Xem mẫu

  1. TỤC THỜTHẦN và ru. \N t íc h ở n g h ệ a n
  2. SỞ VĂN HÓA THÔNG TIN N G H Ệ AN NINH VIẾT GIAO TỤC THỜ THẦN VÀ THẦN TÍCH ở NGHÊ AN VINH - 2000
  3. L Ờ I G IỚ I T IỈỈỆ U ^ /T GHỆ AN lả địa plìiioiií’ co bề dày lịch sử và truyền llinnụ cách mạ MỊ, có một kho tàng văn hóa phong phú vù da dạnq. Trong quá trình phát triển, tuy bị chiến trah. thiền tai và nhũn ạ biến động xã hội tàn phá nặng nề, nh“iig nhờ truyền thống tôn trọng di sản lịch sử - văn hóa củ nhân dân các địa pliưrmq, .sự quan tâm của Đáng và Nhà niơc, đến nay Nghệ An còn giữ được trên 1000 di tích lịch sử- văn hóa - kiến trúc nghệ thuật... Trong đó, có hon 100 di ích được xếp hạng quốc gia. Đây là tài sản vỗ giá, là linh hổ', và cũng là niềm tự hào của nhân dân xứ Nghệ. Trong các iịiá trị văn hóa, cần phải'kể đến các giá trị của cá di tích, bao gồm nhũng ngôi đình, đền, chùa, miếu, văn ch. lăni’ mộ... và cũng không thể không nhắc đến một lĩnh vụ dang được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà khoa học quan tân - đó là văn hỏa tâm linh. Khôn ọ có tham vụn ạ đi sâu lý giải các vấn đề về văn hóa tân linh, cuốn sách " Tục thờ thần và thần tích ở Nghệ An " ch đề cập đến một phần nhỏ, nhưng lại là phần cơ bán trong lĩth vực này. Hy vọng, cuốn sách sẽ giúp bạn đọc hiếu được phin nào về sự rích của các Thành hoàng, các nhân vật lịch sù danh nhân vãn hóa gắn liền với các di lích lịch sử - vùn hơ ờ các địa phưonq trong tinh Nghệ An và các Nhiên thần, Tiiêìì thần, Nhân thần đã từng được nhân dân Nghệ An thr phụng. 3
  4. Bên cạnh việc xuất bản các cuốn sách " Hlitnĩg ước Nghệ An " (1997), "Khoa báng Nghệ An " (2000), cuốn sách " Tục thở thần và thần tích ở Nghệ An " cùa PGS Ninh Viết Giao là công trình được ngành Văn hóa (hỏng tin quan tâm chì đạo biên soạn từ nhiều năm nay. Xin trăn trọng gi (Ti thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. HÔ HỮU THỚI Nhạc sỹ - Giám.đốc Sở VHTT Nghệ An 4
  5. L Ờ I NÓ I ĐẨU Tục thờ thần đã có từ lâu, nhưng vấn đề tìm hiểu sự tích các thần ở các làng xã mới được đặt ra từ đời Lê. Từ đó về sau, qua các đời vua, triều thần đều có sắc chỉ cho các xã thôn tiếp tục kê khai sự tích các thần để triều đình phong sắc. Từ cách mạng tháng Tám 1945 cho đến cuối những năm bảy mươi của thế kỷ này, nhiều đền, nghè, miếu, đình, phủ thờ các vị thần, phần do giặc phá hoại, phần do ta phá dỡ, nên việc cúng tế các thần bị phế khoáng. Thời gian không là bao lâu song do sự lơ là của chúng ta, các bản thần phả, thần tích, thần sắc còn lưu giữ tại các xã thôn phần lớn đều để thất lạc. Hiện tượng đó diễn ra do một thời, trong số cán bộ của chúng ta, có người cho tục thờ cúng các thần hoàn toàn là mê tín dị đoan. Gần đây vấn đề thờ cúng thần linh mà chủ yếu là Thành'hoàng được quan niệm lại. Nhất là từ ngày có pháp lệnh số 14LC/HĐNN ngày 04-4-1984 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước về việc bảo vệ và sứ dụng các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh để "Giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và lòng tự hào dân tộc, nâng cao kiến thức phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu 5
  6. về thẩm mỹ 'và văn hoá của nhân dân, xây dựng nền vãn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa, làm giàu đẹp kho tàng di sản văn hoá dân tộc và góp phần làm phong phú văn hoá thế giới" thì không chỉ di sản lịch sử, văn hóa được coi trọng, mà sự tích các Thần các Thành hoàng, các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá gắn với các di tích lịch sử, văn hoá ấy cũng được đặt ra. Nó nằm trong phong trào "Trở về nguồn" của "Thập kỷ văn hoá thế giới" (1987 - 1997). Biên soạn cuốn "Tục thò thần và thần tích ở Nghệ An" này, ngoài tìm hiểu sự tích các Thành hoàng, nhán vật lịch sử, danh nhân vãn hoá gắn liền với các di tích lịch sử, văn hoá ở Nghệ An, chúng tôi còn muốn tìm hiểu toàn bộ các Nhiên thần, Thiên thần và Nhân thần đã từng được nhân dân Nghệ An thờ phụng, ngõ hầu giải thích thế giói tâm linh, văn hoá tâm linh mà chủ yếu là thế giới tâm hồn của con người. Thế giới tâm linh, văn hoá tâm linh là vấn đề rất lớn. Tìm hiểu tục thờ thần và thần tích ở một địa phương chỉ là một phần nhỏ, nhưng lại là phần cơ bản, trong lĩnh vực bao la của vấn đề tâm linh. Tìm hiểu tục thờ thần và thần tích là vấn đề vừa thuộc phạm trù văn hoá, vừa thuộc phạm trù khoa học xã hội và nhân văn. Nó không chỉ đơn thuần là văn hoá tín ngưỡng, văn hoá dân gian mà còn thuộc dản tộc học, x ã hội học, sử học, thần học... Riêng mặt thần tích đối vói nước ta, thần tích đã có từ lâu song thần tích học mới là bước đầu còn đối với một địa phương như Nghệ An, nó lại là bước sơ khai, vì sơ khai nên tài liệu vô cùng quan trọng song lại vô cùng thiếu thốn. 6
  7. Sách xưa chỉ để lại: 1. Một số bản sao thần tích bằng chữ Hán có chứng thực "Y sao bản chính" cua chức dịch xã thôn, đã được gộp thành bộ, mang ký hiệu AE, còn lưu giữ tại thư viện Viện nghiên cứu Hán nôm, Hà Nội. 2. Một số tờ khai nhưng kỳ thực là bản trả lời các câu hỏi về thần tích, thần sắc cũng của các chức dịch xã hôn Nghệ An, do trường Viễn Đông Bác c ổ điều tra lăm 1937. 3. Một số bản khai của các xã thôn từ trước cho đến lầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đã cho tu sửa và viết lại rong nhiều tập, gọi chung là "Bách thần lục". Như vậy, qua thư tịch cũ, Nghệ An còn lại khoảng 250 thần tích, trong đó có hơn một nửa là trùng lặp. Số ;òn lại, nhiều bản lại không có nội dung cụ thể, chỉ là lời truyền ngôn một cách mơ hổ, nghĩa là gần như không có sự tích. Thư tịch gần đây là bộ "Thành hoàng Việt Nam" (2 tập hơn 1.000 trang) của Nhà xuất bản Văn hóa - thông tin (Phạm Minh Thảo, Trần Thị An, Bùi Xuân Mỹ biên soạn) in 1977 thì như "Lời nói đầu" của các soạn giả: "Chúng tôi cũng chỉ mới sơ bộ tìm hiểu được một số ít thần tích ở Bắc bộ và vài ba bản từ Quảng Bình trở ra. Nghệ An chỉ có 4 bản. Hai tập "Thờ thần ở Việt Nam của Nhà xuất bản Hải Phòng in 1996 do Lê Xuân Quang biên soạn, trong đó Nghệ An không có thần tích nào. Như vậy là tư liệu rất hiếm hoi. Bổ sung cho những thiếu sót, chúng tôi đã dựa vào các thư tịch khác nhau như Lĩnh nem chính quái, Việt điện u linh, Đại Việt sử ký 7
  8. toàn thư, Đ ại N am nhất thống chí, Từ điển nhàn vật lịch sư, T ừ đ iên văn hóci Việt N am , C ác nhà khoci bảng Việt Ncitỵi,... và nhiêu sách khác ở đia phương đẽ biên soan Điều chủ yếu là chúng tôi dựa vào tư liệu đi điền dã trong những năm viết địa chí văn hóa một số huyện và tư liệu về văn hóa làng xã. Bảo tàng tổng hợp Nghệ An Thư viện Nghệ An cũng cung cấp cho chúng tôi một số tư liệu về di tích lịch sử, văn hóa và địa chí. Thâm ý của chúng tôi là muốn qua thần tích, phác họa lại diện mạo các thần đươc thờ tai các làng xã ở Nghệ An, nên đã cố công đi đây đó tìm hiểu, hoi han, điều tra, ghi lại cụ thể các thần được thờ ở đền nào, làng nào, xã nào trước kia qua các bản tổng họp của từng huyện. Thần nào có cả thần tích, chúng tôi ghi, dịch đầy đủ rồi cho vào một phần riêng. Không có thần tích thì chỉ ghi thờ thần nào thôi. Không biết thì để trống hoặc ghi chưa rõ thờ ai. Đối với các bản thần tích, thần sắc đã sưu tập được bằng chữ Hán, chúng tôi nhờ dịch nguyên văn. Co nhiên la phai lược đi những chỗ dài đòng không cần thiết. Trong các bản thần tích có gặp điều gì linh dị xin ra ở chỗ đó tư duy về tâm linh, về cội nguồn, về lịch sử của cha ông ta. Thâm ý là thế song sức có hạn, nên một số huyện như Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn, Nghĩa Đàn, chúng tôi mói đưa ra được một số thần tích cụ thể. Bản tông hợp các đền, miếu, đình tại các làng xã với các nhiên thần, nhân thần được thờ, chúng tôi chưa có điều kiẹn đi điên dã lại đê tìm hiểu, ghi chép được. Đó quả là một khiếm khuyết, nhất là đối với miền núi. 8
  9. Tại một sô làng, bà con theo đạo Công giáo, không ó đền, đình, miếu, chúng tôi ghi có nhà thờ đức chúa (iê-su, thì đó chì là lấp kín mặt bằng làng xã ở Nghệ An ố i với vấn đề tín ngưỡng mà thôi. Chẳng lẽ các làng ấy Inông có một tín ngưỡng nào, mọt kiến trúc tôn giáo lào. Bản tổng hợp đầy đủ các đền, miếu, phủ, đình, chùa, ihà thánh, nhà thờ họ, nhà thờ (của bà con theo đạo Tiiên chúa), chúng tôi đã và sẽ điều tra, tìm hiểu để ỏng bố trong “địa chí văn hóa” của từng huyện như ‘Địa chí văn hóa huyện Ọuỳnh Lưu”, hoặc một công tình khác. Trong phần nghiên cứu, giới thiệu, tạm gọi là "Tổng liận về tục thờ thần và thần tích ở xứ Nghệ", chúng tôi ố gắng đưa ra: A. Trước khi tìm hiểu thần tích: Thần tích là gì? Tiần và Thành hoàng. Thờ thần và việc nhà vua phong ác cho thần. Thần và thần tích. B. Cội nguồn và lịch trình của tục thờ thần. Tín Igưỡng Tô-tem. Tín ngưỡng nhiên thần. Tín ngưỡng ihân thần. c. Phân loại và tìm hiểu một số thần được thờ phổ liến ở Nghệ An. D. Đôi điều rút ra. Cả phần sưu tập, tổng hợp theo từng huyện, biên .oạn, dịch thuật các thần tích và nghiên cứu, giới thiệu (ủa chúng tôi trong tập sách này, sai lầm và thiếu sót là tiều không tránh khỏi. Rất mong được sự chỉ giáo và bổ ung của các bục cao minh, của các cụ và của bạn bè xa ,;ần. 9
  10. Biên soạn tập "Tục thờ thần và thần tích ở Nghệ An" này, chúng tôi muốn kính cẩn dâng một nén tâm hương trước anh linh cậc tôn thần đã và đang dược thờ khắp làng xã Nghệ An. Các vị đã hộ quốc tí dân và chở che cho dân làng được bình an thịnh vượng. Sự tích của các vị đã bao năm cất kín trong cõi u minh và lung linh hiển hách trong đầu óc người dân, nay tập hợp lại và công bô' rộng rãi, nếu có gì không phải, cúi lạy xin các vị hãy rộng lòng tha thứ cho cái tội bất kính của kẻ hậu sinh này. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn Viện Nghiên cứu Hán nôm, Viện thông tin khoa học xã hội, Thư viện Nghệ An và đông đảo bạn bè xa gần đã giúp đỡ việc tìm kiếm tư liệu cũng như đóng góp ý kiến cho tập sách này. Xin cảm ơn hai thầy giáo Phạm Nhượng và Nguyễn Sĩ Cẩn đã không ngại tuổi già sức yếu dịch cho chúng tôi những bản thần tích bằng chữ Hán. Xin cám ơn các bạn Trần Minh Siêu, Đào Tam Tịnh, Trương Đức Thành, Nguyễn Doãn Hương đã cung cấp cho một số tư liệu và viết cho một số bản thần tích. Vinh, tháng 3 năm 2000 Ninh Viết Giao 10
  11. PHẦN MỘT: TỔNG LUẬN VỀ TỤC THÒ THẦN VÀ THẦN TÍCH Ở NGHỆ AN 11
  12. PHẦN MỘT: TỔNG LUẬN VỂ TUC THỜ THẦN VÀ THAN TÍCH Ở NGHỆ AN A. TRƯỚC KHI TÌM HIỂU THẨN TÍCH. I. THẨN TÍCH LÀ GÌ? a) Thần tích và thần thoại. Nói ngắn gọn, thần tích là sự tích về các thần. Nguyễn Đổng Chi trong “Lược khảo về thần thoại Việt Nam ” cũng định nghĩa: “Thần thoại là sự tích về các thần”(,). Nhưng thần trong thần thoại với thần trong thần tích có gì khác nhau. Thần trong thần thoại của người nguyên thủy là do quan niệm vạn vật đều có linh hồn mà xuất hiện. Thần là lực lượng siêu tự nhiên đối với con người. Hoạt động của thần thường là tự do, phóng khoáng, chất phác, vô tư. Nhưng rồi xã hội ngày càng tiến triển thì bộ mặt thần thoại cũng có sự thay đổi. Tri thức con người ngày một (1) Ban V ă n s ử Địa, H à Nội xuất bàn n ă m 1956, trang 10. 13
  13. phát đạt, đời sống đỡ chật vật, con ngưòi dần dần trở thành trung tâm của vạn vật. Lúc bấy giờ, thiên nhiên phải phục vụ cho con người. Nhất là khi xã hội có giai cấp thì thần được tô điểm lại. Thần không còn như trong thần thoại mà phần nhiều chịu sự chi phối của tín ngưỡng tôn giáo, của sự lễ bái. Tiếng “thần” hay đi đôi với tiếng “thiêng”. Tuy vẫn còn mang ít nhiều yếu tố hoang đường, quái đản, song hoạt động của thần không còn chất phác, vô tư mà thường là hẹp hòi, ích kỷ, thiếu tự nhiên, vì đã bị xuyên tạc, tô vẽ lại. Thần lúc này cũng có đẳng cấp. Thần cũng có những tính tình yêu ghét, mừng giận như con người. Một sô thần lại có những tính xấu như thích cúng lễ, thích đền thờ to, đồ tế khí đẹp, ưa cầu cạnh. Người ta nói đến thần, vì thần vẫn không những mang tính công minh chính trực mà còn là niềm hy vọng không giáng tai họa và tiến lên một bước là có thể ban cho họ phúc huệ. Thần đã trở thành kẻ bảo hộ cho con người. Đó là thần trong thần tích. Thần trong thần tích không còn là do trí tưởng tượng lãng mạn của con người sáng tạo ra mà đã thuộc về thế giới tâm linh. Chúng ta biết: “Thế giới tâm linh là thế giới của cái thiêng liêng, mà ở đó chỉ có cái cao cả, lương thiện và đẹp đẽ mới có thể vươn tới. Cả cộng đổng tôn thờ và cô kết nhau lại trên cơ sở của cái thiêng liêng ấy".(1) Cái thiêng liêng ấy chính là thần. (1) Vũ T ự Lập ch ủ biên - V ã n h ó a và c ư dân đ ồ n g b ằ n g s ô n g Cửu Long N h à xuất bản K H X H , Hà N ội, 1991 14
  14. Trong sách L ễ ký có một đoạn viết về thần mà định nghĩa như sau: "Nguời ta chí chét thể xác, còn lại tinh anh, tinh thần. Nếu là người bình thường thì tinh thần đó tan biến vào không trung, nếu là người khi sống có nhiêu tài ba công đức, thì tinh thần đó sẽ thành thần, mãi mãi có tác động phù trợ ngưòi sống, nên người sống phải thờ tế thần"
  15. có tâm linh. Một người mất trí không còn khả năng suy nghĩ, thì trong đầu người ấy chẳng có cái gì, cũng chẳng có tâm linh. 2. Tâm linh là phần thiêng liêng trong ý thức con người. Y thức con người có nhiều, ý thức vể cộng đồng ý thức về vãn học, ý thức về toán học,... Còn ý thức tâm linh là ý thức về cái thiêng liêng cao cả.(". Như vậy, thần thuộc về thê giới thiêng liêng cao cả thế giới trừu tượng vô hình, nhưng có sức mạnh lạ kỳ, có nhiều linh dị lại công minh chính trực, sáng suốt; thế giới mà con người phải có niềm tin để cầu mong phù hộ cho ban thân mình, gia đình mình, cộng đồng mình được bình yên, mạnh khỏe, ăn nên làm ra, không ốm đau bệnh tật, không gặp nhiều điều bất hạnh. Thần phải phán xét trừng trị những kẻ độc ác, bất nhân làm những điều sai trái tội lôi, đổng thời báo mộng, hiển ứng cho dân làng biêt trước đê tránh những tai họa đang dẫn tới và điều lanh, điêu tôt đẹp sẽ thăng hoa. Nói chung là như vây. Thần được thể hiện ở một biểu tượng cụ thể. Vậy thần tích là những sự tích thuộc về quỉ thần từ những sự tích của quí thần ấy ta hiểu về thế giới tâm linh, về cái thiêng liêng cao cả, về niềm tin, về những quan niệm, về lòng cầu mong, niềm biết ơn, về sự gắn bó giữa những người trong một cộng đồng cùng thờ một VỊ thần hay những vị thần để mong được bảo trợ, phù hộ. Muôn hiểu thần và Thành hoàng phải biết thần tích. Có (1) T h e o "V ăn h ó a tâm linh" củ a N g u y ề n Đ ă n g Duy, N hà xuất bán Hà Nội, 1998, tra ng \5 16
  16. thân và Thành hoàng mới có thán tích. Thần tích không phái là một thể loại văn học như thần thoại, ít nhiều nó có màu sác vãn học dân gian mà chúng tôi sõ nói sau. b) Thần, thánh, ma, quỉ. Trong ngôn ngữ thông thường của nhân dân ta, từ “thần” thường đi đôi với qui thần, thần thánh. Phải nói nga} rằng, người ta ai chết đi đều hóa thành ma, Theo “Từ điển tiếng Việt” : “ Ma là sự hiện hình của người chết, theo mê tín”m. Từ ma thường có ý nghĩa xấu: “xấu như m a”, ‘ Bói ra ma, quét nhà ra rác”, “ Sợ ma không dám đi đêm” ,... Những từ đồng nghĩa với “m a” là: quỉ, tà, tinh, quái.... khi phát ngôn, nhân dân thường ghép các từ trên như ma quỉ, ma tà, ma quái, tinh ma,... Nguyễn Du nói về Hoạn Thư, vợ Thúc Sinh trong truyện Kiều: “ Vợ chàng quỉ quái tinh ma...”. Riêng từ “quỉ” thường được ghép với từ “thần”, đó là “quỉ thần” như đã nói trên. Theo tư duy của người xưa: “ Quỉ thần là những sinh linh thánh thán hoặc có một quyền lực nào đó, giống như những vị thần.(2). Qui thần của một người nào đó cũng được đồng nhất hóa với ý chí của thượng đế, với số mệnh của người ấy. Về sau, từ này được dùng để chỉ những vị thần hạ đẳng và cuối cùng để chí những tà ma... Đối với nhiều dân tộc, “quỉ thần là những sinh linh tồn tại riêng biệt và nhiều vô kể, quay cuồng ở khắp mọi nơi, làm cả điều hay và điều dở, khác với quan niệm về quỉ thần bên (1) N h à xuất b á n Khoa học xã hội, Hà Nội, 19X8, H o à n g Phê c h ủ biêr (2 ) T ừ diên văn h ó a biếu tượng t h ế giới, N X B Đà N ẵ n g , 1997
  17. trong con người, coi như biểu tượng của mối liên hệ đặc biệt giữa con người với một lương tri cao cấp hơn, đôi khi đóng vai trò hộ mệnh”(3). Như vậy quỉ là ma mà thần cũng là ma. Nhưng “quỉ” đặc biệt là quỉ dữ là biểu tượng của cái ác, “tượng trưng cho tất cả những sức mạnh gây rối loạn, làm mờ ám, suy yếu lương tri và làm thoái lui về tình trạng bất dịch của xã hội”(4). Quỉ dữ là trung tâm đen tối, là lực lượng gây tội ác, chết chóc, gieo bất hạnh cho con người. Quỉ dữ như quỉ nhập tràng, quỉ hút máu, quỉ Phạm Nhan, quỉ Ngô Bát Ngạo,... đối lập với thượng đế với thánh thần, là trung tâm của ánh sáng, là lực lượng bảo trợ, phù hộ cho con người. Theo “Từ điển văn hóa biểu tượng thế giới” : “Thần xuất hiện như một bản sao của cái tôi và còn có thể như .nột con người tách rời bảo vệ cho cái tôi”, “thần là trực giác của người đó, là tiếng nói của một lương tri siêu lý trí”. Như vậy thần cũng là người, cái “bản thể tinh thần tồn tại trong mỗi con người. Người chết ra ma, nhưng không phải ai cũng thành thần, phải có bản lĩnh cao cường, có công đức lớn lao hoặc chết vào giò' thiêng mới thành thần. Nho giáo căn cứ vào thuyết “âm dương” mà giải thích sự hình thành Trời, Đất, muôn vật; trong muôn vật có thánh, thần, người, ma, quỉ,... “Trong vũ trụ lúc âm dương đã phân định thì cái khí khinh thanh (nhẹ và trong) lên làm trời, cái khí trọng trọc (nặng và đục) xuốr, ĩ làm đất, ở giữa khoảng trời đất âm dưưng điéu hòa với nhau sinh ra muôn vật. Vật nào bẩm thụ được nhiều (3) T ừ đ i ế n vãn hóa hiếu tư ợng t h ế giới, N X B Đà N ẵng , 1997. (4) T ừ đ i ể n văn hóa biếu tư ợng t h ế giới, N X B Đ à Nẵng, 1997. 18
  18. thanh khí thì làm thần, làm thánh, vật nào bẩm thụ được ít thì làm người hay các loài khác” (Theo Nho giáo của Trần Trọng Kim)1' 1. Maspéro tong “Đạo giáo và các tôn giáo Trung Quốc” viết: “ Mọi vị thần, lớn hay nhỏ, đều là những con rmười, mà sau khi chết, vì những lý do khác nhau, được đưa lên làm thần”(l). Đó là ông nói về các nhân thần. Còn thánh, theo “Hán Việt từ điển” của Đào Duy Anh: “Thánh là người hiểu thấu mọi việc, là người có học thức và đạo đức rất thâm cao” . Nhân dân thường tôn xưng những người này là thánh hiền, thánh nhân. Từ thánh còn được dùng để tôn xưng ông vua, vị Hoàng đế nào đó, như: Thánh hoàng, thánh đế, thánh thượng,... Như vậy thần và thánh, trước hết là những con người. Quả như dân gian đã nói: Thần là ai, thần là ta, C òno minh chính trực chết ra ma được làm thần. Cũng theo Maspéro trong sách đã dẫn, ông chia các vị thần thánh các bậc như sau: - Ngọc Hoàng: Ngọc Hoàng hay Ngọc Hoàng Thượng Đ ế là vị thần tối cao, người chủ tối thượng của các vị thần khác. Ngọc Hoàng được hình dung như người ngồi trên ngai vàng, mặc đại triều phục: áo dài thêu rồng, đội miện Hoàng Đế tựa như một miếng ván nhỏ có treo ( 1 ) Sự th ờ c ú n g thần linh và tổ tiên, đ i ề u nên, điéu k h ô n g nên, N g u y ễ n Sĩ C ấ n , in t r o n g Kỷ yếu hội th ảo k h o a h ọ c “ Văn hóa truyền th òng các tinh Bắc T r u n g B ộ ” , N X B K hoa h ọ c xã hội, H à Nội, trang. 312. ( 1 ) “ Đ ạ o g i á o và c á c tôn g i á o T r u n g Q u ố c " N hà xuất b ả n K hoa học xã hợi, H à N ội, 2 0 0 0 , tr. 157. 19
  19. 13 chuỗi ngọc màu. xáu chỉ đỏ ở đàng trước và đàng sau, hai tay bưng một bài vị theo nghi lễ Hoàng Đế gọi là “Khuê” . Ngọc Hoàng thường có một triều đình với những quan chức cao cấp như Nam Tào, Băc Đẩu, những viên tướng, nhân viên, lính gác,... Như vậy, Ngọc Hoàng mà nhân dán thường gọi là Ông Trời, đã được hình dung như một thần linh cá nhân, một Hoàng Đế thiên giới rất hùng mạnh cai quản cả tam thế giới là Thiên giới, Địa giới và Ảm giới. - Dưới Ngọc Hoàng Thượng Đế có các vị thần như thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng. Hai thần này đều được gọi là Thánh Vương. Ngoài ra có các Lôi Công, Điện Mẫu, Vũ Sư, Phong Bá và các Long Vương, v.v... Để giúp Ngọc Hoàng Thượng Đ ế cai quản mặt đất có các vị Thánh Đế, thần núi Thái Nhạc, thần núi Ngũ Lĩnh, thần núi Hoa Sơn, thần núi Hàng Sơn, v.v... Maspéro cho đều là những Thánh Đế. Các Thánh Đê này được coi như những thần chủ trì đòi sống con người nơi trần giới theo quyền trượng của Ngọc Hoàng. Dưới các Thánh Đ ế có các vị thần cai quản, chăm sóc dân chúng « các địa hạt hành chính nhất định tức thán - thành hoàng mà chúng tôi sẽ nói sau. Nằm trong hàng thánh còn có những thần siêu việl như Khổng Tử, Lão Tử,... Khổng Tử được coi lì' ông thánh chí nhân trong đạo Nho. Trong quan niệm của dân gian, Thánh ở vị trí cao hơn Thần. Ở Việt Nam, Tản Viên, Ông Gióng, Trần Hưng Đạo,... đều được tôn là bậc thánh. Trong đời sống hàng ngày, nhân dân làng nào đổ 20
nguon tai.lieu . vn