tôi ở ven làng) ý nói việc đó chẳng liên quan gì đến tôi, tôi chả hay biết gì cả. III. THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VỚI CÁC TỪ CHỈ THÀNH PHẦN CỦA NHÀ CỬA TRONG TIẾNG NGA Các thành phần liên quan đến nhà trong các câu thành ngữ, tục ngữ được tìm thấy là mái nhà, góc nhà, ngưỡng cửa, cửa, tường, bếp lò, đồ gỗ, sân, chuồng trại, nhà tắm hơi, hàng rào, cổng, vườn rau, vườn cây. Phần trên của ngôi nhà để che chắn nó là mái nhà – “крыша”, “кров”. Nhà của người Nga thường có hai mái dốc, ở phía trên cùng, chỗ giao hai mái dốc mái nhà được trang trí với đầu con ngựa. Đó không phải là điều ngẫu nhiên. Xưa kia, nhà gỗ Nga được coi như con ngựa – loài vật linh thiêng bảo vệ con người khỏi quỷ dữ. Ngôi nhà là thân ngựa, còn bốn góc nhà chính là bốn chân ngựa [4, 11]. 68
  3. Trong rất nhiều thành ngữ của Nga, các từ “крыша”, “кров” thường được hoán dụ để chỉ cả ngôi nhà: “иметь крышу над головой” (букв. có một mái nhà trên đầu), “принимать под свою крышу” (букв. cho vào ở dưới mái nhà của mình), “жить под одной крышей” (букв. sống chung dưới một mái nhà), “дать кров кому-л.” (букв. cho ai một mái nhà), “остаться без крова” (букв. không có một mái nhà). Thành ngữ “выше крыши” (букв. cao hơn mái nhà) chỉ việc gì đó rất khó nhọc, ngoài khả năng của con người. Thành ngữ “крыша поехала у кого-л.” (букв. nóc nhà đã đi mất) chỉ người nào đó hơi bị lẩn thẩn, dở hơi hoặc trong tình trạng quá mệt mỏi, hoang mang. Góc nhà là phần giao giữa hai bức tường thường được liên tưởng tới ngõ cụt, tình trạng không lối thoát “загнать кого-л. в угол” (букв. đẩy ai đó vào một góc), hoặc là được liên tưởng tới nới kín đáo để làm việc vụng trộm “cделать что-л. из-за угла” (букв. làm gì đó trong góc). Ngưỡng cửa – “порог” và cửa – “дверь” tạo ra ranh giới tự nhiên của căn nhà gỗ, ranh giới giữa những thứ của riêng mình với những thứ của người khác. Ngưỡng cửa và cửa thường là biểu tượng của cả ngôi nhà. Nếu như chủ nhà không thích vị khách hoặc giữa hai người xảy ra cãi vã, chủ nhà có thể không cho khách đi qua ngưỡng cửa nhà mình, tức là không cho vào nhà (“не пускать его на порог”) và có thể nói: “Вот тебе Бог, а вот порог” (букв. nếu ở trong nhà thì phải theo nguyên tắc của Chúa, còn nếu không thì xin mời bước ra khỏi ngưỡng cửa), tức là xin mời ra khỏi nhà. Người khách bực mình với chủ nhà sẽ nói: “Ноги моей на твоем пороге больше не будет” (букв. Bàn chân tôi sẽ không thèm ở ngưỡng cửa nhà bạn nữa). Trong tiếng Nga cũng có những thành ngữ tương đương như thế với từ cửa – “дверь”: “хлопнуть дверью” (букв. đóng sầm cửa lại) – bỏ đi với thái độ bực tức, “ выставить за дверь ” (букв. tống ra khỏi cửa), “ указать на дверь” (букв. chỉ tay ra cửa) – tức là đuổi đi. Các bức tường của ngôi nhà – “стены” là biểu tượng của sự đáng tin cậy, sự vững chắc, cứng rắn (“дома и стены помогают ”, “как об стену горох” (букв. như hạt đậu đập vào tường, tức là như nói với người điếc hoặc như nói với đầu gối). Ngoài ra, từ bức tường còn được hoán dụ để chỉ cả ngôi nhà: “сидеть в четырех стенах” (букв. ngồi trong bốn bức tường). Điều quan trọng nhất trong ngôi nhà, trái tim của ngôi nhà đối với người Nga đó là bếp lò – “печь”, “очаг”. Bếp lò Nga là loại bếp lò to, hình vuông bằng gạch với lỗ thông hơi hình bán nguyệt khá rộng và một khoảng để nằm phía trên. Vào mùa đông, 69
  4. bếp lò được đốt lên là nguồn sưởi ấm chính trong thời tiết lạnh giá và cũng là nguồn ánh sáng cho gia đình. Đó là nơi cả gia đình sẽ tụ họp xung quanh. Không phải ngẫu nhiên mà người Nga nói “родной очаг” (букв. bếp lò ruột thịt) tức là chỉ ngôi nhà thân yêu. Thành ngữ “танцевать от печки” (букв. nhảy nhót từ chỗ bếp lò) tức là bắt đầu từ những điều đơn giản, điều quen thuộc nhất. Đồ gỗ trong ngôi nhà nông dân thường không phong phú: cái bàn – “стол”, ghế băng dài – “лавки”. Bàn – được coi là đồ vật tất yếu của ngôi nhà. Người Nga rất trân trọng chiếc bàn bởi vì nó gắn với cuốc sống, sự sinh tử của con người. Khi nói về em bé, người Nga có câu “под стол пешком ходит” (букв. còn đi dưới gầm bàn), còn khi nói về người đã mất mà vẫn chưa được chôn cất – “лежит на столе” (букв. còn năm trên bàn). Để ngồi nhiều người cùng lúc người Nga dùng ghế băng dài – “лавки”. Đó là một tấm ván gỗ được gắn chặt dọc theo tường. Người Nga có câu “cемеро по лавкам” (букв. cứ bảy người một ghế băng) ý nói một người phải chịu gánh nặng gia đình đông con. Mãi về sau ở Nga mới xuất hiện ghế tựa – “стул”. Câu thành ngữ “cидеть между двух стульев” (букв. ngồi giữa hai chiếc ghế) ý nói người có thái độ ba phải. Đi qua khỏi ngưỡng cửa nhà là một thế giới khác. Cái sân cũng được coi như một căn nhà với các loại công trình khác nhau. Trong các câu thành ngữ “прогнать со двора” (букв. đuổi khỏi sân) слово “двор” là cách hoán dụ chỉ ngôi nhà. Thành ngữ “У него ни кола, ни двора” (букв. anh ta không có cọc cũng chả có sân) ý nói về một người rất nghèo. Trong khoảng sân thường có nhà kho – “cарай” hoặc chuồng trại – “хлев”. Khi người Nga nói “В дому как в хлеву” (букв. Trong nhà mà như trong chuồng trại), tức là nhà rất bẩn. Ở phần rìa ngoài cùng của sân người Nga thường dựng một nhà tắm hơi – “баня”. Người Ng rất thích tắm. Sau khi làm việc vất vả, đặc biệt là làm việc trong thời tiết lạnh, rất tốt để tắm và sưởi ấm. Người Nga tắm hơi “đến giọt mồ hôi thứ bảy”, nhưng “hơi nóng không làm hỏng xương đâu”. Người Nga nói “задать кому- либо баню, жару, головомойку” (букв. cho ai một 70
  5. trận tắm hơi, tắm nóng, một trận vò đầu) tức là mắng ai thậm tệ một trận), chắc có lẽ vì người vừa được tắm hơi mặt mày cũng đỏ bừng như người vừa bị quở trách. Người Nga cố gắng tách cái sân với thế giới bên ngoài bằng cái hàng rào. Hàng rào đơn giản nhất là bờ giậu – “плетень” gồm các thanh và cành cây đan lại với nhau hoặc là bức tường vây bằng gỗ – “забор”. Câu thành ngữ “наводить тень на плетень” (đặt cái bóng lên hàng rào) tức là cố tình che giấu điều gì đó, còn câu thành ngữ “нашему забору двоюродный плетень” (букв. bờ giậu là anh em song sinh với bức tường vây của chúng tôi) ý nói mối quan hệ họ hàng xa hoặc chảng có mối quan hệ nào liên quan. Muốn vào bên trong hàng rào phải đi qua cái cổng sâu và rộng – “ворота”. Câu thành ngữ “ни в какие ворота не лезет” (букв. chẳng leo được vào cái cổng nào) ý nói về điều gì đó vố lý, không phù hợp, “дать от ворот поворот” (букв. rẽ qua cổng) tức là tống cổ ra ngoài. Gần nhà thường có một vườn rau – “огород” , vườn cây – “сад” để trông cây ăn quả hoặc trồng hoa. Thành ngữ “бросать камень в чей-то огород” (букв. ném đá vào trong vườn của ai đó) tức là ác ý ám chỉ ai đó hoặc cái gì đó; “cтоило ли огород городить” (букв. có cần phải làm thêm hàng rào cho vườn rau) tức làm cho vấn đề phức tạp, rắc rối thêm; “голова садовая” (букв. đầu như cái vườn) ý nói người ngu dốt. Như vậy, trong số các thành ngữ với các từ gọi tên nhà cửa và các thành phần của nó có rất nhiều từ hoán dụ chỉ căn nhà. Đó là mái nhà, ngưỡng cửa, cánh cửa, góc, sân, cổng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng; 2001. – 1221 tr. 2. Жуков В.П. Школьный фразеологический словарь русского языка. М. Просвещение, 2014. – 543 с. 3. Зимин В.И. Пословицы и поговорки русского народа. Ростов-на-Дону: “Феникс”, М.: “Цитадель”., 2005. – 543 с. 4. Селезнев Г.Я. Русская фразеология. Воронеж, 2001. – 58 с. 71
nguon tai.lieu . vn