Xem mẫu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN KHOA NHÂN HỌC TẬP BÀI GIẢNG NHÂN HỌC ỨNG DỤNG CHỦ BIÊN: PGS.TS NGUYỄN VĂN TIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH , NĂM 2010 2 LỜI NÓI ĐẦU Kể từ khi nhân học tồn tại với tư cách là một ngành khoa học, cùng với việc nghiên cứu cơ bản các nhà nhân học đã sử dụng các kỹ năng và kiến thức của mình để giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Khi có nhiều nhà nhân học tăng cường áp dụng kiến thức và các kỹ năng vào các chương trình hành động mà mục tiêu là nhằm biến đổi hành vi của con người, nhằm cải thiện những vấn đề kinh tế-xã hội và công nghệ hơn là nghiên cứu cơ bản và giảng dạy thì lĩnh vực nhân học ứng dụng được hình thành. Trong 4 phân ngành chính của nhân học thì nhân học ứng dụng được áp dụng rộng rãi tuy nhiên mức độ có đậm nhạt khác nhau trong từng lĩnh vực cụ thể. Được áp dụng rộng rãi hơn cả là nhân học y tế, nhân học giáo dục, nhân học du lịch, nhân học môi trường …Từ thập niên 70 của thế kỷ XX đến nay nhân học ứng dụng được phát triển khi lý thuyết phát triển được áp dụng rộng rãi trong các ngành KHXH & NV trong đó có nhân học. Ở Việt Nam, truyền thống nghiên cứu dân tộc học/ nhân học vẫn thiên về mặt ứng dụng như việc nghiên cứu xác định thành phần dân tộc giúp cho nhà nước hiểu biết đầy đủ hơn về các dân tộc, các nghiên cứu về kinh tế, xã hội và văn hóa các dân tộc cũng mang đậm tinh ứng dụng của nó nhằm thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước. Đặc biệt trong những thập kỷ gần đây, các nhà dân tộc học, nhân học đã tham gia vào các chương trình, dự án trong và ngoài nước được thực hiện ở Việt Nam thì tính ứng dụng của nó ngày càng thể hiện rõ rệt. Nhưng trong nghiên cứu và đào tạo nhân học hiện nay lại chưa có một các môn học và các giáo trình về nhân học ứng dụng nhằm trang bị cho sinh viên và các nhà nghiên cứu những lý thuyết cơ bản và các phương pháp tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu cụ thể của nhân học ứng dụng. Để góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhân học ứng dụng hiện nay, khoa nhân học đã thành lập Bộ môn Nhân học phát triển trong đó có giảng dạy môn nhân học ứng dụng. Trong quá trình giảng dạy môn học này, trong những năm qua Bộ môn nhân học phát triển đã tiến hành dịch thuật hai giáo trình hiện nay được sử dụng rộng rãi ở các trường đại học nhiều nước Bắc Mỹ và các nước khác. Đó là giáo trình của John Van Willigen: Nhân học ứng dụng được tái bản lần thứ 3 và giáo trình được biên tập bởi Satish Kedia và John van Willigen: Nhân học ứng dụng: các lĩnh vực ứng dụng; ngoài ra chúng tôi còn tham khảo các sách và tạp chí khác liên quan đến nhân học ứng dụng. Khi tiến hành giảng dạy môn học nảy, chúng tôi gặp phải một số khó khăn, thứ nhất về lý thuyết và phương pháp tiếp cận là còn mới mẻ ở Việt Nam; thứ hai, các nghiên cứu trường hợp trong nhân học ứng dụng chủ yếu từ các nước Bắc Mỹ và các nước khác mà bối cảnh xã hội và văn hóa rất khác biệt với Việt Nam làm cho sinh viên khó hiểu khi vận dụng kiến thức vào nghiên cứu cụ thể. Để khắc phục tình trạng đó, khi tiến hành biên soạn tập bài giảng này về phần lý thuyết và phương pháp tiếp cận chủ yếu biên dịch dựa vào hai giáo trình nói trên, ngoài ra có biên soạn bổ sung thêm những lĩnh vực mà ở Việt Nam có tài liệu như Nhân học trong phát triển và lý thuyết phát triển, nghiên cứu hành động và nghiên cứu hành động có sự tham dự, đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân…các nghiên cứu trường hợp thường là chúng tôi lấy tài liệu trong các chương trình và dự án phát triển trong nước và quốc tế ở Việt nam để minh họa, cố gắng Việt Nam hóa để bài giảng mang nội dung thiết thực hơn. 3 Tập bài giảng không đi sâu vào các lĩnh vực ứng dụng của nhân học mà chủ yếu trang bị cho người học các lý thuyết và phương pháp tiếp cận trong nhân học ứng dụng như là môn học cơ sở của phân ngành Nhân học phát triển. Nội dung của cuốn sách bao gồm 3 chương chính cung cấp kiến thức nền tảng của nhân học ứng dụng. Chương một, giới thiệu tổng quan về nhân học ứng dụng về các lĩnh vực của nhân học ứng dụng, lược sử phát triển của nhân học ứng dụng và đạo đức nghề nghiệp của nhà nhân học. Chương hai trình bày các cách tiếp cận đối với phát triển trong nhân học bao gồm lý thuyết về phát triển và nhân học trong phát triển; các cách tiếp cận đối với phát triển trong nghiên cứu ứng dụng như: nghiên cứu hành động và nghiên cứu hành động có sự tham gia, nghiên cứu có sự cộng tác, chương trình đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân, trung gian văn hóa và tiếp thị xã hội. Ở đây có các cách tiếp cận mà ở Việt Nam đã sử dụng trong những năm gần đây trong nghiên cứu phát triển mang tính liên ngành, nhưng cũng có những cách tiếp cận mới mà Việt mà chưa quen ứng dụng do sự phát triển của học thuật và cả bối cảnh kinh tế xã hội. Chương ba nghiên cứu chính sách trong nhân học giới thiệu các nội dung chính : nhân học như là việc nghiên cứu chính sách, đánh giá các tác động xã hội, quản lý tài nguyên văn hóa… Tập tài liệu giảng dạy được biên dịch và biên soạn dựa trên nguồn tài liệu dịch của các cộng tác viên là cán bộ giảng dạy trong và ngoài khoa: Th.s Ngô Thị Phương Lan, Th.s Trần Cao Bội Ngọc, Th.s Nguyễn Thành Lân, cn Nguyễn Nữ Nguyệt Anh. Không có sự tham gia tích cực của họ thì tập bài giảng này không thể hoàn thành được. Nhân học ứng dụng là môn học lần đầu tiên được giảng dạy ở Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu cấp bách phục vụ sinh viên và học viên cao học, tập thể chúng tôi cố gắng biên dịch và biên soạn tập bài giảng này làm tài liệu giảng dạy và học tập cho sinh viên. Trong quá trinh biên soạn với kiến thức còn hạn chế, chắc còn nhiều điểm thiếu sót. Chúng tôi mong muốn sự góp ý chân thành của các nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy và sinh viên để tiếp tục bổ sung, nâng cao chất lương bài giảng trong các lần tái bản tới. Thư từ xin gửi về địa chỉ: Khoa Nhân học Trường Đại học KHXH & NV 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP. HCM, hoặc qua email: khoanhanhoc@gmail.com. Thay mặt tập thể tác giả PGS. TS Nguyễn văn Tiệp 4 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÂN HỌC ỨNG DỤNG I. CÁC LĨNH VỰC CỦA NHÂN HỌC ỨNG DỤNG 1. Nhân học ứng dụng là gì? 2. Phạm vi ứng dụng 3. vai trò của nhà nhân học thực hành 4. Phạm vi đối với công việc ứng dụng II. LƯỢC SỬ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHÂN HỌC ỨNG DỤNG 1. Giai đoạn trước khi chính thức trở thành chuyên ngành (trước 1860) 2. Giai đoạn dân tộc học ứng dụng (1860-1930) 3. Giai đoạn liên ngành (1930 – 1945) 4. Giai đoạn mở rộng vai trò, giá trị hiện thị (1945 – 1970) 5. Giai đoạn nghiên cứu chính sách (1970 cho đến nay) III: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA CÁC NHÀ NHÂN HỌC ỨNG DỤNG 1. Những vấn đề đạo đức trong bối cảnh lịch sử 2. Vấn đề riêng tư 3. Vấn đề về sự cho phép 4. Vấn đề thiết thực 5. Vấn đề thông tin liên lạc 6. Đạo đức trong ứng dụng 7. Những chỉ dẫn thực hành về mặt đạo đức nghề nghiệp 8. Tuyên bố về những trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức đối với hội nhân học ứng dụng Kết luận CHƯƠNG 2: CÁC CÁCH TIẾP CẬN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN TRONG NHÂN HỌC I. NHÂN HỌC TRONG PHÁT TRIỂN 1. Tiêu chuẩn phát triển 2. Nền tảng của các quan điểm II. NGHIÊN CỨU HÀNH ĐỘNG VÀ NGHIÊN CỨU HÀNH ĐỘNG CÓ SỰ THAM GIA 1. Sự phát triển của cách tiếp cận 2. Những khái niệm chính 3. Quá trình nghiên cứu hành động có sự tham gia 5 4. Phương pháp cùng tham gia III. NGHIÊN CỨU CÓ CỘNG TÁC 1. Sự phát triển của nghiên cứu có sự cộng tác 2. Những khái niệm chính trong nhân học nghiên cứu có sự cộng tác 3. Các thành tố của sự cộng tác thành công 4. Quá trình cộng tác trong nhân học IV. CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ NHANH NÔNG THÔN CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN ( PARTICIPATORY RURAL APPRAISAL: PRA) 1. Tại sao lại sử dụng phương pháp PRA? 2. Sự phát triển của cách tiếp cận 3. Tiến trình đánh giá nhanh nông thôn 4. RRA so sánh với PRA 5. Cách tiếp cận PRA 6. Các phương pháp PRA V. TRUNG GIAN VĂN HOÁ 1. Sự phát triển của mô hình trung gian văn hoá 2. Các khái niệm trong trung gian văn hoá 3. Vai trò của trung gian văn hóa 4. Quá trình của việc làm trung gian văn hóa 5. Các giai đoạn của tiến trình Ví dụ 1. Chương trình chăm sóc sức khoẻ tinh thần của cộng đồng Miami 6. Năng lực văn hóa Ví dụ 1. Chương trình năng lực văn hóa Kaiser Permanente: một nghiên cứu trường hợp Tóm tắt VI. TIẾP THỊ XÃ HỘI 1. Sự phát triển của cách tiếp cận 2. Quá trình tiếp thị xã hội ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn