Xem mẫu

155 cộng đồng. Nó hoàn toàn khác với các cách tiếp cận khác được trình bày trong cuốn sách này và hầu như nó luôn bắt đầu bằng sự đánh giá chuyên môn liên quan đến một vấn đề đặc biệt. Đó là, một ai đó quyết định rằng hút thuốc thì xấu và dây an toàn của xe hơi thì tốt. Công việc của các nhà tiếp thị xã hội là để chỉ ra cách tiếp cận được người dân bằng những thông điệp được thiết kế cẩn thận để người dân có thể thay đổi hành vi. Sức mạnh của các nhà nhân học trong quá trình này là khả năng ông hay bà ta đề cập đến những phương tiện liên quan đến hành vi đặc biệt có ích và hợp tác với “những người đưa ra các thông điệp” để tạo ra những quảng cáo có ích, những thông tin về dịch vụ công cộng, những tờ quảng cáo và các loại phương tiện khác để đạt được mục đích. CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TRONG NHÂN HỌC I. NHÂN HỌC NHƯ LÀ VIỆC NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH Mục đích của nghiên cứu chính sách là cung cấp thông tin cho các nhà ra quyết định để ủng hộ cho việc hình thành, thực thi, và đánh giá duy lý về chính sách. Các chính sách có thể được xem là những chiến lược hành động và sự lựa chọn được sử dụng để đạt được các mục đích mong muốn. Đa phần chúng ta nghĩ đến chính sách trong bối cảnh các dạng tổ chức chính thức đa dạng khác nhau chẳng hạn như các tổ chức xã hội, các thiết chế giáo dục, các công ty kinh doanh, và các cấp chính quyền. Có nhiều loại chính sách khác nhau. Chúng tôi sử dụng các thuật ngữ chẳng hạn như chính sách công, chính sách xã hội, chính sách thực phẩm, chính sách việc làm, chính sách công nghiệp, chính sách đối ngoại, và các 156 chính sách khác để định rõ các chiến lược hành động và sự lựa chọn mà chính phủ và các tổ chức khác sử dụng ở các khía cạnh khác nhau tại các xã hội phức tạp. Những thuật ngữ này phản ảnh những tình huống khá khác nhau về nội dung và phạm vi, tuy nhiên tất cả đều liên quan đến hệ thống các vấn đề cơ bản. Đó là, tất cả các chính sách đều liên quan đến giá trị. Việc hình thành chính sách liên quan đến việc định rõ hành vi mà bắt buộc phải đạt được một điều kiện có giá trị. Cụ thể là, một chính sách là một giả thuyết về mối quan hệ giữa hành vi và các giá trị. Nó có hình thức: nếu chúng ta muốn có một cách làm nào đó thì chúng ta cần phải hành động theo cách này. Ở mức độ cơ bản, các chính sách liên quan đến việc phân phối các quyết định – các quyết định dùng tiền và thời gian để đạt được điều gì đó. “Điều gì đó” có thể khá đa dạng, bao gồm sự gia tăng tổng sản lượng quốc gia, sự suy giảm tỷ lệ thất nghiệp, sự suy giảm giá cả tương đối của lương thực chủ yếu ở các vùng đô thị, sự suy giảm số lượng trẻ vị thành niên có thai, hay sự gia tăng tính công bằng trong việc phân phối nhà cửa. Những mối quan tâm quốc gia quy mô lớn này có thể phù hợp với các mối quan tâm địa phương quy mô nhỏ hơn, giống như sự gia tăng về tài nguyên công trong việc hoạch định xây dựng một con đập, việc quyết định tính hữu ích của một dự án phát triển cụ thể, hay sự nhận diện các nhu cầu địa phương cho một loại chương trình giáo dục nào đó. Nghiên cứu chính sách có thể xuất hiện ở cả hai phía của một vấn đề chính sách và có thể là ở phía đối lập. Các nhóm cộng đồng có thể thực hiện nghiên cứu chính sách như là một đối trọng chính trị đối với nghiên cứu do chính phủ thực hiện. 1. Qúa trình chính sách Chính sách nên được hiểu dưới dạng một quá trình. Quá trình chính sách rất phức tạp. Nói đến quá trình theo nghĩa đơn giản nhất có thể chúng ta có thể nói là quá trình này gồm có các bước sau: 1. Nhận thức được nhu cầu 2. Hình thành các giải pháp khác nhau 3. Đánh giá các giải pháp khác nhau 157 4. Hình thành chính sách 5. Thực thi chính sách 6. Đánh giá chính sách Quá trình này được thực hiện trên chính trường có nhiều sự cạnh tranh về nguồn tài nguyên. Vì thế những gì sẽ xuất hiện trong một biểu đồ giản lược trông gọn gàng hợp lý và trật tự có thể được quyết định bằng những động lực tiềm ẩn, sự thỏa hiệp, và việc sử dụng quyền lực chính trị thẳng thừng. Sự cạnh tranh buộc các phân phối quyết định càng phải cẩn thận hơn. Độ phức tạp của sự cạnh tranh tạo ra các cơ hội cho các nhà nghiên cứu chính sách. Nghiên cứu chính sách gồm có một sự đa dạng nhiều các hoạt động mà bằng cách này hay cách khác ủng hộ cho quá trình mà qua đó nhu cầu được xác định và các chính sách được hình thành, thực thi, và đánh giá. Mỗi giai đoạn trong quy trình chính sách được liên kết với nhu cầu nghiên cứu và các cơ hội. Nhiều chính sách được hình thành mà không có sự giúp đỡ của các nỗ lực nghiên cứu cụ thể. Sau đó thì khoa học xã hội lại thường có khuynh hướng thông tin cho những người tham gia trong lĩnh vực chính sách để mà khoa học xã hội tiếp tục được đưa ra để có ảnh hưởng đến các vấn đề chính sách mà không thực sự bị ràng buộc với mục đích hình thành một chính sách cụ thể. Trong những trường hợp này chúng ta có thể đề cập đến nghiên cứu chính sách thích hợp. Có nhiều điểm khác nhau trong quá trình chính sách nơi mà có thể sử dụng nghiên cứu do các nhà nhân học văn hóa thực hiện. Đa số các nghiên cứu do các nhà nhân học thực hiện trong đấu trường này gồm những nghiên cứu được thực hiện vì một chính sách thay vì quyết định nên là chính sách nào. Đánh giá một chương trình, một loại nghiên cứu thường do các nhà nhân học thực hiện là một ví dụ tốt cho điều này. Một số nhà nhân học có thể muốn đối lập nghiên cứu chính sách với nghiên cứu chương trình. Trong bất cứ trường hợp nào, đây không phải là một nền tảng mới cho các nhà nhân học. Thật vậy, người ta có thể tranh luận là các nhu cầu nghiên cứu chính sách làm gia tăng sự phát triển của nhân học như là một ngành khoa học vào thế kỷ 19. Quan điểm này được thảo luận về lịch sử của phát triển của nhân 158 học ứng dụng. Nhân học như là một khoa học có tổ chức trong nhiều truyền thống quốc gia, là một chức năng của các nhu cầu nghiên cứu chính sách cùng với sự cai trị thuộc địa, cả bên trong và bên ngòai. Lúc đầu, điều này có hình thức là làm các dân tộc chí cơ bản ở những vùng xa lạ hay thực hiện các sửa chữa sự cố liên quan đến mối quan hệ liên văn hóa. Việc hình thành khoa nhân học thưở ban đầu ở các trường đại học lớn của Anh được dựa trên nhu cầu đào tạo các nhà cai trị thực dân. Dù có chiều sâu thời gian này nhưng kinh nghiệm của nhân học như là một khoa học chính sách thì khá hạn chế. Mãi đến những năm 1970 thì các nhà nhân học mới bắt đầu tham gia mạnh mẽ vào các nỗ lực nghiên cứu chính sách. Như đã nói việc tham gia này liên quan đến cả các yếu tố đẩy và kéo. Yếu tố đẩy là sự sụp đổ của thị trường việc làm hàn lâm. Lực kéo là sự gia tăng các nỗ lực nghiên cứu chính sách theo luật pháp liên bang. Yếu tố cuối này, dĩ nhiên, là quan trọng nhất ở Mỹ. Như là một hệ quả của chức năng nghiên cứu chính sách, các nhà nhân học, ở một mức độ nào đó đã trở thành những nhà làm chính sách. Chức năng này hiếm và rất ít khi được ghi chép lại. Một ví dụ thú vị đó là công trình của nhà nhân học Robert Texor làm việc trong Tổ chức Hòa Bình (Peace Corps). Textor tham gia vào sự phát triển của chính sách nhân sự gọi là trong-trên- và-ra (in-up-and-out) của Peace Corps vốn giới hạn thời gian làm việc trong Peace Corps để duy trì một tỷ lệ đổi mới cao hơn và duy trì cái có thể được gọi là “tuổi trẻ có tổ chức” (Textor 1966). Kinh nghiệm của riêng tôi trong quản lý phát triển bao gồm việc hình thành chính sách quy mô nhỏ để đáp lại nỗ lực phát triển cộng đồng do chính quyền bộ lạc Bản địa Mỹ thực hiện. Người ta không thể bỏ qua những trường hợp mà trong đó các nhà nhân học đã có các vị trí quản lý cao ở chính quyền bang và liên bang. Một số các ví dụ đáng chú ý là Philleo Nash người vừa là Ủy viên Hội đồng các việc liên quan đến người Da Đỏ trong Bộ Nội vụ của Mỹ và vừa là trung úy Thống đốc bang Wisconsin (Landman và Halpern 1989); Aguitte Beltran người làm Giám đốc Viện Da Dỏ Quốc gia của Mehicô; Jome Henyatta là Thủ tướng đầu tiên của Kenya. Trong tất cả các 159 trường hợp này, những người đã kể trên đều có liên quan sâu sắc đến việc hình thành chính sách. Dĩ nhiên, có một số các nhà nhân học ứng dụng am hiểu chống lại rất hùng hồn những tham gia như thế. Một ví dụ hay đó là Homer G. Barnett, người đã thực hiện một công trình ứng dụng rộng ở Thái Bình Dương sau Chíến tranh Thế giới lần II. Ông cho là tính hiệu quả của chúng ta như là các nhà nhân học ứng dụng sẽ bị giảm nếu chúng ta đảm nhiệm các chức năng quản lý. Trong bất cứ trường hợp nào, đa số các nhà nhân học tham gia trong lĩnh vực chính sách đều là ở vai trò các nhà nghiên cứu. Trong khuôn khổ này, họ được cho là hiệu quả nhất ở mức độ địa phương (Chamber 1977); hay, khi họ làm việc ở mức độ hình thành chính sách quốc gia, họ có vai trò tốt nhất trong các đội nghiên cứu đa ngành rộng lớn (Trend 1976). Cả Chambers và Trend dường như tranh luận từ cùng một nền tảng, đó là quan sát tham dự tòan diện truyền thống dựa trên phương pháp luận nghiên cứu vận hành tốt nhất trong các bối cảnh quy mô nhỏ hơn. Trong khi điều này có thể đúng thì cũng có cách thóat khỏi ảnh hưởng của sự kiềm chế. Một trong số đó là phải học hỏi các kỹ thuật nghiên cứu khác. Nghiên cứu chính sách không có một dạng duy nhất. Có rất nhiều loại. Chẳng hạn như, mỗi giai đọan trong quá trình chính sách đi liền với các nhu cầu nghiên cứu khác nhau. Có nhiều loại thực hành nghiên cứu chính sách hiện thời khác nhau nhìn nhận sự tham gia của các nghiên cứu nhân học. Các nhà nhân học đánh giá nghiên cứu, đánh giá các nhu cầu, đánh giá tác động xã hội, phân tích sự hoàn hảo xã hội, đánh giá tài nguyên văn hóa, cũng như các loại nghiên cứu chính sách khác. Ngòai nghiên cứu được thực hiện để ủng hộ cho sự phát triển, sự thực thi, và đánh giá các chính sách cụ thể, còn có nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực chung của quan tâm xã hội. Điều này có thể được đề cập đến như nghiên cứu chính sách thích hợp. Đề cập đến sự phân biệt này, có thể đề cập đến nhân học trong (in) chính sách, và nhân học về chính sách. Điều này theo sau một sự tương phản nguyên thủy do nhà xã hội học y học Robert Strauss đưa ra (1957), người đề cập đến các nhà nghiên cứu phục vụ trong chăm sóc y tế như ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn