Xem mẫu

  1. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 MUÏC LUÏC THÔNG BÁO KHOA HỌC Ảnh hưởng của điều kiện chiết xuất bằng nước với sự hỗ trợ siêu âm đến hoạt tính 3 chống oxy hóa của dịch chiết từ hải miên Ircinia mutans Huỳnh Nguyễn Duy Bảo, Nguyễn Khắc Bát Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng cá Nhụ (Eleutheronema rhadinum) 11 tại vùng ven biển Bắc Trung bộ Tạ Thị Bình, Nguyễn Đình Vinh, Thái Hoàng Dương, Chu Chí Thiết Nghiên cứu sản xuất dầu thô từ trái bơ trồng tại Đăk Lăk 18 Thái Văn Đức, Phan Thị Khánh Vinh, Trần Thanh Giang Kết quả nghiên cứu xây dựng nội dung khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản 25 Phan Trọng Huyến, Vũ Kế Nghiệp, Nguyễn Thị Hoa Hồng Phân tích khả năng sinh lợi của nghề nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng tại tỉnh 32 Quảng Ngãi Lê Kim Long, Phạm Thị Thanh Bình Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của góc phun sớm nhiên liệu B15 đến chỉ tiêu kinh tế 41 và môi trường của động cơ Diesel Mai Đức Nghĩa, Nguyễn Ngọc Cảnh, Lê Xuân Chí Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều dài và chiều rộng tấm tôn bao vỏ tàu thủy đến biến dạng 47 góc, biến dạng dọc khi hàn giáp mối Bùi Văn Nghiệp Nghiên cứu hoàn thiện vàng câu tầng đáy khai thác mực vùng biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa 55 Trần Đức Phú Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng cá Thiều (Arius thalassinus Ruppell, 1837) 62 Trần Văn Phước, Nguyễn Đình Mão Nghiên cứu ứng dụng nguồn sáng đèn led tập trung cá trên tàu lưới vây xa bờ ở tỉnh 69 Quảng Nam Nguyễn Đức Sĩ Nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật để lựa chọn các mẫu tàu du lịch cao tốc có 76 tính năng tốt Trần Gia Thái Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt lúa giống om 4900 theo thời gian 87 bảo quản Nguyễn Đức Thắng, Mai Thị Tuyết Nga
  2. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 Nghiên cứu ứng dụng enzyme protamex để thủy phân cá Trích (Sardinella gibbosa) 93 thu dịch đạm Trần Thị Bích Thủy, Đỗ Thị Thanh Thủy Điều kiện ủ thích hợp và khả năng thủy phân tinh bột và protein trong bã sắn của chủng 101 Bacillus subtilis C7 Phạm Hồng Ngọc Thùy, Nguyễn Thị Thanh Hải, Nguyễn Minh Trí Nhận thức của người tiêu dùng về trách nhiệm xã hội của Công ty Yến sào quyết định đến 107 hành vi mua hàng Hoàng Thu Thủy Nghiên cứu xác định cường lực khai thác bền vững tối đa cho đội tàu khai thác hải sản 116 ở vùng biển vịnh Bắc Bộ Nguyễn Phi Toàn, Hoàng Hoa Hồng, Nguyễn Long Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sinh trưởng, hàm lượng protein và lipid của 124 tảo Spirulina platensis Geitler, 1925 nuôi trong nước mặn Trần Thị Lê Trang VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI Nghề nuôi cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) ở đồng bằng sông 130 Cửu Long trước thách thức của biến đối khí hậu và các biện pháp thích ứng Nguyễn Lâm Anh Giảm tiêu hao xăng cho xe gắn máy bằng phương pháp điều chỉnh chế hòa khí 138 Phùng Minh Lộc, Đoàn Phước Thọ Một số giải pháp góp phần khai thác an toàn và hiệu quả hệ động lực tàu cá 143 Nguyễn Đình Long Xây dựng công thức tổng hợp động học cơ cấu biên tay quay 149 Trần Ngọc Nhuần Trách nhiệm xã hội về môi trường của ngành thủy sản hội nhập quốc tế 153 Tô Thị Hiền Vinh
  3. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN CHIẾT XUẤT BẰNG NƯỚC VỚI SỰ HỖ TRỢ SIÊU ÂM ĐẾN HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA DỊCH CHIẾT TỪ HẢI MIÊN Ircinia mutans EFFECTS OF ULTRASOUND-ASSISTED AQUEOUS EXTRACTION CONDITIONS ON ANTIOXIDANT ACTIVITY OF EXTRACTS FROM MARINE SPONGE Ircinia mutans Huỳnh Nguyễn Duy Bảo1, Nguyễn Khắc Bát2 Ngày nhận bài: 22/01/2016; Ngày phản biện thông qua: 25/5/2016; Ngày duyệt đăng: 15/6/2016 TÓM TẮT Nghiên cứu này đã đánh giá ảnh hưởng của điều kiện chiết xuất bằng nước cất với sự hỗ trợ siêu âm đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ hải miên Ircinia mutans dựa vào hoạt tính khử gốc tự do DPPH và tổng năng lực khử. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nguyên liệu/nước cất, thời gian, nhiệt độ và số lần chiết có ảnh hưởng đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ hải miên. Nghiên cứu đã xác định được điều kiện chiết xuất thích hợp để thu được dịch chiết từ hải miên có hoạt tính chống oxy hóa cao là tỷ lệ nguyên liệu/nước cất: 1/6; thời gian chiết: 15 phút; nhiệt độ chiết: 30oC; số lần chiết: 3 lần. Từ khóa: Hải miên, hoạt tính khử gốc tự do, tổng năng lực khử, hoạt chất sinh học ABSTRACT This study evaluated the influence of aqueous extraction conditions assisted by ultrasound on antioxidant activity of extracts from marine sponge Ircinia mutans through DPPH free radical scavenging activity and total reducing power. The results shown that marine sponge-to-distilled water ratio, extraction time, extraction temperature and extraction repetition affected the antioxidant activity of marine sponge extracts. The appropriate condition for antioxidant extraction from the marine sponge was sponge-to-distilled water ratio: 1/6; extraction time: 15 min; extraction temperature: 30oC; extraction repetition: 3 times. Keywords: Marine sponge, radical scavenging activity, total reducing power, bioactive compounds I. ĐẶT VẤN ĐỀ hải miên như chất chống oxy hóa, chất kháng Hải miên là một nguồn tiềm năng cho việc viêm, kháng khuẩn, chống lao, chống ung thư, nghiên cứu khai thác các hoạt chất sinh học kháng nấm, chống sốt rét, kháng virus và tự nhiên có khả năng ứng dụng trong y học kháng HIV (Mehbub và cộng sự, 2014). Hải do sự đa dạng về cấu trúc hóa học của các miên được xếp vào nhóm có chứa hoạt chất chất chuyển hóa có trong chúng. Trong những chống oxy hóa cao trong số các nguồn hoạt năm gần đây, một số nghiên cứu đã phát hiện chất chống oxy hóa trong tự nhiên. Một số ra những hợp chất có hoạt tính sinh học từ chất chuyển hóa trong hải miên có hoạt tính 1 Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang 2 Viện Nghiên cứu hải sản Hải Phòng TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 3
  4. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 chống oxy hóa cao như polypeptide, saponin, trong dịch chiết. Để chiết xuất hoạt chất chống sterol, flavonoid, glycoside và các hợp chất oxy hóa từ hải miên đạt hiệu quả cao, nghiên phenol (Halliwell, 1994; Chairman và Singh, cứu này đã tiến hành xác định ảnh hưởng của 2012). Ngoài ra, Sato và cộng sự (2006) đã điều kiện chiết xuất bằng nước cất với sự hỗ tìm thấy các hợp chất carotenoid, polyphenol, trợ siêu âm đến hoạt tính chống oxy hóa của glutathione trong một số loài hải miên, đây dịch chiết từ hải miên I. mutans nhằm tìm ra cũng là những hợp chất có hoạt tính chống điều kiện chiết xuất thích hợp để thu được dịch oxy hóa cao. chiết có hoạt tính chống oxy hóa cao. Việt Nam có điều kiện rất thuận lợi cho các II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG loài hải miên cùng với các sinh vật ký sinh trên PHÁP NGHIÊN CỨU chúng phát triển. Những nghiên cứu trước đây đã công bố có khoảng 201 loài hải miên được 1. Nguyên vật liệu và hóa chất tìm thấy ở vùng biển Việt Nam (Thai Minh 1.1. Nguyên vật liệu Quang, 2000). Trong đó, các loài hải miên Hải miên I. mutans sử dụng trong nghiên Ircinia spp. đã được các nhà khoa học quan cứu này được lấy mẫu ở vùng biển Phú Quốc, tâm nghiên cứu khai thác hoạt chất sinh học tỉnh Kiên Giang. (Kumar và Pal, 2012). Nghiên cứu của Orhan và cộng sự (2012) cho thấy dịch chiết từ các loài hải miên Ircinia spinulosa, I. fasciculata, and I. variabilis có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, khử gốc tự do 2,2 diphenyl- 1picrylhydrazine (DPPH) và ức chế acetylcholinesterase. Hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết từ hải miên I. mutans đã được Nazemi và cộng sự (2014) công bố và các protein có hoạt tính kháng khuẩn đã được phân lập từ hải miên bởi Salehi và cộng sự (2014). Nhìn chung, những công bố về nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa của hải miên I. mutans còn rất hạn chế. Để khai thác hiệu Hình 1. Hải miên I. mutans lấy mẫu quả nguồn tài nguyên quý giá này, việc nghiên ở vùng biển Phú Quốc cứu tách chiết các hoạt chất sinh học từ hải Ngay sau khi lấy mẫu, hải miên được miên I. mutans ở vùng biển Việt Nam là rất cần ướp lạnh và vận chuyển về phòng thí nghiệm thiết. Huỳnh Nguyễn Duy Bảo và Nguyễn Khắc Trường Đại học Nha Trang. Tại phòng thí Bát (2015) đã nghiên cứu ảnh hưởng của loại nghiệm, hải miên được bảo quản đông ở nhiệt dung môi chiết và siêu âm đến hoạt tính chống độ - 200C để sử dụng cho nghiên cứu này. oxy hóa và hàm lượng protein của dịch chiết 1.2. Hóa chất hải miên I. mutans, kết quả nghiên cứu cho 2,2 diphenyl-1picrylhydrazine (DPPH), thấy nước cất là dung môi thích hợp để chiết Bovine serum albumin (BSA), Folin-Ciocalteu xuất hoạt chất chống oxy hóa từ hải miên và reagent được mua từ Công ty Sigma-Aldrich, protein là hoạt chất chống oxy hóa chủ yếu có Hoa Kỳ. Các hóa chất còn lại là loại đạt tiêu 4 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
  5. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 chuẩn dùng cho phân tích hóa học, được mua siêu âm tần số 20KHz ở 30oC trong các khoảng từ Công ty Loba Chemie, Ấn Độ và Công ty thời gian khác nhau: 5, 10, 15, 20 và 25 Wako, Nhật Bản. phút. Sau đó đưa đi ly tâm ở 4oC trong 20 phút với vận tốc 3000 vòng/phút. Sau khi 2. Phương pháp nghiên cứu ly tâm, tách lấy dịch và lọc qua giấy lọc Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của điều Whatman số 1. Bã lọc được tiến hành chiết kiện chiết xuất (tỷ lệ nguyên liệu/dung môi, thời lại 2 lần nữa với các thông số và cách chiết gian chiết, nhiệt độ chiết, số lần chiết) bằng như lần đầu. Dịch lọc thu được từ các lần nước cất với sự hỗ trợ siêu âm đến hoạt tính chiết nhập chung lại rồi tiến hành ly tâm ở 4oC sinh học chống oxy của dịch chiết từ hải miên trong 10 phút với vận tốc 15000 vòng/phút. I. mutans đã được tiến hành như sau: Tách lấy dịch ly tâm và lọc qua giấy lọc 2.1. Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của tỷ lệ Whatman số 1, bổ sung thêm dung môi vào nguyên liệu/nước cất dịch lọc để đảm bảo thể tích dịch chiết thu Mỗi mẫu thí nghiệm lấy 100 g hải miên đông được của các mẫu bằng nhau. Dịch chiết hải lạnh ở -20oC đưa đi cắt nhỏ đến kích thước miên thu được giữ ở 4oC dùng để phân tích 1 - 2 mm rồi đồng hóa với nước cất ở các tỷ hoạt tính chống oxy hóa trong ngày. lệ nguyên liệu/nước cất (g/ml) là: 1/2, 1/4, 1/6, 2.3. Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của nhiệt 1/8 và 1/10. Hỗn hợp đồng hóa được đưa đi độ chiết chiết xuất với sự hỗ trợ của sóng siêu âm tần Mỗi mẫu thí nghiệm lấy 100 g hải miên số 20KHz trong thời gian 10 phút ở 30oC. Sau đông lạnh ở -20oC đưa đi cắt nhỏ rồi đồng hóa đó đưa đi ly tâm ở 4oC trong 20 phút với vận tốc đồng hóa với nước cất ở tỷ lệ nguyên liệu/ 3000 vòng/phút. Sau khi ly tâm, tách lấy dịch nước cất thích hợp đã được xác định trong thí và lọc qua giấy lọc Whatman số 1. Bã lọc được nghiệm ở mục 2.1. Hỗn hợp đồng hóa được tiến hành chiết lại 2 lần nữa với các thông số đưa đi chiết xuất bằng siêu âm ở các nhiệt và cách chiết như lần đầu. Dịch lọc thu được độ khác nhau: 10, 20, 30, 40 và 50oC trong từ các lần chiết nhập chung lại rồi tiến hành thời gian thích hợp đã được xác định trong ly tâm ở 4oC trong 10 phút với vận tốc 15000 thí nghiệm ở mục 2.2. Sau đó đưa đi ly tâm ở vòng/phút. Tách lấy dịch ly tâm và lọc qua giấy 4oC trong 20 phút với vận tốc 3000 vòng/phút. lọc Whatman số 1, bổ sung thêm dung môi vào Sau khi ly tâm, tách lấy dịch và lọc qua giấy dịch lọc cho đủ 3000 ml dịch chiết. Dịch chiết lọc Whatman số 1. Bã lọc được tiến hành chiết hải miên thu được giữ ở 4 C dùng để phân tích o lại 2 lần nữa với các thông số và cách chiết hoạt tính chống oxy hóa trong ngày. như lần đầu. Dịch lọc thu được từ các lần chiết 2.2. Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của thời nhập chung lại rồi tiến hành ly tâm ở 4oC trong gian chiết 10 phút với vận tốc 15000 vòng/phút. Tách lấy Mỗi mẫu thí nghiệm lấy 100g hải miên đông dịch ly tâm và lọc qua giấy lọc Whatman số 1, lạnh ở -20 C đưa đi cắt nhỏ đến kích thước 1 - o bổ sung thêm dung môi vào dịch lọc để đảm 2 mm rồi đồng hóa với nước cất ở tỷ lệ nguyên bảo thể tích dịch chiết thu được của các mẫu liệu/nước cất thích hợp đã được xác định trong bằng nhau. Dịch chiết hải miên thu được giữ ở thí nghiệm ở mục 2.1. Hỗn hợp đồng hóa 4oC dùng để phân tích hoạt tính chống oxy hóa được đưa đi chiết xuất với sự hỗ trợ của sóng trong ngày. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 5
  6. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 2.4. Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của số 3. Phương pháp phân tích lần chiết Hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ Mỗi mẫu thí nghiệm lấy 100 g hải miên hải miên được đánh giá dựa vào khả năng khử đông lạnh ở -20oC đưa đi cắt nhỏ rồi đồng hóa gốc tự do DPPH được phân tích theo phương đồng hóa với nước cất ở tỷ lệ nguyên liệu/ pháp của Fu và cộng sự (2002) và dựa vào nước cất thích hợp đã được xác định trong thí tổng năng lực khử được phân tích theo phương nghiệm ở mục 2.1. Hỗn hợp đồng hóa được pháp của Oyaizu (1986). đưa đi chiết xuất bằng siêu âm với thời gian 4. Phương pháp xử lý số liệu và nhiệt độ thích hợp đã được xác định trong Số liệu trình bày trong bài báo này là giá thí nghiệm ở mục 2.2 và 2.3. Sau đó đưa đi trị trung bình của 3 lần thí nghiệm. Tính giá ly tâm ở 4oC trong 20 phút với vận tốc 3000 trị trung bình và vẽ đồ thị sử dụng phần mềm vòng/phút. Sau khi ly tâm, tách lấy dịch và lọc Microsoft Excel 2003. Sự khác biệt có ý nghĩa qua giấy lọc Whatman số 1. Đối với các mẫu về mặt thống kê (p < 0,05) của các giá trị chiết từ 2 - 5 lần, bã lọc từ lần chiết 1 được trung bình được phân tích trên phần mềm tiến hành chiết lại tương ứng từ 1 - 4 lần nữa thống kê R phiên bản 2.13.1. với với các thông số và cách chiết như lần đầu. Mẫu chiết 1 lần không lặp lại quá trình III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN chiết. Dịch lọc thu được từ các lần chiết nhập 1. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/nước chung lại rồi tiến hành ly tâm ở 4oC trong 10 cất đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch phút với vận tốc 15000 vòng/phút. Tách lấy chiết từ hải miên dịch ly tâm và lọc qua giấy lọc Whatman số 1, Hoạt tính khử gốc tự do DPPH và tổng bổ sung thêm dung môi vào dịch lọc để đảm năng lực khử của dịch chiết hải miên được bảo thể tích dịch chiết thu được của các mẫu chiết xuất bằng nước cất với các tỷ lệ nguyên bằng nhau. Dịch chiết hải miên thu được giữ liệu/nước cất khác nhau có sự hỗ trợ của sóng ở 4oC dùng để phân tích hoạt tính chống oxy siêu âm tần số 20KHz trong thời gian 10 phút hóa trong ngày. ở 30oC được thể hiện trên hình 2. Hình 2. Hoạt tính khử gốc tự do DPPH (a) và tổng năng lực khử (b) của dịch chiết hải miên được chiết xuất bằng nước cất với các tỷ lệ nguyên liệu/nước cất khác nhau có sự hỗ trợ của sóng siêu âm tần số 20KHz trong thời gian 10 phút ở 30oC 6 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
  7. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 Kết quả phân tích phương sai cho thấy ở tỷ lệ nguyên liệu/nước cất 1/6, 1/8 và 1/10 tỷ lệ nguyên liệu/nước cất có ảnh hưởng đến không có sự khác biệt (P > 0,05). Từ kết quả hoạt tính khử gốc tự do DPPH và tổng năng này đã chọn tỷ lệ nguyên liệu/nước cất thích lực khử của dịch chiết hải miên (P < 0,001). hợp cho chiết xuất chất chống oxy hóa từ hải Hình 2 cho thấy, hoạt tính khử gốc tự do DPPH miên là 1/6. của dịch chiết hải miên tăng (P < 0,05) khi thay 2. Ảnh hưởng của thời gian chiết đến đổi tỷ lệ nguyên liệu/nước cất từ 1/2 đến 1/4, hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ nhưng hoạt tính khử gốc tự do DPPH của dịch hải miên chiết hải miên không tăng thêm (P > 0,05) khi Hoạt tính khử gốc tự do DPPH và tổng tỷ lệ nguyên liệu/nước cất thay đổi từ 1/4 đến năng lực khử của dịch chiết hải miên được 1/10. Trong khi đó, tổng năng lực khử của dịch chiết xuất bằng nước cất với tỷ lệ nguyên liệu/ chiết hải miên tăng (P < 0,05) khi thay đổi tỷ nước cất là 1/6, có sự hỗ trợ của sóng siêu âm lệ nguyên liệu/nước cất từ 1/2 đến 1/6, tổng tần số 20KHz trong các khoảng thời gian khác năng lực khử của các mẫu dịch chiết hải miên nhau ở 30oC được thể hiện trên hình 3. Hình 3. Hoạt tính khử gốc tự do DPPH (a) và tổng năng lực khử (b) của dịch chiết hải miên được chiết xuất bằng nước cất với các tỷ lệ nguyên liệu/nước cất: 1/6 có sự hỗ trợ của sóng siêu âm tần số 20KHz trong các khoảng thời gian khác nhau ở 30oC Kết quả phân tích phương sai cho thấy thời giảm khi tăng thời gian chiết từ 15 phút lên 25 gian chiết có ảnh hưởng đến hoạt tính khử gốc phút (P > 0,05). Từ kết quả này đã chọn thời tự do DPPH và tổng năng lực khử của dịch gian chiết thích hợp cho chiết xuất chất chống chiết hải miên (P < 0,001). Hình 3 cho thấy, oxy hóa từ hải miên là 15 phút. hoạt tính khử gốc tự do DPPH của dịch chiết 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến hoạt hải miên tăng (P < 0,05) khi tăng thời gian chiết tính chống oxy hóa của dịch chiết từ từ 5 phút lên 10 phút, nhưng hoạt tính khử gốc hải miên tự do DPPH của dịch chiết hải miên không Hoạt tính khử gốc tự do DPPH và tổng tăng thêm (P > 0,05) khi tăng thời gian chiết từ năng lực khử của dịch chiết hải miên được 10 phút đến 25 phút. Trong khi đó, khi tăng thời chiết xuất bằng nước cất với tỷ lệ nguyên liệu/ gian chiết từ 5 phút đến 15 phút làm tăng tổng nước cất là 1/6, có sự hỗ trợ của sóng siêu năng lực khử của dịch chiết hải miên (P < 0,05) âm tần số 20KHz trong 15 phút ở các nhiệt độ và tổng năng lực khử của dịch chiết hải miên chiết khác nhau được thể hiện trên hình 4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 7
  8. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 Hình 4. Hoạt tính khử gốc tự do DPPH (a) và tổng năng lực khử (b) của dịch chiết hải miên được chiết xuất bằng nước cất với các tỷ lệ nguyên liệu/nước cất: 1/6 có sự hỗ trợ của sóng siêu âm tần số 20KHz trong 15 phút ở các nhiệt độ khác nhau Kết quả phân tích phương sai cho thấy năng lực khử của mẫu chiết xuất ở nhiệt độ nhiệt độ chiết có ảnh hưởng đến hoạt tính 30oC. Từ kết quả này đã chọn nhiệt độ chiết khử gốc tự do DPPH (P < 0,05) và tổng năng thích hợp cho chiết xuất chất chống oxy hóa từ lực khử (P < 0,001) của dịch chiết hải miên. hải miên là 30oC. Hình 4 cho thấy, hoạt tính khử gốc tự do DPPH 4. Ảnh hưởng của số lần chiết đến hoạt tính của các mẫu dịch chiết hải miên không có sự chống oxy hóa của dịch chiết từ hải miên khác biệt (P > 0,05) ngoại trừ mẫu chiết xuất Hoạt tính khử gốc tự do DPPH và tổng ở nhiệt độ 30oC có hoạt tính khử gốc tự do năng lực khử của dịch chiết hải miên được DPPH cao hơn mẫu chiết xuất ở nhiệt độ 10oC chiết xuất bằng nước cất với tỷ lệ nguyên liệu/ (P < 0,01). Tổng năng lực khử của các mẫu nước cất là 1/6, có sự hỗ trợ của sóng siêu âm chiết xuất ở 10, 20, 40 và 50oC không có sự tần số 20KHz trong 15 phút ở 30oC với số lần khác biệt đáng kể (P > 0,05) và thấp hơn tổng chiết khác nhau được thể hiện trên hình 5. Hình 5. Hoạt tính khử gốc tự do DPPH (a) và tổng năng lực khử (b) của dịch chiết hải miên được chiết xuất bằng nước cất với các tỷ lệ nguyên liệu/nước cất: 1/6 có sự hỗ trợ của sóng siêu âm tần số 20KHz trong 15 phút ở 30oC với số lần chiết khác nhau 8 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
  9. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 Kết quả phân tích phương sai cho thấy số IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ lần chiết có ảnh hưởng đến hoạt tính khử gốc Trong điều kiện chiết xuất bằng nước cất với sự hỗ trợ của siêu âm, tỷ lệ nguyên liệu/ tự do DPPH và tổng năng lực khử của dịch nước cất, thời gian chiết, nhiệt độ chiết và số chiết hải miên (P < 0,001). Hình 5 cho thấy, lần chiết có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt tính hoạt tính khử gốc tự do DPPH và tổng năng chống oxy hóa của dịch chiết từ hải miên. Các lực khử của dịch chiết hải miên tăng khi tăng thông số thích hợp cho chiết xuất chất chống số lần chiết từ 1 đến 3 lần (P < 0,01). Hoạt oxy hóa từ hải miên I. mutans bằng nước cất tính khử gốc tự do DPPH và tổng năng lực khử với sự hỗ trợ của sóng siêu âm tần số 20KHz như sau: của các mẫu chiết 3, 4 và 5 lần không có sự - Tỷ lệ nguyên liệu/nước cất: 1/6 khác biệt đáng kể (P > 0,05). Từ kết quả này đã - Thời gian chiết: 15 phút; chọn số lần chiết thích hợp cho chiết xuất chất - Nhiệt độ chiết: 30oC; chống oxy hóa từ hải miên là 3 lần. - Số lần chiết: 3 lần. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Huỳnh Nguyễn Duy Bảo, Nguyễn Khắc Bát. (2015). Ảnh hưởng của loại dung môi chiết và siêu âm đến hoạt tính chống oxy hóa và hàm lượng protein của dịch chiết từ hải miên (Ircinia mutans). Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản, số 4/2015: 11–17. Tiếng Anh: 2. Chairman, K., Singh, A. J. A. R., Alagumuthu, G. (2012). Cytotoxic and antioxidant activity of selected marine sponges. Asian Pacific Journal of Tropical Disease, 2(3): 234–238. 3. Fu. H., Shieh D., Ho C. (2002). Antioxidant and free radieal scavenging activities of edible mushrooms. Food lipids, 9: 35-46. 4. Halliwell, B. (1994). Free radicals, antioxidants, and human disease: curiosity, cause or consequence?. The Lancet, 344: 721-724. 5. Kumar, M. S., Pal, A. K. (2012). Investigation of bioactivity of extracts of Marine Sponge, Spongosorites halichondrioides (Dendy, 1905) from western coastal areas of India. Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine, S1784-S1789. 6. Mehbub, M. F., Lei, J., Franco, C., Zhang, W. (2014). Marine sponge derived natural products between 2001 and 2010: Trends and opportunities for discovery of bioactives. Marine Drugs, 12(8): 4539-4577. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 9
  10. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 7. Nazemi, M., Motallebi, M. A. A., Jamili, S., Mashinchian, A., Ghavam, M. P. (2014). Comparison of antibacterial activities of Ircinia mutans extracts in two different seasons from Kish Island, Persian Gulf, Iran. Iranian Journal of Fisheries Sciences, 13(4): 823-833. 8. Orhan, I. E., Ozcelik, B., Konuklugil, B., Putz, A., Kaban, U. G., Proksch, P. (2012). Bioactivity screening of the selected turkish marine sponges and three compounds from Agelas oroides. Record of Natural Products, 6(4): 356 -367. 9. Oyaizu, M. (1986). Studis on products of browning reations: autioxidative activities of products of browning reaction prepared from glucosamine. Japanese Journal of Nutrition, 44: 307-315. 10. Salehi, A., Patong, R., Ahmad, A. (2014). Isolation And Characterization Of Some Kind Bioactive Proteins Sponge As Antibacterial Agent. International Journal of Scientific & Technology Research, 3(2): 233-236. 11. Sato, S., Kuramoto, M., Ono, N., Ircinamine, B. (2006). Bioactive alkaloid from marine sponge. Dactylia sp. Tetrahedron Letters, 47: 7871–7873. 12. Taheri, A., Jalalinezhad, S. (2015).Antioxidative and Cytotoxic Effect of Marine Sponge (Geodia perarmata) Extracts against Breast and Colorectal Cancer Cells. 2nd International Conference on Advances in Environment, Agriculture & Medical Sciences (ICAEAM-15), June 11-12, 2015, Antalya (Turkey). 13. Thai Minh Quang. (2013). A review of the diversity of sponges (porifera) in Vietnam. The 2nd international workshop on marine bioresources of Vietnam, Hanoi 5-6/6/2013, 109-115. 10 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
  11. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG VÀ SINH TRƯỞNG CÁ NHỤ (Eleutheronema rhadinum) TẠI VÙNG VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ STUDY ON NUTRITIONAL AND GROWTH CHARACTERISTICS OF Eleutheronema rhadinum IN NORTH CENTRAL VIETNAM Tạ Thị Bình1, Nguyễn Đình Vinh2 , Thái Hoàng Dương3, Chu Chí Thiết4 Ngày nhận bài: 30/4/2016; Ngày phản biện thông qua: 07/5/2016; Ngày duyệt đăng: 15/6/2016 TÓM TẮT Cá Nhụ (Eleutheronema rhadinum) phân bố tại vùng ven biển Bắc Trung bộ được thu từ tháng 4/2015 đến 4/2016 để phân tích đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng. Mẫu cá thu thập được cân, đo chiều dài và quan sát cấu tạo miệng, mang và hệ thống tiêu hóa. Đặc điểm dinh dưỡng của cá được nghiên cứu dựa vào phương pháp của Biswas (1993) và xác định mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân theo Laurence (1951). Kết quả nghiên cứu cho thấy, cá Nhụ là loài ăn động vật, thể hiện qua một số đặc điểm: miệng lớn; răng nhỏ, thực quản có nhiều nếp gấp, dạ dày có vách dày; ruột ngắn, gấp khúc;lược mang thưa. Tỷ lệ chiều dài ruột/ Chiều dài thân trung bình là 0,50 (từ 0,52 ÷ 0,55). Kết quả phân tích dạ dày và ruột cá thấy chứa 73,45% cá, 23,61% giáp xác, 1,34% động vật thân mềm và 1,6% thức ăn khác. Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá được thể hiện bởi phương trình hồi quy W = 10,027 L0.1019 (R2 = 0,9573). Từ khóa: cá Nhụ, Eleutheronema rhadinum, dinh dưỡng, sinh trưởng ABSTRACT Study on the feeding characteristics and growth of Eleutheronema rhadinum was conductedfor one-year round from April 2015 to April 2015. Collected fishes were measured for weight and length and described for feeding organs (mouth and gill). Stomach and intestine were reserved in formaline 10% for later analysis in laboratory. The feeding characteristics of fish were studied using method described by Biswas (1993)and determined the correlation between length and weigth of the fish by Laurence, 1951. Which is considered as an carnivorous fish represented by: big mouth; small teeth , thickness stomach wall, short and folded intestine, thin gill raker. The spotted cat had the LGR (length gut ratio) of 0.50 (varying 0.52 ÷ 0.55 ). The stomach and intestine of fish contained 73.45% fish, 23.61% crustacean, 1.34% molluscs and 1.6% Other food. The correlation between length and weigth of the fish is high indicated by an equation of regression of W = 10,027 L0.1019 (R2 = 0,9573). Keywords: Eleutheronema rhadinum, feeding characteristics I. ĐẶT VẤN ĐỀ giá trị kinh tế cao của vùng biển Bắc Trung Cá Nhụ (cá Ngứa, cá Chét, cá Gốc) hay Bộ. Từ xa xưa, cá Nhụ đã được dân gian xếp còn gọi là cá Nhụ Đông Á (Eleutheronema vào nhóm cá biển thượng hạng “Chim, Thu, rhadinum) thuộc họ cá Phèn (Polynemidae) Nhụ, Đé”. Thịt cá Nhụ chứa các thành phần được biết đến như là loài cá bản địa và có chất béo không no, rất có lợi cho hoạt động 1,2, 3 Khoa Nông - Lâm - Ngư, Đại học Vinh 4 Phân Viện nghiên cứu nuôi trồng Bắc Trung bộ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 11
  12. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 màng tế bào của con người, giúp làm giảm 3. Phương pháp nghiên cứu hàm lượng mỡ dư thừa trong máu. Cá Nhụ là 3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng loài rộng muối, thường phân bố ở vùng nước - Phương pháp thu mẫu: Tiến hành thu mẫu nông, độ sâu 5-8m. Cá phân bố tự nhiên ở từ đánh bắt bằng lưới hoặc bến cá, chợ cá ở vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương, từ Nhật vùng ven biển ở khu vực Bắc Trung bộ. Tiến Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam (Abu hành thu mẫu theo tháng (mỗi tháng thu 30 Hena và cs, 2011). Trong những năm gần đây, mẫu) và các mẫu cá sau khi thu được xác định sản lượng tự nhiên của cá Nhụ bị suy giảm khối lượng bằng cân điện tử, đo chiều dài cá nghiêm trọng do việc khai thác quá mức, đặc bằng thước đo có độ chính xác đến mm. Mẫu biệt vào mùa sinh sản. Hiện nay, ở Việt Nam cá để phân tích đặc điểm dinh dưỡng (70 mẫu cá Nhụ loài Eleutheronema tetradactylum, đã cá < 50g và 51 mẫu cá > 200g) sau khi thu được được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I tiến hành giải phẩu để lấy cơ quan tiêu hóa và sinh sản nhân tạo thành công, tuy nhiên tại cố định nhanh bằng formalin 10% nhằm giữ cho Việt Nam, loài Eleutheronema rhadinum chưa thức ăn trong dạ dày, ruột cá không bị tiêu hóa. có nghiên cứu nào. Các thông tin thu thập - Phương pháp phân tích: Tại phòng thí được như vùng phân bố, tình hình nuôi trồng nghiệm giải phẫu lấy phần dạ dày, rửa trôi thức chỉ mang tính tham khảo, cần thiết phải có ăn vào trong một ống nghiệm bằng nước cất, những nghiên cứu một cách có hệ thống làm làm tiêu bản, rồi quan sát dưới kính hiển vi để cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo đối với xác định thành phần loại thức ăn. đối tượng này. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành - Các chỉ tiêu nghiên cứu: nghiên cứu sơ bộ về đặc điểm dinh dưỡng, + Phổ dinh dưỡng: Được nghiên cứu thông sinh trưởng của cá Nhụ (Eleutheronema qua việc phân tích thức ăn hiện diện trong ống rhadinum) tại vùng ven biển Bắc Trung Bộ. tiêu hóa của các mẫu cá Nhụ con và cá lớn thu Nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho việc nghiên theo 3 phương pháp: Tần suất xuất hiện, đếm- cứu thuần dưỡng và sản xuất giống, nuôi điểm, kết hợp phương pháp tần suất xuất hiện thương phẩm đối tượng này. với đếm-điểm của Biswas (1973). + Xác định tính ăn dựa vào tỷ lệ tương II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU quan giữa chiều dài ruột và chiều dài tổng. Giá 1. Vật liệu nghiên cứu trị RLG (relative length of gut) được tính bằng tỉ Cá Nhụ (Eleutheronema rhadinum) được lệ giữa chiều dài ruột (Lr) và chiều dài tổng (Lt) thu thập tại vùng vực ven biển Bắc Trung Bộ. (Al-Hussainy, 1949). Số mẫu cá Nhụ để phân tích đặc điểm dinh Chiều dài ruột RLG = Chiều dài ruột(Lr)/ dưỡng là 121 con; số mẫu cá Nhụ để phân tích Chiều dài tổng (Lt) đặc điểm sinh trưởng là 90 con. 3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng Hàng thàng tiến hành thu mẫu, cân khối lượng 2. Thời gian và địa điểm và đo chiều dài của cá Nhụ bằng cân điện tử (độ - Nghiên cứu được thực hiện từ tháng chính xác 0,00 g) và thước panme (0,1 mm). 04/2015 đến 04/2016. Xác định mối tương quan giữa chiều dài và - Địa điểm nghiên cứu: Mẫu cá Nhụ được khối lượng thân theo Laurence, 1951: thu tại một số nơi ven biển Bắc Trung Bộ W = a.Lb (Quỳnh Lưu, Diễn Châu - Nghệ An, Kỳ Anh - Trong đó: Hà Tĩnh, Quảng Ninh - Quảng Bình) và mẫu W: Khối lượng cá (g) cá được phân tích tại phòng thí nghiệm cơ sở L: Chiều dài cá (cm) Thủy sản - Khoa Nông Lâm Ngư - Trường Đại a: Là hằng số tăng trưởng ban đầu học Vinh. b: Hệ số tăng trưởng 12 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
  13. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 4. Phương pháp xử lý số liệu mọc thành nhiều hàng trên hàm và xương lá Các số liệu được xử lý theo phương pháp mía. Tấm răng tiền hàm và xương lá mía hình thống kê sinh học có sử dụng phần mềm vòng cung liên tục. Với miệng rộng và răng khá Microsoft Excell 2007. phát triển, có thể dự đoán đây là loài cá ăn thiên về động vật . III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Lược mang cá Nhụ có hình que, phân bố 1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng trên các đôi cung mang. Ở cung mang thứ nhất 1.1. Cơ quan bắt mồi có từ 19 - 22 lược mang. Các lược mang của Cá Nhụ có miệng rộng ở tận cùng của cá Nhụ ít phát triển so với cá dữ khác như cá đầu. Trong miệng có nhiều răng nhỏ và nhọn, Mú (hình 1). Hình 1. Hình dạng miệng cá và hình dạng lược mang 1.2. Cơ quan tiêu hóa trong cùng là lớp niêm mạc. Màng bao ngoài a. Thực quản vách thực quản được tạo bởi nhiều mô liên Thực quản cá Nhụ ngắn, dạng ống, màu kết. Lớp cơ vân ở giữa dầy, xếp thành 2 dạng: trắng nằm tiếp sau xoang miệng hầu phía trong Lớp cơ vòng bao bên ngoài và lớp cơ dọc ở có nhiều nếp gấp chứng tỏ thực quản có khả bên trong (hình 2). Niêm mạc thực quản gồm 2 năng co dãn lớn, có thể chứa nhiều thức ăn phần: Lớp dưới niêm mạc mỏng nằm cạnh lớp cũng như bắt các con mồi có kích thước lớn. cơ dọc và lớp niêm mạc ở trong cùng được tạo Vách thực quản dày, cấu tạo bởi 3 phần: bởi các biểu mô dày, xen kẽ bên dưới là các tế màng bao bên ngoài, giữa là lớp cơ trơn, bào tiết dịch nhầy (nhớt) giúp thức ăn dễ dàng đi qua thực quản. b. Dạ dày Hình 2.Thực quản cá Nhụ Hình 3. Dạ dày cá Nhụ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 13
  14. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 Dạ dày cá Nhụ có dạng chữ J, ngắn, với Ruột cá Nhụ gấp khúc, ngắn, vách ruột vách dày, mặt trong có nhiều nếp gấp nên dày, mặt trong của ruột có nhiều nếp gấp nên có thể giãn nở và lực co bóp rất lớn (hình 3). có thể co dãn lớn để nuốt những thức ăn có Đây là dạng trung gian giữa dạ dày dạng túi kích thước to (hình 4). của nhóm cá dữ và dạng ống ở nhóm cá ăn Về cấu tạo, vách ruột cá Nhụ cũng gồm 3 thực vật. Vách dạ dày có 3 lớp giống vách thực lớp (giống vách dạ dày): Ngoài là màng bao, quản: màng bao mô liên kết ở ngoài cùng, giữa giữa là lớp cơ trơn, trong cùng là lớp niêm là lớp cơ trơn dầy xếp thành 2 dạng là cơ dọc mạc. Cơ vách ruột dầy, mặt trong ruột có nhiều bên trong và cơ vòng bao bên ngoài, trong nếp gấp nên có thể dãn nở nhằm tăng kích cùng là phần niêm mạc. c. Ruột cỡ để có thể nuốt được những loại thức ăn có kích cỡ lớn như cá, tôm (Kagade, 1970). d. Manh tràng Manh tràng của cá Nhụ có dạng hình ống, một đầu bịt kín, gắn vào ống tiêu hoá ở nơi tiếp giáp giữa dạ dày và ruột. Về mặt cấu tạo, vách manh tràng cũng gồm 3 lớp ngoài là màng bao bằng mô liên kết, giữa là lớp cơ trơn và trong cùng là lớp màng nhầy (hình 5). Manh tràng có nhiệm vụ tiết ra các enzym tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ các thức ăn đã tiêu hóa. Các cơ quan như gan và tụy bổ sung các enzym và nhiều hóa chất tiêu hóa khác khi thức ăn chuyển động trong Hình 4. Ruột cá Nhụ hệ tiêu hóa. Hình 5. Manh tràng của cá Nhụ Hình 6. Hình dạng cơ quan tiêu hóa của cá Nhụ 14 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
  15. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 1.3. Phổ thức ăn cá Nhụ cá con thường ăn giáp xác có kích thước nhỏ. a. Tần xuất xuất hiện các loại thức ăn Động vật phiêu sinh mà cá Nhụ con ăn là: Thức ăn của cá Nhụ con nhỏ hơn 50g Copepoda, Cladocera, Rotifera và một ít (Wt = 15,94 - 48,52 g) có 6 loại là giáp xác, Protozoa; thường gặp nhất là Copepoda và giun, động vật phiêu sinh (ĐVPS), thực vật đây có thể là thức ăn ưa thích của cá Nhụ con phiêu sinh (TVPS), mùn bã hữu cơ (mùn bã vì nó phù hợp với cấu tạo của các cơ quan tiêu HC) và thức ăn khác (hình 9). Giai đoạn này, hóa giai đoạn này (răng nhỏ, mịn; ruột ngắn). Hình 7. Tần xuất xuất hiện thức ăn của cá Hình 8. Tần xuất xuất hiện thức ăn Nhụ con nhỏ hơn 50 g của cá Nhụ con lớn hơn 200 g Bên cạnh 6 loại thức ăn bắt gặp trong cá trưởng thành và đây có thể là giai đoạn ống tiêu hóa của cá Nhụ con Wt200 g) còn có thêm cá và những một ít là cá con, giáp xác (tôm, cua), trong đó cá con thân mềm, không thấy xuất hiện Thực vật phù xuất hiện với tần số bắt gặp cao nhất 50 mẫu du và mùn bã hữu cơ. Lúc này, thức ăn là giáp chiếm 98,04%, tiếp đến là giáp xác 47 mẫu xác kích thước nhỏ đã được thay thế bằng chiếm 92,09 %. Ở một vài mẫu có tìm thấy những giáp xác kích thước lớn như: các giống động vật thân mềm, với tần số xuất hiện thấp loài tôm, tép, cua… Như vậy, tính ăn của 5,58%, chứng tỏ chúng có thể ăn cả động vật cá Nhụ con ở kích cỡ này đã gần giống với thân mềm khi đói. Hình 9. Thức ăn cá Nhụ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 15
  16. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 Theo kết quả nghiên cứu của Mal Ol-Lahi khá cao (23,61%). Điều này hoàn toàn phù và cs (2008) trên cá Nhụ 4 râu thấy rằng thành hợp với tập tính sống, bắt mồi cũng như đặc phần thức ăn chủ yếu của chúng là giáp xác điểm cơ quan bắt mồi và tiêu hóa của cá Nhụ. nhỏ và cá nhỏ. Giai đoạn cá giống và cá trưởng Cá Nhụ có răng khá phát triển nên bắt được thành thức ăn chủ yếu là tôm, động vật thân các con mồi là cá nhỏ và các loài giáp xác. mềm, cá nhỏ ở vùng ven bờ, vùng cửa sông 1.4. Tỉ lệ chiều dài ruột trên chiều dài thân (Li/Lc) rừng ngập mặn (Leis và Trsk, 2000). Theo Kết quả khảo sát về chiều dài ruột và chiều Patnaik (1969) khi nghiên cứu dạ dày của 804 dài thân của của cá Nhụ trên 51 mẫu cá cho mẫu cá Nhụ 4 râu từ cỡ 16-840mm, tác giả cho thấy: Chỉ số RLG (Relative length of the gut) biết tính ăn thay đổi theo sinh trưởng của cá =0,50. Theo Nikolski (1963), đối với những loài Nhụ. Ở kích thước từ 16-100mm, thức ăn chiếm cá có tính ăn thiên về động vật sẽ có trị số tới 69,6% là ấu trùng tôm (Mysis), 10% là chân Li/Lc ≤ 1; cá ăn tạp có Li/Lc =1÷3; cá ăn thiên đầu, 25% là copepoda. ở kích cỡ 100-300mm về thực vật Li/Lc ≥3. có 43,2% là giáp xác, 18,5% là cá. Đối với cá Bảng 1. Tương quan chiều dài ruột và có chiều dài lớn hơn 300mm thức ăn chủ yếu là chiều dài thân của cá Nhụ tôm (55,8%), cá (33,8%), giun (15,21%). Theo Các chỉ tiêu đo Trung bình (Min -max) Motomura (2004) họ Polymenidae gồm phần lớn là loài cá ăn đáy, con mồi chính là giáp xác Chiều dài tổng Lc (cm) 35,6 (28,9÷38,3) và cá nhỏ. Cá Nhụ sống ở vùng biển ven bờ, Chiều dài ruột Li (cm) 17,9 (16÷ 20) vùng cửa sông, vùng rừng ngập mặn và chúng RLG 0,50 (0,52 ÷ 0,55 ) có khả năng bơi nhanh, hoạt động bắt mồi rất Như vậy khi so sánh theo thang bậc của tích cực kể cả ban ngày lẫn ban đêm. Nikolski (1963) và số liệu ở bảng 1 thì có thể b. Phổ dinh dưỡng của cá Nhụ nhận định cá Nhụ là loài ăn thiên về động vật. Mặt khác, cá Nhụ có miệng rộng, độ mở của miệng rất to, răng sắt bén, dạ dày có dạng hình ống dài và vách dày nên cá Nhụ là loài ăn động vật và có thể ăn những thức ăn có kích thước lớn. Quan sát thức ăn trong ống tiêu hóa cho thấy hầu hết thức ăn trong ống tiêu hóa là cá và tôm. Kết hợp đặc điểm hình thái bên ngoài, hình dạng ống tiêu hóa, thành phần thức ăn có trong ống tiêu hóa và chỉ số RLG chứng tỏ cá Nhụ là loài ăn động vật. 2. Đặc điểm sinh trưởng cá Nhụ Sinh trưởng của cá là quá trình gia tăng về Hình 10. Phổ thức ăn của cá Nhụ kích thước và tích lũy thêm về khối lượng cơ Thành phần thức ăn bắt gặp trong ống thể. Quá trình này đặc trưng cho từng loài cá và thể hiện qua mối tương quan giữa chiều dài tiêu hóa của cá Nhụ gồm: cá, giáp xác, thân và khối lượng cơ thể cá (Nikolski, 1963). mềm, động vật phiêu sinh và thức ăn khác. Phương trình tương quan giữa chiều dài Tuy nhiên, chỉ có giáp xác, cá là 2 loại cá Nhụ (L = 16.4 - 53 cm) và khối lượng (W = 46 - 1482 g) thường ăn, phù hợp với hình thái các cơ quan từ 90 mẫu cá thu được, của cá Nhụ là tiêu hóa và cá nhụ có thể tiêu hóa tốt. Kết quả W = 10,027 L0.1019 với hệ số tương quan trên cho thấy ngoài tự nhiên Nhụ là loài cá ăn R2 = 0,9573. Với giá trị R thu được cho thấy động vật, phổ thức ăn gồm có: giáp xác, cá và tương quan giữa chiều dài và khối lượng của thân mềm cá Nhụ là rất chặt chẽ. Phân tích tương quan Khảo sát những mẫu cá Nhụ có thức ăn giữa chiều dài và khối lượng cho thấy, khi cá chứa đầy trong ống tiêu hóa thì thức ăn là cá Nhụ còn nhỏ (L < 25 cm) cá tăng trưởng chủ con có thể chiếm đến 73,45% tổng khối lượng yếu về chiều dài và tăng trưởng về khối lượng thức ăn có trong dạ dày.Ngoài ra thức ăn không đáng kể; khi cá lớn hơn (L > 25 cm), cá là giáp xác nhỏ là tôm, cua cũng chiếm tỉ lệ bắt đầu tăng trưởng nhanh về khối lượng. 16 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
  17. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 cũng phù hợp đối với sự tăng trưởng của cá Nhụ trong tự nhiên. Do cá được khai thác chủ yếu ven bờ nên kích cỡ nhỏ nên mẫu cá lớn nhất mà chúng tôi thu được đạt chiều dài tổng cộng 53cm. Tuy nhiên, theo mô tả của ngư dân, loài này có chiều dài tổng cộng trung bình khoảng 50cm, mặc dù có những cá thể với chiều dài tổng cộng tới 200cm và nặng tới 145kg. IV. KẾT LUẬN Cá Nhụ (Eleutheronema rhadinum) tại vùng ven biển Bắc Trung bộ là nhóm cá ăn động vật, tỷ lệ chiều dài ruột/chiều dài thân trung bình Hình 11. Tương quan chiều dài và khối lượng cá Nhụ là 0,50 (từ 0,52 ÷ 0,55). Thức ăn ưa thích của Theo Mai Đình Yên và ctv (1982) thì sự cá Nhụ là các loài cá có kích thước nhỏ, cá tăng nhanh về chiều dài ở giai đoạn đầu của con của các loài cá có kích thước lớn và giáp đời sống có ý nghĩa thích nghi rất lớn nhằm xác. Cá Nhụ có cường độ bắt mồi lớn, khi phân vượt khỏi sự chèn ép của kẻ thù; sau đó quá tích dạ dày và ruột cá thấy chứa 73,45% cá, trình tăng trưởng giữa chiều dài và khối lượng 23,61% giáp xác, 1,34% động vật thân mềm và diễn ra song song và trước lúc đạt sự thành 1,6% thức ăn khác. thục sinh dục lần đầu cá chủ yếu tăng nhanh Quy luật sinh trưởng của cá Nhụ tương tự về khối lượng. với các loài cá khác. Phương trình tương quan Theo Stanger (1974) khi nghiên cứu về giữa chiều dài và khối lượng của cá Nhụ là cá Nhụ ở Australia cho rằng cá nhụ lớn nhanh W = 10,027 L0.1019 (R2 = 0,9573). Giai đoạn nhỏ về kích thước trong 6 tháng đầu. Quy luật này cá tăng trưởng nhanh về chiều dài. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abu Hena M.K et all., 2011. Growth and survival of Indian Salmon (Eleutheronema tetradaclum Shaw, 1804) in brackish water pond. 2. Bswas S.P.1993. Manual of method in fish biology. International Book Co, Absecon Highlans, N. J.157pp. 3. Leis, J.M. & Trnski, T. 2000. Tolinemidae (Threadfin). In J.M. Leis & B.M. Carson-ewart, ers. The larvae of Indo-Pacific coastal fishes. An identification guide to marine fish larvae, pp. 435-440. Leiden, Brill. 4. Mal Ol-Lahi, et all., 2008. Biological and Reproduction behaviour of Eleutheronema tetradaclum. 5. Motomura, H.,Y. Iwatsuki, S. Kimura and T. Yoshino 2004. Revision of the Indo-Wesk Pacific polynemid fish genus Eletheronema (Teleostei: Perciformes). Ichthyol. Res. 49(1): 46-47. 6. Nikolsky, G. V. Sinh thái học, 1963. (Nguyễn Văn Thái, Trần Đình Trọng và Mai Đình Yên dịch). NXB Đại học - THCN. 7. Patnaik, S. 1969. A contribution to the fish and biology of Chilka Sahal, Eleutheronema tetradaclum (Shaw). Proceedings of the India National Science Academy. Part B. Biological Scences. 36, 33-61. 8. Stanger, J.D 1974. A study of the growth, feeding and reproduction of the threadfin, Eleutheronema tetradaclum (Shaw). 9. Mai Đình Yên, Vũ Trung Tạng, Bùi Lai và Trần Mai Thiên, 1982. Ngư loại học. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 392 trang. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 17
  18. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT DẦU THÔ TỪ TRÁI BƠ TRỒNG TẠI ĐĂK LĂK STYDY ON PRODUCING CRUDE OIL FROM AVOCADO CULTIVATED IN DAK LAK Thái Văn Đức1, Phan Thị Khánh Vinh2, Trần Thanh Giang3 Ngày nhận bài: 26/3/2015; Ngày phản biện thông qua: 25/02/2016; Ngày duyệt đăng: 15/6/2016 TÓM TẮT Bơ là một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất trên thế giới. Hàm lượng dầu trong trái bơ tương đối cao 15 ÷ 30%. Mặc dù trên thế giới dầu bơ đã được sản xuất với số lượng lớn bằng nhiều phương pháp khác nhau, các nghiên cứu về dầu bơ ở Việt Nam vẫn còn ít và chưa công bố rộng rãi. Nghiên cứu này nhằm sản xuất dầu thô từ trái bơ bằng phương pháp trích ly. Kết quả cho thấy rằng độ ẩm còn lại trong nguyên liệu bơ cho hiệu suất trích ly dầu cao nhất và chất lượng dầu thô thích hợp nhất là 30 (%). Tối ưu hoá công đoạn trích ly dầu bơ với các thông số như sau: tỉ lệ dung môi/nguyên liệu là 19:12 (v/w), nhiệt độ 570C, thời gian 4,34h. Quá trình trích ly trên cho hiệu suất cao nhất và đạt 91,37 ± 0,13%. Từ khóa: trái bơ, Persea americana , dầu bơ thô, tối ưu hoá, trích ly ABSTRACT Avocado (Persea americana mill) is one of the most nutritious fruits in the world. The oil content in avocados are relatively high 15 ÷ 30%. Although avocado oil has been produced in large quantities in the world by many different methods, the study on avocado oil in Vietnam are not much and not widely published. This study aimed to produce avocado oil by extraction method. The results showed that the extraction efficiency and the quality of crude oil were highest when the remained moisture in the raw avocado reached 30%. The optimal point of extraction was achieved at the rate of solvent/material, the extraction temperature and the extraction time were 19.12 (v/w), 570C, 4,34h, respectively. The highest extraction efficiency was 91.37 ± 0.13%. Keywords: avocado, Persea americana, crude avocado oil, optimization, extraction I. ĐẶT VẤN ĐỀ chất béo không bão hòa cao nên tốt cho tim Cây bơ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới mạch và sức khỏe [3]. Trung Mỹ (Mexico, Guatemala và quần đảo Trên thế giới, dầu bơ đã được sản xuất với Antilles). Bơ là một trong những loại trái cây số lượng lớn bằng nhiều phương pháp khác bổ dưỡng nhất trên thế giới với tên khoa học là nhau như trích ly, ly tâm, ép lạnh [2,4]. Nước Persea americana mill. Hàm lượng dầu trong sản xuất dầu bơ lớn nhất là Mexico (34%), trái bơ tương đối cao 15 ÷ 30%, ở dưới dạng tiếp theo là Mỹ (8%), Israel (4%) và Nam Phi nhũ dầu nên rất dễ tiêu hóa, cơ thể có thể hấp (2%) với tổng sản lượng ước tính là 250.000 thu đến 92,8%. Trong dầu bơ có hàm lượng tấn [1]. Đặc biệt, hiện nay tại New Zealand có 1, 2, 3 : Khoa Công nghệ thực phẩm – Trường Đại học Nha Trang 18 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
  19. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 2 nhà máy chuyên sản xuất dầu bơ với máy Đặc điểm trái bơ: trái nhỏ có dạng thuôn dài, móc công nghệ tiên tiến sản xuất dầu theo kích thước đều nhau, nguyên vẹn, màu xanh phương pháp ép lạnh, cho dầu bơ với chất bóng, đạt độ chín kĩ thuật, khi chín có màu lượng cao. Dầu bơ có chất lượng ngày càng xanh hoặc tím. cao và đa dạng chủng loại, đáp ứng cho không Hoá chất: Hexan do Trung Quốc sản xuất chỉ công nghiệp mỹ phẩm mà còn cho ngành với tính chất sau: tỷ trọng: 0,658 ÷ 0,663g/ml, thực phẩm [3]. Ở nước ta, tuy mỗi năm cung định tính chất không bay hơi ≤ 0,001%, định ứng ra thị trường khoảng 80.000 tấn bơ [1] tính giới hạn axit-kiềm đạt yêu cầu. nhưng các sản phẩm chế biến từ bơ không 2. Phương pháp nghiên cứu nhiều, đa số chỉ được sử dụng như một món 2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng ẩm ăn tươi, chế biến thành sinh tố hoặc sản xuất đến hiệu suất trích ly dầu và chất lượng dầu bơ lạnh đông xuất khẩu. Chính vì lí do đó giá bơ thô trị kinh tế của chuỗi giá trị gia tăng vẫn còn Mẫu tươi (M0) được giữ nguyên độ ẩm ban thấp. Bên cạnh đó, các nghiên cứu ở Việt Nam đầu 79,07x ± 0,2685%, 5 mẫu còn lại được sấy về dầu bơ vẫn chưa nhiều. Một số công trình bằng máy sấy nóng kết hợp sấy lạnh, nhiệt độ nghiên cứu dầu bơ do sinh viên các trường Đại sấy ở 35oC đến các độ ẩm (so với khối lượng học Công Nghiệp, Đại học Nông Lâm thành mẫu ban đầu) khác nhau, lần lượt là: độ ẩm phố Hồ Chí Minh thực hiện, tuy nhiên vẫn chưa 75% (M1), 60% (M2), 45% (M3), 30% (M4), công bố rộng rãi. Do đó, nghiên cứu này được 15% (M5). thực hiện nhằm đưa ra quy trình sản xuất dầu Sau đó đem 6 mẫu đi trích ly bằng dung bơ và đề xuất các thông số tối ưu cho quá trình môi hexan, tỉ lệ dung môi/nguyên liệu: 12/1 trích ly dầu thô từ trái bơ. Kết quả ban đầu này (v/w), thời gian 3,5 giờ, nhiệt độ 500C. Mẫu sẽ góp phần giúp phổ biến sản phẩm dầu bơ dầu thô sau khi đi cô quay thu hồi dung môi này hơn. được đem đi xác định hiệu suất trích ly và chỉ II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU số peroxyt nhằm so sánh, đánh giá hiệu suất 1 Đối tượng nghiên cứu trích ly và chất lượng dầu giữa các mẫu. Từ đó Trái bơ dùng làm nguyên liệu trong nghiên phân tích số liệu và chọn ra độ ẩm thích hợp cứu thuộc chủng Mexico: trái nhỏ, thuôn dài; để cho hiệu suất dầu và chất lượng dầu thích vỏ mỏng, trơn tru, chuyển sang xanh, vàng hợp nhất. xanh, hay đỏ tím, đỏ sẫm khi chín; hạt hơi lớn, 2.2. Nghiên cứu tối ưu hóa công đoạn trích ly vỏ hạt mỏng, khi chín hạt nằm lỏng trong lòng dầu thô từ thịt trái bơ quả, lắc không kêu; thịt quả màu vàng kem hay Mẫu bơ có độ ẩm đã được chọn ở thí vàng đậm. Ở Việt Nam thường gọi là bơ sáp, nghiệm 2.1. Cho mẫu bơ có khối lượng 10g có hàm lượng chất béo rất cao: 15 ÷ 30%. Đây vào bình tam giác 250 ml. Sau đó bổ sung là chủng bơ có chất lượng cao nhất. dung môi hexan với các thông số đã bố trí theo Bơ được mua từ Đăk Lăk, vận chuyển về mô hình mã hóa như bảng 1. Hàm mục tiêu là bằng thùng gỗ, được ủ chín ở điều kiện thường. hiệu suất trích ly dầu bơ (R). TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 19
  20. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 Bảng 1. Mô hình tối ưu hóa hiệu suất trích ly dầu bơ A: Tỉ lệ dung môi/nguyên B: Nhiệt độ C: Thời gian R: Hiệu suất STT liệu (v/w) (0C) (h) trích ly (%) Mã hóa Thực nghiệm Mã hóa Thực nghiệm Mã hóa Thực nghiệm 1 -1 15 -1 45 0 4 60,11 2 1 20 -1 45 0 4 84,90 3 -1 15 1 65 0 4 61,21 4 1 20 1 65 0 4 89,47 5 -1 15 0 55 -1 3 54,92 6 1 20 0 55 -1 3 82,33 7 -1 15 0 55 1 5 66,69 8 1 20 0 55 1 5 87,67 9 0 17,5 -1 45 -1 3 74,04 10 0 17,5 1 65 -1 3 76,41 11 0 17,5 -1 45 1 5 82,06 12 0 17,5 1 65 1 5 83,17 13 0 17,5 0 55 0 4 87,50 14 0 17,5 0 55 0 4 85,85 15 0 17,5 0 55 0 4 86,50 Tính toán xử lý kết quả và vẽ đồ thị và đưa Xác định chỉ số peroxyt theo TCVN ra phương trình hồi quy về hiệu suất trích ly dầu 6121:2007 (ISO 3960:2001). bằng phần mềm Design - Expert 8.0.7.1 Trial. Xác định phần trăm hàm lượng lipid trong Phương trình hồi quy tuyến tính bậc 2 về nguyên liệu ban đầu và trong bán thành phẩm hiệu suất trích ly dầu có dạng: sau công đoạn sấy theo phương pháp Folch. R = b0 + b1A + b2B + b3C + b4AB + b5AC + - Xác định hiệu suất thu hồi dầu: Hiệu suất b6BC + b7A2 + b8B2 + b9C2 trích ly dầu ở công đoạn trích ly được tính theo công thức: 3. Phương pháp phân tích Xác định độ ẩm ban đầu theo phương pháp sấy đến khối lượng không đổi. Trong đó: R: Hiệu suất trích ly dầu (%). G1 - G2 H1: Hàm lượng dầu trích ly được tính theo XH = ———— * 100(%) 2O G1 - G phần trăm khối lượng (%). Trong đó: H2: Hàm lượng dầu có trong nguyên liệu XH2O: Độ ẩm của thực phẩm (%). sau khi sấy tính theo phần trăm khối lượng (%). G1: Khối lượng cốc sấy và mẫu thử trước sấy (g). III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN G2: Khối lượng cốc sấy và mẫu thử sau sấy (g). G: Khối lượng cốc sấy (g). 1. Ảnh hưởng của hàm lượng ẩm đến hiệu Xác định chỉ số acid theo TCVN 6217:2007 suất trích ly dầu dầu thô từ thịt trái bơ (ISO 660:1996). Ảnh hưởng của hàm lượng ẩm đến hiệu Xác định chỉ số iod theo TCVN 6122:2007 suất trích ly dầu từ thịt trái bơ được trình bày (ISO 3961:1996). ở hình 1. 20 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
nguon tai.lieu . vn