Xem mẫu

Tham vấn thanh thiếu niên 1. ĐẠI HỌC MỞ - BÁN CÔNG TPHCM KHOA PHỤ NỮ HỌC THAM VẤN THANH THIẾU NIÊN Các Tác giả: KATHRYN GELDARDø & DAVID GELDARD Dịch và hiệu đính: Nguyễn Xuân Nghĩa & Leâ Lộc 2002 2. PHẦN 1 TÌM HIỂU TUỔI THANH THIẾU NIÊN 1. TÍNH CHẤT TUỔI THANH THIẾU NIÊN Có nhiều nhà tham vấn chuyeân nghiệp chỉ làm việc với các thanh thiếu nieân và họ đạt được thành công và mãn nguyện với công việc của mình. Tuy nhieân, cũng có những nhà tham vấn ngại làm việc với các thanh thiếu nieân. Có lẽ vì họ thấy khó làm việc với thanh thiếu nieân hoặc vì các kết quả không được khích lệ. Dù khó làm việc với một số thanh thiếu nieân, việc tham vấn cho lứa tuổi này thật thích thú, đầy thách thức và có hiệu quả, miễn là ta hiểu biết và tôn trọng một số nguyeân tắc cơ bản. Các nguyeân tắc và thực hành cần thiết cho việc tham vấn thanh thiếu nieân không phức tạp hoặc khó khăn, nhưng về nhiều mặt có sự khác biệt to lớn với những điều cần thiết trong tham vấn trẻ em hoặc người lớn. Chỉ cần nhận biết cách thức khác biệt cần thiết là có thể đạt tới thành công và mãn nguyện. Để giúp đỡ thanh thiếu nieân một cách có hiệu quả, chúng ta cần hiểu biết tính chất của tuổi thanh thiếu nieân và các quá trình phát triển lieân hệ. Khi sự hiểu biết này được mở rộng, chúng ta sử dụng phương pháp tham vấn tieân phong. Phương pháp này được thiết kế để đối chiếu quá trình phát triển tuổi thanh thiếu nieân. Làm cách này, ta có sự ăn khớp giữa quá trình tham vấn với các kinh nghiệm rieâng của thanh thiếu nieân. Điều này giúp nhà tham vấn kết hợp hài hòa với các em để tạo neân mối quan hệ công việc cùng có lợi. Trong phần 1 sách này chúng ta sẽ thảo luận về các quá trình phát triển diễn ra trong tuổi thanh thiếu nieân và sẽ xem xét ảnh hưởng của nhiều tác nhân kích thích từ beân trong và beân ngoài, đa

dạng đối với sự phát triển tuổi thanh thiếu nieân. Chúng ta sẽ bắt đầu cuộc thảo luận trong chương này bằng việc xem xét vấn đề “thanh thiếu nieân là gì?”, tiếp đó là xem xét sự phát triển ở lứa tuổi thanh thiếu nieân. Sách này chủ yếu không phải là một luận văn lý thuyết, mà là một tập sách hướng dẫn thực hành cho các nhà tham vấn muốn làm việc với thanh thiếu nieân. Đây là sách dùng kèm với sách “Tham vấn Trẻ Em : Hướng dẫn Thực hành” (Geldard and Geldard, 1997). Các bạn đọc nào muốn xem lại lý thuyết về phát triển tuổi thanh thiếu nieân sâu hơn có thể tham khảo Dacey and Kenny (1997), hai tác giả này đã neâu leân những đóng góp của một số lý thuyết gia quan trọng, gồm có G. Stanley Hall, Sigmund Freud, Ruth Benedict, Margaret Mead, Albert Bandura, Robert Havighurst, Abraham Maslow, Erik Erikson và Richard Lerner. Tuổi thanh thiếu nieân là gì ? Câu hỏi “tuổi thanh thiếu nieân là gì ?” là một câu hỏi về định nghĩa, và tính chất chính xác của định nghĩa có vẻ thay đổi tùy mỗi nền văn hóa. Trong sách này chúng ta sẽ xem xét tuổi thanh thiếu nieân là một giai đoạn trong đời người giữa tuổi thiếu nhi và tuổi thành nieân. Đó 3. là thời kỳ phát triển con người mà một thanh thiếu nieân chuyển từ sự tùy thuộc sang độc lập, tự quản và trưởng thành. Thanh thiếu nieân chuyển từ chỗ là một thành phần của nhóm gia đình thành một thành phần của nhóm cùng lứa tuổi và độc lập thành một người lớn. (Mabey and Sorenson, 1995) Nói chung, trong xã hội phương Tây, cuộc chuyển biến qua tuổi thanh thiếu nieân từ thiếu nhi đến thành nieân gồm nhiều điều chứ không phải chỉ là một chuổi thay đổi theo đường thẳng. Đây là một cuộc biến đổi tuần tự nhiều chiều, hoặc là một cuộc biến đổi tuần tự của con người từ một thiếu nhi thành một con người mới, một người thành nieân. Tuy nhieân, điều quan trọng cần lưu ý là những đổi thay cần thiết nơi thanh thiếu nieân trong tuổi thanh thiếu nieân khác nhau tùy nền văn hóa. Chẳng hạn như trong một số nền văn hóa các trò chơi đóng vai cho trẻ em và người lớn đều giống

nhau. Người ta có thể mong muốn trẻ em khi còn rất nhỏ thực hiện công việc như lao động thật vì phúc lợi của gia đình. Cũng có một số nền văn hóa trong đó số năm được giáo dục trước khi làm việc thật là ngắn. Trong những nền văn hóa ấy việc chuyển từ trẻ em sang người lớn có vẻ ít thách thức hơn. (Mead, 1975) Tuổi thanh thiếu nieân gồm một quá trình trải qua một thời kỳ quan trọng trong đời sống con người. Tuy nhieân, có những khác biệt nơi mỗi cá nhân, với một số trẻ chuyển qua thời kỳ thanh thiếu nieân nhanh hơn các trẻ khác. Lứa tuổi thanh thiếu nieân trải qua nhiều thách thức khi gặp những đổi thay sinh học, tâm lý và xã hội. Các quá trình thay đổi quan trọng phải diễn ra từ beân trong thanh thiếu nieân thì mới có thể đối mặt với những thách thức này một cách thích nghi và thành công. Khi một thanh thiếu nieân không thể đương đầu và giải quyết thành công một thách thức về phát triển, có thể sẽ xảy ra hậu quả bất lợi về tâm lý, tình cảm và hành vi. Công tác tham vấn có thể giúp ích trong các điểm này khi nhà tham vấn giúp thanh thiếu nieân tìm những cách thức mới để tiến tới một cách thích nghi trong cuộc hành trình phát triển cần thiết. Như sẽ thảo luận đầy đủ ở Chương 5, một số thanh thiếu nieân thành công hơn các em khác trong việc đối mặt và giải quyết các thách thức của tuổi thanh thiếu nieân; các em chịu đựng tốt hơn và có cách thức ứng phó tốt hơn. Điều này có lẽ một phần nhờ ở đặc điểm cá nhân, một phần nhờ tiền sử bản thân và môi trường hiện có. Sự phát triển của thanh thiếu nieân được xem xét theo những thách thức đương nhieân xảy ra sau đây : Những thách thức sinh học • Những thách thức về nhận thức • Những thách thức về tâm lý • Những thách thức về xã hội • Những thách thức đạo đức và tinh thần • Những thách thức sinh học ở lứa tuổi thanh thiếu nieân 4. Tuổi thanh thiếu nieân bắt đầu với sự kiện lớn leân đúng nghĩa được gọi là sự dậy thì. Sự dậy thì lieân hệ tới những hiện tượng sinh lý như hiện tượng kinh nguyệt lần đầu ở bé gái và xuất tinh lần đầu ở bé trai. Các sự việc này

báo hiệu bước đầu của một quá trình thay đổi sâu sắc về cơ thể (Colarusso 1992). Dù đây là một quá trình lớn leân bình thường nó cũng có thể tạo neân nhiều khó khăn cho cá nhân. Đây đặc biệt có thể là trường hợp xảy ra với một thanh thiếu nieân sớm dậy thì hoặc sự dậy thì chậm lại đáng kể. Trong những tình huống này, thanh thiếu nieân có thể trải qua một mức căng thẳng khó chịu. Hậu quả có thể là sự đánh giá thấp bản thân và tự nhận định bản thân kém khiến các em cảm thấy vụng về và thiếu tự tin. Những thay đổi sinh học ở lứa tuổi thanh thiếu nieân đưa tới những thay đổi sinh lý, những thay đổi tính dục và những thay đổi tình cảm. Những thay đổi sinh lý Ở tuổi thanh thiếu nieân diễn ra những thay đổi lớn về sinh lý. Các em tăng chiều cao, trọng lượng và sức khỏe, phát triển tính dục và về vóc dáng. Các bé gái nở vú, bé trai bễ giọng, mọc lông, và những thay đổi xảy ra ở cơ quan sinh dục. Những thay đổi sinh lý này diễn ra trong một khoảng thời gian. Chúng xảy ra ở những tuổi khác nhau và ở những mức độ khác nhau nơi thanh thiếu nieân khác nhau. Kết quả là có thể có những vấn đề làm cho các em cảm thấy bối rối, ngượng ngùng, vụng về và không theo nhịp với các bạn cùng lứa tuổi nhưng phát triển ở mức độ khác. Vì vậy không có gì lạ khi nhiều thanh thiếu nieân thieâu nữ lo lắng nhiều về vóc dáng của mình. Những thay đổi tính dục Những sự gia tăng quan trọng và đầy ý nghĩa của các hóc-môn tính dục xảy ra trong tuổi dậy thì. Điều này không những dẫn tới những thay đổi nơi thân thể như mô tả ở treân mà còn kích thích sự gia tăng bừng dậy, ham muốn và đòi hỏi tính dục ở cả trẻ trai và trẻ gái. Những thay đổi này có thể là nguyeân nhân sự khó chịu nơi thanh thiếu nieân. Do sự bừng dậy của động cơ tính dục, thanh thiếu nieân phải đối diện với những vấn đề tính dục cá nhân và nhận thức về giới tính của mình. Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng tới các quyết định của trẻ về các mối quan hệ. Ở giai đoạn đầu của tuổi thanh thiếu nieân, trẻ có khuynh hướng tạo mối quan hệ gần gũi với các bạn đồng giới tính vì các em cảm thấy an toàn hơn với các bạn này (Blos, 1979). Ngoài ra, đây là một phần

của quá trình rời xa sự tùy thuộc vào cha mẹ và gia đình. Vào thời gian này, một số trẻ sẽ dự vào việc thử nghiệm tính dục với bạn bè. Tuy nhieân, đối với một số trẻ khác, những cảm giác tính dục ở tuổi thanh thiếu nieân bước đầu được giải quyết bằng tưởng tượng và thủ dâm. Giai đoạn đầu của tuổi thanh thiếu nieân tieâu biểu léo dài từ 11 đến 14 tuổi. Từ giai đoạn này các em lần hồi chuyển sang giai đoạn sau của tuổi thanh thiếu nieân tieâu biểu kéo dài từ 15 tới 18 tuổi. Giai đoạn đầu và giai đoạn sau được phân biệt bằng những dị biệt về nhận thức, suy nghĩ về đạo đức và xã hội (Dacey and Kenny, 1997). 5. Giai đoạn sau của tuổi thanh thiếu nieân, với việc chấp nhận thân thể mới trưởng thành về sinh lý và tính dục, có sự chuyển dần, nơi phần lớn các em bé, tới các mối quan hệ khác phái. Theo Colarusso (1992), ở giai đoạn sau của lứa tuổi thanh thiếu nieân nhiều trẻ đã sẵn sàng về tâm lý cho cuộc sống tính dục tích cực kể cả giao hợp. Ở giai đoạn này một số trẻ có thể bắt đầu tìm hiểu sở thích tính dục của mình và giải quyết về đồng tính luyến ái. Vì xã hội nói chung có xu hướng dị ứng với đồng tính luyến ái, neân những phát hiện ấy có thể gây âu lo, đặc biệt nếu quyết định là chọn một bạn tình cùng giới tính (Mabey and Sorensen, 1995). Về sự phát triển tính dục, một số em gặp khó khăn trong bước tiến từ giai đoạn ban đầu sang giai đoạn sau. Đây có thể vì các em không tách được tính dục của rieâng các em ra khỏi cha mẹ. Kết quả là các em có thể rơi vào những tưởng tượng tính dục vô bổ, khiến các em không thể hướng tới những bạn tình ngoài vòng loạn luân (Colarusso, 1992). Khi nhận xét sự phát triển tính dục, điều quan trọng cần nhận biết là kinh nghiệm tính dục sớm không phải là dấu chỉ của bước phát triển nhanh. Thật ra, nó có thể là dấu chỉ của sự chấn thương tính dục của thời nieân thiếu. Những thay đổi tình cảm Suốt lứa tuổi thanh thiếu nieân, sự gia tăng các hóc-môn tình dục có thể ảnh hưởng trạng thái tình cảm của thanh thiếu nieân. Tuy nhieân sẽ là sai lầm nếu cho rằng chỉ có các hóc-

nguon tai.lieu . vn