Xem mẫu

  1. Teens và những cách học “chết người” 1. Học thuộc lòng kiểu “nhìn” Có một bộ phận nhỏ trong số chúng ta có thói quen học thuộc l òng bằng cách “nhìn”. Nhất là đối với những teen đêm trước trót lỡ quên học bài, tranh thủ giờ nghỉ tiết hay giờ ra chơi để “nhìn qua” trước khi bước vào tiết học tiếp theo có môn trả bài. Bạn tập trung nhìn vào quyển tập lâu một chút, bài học ngay lập tức được “in” vào trí nhớ trong vài phút và bạn yên tâm nghĩ rằng: ”Okay..Dễ quá! Chỉ mất vài phút thôi mà! “…Nhưng đó chỉ đơn giản là bạn “cảm giác” rằng mình đã thuộc. Còn thực tế là khi lên trả bài cho thầy cô, hay khi kiểm tra giấy với khoảng thời gian ngắn ngủi, sự bất ổn về tâm lý sẽ khiến những con chữ những tưởng đã “in” vào đầu bạn bay đi đâu mất! Kiểu học này không những nguy hiểm đối với những môn học bài như sử, địa mà còn nguy hiểm đối với những môn tự nhiên như toán, lý với hàng mớ công thức đòi hỏi bạn phải “in sâu” trong đầu. N.L (THPT.Y) nói: ”Mình cũng từng có thói quen học bằng cách nhìn qua bài môn sử trước giờ trả bài mỗi tiết. Khi đó rõ ràng là mình đã nhớ. Vậy mà khi lên trả bài thì mình lên lại không thể nhớ một cái gì…”. Thế nên cách học này chỉ thực sự có hiệu quả khi bạn thật sự nắm vững kiến thức và đã “gạo” qua vài lần để đảm bảo rằng kiến thức cần học đã nằm hoàn toàn trong đầu bạn. Vì vậy, hãy dành thời gian hợp lý cho những thứ được tick dấu “cần học thuộc lòng”. Và chỉ thực sự gọi là thuộc khi bạn đóng tập lại, lấy một tờ giấy trắng và bạn có thể tóm ý một cách rành mạch tất cả những gì bạn đã học.
  2. 2. Học nhờ “thuốc hỗ trợ”.. K.T (THPT.Y) có sức học chỉ thuộc loại khá nhưng cô bạn lại là niềm tin và hi vọng của ba mẹ. Vì thế K.T ngoài áp lực lớn trong học tập, cô bạn phải gánh chịu thêm áp lực “vô hình” từ họ hàng. Có lẽ vì tâm lý nặng nề đã khiến cho K.T hay cảm thấy đau đầu và “học bài khó vào” mỗi khi ngồi vào bàn học, tệ nhất là đối với môn sử - một môn đòi hỏi phải nhớ những con số ngày tháng năm. Giải pháp mà mẹ K.T đưa ra là cho cô bạn uống một loại “thuốc bổ nhập từ Mỹ”. Tác dụng của nó khiến cho K.T mỗi khi uống xong thì “học bài dễ như bỡn” nên cô bạn cảm thấy rất phấn chấn vì nghĩ mình không còn gặp khó khăn với môn học bài nữa dù giá của mỗi lọ thuốc vượt lên đến tới 6 chữ số. Một thời gian dài sau đó, K.L dần ”nghiện” loại thuốc này. Không uống, cô bạn cảm thấy đau đầu dữ dội hơn trước khi dùng thuốc. Và cứ trước giờ học bài, L.lại phải nhờ đến thuốc để có thể “học bài vào”. Việc lạm dụng này khiến cho L. ngày càng phụ thuộc hoàn toàn vào lọ thuốc tưởng chừng như “thần dược” kia.. Nguyên nhân là do trong thành phần của thuốc có chứa một loại chất kích thích khiến não hoạt động hưng phấn trong một thời gian ngắn. Và nó hoàn toàn không phù hợp với một người hoàn toàn bình thường như K.L. Nếu cảm thấy khó khăn trong việc học, hãy tìm đến thầy cô hay bạn bè để đề xuất cách học hiệu quả. Nếu có vấn đề về sức khỏe, hãy đề nghị bố mẹ dắt bạn tới một địa chỉ y tế uy tín. Và đừng nên lạm dụng bất kì một loại thuốc nào được cho là “giúp bạn học tốt hơn” nếu không biết rõ nguồn gốc hoặc không có hướng dẫn rõ ràng của bác sĩ. 3. Học kiểu “chỉ nghe là đủ!”
  3. Cách học này thường xảy ra ở một số teen “lười chép bài” hoặc quá tự tin vào khả năng “nghe đâu hiểu đó” và “học thuộc ngay tại lớp” của mình. Và sẽ càng phổ biến hơn nếu thầy cô bộ môn là những người dễ tính, hiếm khi kiểm tra tập học sinh. Chắc bạn hiểu tại sao thầy cô vẫn luôn yêu cầu bạn phải viết bài đầy đủ vào tập chứ? Vì đó là cách khiến cho sau này khi ôn tập hay quên,bạn có thể giở ra và xem lại. T.P là một ví dụ. Anh bạn tuy có khả năng tiếp thu khá nhạy so với bạn c ùng lớp nhưng lại rất lười chép lại bài vào tập. Kiểm tra 15 phút, bài của T.P lãnh ngay một con 2 dù ý chính của anh bạn hoàn toàn khớp với những bạn điểm 10 nhưng chỉ thiếu duy nhất một câu “lưu ý” nhỏ xíu. Có thể khi nghe giảng bài trên lớp, bạn thông hiểu hết những gì thầy cô giảng. Kiến thức đó khá rộng nhưng bạn tự tin là mình “nắm được ý chính” mà quên rằng mình còn đang bỏ qua một số lặt vặt mà đôi khi cũng khá quan trọng mà bạn có thể “quên” nếu bạn không chép bài đầy đủ. 4. Kết Dù cho là cách học nào thì cũng phải luôn đảm bảo tiêu chí ”Căn bản - Đầy đủ - Hiệu quả”. Kiến thức là nền tảng lâu dài chứ không phải chỉ là nhất thời nên bạn cần phải nắm cho sâu, cho kĩ để sau này có được một “nền tảng” vững chắc để có thể học cao hơn.
nguon tai.lieu . vn